Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong Quân chủng Hải quân: Thách thức và giải pháp

Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong Quân chủng Hải quân: Thách thức và giải pháp Đại tá Nguyễn Đức Thịnh Phó Trưởng phòng KHCN&MT Quân chủng Hải quân Hải quân là lực lượng nòng cốt quản lý bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc, ngoài ra còn là một trong những lực lượng chủ lực trong phòng chống ô nhiễm, khắc phục sự cố môi trường, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, lực lượng Hải quân luôn quan tâm gắn kết công tác BVMT biển với các nhiệm vụ chính trị. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về BVMT trong Quân chủng Hải quân Trong thời gian qua, Quân chủng Hải quân đã triển khai thực hiện hiệu quả "Đề án Tăng cường quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo", trong đó có nội dung liên quan tới xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo chất lượng môi trường (đầu tư thực hiện 3 dự án về môi trường ở quần đảo Trường Sa). Kết thúc giai đoạn 1 của Đề án này, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã được kè bờ vững chắc, chống xói lở, cảnh quan môi trường được cải thiện, hạ tầng đồng bộ, đời sống quân dân trên đảo được nâng cao. Bên cạnh đó, lực lượng Quân chủng Hải quân đã xây dựng triển khai một số nội dung trong Đề án 47 về điều tra cơ bản quản lý tài nguyên môi trường biển, đảo năm 2010 và tầm nhìn năm 2020. Tổ chức thực hiện Kế hoạch BVMT dài hạn hoặc hàng năm do cấp trên giao, với các nhiệm vụ cụ thể như: Quan trắc phân tích môi trường biển xa; Triển khai lập báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các đơn vị trong Quân chủng; Lập kế hoạch, hướng dẫn các đơn vị thực hiện hoạt động hưởng ứng các ngày môi trường trong năm: Ngày Môi trường thế giới; Tuần lễ quốc gia về biển và hải đảo.

pdf5 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong Quân chủng Hải quân: Thách thức và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong Quân chủng Hải quân: Thách thức và giải pháp Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong Quân chủng Hải quân: Thách thức và giải pháp Đại tá Nguyễn Đức Thịnh Phó Trưởng phòng KHCN&MT Quân chủng Hải quân Hải quân là lực lượng nòng cốt quản lý bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc, ngoài ra còn là một trong những lực lượng chủ lực trong phòng chống ô nhiễm, khắc phục sự cố môi trường, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, lực lượng Hải quân luôn quan tâm gắn kết công tác BVMT biển với các nhiệm vụ chính trị. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về BVMT trong Quân chủng Hải quân Trong thời gian qua, Quân chủng Hải quân đã triển khai thực hiện hiệu quả "Đề án Tăng cường quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo", trong đó có nội dung liên quan tới xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo chất lượng môi trường (đầu tư thực hiện 3 dự án về môi trường ở quần đảo Trường Sa). Kết thúc giai đoạn 1 của Đề án này, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã được kè bờ vững chắc, chống xói lở, cảnh quan môi trường được cải thiện, hạ tầng đồng bộ, đời sống quân dân trên đảo được nâng cao. Bên cạnh đó, lực lượng Quân chủng Hải quân đã xây dựng triển khai một số nội dung trong Đề án 47 về điều tra cơ bản quản lý tài nguyên môi trường biển, đảo năm 2010 và tầm nhìn năm 2020. Tổ chức thực hiện Kế hoạch BVMT dài hạn hoặc hàng năm do cấp trên giao, với các nhiệm vụ cụ thể như: Quan trắc phân tích môi trường biển xa; Triển khai lập báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các đơn vị trong Quân chủng; Lập kế hoạch, hướng dẫn các đơn vị thực hiện hoạt động hưởng ứng các ngày môi trường trong năm: Ngày Môi trường thế giới; Tuần lễ quốc gia về biển và hải đảo... Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT cho cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng. Tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách, văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước, điều lệ, quy định của Quân đội và Quân chủng về BVMT. Kết hợp nhiều hình thức, biện pháp giáo dục, tuyên truyền phong phú, đa dạng như: Nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu, sân khấu hóa, viết bài, treo khẩu hiệu, viết panô, băng rôn cổ động để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ. Thực hiện tốt việc điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tình hình tác động môi trường ở một số cơ quan, đơn vị. Nội dung điều tra khảo sát bám sát các hướng dẫn của Điều lệ Công tác BVMT Quân đội nhân dân Việt Nam, tập trung vào các nội dung: Hiện trạng, số lượng, diễn biến các nguồn gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, tác động xấu đến môi trường; Hiện trạng, diễn biến thành phần, mức độ nguy hại của chất thải; Đề xuất, kiến nghị xây dựng các kế hoạch, chương trình biện pháp BVMT của đơn vị. Đặc biệt, lực lượng Quân chủng Hải quân đã chủ động, tích cực tham gia khắc phục sự cố tràn dầu. Điển hình là tham gia khắc phục sự cố tràn dầu khu vực ven bờ biển Vũng Tàu; Thu gom dầu FO bị trôi dạt lên bờ biển của đảo Bạch Long Vĩ; ứng cứu thành công sự cố tràn dầu cho tàu CHUN AN XING - Trung Quốc bị đắm tại khu vực biển Đồ Sơn, Hải Phòng; Thực hiện điều tra, đo đạc hiện trạng phông phóng xạ trong môi trường tại các quân cảng của Hải quân. Hàng năm, Quân chủng Hải quân phối hợp với các cơ quan Bộ Quốc phòng và sở TN&MT các tỉnh, thành phố có liên quan thường xuyên tiến hành giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về BVMT; Quy định về phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường... Hải quân đã chủ trì phối hợp với các cơ quan nghiên cứu thực hiện một số đề tài khoa học, triển khai ứng dụng trong lĩnh vực BVMT: Mô hình công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn tại một số đơn vị Hải quân; Nghiên cứu công nghệ và thử nghiệm hệ thống xử lý chất thải của người bằng nước biển phục vụ cuộc sống trên đảo; Nghiên cứu xây dựng mô hình kỹ thuật trồng rau năng suất cao cho quần đảo Trường Sa; Xử lý chất thải khu tăng gia sản xuất. