Công tác xã hội nhập môn

Giúp tùy theo hứng, lòng tốt Hiểu vấn đề qua loa, không sâu Giúp giải quyết tạm thời, xoa dịu Không có sự theo dõi Thiếu khả năng giúp, bất lực

ppt70 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác xã hội nhập môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*****ThS. Nguyễn Ngọc Lâm CÔNG TÁC XÃ HỘI NHẬP MÔNMục tiêu của môn họcHiểu CTXH là gìHiểu CTXH là một nghề như các nghề khácHiểu về các phương pháp, kỹ năng và vai trò của nhân viên xã hộiCó cái nhìn tích cực hơn về con ngườiCác nhóm thuyết trìnhNhóm 1: CTXH với cá nhânNhóm 2: Tiến trình giải quyết vấn đềNhóm 3: CTXH với NhómNhóm 4: Năng động NhómNhóm 5: Phát triển cộng đồngSự giúp đỡ bình thườngGiúp tùy theo hứng, lòng tốtHiểu vấn đề qua loa, không sâuGiúp giải quyết tạm thời, xoa dịuKhông có sự theo dõiThiếu khả năng giúp, bất lựcSự khác biệt giữa CTXH chuyên nghiệp và công tác từ thiện Công tác từ thiện : Mục đích do nhân đạo, phương pháp xin-cho, vận động, giải quyết cấp thời, quan hệ nhất thời, ban ơn và người được giúp thụ động, ỷ lại, kết quả không bền vững.Công tác xã hội chuyên nghiệp : lợi ích của thân chủ là mối quan tâm hàng đầu, phương pháp khoa học, phát huy tiềm năng của thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề, quan hệ bình đẳng và tôn trọng, kết quả bền vững.Sự giúp đỡ chuyên nghiệpGiúp đỡ vì đó là trách nhiệm nghề nghiệpCó kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độCó tiến trình: Tìm hiểu, đánh giá, lên kế hoạch, giải quyết một cách toàn diệnLiên kết với nhiều ngànhNVXH làm việc trong một tổ chức xã hộiPhản ứng của xã hội đối với các vấn đề xã hội : Có 4 loại hình phản ứng khác nhau của xã hội đối với các vấn đề xã hội :Theo truyền thống ( dựa trên điều kiện lịch sử, văn hóa, hoặc các phong tục tập quán).Vì tình người (dựa trên lòng tốt và những điều kiện thông thường)Bằng trừng phạt ( dựa trên luật pháp )Bằng nghề nghiệp chuyên môn (dựa trên sự phát triển nghề và các dịch vụ thực thi nghề nghiệp).PHẦN I : CÔNG TÁC XÃ HỘI LÀ GÌ ?CTXH là một chuyên ngành được sử dụng để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu ấy(Theo Hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ –NASW, 1970).Các họat động thực tiễn của CTXH chỉ có hiệu quả khi nó tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp chuyên môn nhất định, không làm thay mà chỉ hỗ trợ để cá nhân, nhóm và cộng đồng tự giải quyết các vấn đề của mình.CTXH tự mình không giải quyết được vấn đề xã hội mà cần đến sự phối hợp của các ngành khác trong hệ thống an sinh xã hội (mạng lưới an sinh xã hội)."Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề."                            (IFSW, Tháng 07. 2000, Montreal, Canada)2. Các chức năng của CTXH:Phòng ngừa :Những dịch vu, hoạt động để ngăn ngừa và đề phòng trường hợp khó khăn (tâm, lý, quan hệ hoặc kinh tế) có thể xảy ra.Trị liệu : Loại trừ, giảm bớt và trị liệu khi cá nhân, nhóm và cộng đồng đang gặp phải những khó khăn.Phục hồi : Phục hồi chức năng hoạt động (thể chất, tâm lý, xã hội) cho người bị thiệt thòi.Phát triển : Phát huy tiềm năng, tăng năng lực vượt khó, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng cường trách nhiệm xã hội.Lịch sử phát triển ngành CTXHChú ý đến cá nhân Chú ý đến nhóm Chú ý đến cộng đồngBi quan về con người Lý thuyết về sự tác động Lý thuyết sinh thái của Nhóm nhỏ lên hành vi Chùm nguyên nhânCon người biếng nhát Con người thay