Tóm tắt
Những năm đầu sau tái lập tỉnh, Phú Yên là một tỉnh nghèo có nền kinh tế nông
nghiệp là chủ yếu, lao động thiếu việc làm chiếm tỷ lệ cao; đời sống nhân dân khó khăn. Do
đó tỉnh Phú Yên luôn chú trọng đến công tác xóa đói giảm nghèo, nhằm ổn định đời sống
nhân dân. Với sự nỗ lực phấn đấu, chính quyền và nhân dân Phú Yên đã tiến hành thắng lợi
công cuộc phát triển kinh tế, gắn với công tác xóa đói giảm nghèo qua từng chặng đường;
góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Phú Yên (1995 - 2015), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 14 * 2017 71
CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
Ở TỈNH PHÚ YÊN (1995 - 2015)
Trần Văn Tàu*
Tóm tắt
Những năm đầu sau tái lập tỉnh, Phú Yên là một tỉnh nghèo có nền kinh tế nông
nghiệp là chủ yếu, lao động thiếu việc làm chiếm tỷ lệ cao; đời sống nhân dân khó khăn. Do
đó tỉnh Phú Yên luôn chú trọng đến công tác xóa đói giảm nghèo, nhằm ổn định đời sống
nhân dân. Với sự nỗ lực phấn đấu, chính quyền và nhân dân Phú Yên đã tiến hành thắng lợi
công cuộc phát triển kinh tế, gắn với công tác xóa đói giảm nghèo qua từng chặng đường;
góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Từ khóa: xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, Phú Yên
1. Đặt vấn đề
Phú Yên là tỉnh thuộc Duyên hải Nam
Trung Bộ, được chính thức tái lập vào ngày
1 - 7 - 1989 theo Nghị quyết của Quốc hội
khóa VIII kỳ họp thứ 5 (ngày 30 - 6 -
1989). Những năm đầu sau tái lập tỉnh, Phú
Yên là một tỉnh nghèo có nền kinh tế nông
nghiệp là chủ yếu với xuất phát điểm kinh
tế thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, việc thu hút
đầu tư nước ngoài và viện trợ của các tổ
chức quốc tế chưa đáng kể, lao động chưa
có việc làm và thiếu việc làm chiếm tỷ lệ
cao, thiên tai lũ lụt thường xảy ra. Đời sống
nhân dân khó khăn, thiếu thốn, nhất là ở
miền núi cao, hải đảo, vùng căn cứ cách
mạng Theo kết quả điều tra năm 1992 -
1993 của Cục thống kê, toàn tỉnh Phú Yên
có 35.556 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 24,51%)
và 1.325 hộ đói (chiếm tỷ lệ 3,72)[8]. Do
đó trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, tỉnh Phú Yên luôn chú trọng đến công
tác xóa đói, giảm nghèo. Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân Phú Yên đã nỗ lực để
hoàn thành thắng lợi công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn với công tác xóa đói,
giảm nghèo qua từng chặng đường cụ thể
___________________________
* ThS, Trường Đại học Phú Yên
với những nhiệm vụ được đề ra rõ ràng.
2. Công tác xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh
Phú Yên qua các giai đoạn
2.1. Giai đoạn 1995 - 2000
Thực hiện Đề án Chương trình xóa đói
giảm nghèo tỉnh Phú Yên năm 1995 - 2000,
công tác xóa đói, giảm nghèo được tỉnh
Phú Yên triển khai bằng các chương trình,
dự án và nhiều hoạt động tích cực nhằm
giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động. Nhất là “năm 1995, quỹ
xóa đói giảm nghèo tỉnh được thành lập và
huy động được 9 tỷ đồng đóng góp, giải
quyết việc làm trên 1.500 lao động”[12,
tr.314]. Trong 5 năm 1996 - 2000, nhiều hộ
nghèo đã được vay vốn của các tổ chức tín
dụng và được hỗ trợ trong các lĩnh vực dịch
vụ cơ bản như giáo dục, y tế, tạo việc làm.