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về môi trường của Hải quân còn một số hạn chế đó là: Việc lập báo cáo ĐTM ở một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Hiệu quả quản lý chất thải rắn chưa cao, đặc biệt là tại các đơn vị vùng sâu, vùng xa và trên các đảo cách biệt về địa lý. Công tác xây dựng báo cáo ĐTM của các đơn vị cơ sở còn thấp. Một số công trình BVMT chưa được bảo vệ và khai thác hiệu quả trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt; Ý thức của người sử dụng chưa cao, đặc biệt là đối với công trình được xây dựng trên các đảo thì việc thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng thường xuyên gặp rất nhiều khó khăn. Những thách thức trong quản lý nhà nước về BVMT của Quân chủng Hải quân Trong thời gian qua, trên các vùng biển đảo của đất nước đang ngày càng gia tăng các hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh bắt, khai thác tài nguyên trên biển... Những hoạt động này đã tác động tiêu cực, gây áp lực lớn đối với môi trường biển. Trong khi tình hình tranh chấp trên biển hiện nay đang diễn biến hết sức phức tạp, nước ngoài tăng cường các hoạt động thăm dò khai thác, xâm phạm chủ quyền vùng biển nước ta. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn đối với Hải quân không chỉ trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia mà còn gây khó khăn cho công tác BVMT biển. Với chức năng là một trong những cơ quan tham gia vào công tác quản lý nhà nước về biển trong đó có nhiệm vụ quản lý môi trường, nhưng theo biểu biên chế hiện nay, thì chỉ có cơ quan Bộ Tư lệnh mới được bố trí cán bộ chuyên trách quản lý môi trường còn các đầu mối trực thuộc Quân chủng đều do 1 cán bộ quân sự kiêm nhiệm nên rất thiếu những cán bộ được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm trong quản lý tài nguyên và môi trường biển. Trong khi đó, hải quân phải làm nhiệm vụ quản lý một vùng biển rộng lớn, các đơn vị đóng quân trải dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, trên một số đảo gần và xa bờ, hoạt động của Hải quân vươn xa ra đến hết vùng đặc quyền kinh tế của đất nước. Thành phần tổ chức lực lượng của Hải quân gồm nhiều binh chủng khác nhau, nhiều loại hình đơn vị đòi hỏi những người làm công tác quản lý môi trường ngoài kiến thức về quy trình hoạt động của các loại trang thiết bị, khí tài đặc chủng... thì kiến thức quản lý môi trường cũng cần được chú trọng nâng cao. Ngoài ra, lãnh đạo, chỉ huy ở các đơn vị cơ sở chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của nhiệm vụ BVMT, dẫn đến việc xem nhẹ, không chú trọng tới nhiệm vụ này. Chưa đưa công tác BVMT vào nghị quyết lãnh đạo của đơn vị, không kết hợp, lồng ghép các chương trình BVMT vào trong các hoạt động của đơn vị. Nguồn ngân sách bảo đảm cho công tác BVMT của Hải quân còn hạn chế, không bảo đảm đủ cho các chương trình, kế hoạch đề ra. Từ những thách thức trên, để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về BVMT, cần thực hiện một số giải pháp sau: Kiện toàn cơ quan quản lý môi trường từ Quân chủng đến các đơn vị (thành lập Ban Quản lý môi trường Quân chủng, biên chế một cán bộ chuyên trách quản lý môi trường ở các đầu mối trực thuộc). Có chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ BVMT phát huy năng lực chuyên môn, đóng góp trí tuệ thực hiện các nhiệm vụ BVMT của Quân chủng; Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu điều tra cơ bản tài nguyên biển, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về BVMT. Trong hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển lực lượng Hải quân cần phải lồng ghép với nhiệm vụ BVMT, hướng tới sự phát triển bền vững. Trước mắt tập trung vào các khu vực tại Trường Sa nhằm xây dựng các khu bảo tồn, bảo vệ san hô, bãi rong biển, cùng với khu bảo vệ các bãi đẻ trứng và nuôi cá, bảo vệ tốt các loại động vật và hệ sinh thái đặc thù...; Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy quy định về BVMT cho các đơn vị của Quân chủng. Để đưa công tác BVMT đi vào nền nếp, chính quy cần phải có một chế tài đủ mạnh gồm hệ thống các văn bản, nội quy, quy định về BVMT. Trước mắt ưu tiên xây dựng các nội quy BVMT cho các đơn vị tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm cao gồm: Các cảng quân sự, nhà máy, kho tàng, bệnh viện, trường học và hải đảo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động, kết hợp với các biện pháp quân sự, hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động BVMT; Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiên sĩ, công nhân viên quốc phòng tham gia vào hoạt động BVMT; Xây dựng một cơ chế, chính sách hợp lý huy động được nguồn tài chính hỗ trợ cho công tác BVMT của Quân chủng. Trên cơ sở phát huy nội lực là chính, dựa vào các đơn vị hạch toán kinh tế để xây dựng các quỹ BVMT môi trường của Quân chủng. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi có các đơn vị đóng quân giải quyết bài toán về môi trường. Tài liệu tham khảo 1. Ngô Lực Tài, "Cần một tầm nhìn mới về môi trường biển", Việt Báo, số ra ngày 12/4/1997. 2. Nguyễn Hổng Thao, "Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn (2003). TCMT 10/2012