đổi hành vi Tác động của môi trường sốngThiếu nỗ lực vươn lên khi tham gia nhóm nhỏ Nhiều nguyên nhân tác động Cộng đồng cần thay đổiCTXH với cá nhân CTXH với nhóm CTXH với cộng đồng3. Các phương pháp trong CTXH : Có 3 phương pháp chính: Công tác xã hội với cá nhân Công tác xã hội với nhóm Công tác xã hội với cộng đồng Phát triển cộng đồng4.Các lãnh vực của ngành CTXH :CTXH với người khuyết tậtCTXH với người cao tuổiCTXH trong bệnh việnCTXH trong các lĩnh vực tệ nạn xã hội và tội phạmCTXH trong cộng đồng nghèoCTXH trong trường họcCTXH với trẻ em và gia đìnhCTXH trong nhà máyPhaàn 2: Cô sôû trieát hoïc cuûa ngaønh CTXH1. Các quan điểm cơ bản trong CTXH :Cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của xã hội.Giữa cá nhân và xã hội có mối quan hệ phụ thuộc.Mỗi bên đều có trách nhiệm với nhau.Con người có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhưng mỗi người là độc nhất không giống người khác.Mỗi người cần được phát huy hết tiềm năng của mình và cần được thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội thông qua việc tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội.Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để khắc phục những trở ngại đối với sự phát huy của cá nhân, những trở ngại ấy chính là sự mất cân bằng trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội.2. Các nguyên tắc hành động trong CTXHCó 7 nguyên tắc :Chấp nhận thân chủThân chủ tham gia giải quyết vấn đềTôn trọng quyền tự quyết của thân chủCá biệt hóaKín đáoNhân viên xã hội luôn ý thức về mìnhXây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp giữa nhân viên xã hội và thân chủ.3. Các quy điều đạo đức trong ngành CTXHVai trò và trách nhiệm của nhân viên xã hộiTrách nhiệm đối với thân chủ Trách nhiệm đối với đồng nghiệp Trách nhiệm đối với xã hội Vai trò và trách nhiệm của nhân viên xã hội:Phẩm chất, năng lực và trách nhiệm phù hợp với công việc.Luôn có ý thức rèn luyện khả năng và nâng cao trình độ chuyên mônRèn luyện trên 3 mặt : kiến thức, thái độ và kỹ năngLiêm chínhLuôn học tập để đổi mới chính mình.Trách nhiệm đối với thân chủ :Thân chủ là mối quan tâm hàng đầu.Cố gắng hết sức để phát huy tối đa khả năng tự quyết của thân chủĐảm bảo sự riêng tư của thân chủTrách nhiệm đối với đồng nghiệp:Tôn trọng, bình đẳngTrách nhiệm liên đới với các thân chủ của đồng nghiệp.Trách nhiệm đối với xã hội :Nhân viên xã hội làm việc vì lợi ích xã hội, thể hiện sự hòa hợp giữa các cấp độ giá trị: giá trị của xã hội, giá trị của nghề nghiệp, giá trị của cơ quan làm việc, giá trị của thân chủ và giá trị của chính mình.4. Một số nguyên tắc trong giải quyết vấn đề xã hội CTXH luôn quan tâm giúp thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết vấn đề một cách bền vững, chú trọng đến tăng năng lực cho thân chủ để họ có thể tự giải quyết vấn đề của chính họ.CTXH luôn coi trọng sự phối hợp các nguồn lực của các tài nguyên xã hội, các tổ chức kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau. Nhân viên xã hội là trung tâm phối hợp các nguồn lực của xã hội để trợ giúp các thân chủ dễ bị tổn thương.Nhân viên xã hội cần có kiến thức tổng hợp của các ngành khoa học công cụ khác như Xã hội học, Tâm lý học, Y học, Quản trị học, Kinh tế học..5. Một số nguyên tắc trong mối quan hệ giúp đỡGiúp đỡ là một dịch vụ chứ không phải là quyền uy.Mọi sự giúp đỡ đều có thời hạnMọi sự giúp đỡ phải dựa trên nhu cầu của người được