Tỉnh Phú Yên “đã tổ chức cho vay 51.047
lượt hộ nghèo với tổng số tiền 76.331 triệu
đồng, giải quyết việc làm cho hơn 70.000
lao động thuộc diện đói nghèo”[9]; “đã tiến
hành cấp 56.830 giấy chứng nhận miễn
giảm viện phí và 57.227 thẻ bảo hiểm y tế
cho người thuộc diện đói nghèođã có
26.190 lượt người nghèo được khám và
chữa bệnh miễn phí, với tổng kinh phí thực
hiện khám chữa bệnh là 1.509 triệu
đồng”[9]; “Từ năm 1998 đến năm 2000 đã
72 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
xét miễn giảm học phí cho 10.111 lượt học
sinh, miễn giảm các khoản đóng góp xây
dựng trường lớp cho 25.573 lượt học sinh
nghèo và học sinh miền núi với tổng kinh
phí 810 triệu đồng”[9].
Đồng thời, tỉnh Phú Yên còn chú trọng
đến công tác hỗ trợ cho đồng bào dân tộc
thiểu số về lương thực, thực phẩm và dụng
cụ sinh hoạt gia đình. Xây dựng cơ sở hạ
tầng cho các xã nghèo miền núi đặc biệt
khó khăn bao gồm 60 km đường giao thông
nông thôn, 4,5 km điện cao thế, 4 đập thủy
lợi phục vụ 70 ha lúa nước, 11 km thủy lợi
tự chảy, 1 hồ dân sinh, cải tạo môi trường 8
giếng nước và 1 hệ thống thủy điện nhỏ.
Tổng kinh phí thực hiện là 6.872 triệu
đồng[9]. Công tác định canh định cư cho
đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã được các
địa phương trong tỉnh quan tâm: Trong 5
năm đã định canh, định cư cho 3.570 hộ
đồng bào dân tộc thiểu số, ổn định cho 336
hộ dân di cư tự do và dãn dân 526 hộ[9].
Đặc biệt là tỉnh đã tổ chức các lớp hướng
dẫn cho người nghèo về kỹ thuật canh tác,
nuôi trồng, lựa chọn cây trồng vật nuôi phù
hợp, tổ chức sản xuất có hiệu quả. Nhờ đó,
số hộ đói nghèo của tỉnh giảm từ 35.457 hộ
năm 1995, chiếm tỷ lệ 25,3% xuống còn
13.531 hộ năm 2000, chiếm tỷ lệ 8% (theo
chuẩn hộ nghèo cũ)[9]. Đây là những kết
quả bước đầu rất có ý nghĩa, thể hiện quyết
tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và
người dân, tạo tiền đề cho Phú Yên gặt hái
được nhiều thành tựu trong những giai đoạn
phát triển tiếp theo.
2.2. Giai đoạn 2001 - 2005
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ
trương của Đảng về phát triển kinh tế - xã
hội và xóa đói, giảm nghèo, Đại hội Đại
biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XIII
(2000) đã đề ra chủ trương: “Tiếp tục thực
hiện chương trình xóa đói giảm nghèo”[3,
tr.172]. Để tiếp tục triển khai có hiệu quả
công tác xóa đói giảm nghèo, tỉnh Phú Yên
đã huy động nhiều nguồn lực; tổ chức cho
người nghèo tham gia các lớp hướng dẫn
biết cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật; xây
dựng mô hình sản xuất ở các xã miền núi;
giải ngân vốn tín dụng ưu đãi cho hộ
nghèo, nhằm giúp hộ nghèo phát triển sản
xuất và vươn lên thoát nghèo. Việc khám
chữa bệnh cho người nghèo và miễn giảm
học phí cho học sinh nghèo cũng được thực
hiện khá tốt. Trong năm 5 năm (2001 -
2005), toàn tỉnh “đã có 292.449 lượt người
nghèo được khám và chữa bệnh miễn phí,
với tổng số tiền hơn 6.305 triệu đồng”[10].