giúp.Mọi sự giúp đỡ nên dựa vào cộng đồng.Mọi sự giúp đỡ đều phải được kế họach hóa.Sự giúp đỡ nên tập trung tăng cường năng lực cho thân chủ nhằm đáp ứng được các nhu cầu của họPhần 3 : Lịch sử phát triển của ngành CTXHPhát triển ngành CTXH tại Anh và MỹSự khác biệt giữa CTXH chuyên nghiệp và công tác từ thiệnSự phát triển CTXH tại Việt NamCTXH và An sinh xã hộiPhát triển ngành CTXH tại Anh và Mỹ Cuối thế kỷ 19 : Tại Anh, Hiệp hội các tổ chức từ thiện (COS) và Phong trào trung tâm cộng đồng cố gắng tìm hiểu căn nguyên của các vấn đề xã hội và tìm cách giúp đỡ các đối tượng xã hội phục hồi nhân phẩm và vị trí của mình, xem họ là nạn nhân của sự biến chuyển xã hội. Phong trào COS từ Anh lan sang Mỹ.Tại Mỹ, nguồn gốc CTXH bắt đầu từ các phong trào tình nguyện giúp những người có khó khan, ốm đau, trẻ em không được chăm sóc đầy đủ, người tàn tật....và từ từ được “chính thức hóa”, tức được trả lương (thành nghề) vào năm 1905 khi các nhân viên xã hội được nhận vào làm việc tại các bệnh viện. Những tiêu chuẩn về đào tạo CTXH dần dần được hình thành từ năm 1915 đến 1950. Từ 1950 đến nay, CTXH được công nhận là một nghề chuyên môn độc lập.Sự phát triển CTXH tại Việt NamHệ thống giúp đỡ xã hội bắt đầu từ gia đình, họ tộc, hệ thống làng xóm, rồi đến các hoạt động cứu trợ của chùa và nhà thờ.Trước năm 1975 có hai trường : Trường CTXH Quốc gia và trường CaritasĐến 1992, CTXH được giảng dạy chính thức tại Khoa Phụ nữ học, Đại học Mở Bán công TP.HCM.Đến năm 2001 : Thành lập Khoa CTXH tại Trường Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TBXH.CTXH và An sinh xã hội Nhiều ngành nghề tham gia đóng góp vào hệ thống an sinh xã hội của một quốc gia, nhưng CTXH là một ngành nghề có thể đáp ứng nhu cầu xã hội toàn diện của con người hơn. Trong hệ thống an sinh xã hội, CTXH đóng một vai trò tổng hợp và trung tâm.Phần 4: Các phương pháp trong CTXH 1. Công tác xã hội với cá nhânCông tác xã hội với cá nhân: Phương pháp can thiệp thông qua mối quan hệ một-một giữa nhân viên xã hội và cá nhân nhằm giúp cá nhân đang gặp khó khăn không có khả năng tìm ra lối thóat tự giải quyết vấn đề bằng chính sức mạnh của bản thân họ.Trường hợp cá nhânNgười cha đưa cậu con trai 14 tuổi, học lớp 8 trốn học nhiều lần.Nhà trường cương quyết không nhận cậu học sinh tiếp tục học nữa. Đây là trường dân lập hệ trung học cơ sở thứ 3, mà cậu không thể trụ lại lớp.Hoàn cảnh gia đình của TháiNgười cha có quan tâm đến con cái, người chăm lo kinh tế tài chính cho gia đình, việc học tập của con cái. Mẹ năm nay 44 tuổi, lo việc nội trợ trong gia đình.Hay quát mắng con cái, Ít gần gũi, tâm tình với con (từ khi con gái lớn mất qua tai nạn giao thông),thường đi lại sinh hoạt nhiều với người hàng xóm.Chị gái của Thái: Thái có một người chị, lớn hơn Thái 12 tuổi, năm Thái lên 5 tuổi chị đã mất trong một tai nạn giao thông.Chị vủa Thái rất thương Thái, lo lắng chăm sóc cho em chu đáo.Thường chở Thái đi chơi nhà bà ngoại, công viên.Dạy cho Thái học chữ, trò chơi.(Theo lời kể của ba Thái).Những khó khăn khi phát hiện vấn đề của Thái: Những khó khăn khi giao tiếp với Thái.Thái rất ít nói.Hôm mới gặp lần đầu, NVXH trẻ tuổi tiếp xúc, mời nước Thái không uống.Thái thường ngồi trong phòng một mình.Thái khó hợp tác với NVXH.Người cha chỉ có mục tiêu làm sao cho Thái có thể :Thích đi học.Trường nào tốt để Thái được đi học, muốn cho em học xong hết trung học phổ thông; tệ nhất cũng có bằng trung học cơ sở và sau này có nghề nghiệp ổn định.Vấn đề của Thái:Chị của Thái chơi thân thiện, gần gũi với Thái; khi Thái 5 tuổi người chị mất đột ngột.Thái còn nhỏ chưa hiểu sự mất mát này..Đặc biệt, người mẹ:Với cô con gái ở tuổi 17, đã tham gia với bà nhiều việc: Chăm sóc nhà cửa, cơm nước, lo cho em trai, chia sẻ với bà những tâm tình khi có xung đột với hàng xóm, an ủi bà khi bà và chồng có sự căng thẳng, bất hòa.Nhưng, khi chị của Thái mất, bà bị hụt hẳng, đau đớn. Ba Thái đến lượt gặp NVXH thứ 8 mới chia sẻ:Mẹ Thái đau đớn, khóc rất nhiều. Không quan tâm đến ai cả, đặc biệt là Thái, thường đi cúng chùa, đi cầu nguyện để mong gặp lại con gái vì tin là cô gái này chết oan. Có ý nghi là tại sinh Thái ra mới có chuyện chị của Thái phải chết.Thái bị bỏ bê, bị đánh đòn, đến gần bị mẹ đuổi đi xa.Nhiều hôm, Thái đi ngủ một mình, không ai chăm sóc.Thậm chí có lúc bị nhịn đói khi ba Thái đi công tác, không ai nhắc nhở Thái ăn cơm.Công tác xã hội cá nhânGồm các thành tố: Con người của thân chủ Vấn đề của môi trường sống Tổ chức xã hội, nơi nhân viên xã hội công tác Tiến trình giải quyết vấn đềCon người của thân chủNhân viên xã hội cần phải có những hiểu biết về hành vi con người, các nhu cầu cơ bản, những ảnh hưởng tâm sinh lý,văn hóa xã hội của môi trường sống của thân chủ. phát huy khả năng sẵn có và tiềm tàng của họ vì chính họ là người phải hành động để giải quyết vấn đề của họ và trong khả năng của chính họ. Vì thế, nhân viên xã hội phải thừa nhận có sự khác biệt về giá trị giữa mình và thân chủ.Vấn đề của môi trường sốngMôi trường sống (gia đình, bạn bè, trường học) làm cản trở thân chủ thực hiện mục đích, chúc năng và vai trò trong hoạt động tâm lý và xã hội của họ.Những vấn đề mà thân chủ gặp phảiThiếu tài nguyên, thiếu cơ hộiKhủng hoảngTâm lýQuan hệTệ nạn xã hộiBị lạm dụng, bị bỏ rơiKhuyết tậtNhiều vấn đề cùng lúcTổ chức xã hội, nơi nhân viên xã hội công tácMỗi tổ chức xã hội đều có triết lý và chức năng riêng biệt, phục vụ cho một hay nhiều loại đối tượng thân chủ, các dịch vụ cung cấp hỗ trợ đều nằm trong phạm vi chức năng và tài nguyên giới hạn của mình.Tiến trình giải quyết vấn đềXác định và định nghĩa vấn đề, phân tích vấn đề, lên kế hoạch giải quyết vấn đề, thực hiện kế hoạch và lượng giá(ôn lại nội dung đã học trong Nhập môn CTXH ).Công tác xã hội cá nhânQuan hệ giữa NVXH và thân chủMối quan hệ này là công cụ hành nghềQuan hệ tin tưởng nhauQuan hệ bình đẳngXây dựng mối quan hệ là trách nhiệm của NVXHTiến trình CTXH : Tiến trình giải quyết vấn đề1. Xác định vấn đề :Nhân viên xã hội thiết lập mối quan hệ tin tưởng, quan tâm, tìm hiểu, dựa trên các kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi, quan sát.Thân chủ hợp tác bằng cách bộc lộ vấn đề của mình.Nhân viên xã hội cần xác định đúng đắn vấn đề để quá trình giải quyết vấn đề với thân chủ đi đúng hướng. 2. Phân tích vấn đề :Phân tích vấn đề một cách toàn diện : vấn đề thuộc loại nào, ảnh hưởng đến ai, nguyên nhân gì, tồn tại được bao lâu, đã giải quyết và kết quả ra sao?MẪU BIỂU ĐỒ THẾ HỆHoa Taâm Vaân Lan Tieân Cưới nhauLy dịLy thânPNNam xa cáchxung đột thân thiết Mất 3. Lên kế hoạch giải quyết vấn đề:Nhân viên xã hội cùng với thân chủ đề ra tất cả các giải pháp có thể có, cần khuyến khích tính sáng tạo, các bên tham gia ý kiến một cách bình đẳng.Dựa trên các câu hỏi : làm gì ?, ai làm ? làm như thế nào ?Nhân viên xã hội và thân chủ cùng nhau đánh giá về một hay nhiều giải pháp tốt nhất, cần tạo điều kiện cho thân chủ có thể cân nhắc toàn bộ điểm lợi và bất lợi của từng giải pháp : Sử dụng nguồn lực sẵn có nào ? Trở ngại gì ? Điểm nào cần ưu tiên ?4. Quyết định thực hiện kế họach: Nhân viên xã hội giúp thân chủ đi đến một quyết định cuối cùng và triển khai kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện giải pháp đã chọn.5. Lượng giá - kết thúc hoặc tiếp tục giúp đỡ Đánh giá kết quả sau khi thực hiện giải pháp, làm việc với thân chủ để xem có cần sửa đổi hoặc bổ sung gì không, có thành công hay không : Có thỏa mãn với kết quả không ? Giải pháp có thực tế không ? Có điều gì không ngờ tới không ?...2. Công tác xã hội với nhóm Công tác xã hội với nhóm: Phương pháp can thiệp thông qua mối tương tác giữa các thành viên trong một nhóm thân chủ có cùng vấn đề giống nhau nhằm giúp từng cá nhân trong nhóm thay đổi hành vi theo các mục tiêu đề ra.Công tác xã hội với nhómNhóm thân chủ có cùng vấn đềNhóm tối đa là 10 ngườiMối tương tác giữa các nhóm viên là công cụ hành nghề của NVXHChương trình hoạt động của nhóm là phương tiên để đạt mục tiêu xã hộiNVXH vận dụng lý thuyết năng động nhóm để giúp nhóm viên thay đổi hành viNăng động nhóm:Nhóm thỏa mãn các nhu cầu sau đây của cá nhânĐược bộc lộ tâm tư, chia xẻ, thông cảmĐược công nhậnĐược tình bạnĐược quan tâm đếnĐược an toànĐược cảm gác “gắn bó” (hay thuộc về một “tổ ấm")Được phát huy tiềm năng (học hỏi kỹ căng chuyên môn như âm nhạc, nghệ thuật hay tâm lý xã hội như giao tiếp, lãnh đạo v.v...)Được tự khẳng định mình v.v...Nhóm nhỏ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân theo chiều tích cực hay tiêu cựcDo nhu cầu được thuộc về một nhóm, cá nhân tuân thủ những quy tắc của nhóm để được chấp nhận. Đứa trẻ tập chia sẻ đồ ăn và đồ chơi với bạn để không bị loại ra khỏi nhóm. Trẻ ngoan ngoãn chấp hành kỹ luật gia đình để được tình cảm nồng ấm của cha mẹ. Anh công nhân quen lè phè vào một tổ sản xuất năng động hết dám lè phè vì không chỉ sợ phê bình mà còn sợ mất tình bạn, mất uy tín đối với tập thể.Ngược lại, là thành viên một băng du đãng thanh niên nọ phải tỏ ra thật “ngầu” mới được nhập băng, phải biết nhảy đầm, nhậu, hút, phải tuân thủ luật giang hồ v.v...Từ các cuộc thể nghiệm khoa học về tác dụng của thảo luận nhóm đầu tiên, ngày nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong giáo dục thay đổi hành vi sức khỏe, phát triển các kỹ năng truyền thông, giao tiếp, lãnh đạo.Từ khả năng của nhóm để tác động đến thái độ và hành vi con người, các nhà khoa học còn gọi nhóm là một “tác nhân đổi mới” (change agent) và là một “môi trường” tạo ra sự đổi mới (change medium).Các loại hình CTXH nhóm CTXH nhóm nhằm mục đích trị liệu: ví dụ Nhóm cai nghiện ma túyCTXH nhóm nhằm mục đích xã hội hóa hay tái xã hội hóa: Mục đích ở đây là phát triển nhân cách, giáo dục con người. Đi từ thấp đến cao có nhóm giải trí, nhóm kỹ năng cho trẻ em và thanh thiếu niên như hướng đạo, đọi nhóm CLB. CTXH nhóm còn nhằm đặc biệt đến những thanh thiếu niên do hoàn cảnh đẩy đưa tới cuộc sống theo băng nhóm, phá quậy Nhóm hành động (nhằm cải tạo môi trường và điều kiện xã hội) còn được gọi là nhóm tự giúp như nhóm người nghèo, nhóm người khuyết tật..Trị liệu nhóm (Group therapy) nhằm trị liệu cá nhân các bịnh nhân tâm thần, những người bị rối loạn, ức chế tâm lý khá sâu. Mối tương tác giữa bịnh nhân được sử dụng để hỗ trợ quá trình trị liệu nhưng công tác này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về tâm lý, tâm lý trị liệu và tâm thần học.Gia đình trị liệu là một phương pháp sử dụng gia đình như một nhóm. Nó nhằm giải quyết những vấn đề của cá nhân thông qua sự điều tiết lại các mối quan hệ vợ chồng con cái. Như đã nói ở phần trên, trong CTXH với cá nhân, phương pháp hay công cụ giúp cho đối tượng lần lần tự khắc phục khó khăn là khả năng tạo mối quan hệ tốt của NVXH với đối tượng (đó mới là chính, còn công ăn việc làm, tiền trợ cấp, v.v... là các công cụ yểm trợ) là công cụ tạo sự tăng trưởng hay thay đổi hành vi của các đối tượng. Nhân viên xã hội nhóm vẫn tiếp xúc với cá nhân, vẫn phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, nhu cầu, vấn đề của cá nhân nhưng chính tiến trình sinh hoạt nhóm là trọng tâm, là công cụ giúp đỡ cá nhân.Diễn tiến CTXH NhómNói rằng vai trò của NVXH trong phương pháp này không phải chủ yếu là tác động vào cá nhân mà vào tiến trình nhóm có nghĩa là như ở phần thành lập nhóm, NVXH nghiên cứu kỹ thành phần nhóm viên, giúp nhóm xác định mục tiêu thì ở đây vai trò của NVXH là tìm hiểu cơ cấu hình thức và phi hình thức của nhóm và giúp cho hai cơ cấu nhích lại gần nhau. Có nhiều cách tìm hiểu cơ cấu phi hình thức. Trước tiên là quan sát: trong nhóm ai thân với ai, ai cùng nhau tới sinh hoạt, thái độ của nhóm viên đối với trưởng nhóm chính thức ra sao, ai ủng hộ hay phản đối, tại sao, ai bị cô lập? Trong buổi thảo luận ai hay rù rì với ai, ai nhìn nhau, ai củng cố hay phản bác ý kiến của ai? Trong công tác ai giúp đỡ ai, ai không chịu giúp ai?Vai trò của NVXH3. Công tác xã hội với cộng đồng Phát triển cộng đồng Phát triển cộng đồng: Quá trình làm chuyển biến một công đồng nghèo, thiếu tự tin thành một cộng đồng tự lực thông qua giáo dục gây nhận thức về các vấn đề của họ, phát huy khả năng và nguồn lực sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp để tiến tới tự lực phát triển.Phát triển cộng đồngGiúp người nghèo được tăng năng lực và tự giải quyết vấn đềCông đồng liên kết thông qua các nhóm tự nguyệnCộng đồng được tăng năng lực thông qua tập huấn, cùng tham gia giải quyết vấn đềHoạt động thông qua một dự ánLiên kết với CQ và các đoàn thể địa phươngVận dụng tài nguyên nhân vật lực của cộng đồngPhát triển cần giúp những người dân thiệt thòi trước đây có thể cải thiện các điều kiện sống của họ và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản như việc làm, nhà ở, môi trường an toàn.Phát triển có nghĩa là người dân thiệt thòi trong cộng đồng ngày nay có khả năng trả tiền học phí cho con cái, trả y tế phí và mở mang kiến thức về xã hội hiện đang sống.Phát triển ngụ ý rằng đường sá, cầu cống được xây dựng, lưu thông được cải tiến và mạng lưới thông tin hữu hiệu được thiết lập là một phần của Phát triển.Phát triểnĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG NGHÈO/THIỆT THÒI/KÉM PHÁT TRIỂN :Kinh tế nghèo nàn : tình hình/phương tiện sản xuất lạc hậu, kỹ thuật/mô hình sản xuất không phù hợp, hệ thống tiêu thụ/phân phối hàng hóa hạn chế, không hiệu quả, thu nhập thấp, thất nghiệp.Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, dịch vụ xã hội nghèo nàn, thiếu trang thiết bị tối thiểu như trường lớp, trạm y tế.Người dân không được quyền tham gia ra quyết định có liên quan trực tiếp đến đời sống của họ (thí dụ giá sản phẩm, đề án “phát triển” từ ngoài đưa vào).Người dân thiếu cơ hộ