“Trong 3 năm 2001 - 2003, các địa phương
trong tỉnh đã thực hiện miễn giảm học phí
cho 63.522 học sinh nghèo, học sinh miền
núi”[10].
Bên cạnh đó tỉnh còn thực hiện miễn
thuế nông nghiệp cho hộ nghèo, hỗ trợ cho
hộ nghèo xây dựng nhà ở,... nhằm giúp
người nghèo vượt qua khó khăn, ổn định
cuộc sống. Kết quả là “tốc độ giảm nghèo
của tỉnh từ 15,32% năm 2001 giảm còn
5,12% cuối năm 2005. Đặc biệt tỷ lệ hộ
nghèo của 3 huyện miền núi từ 26,27%
(năm 2001) giảm còn 11,29% cuối năm
2005”[11]. Trong 5 năm (2001 - 2005),
cũng đã xuất hiện nhiều mô hình xóa đói,
giảm nghèo, vươn lên làm giàu có hiệu quả,
như mô hình cho mượn vốn phát triển đàn
bò - xóa đói, giảm nghèo của huyện Phú
Hòa; mô hình phụ nữ giúp nhau làm kinh tế
xóa 2.300 hộ nghèo, phụ nữ làm chủ hộ của
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; mô hình tập
trung xóa nhà tạm của Hội Cựu chiến binh
tỉnh... Đây là kết quả rất có ý nghĩa làm tiền
đề để tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện
chương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn
2006 - 2010 với những bước đột phá mới.
2.3. Giai đoạn 2006 - 2010
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 14 * 2017 73
Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm (2006 - 2010) và phương
hướng nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 10 năm (2006 - 2015) do Đại hội
Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ
XIV đề ra là: “Tiếp tục giảm các hộ
nghèo Nâng cao mức sống các hộ đã
thoát nghèo, hạn chế tình trạng tái nghèo.
Đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống
còn 9% (theo tiêu chí mới)”[4, tr.178].
Công tác xóa đói, giảm nghèo tiếp tục được
tỉnh Phú Yên quan tâm, lồng ghép nhiều
chương trình dự án hỗ trợ trực tiếp cho hộ
nghèo. Trong 5 năm (2006 - 2010), các địa
phương đã triển khai chương trình đầu tư
cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo đặc biệt khó
khăn, vùng bãi ngang ven biển với các công
trình phục vụ dân sinh, bao gồm: đường
giao thông nông thôn, trường học, chợ, hệ
thống thủy lợi và kè ngăn mặn. Những
công trình được xây dựng đã phục vụ nhu
cầu đi lại, sinh hoạt và phát triển sản xuất,
nhất là ở các vùng nghèo, vùng bãi ngang
ven biển. Chi nhánh Ngân hàng chính sách
xã hội tỉnh triển khai hỗ trợ vốn tín dụng ưu
đãi đối với hộ nghèo kịp thời, chu đáo đã
giúp cho hàng ngàn hộ vươn lên thoát
nghèo, cải thiện cuộc sống.
Đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Phú Yên thực hiện hỗ
trợ giống cây trồng, vật nuôi cho hộ nông
dân nghèo phát triển sản xuất; triển khai
nhiều mô hình giảm nghèo có kết quả như:
Mô hình trồng cỏ nuôi bò, mô hình nuôi cá
nước ngọt, mô hình chăn nuôi gia súc gia
cầm và mô hình sạ lúa theo hàng. Đã tổ
chức hơn 40 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ
thuật với 1.349 người nghèo tham gia, giúp
cho người nghèo có được kiến thức và kỹ
năng tổ chức sản xuất. Đây được coi là
bước ngoặt trong công tác giảm nghèo ở
Phú Yên, vì đã giúp cho hộ nghèo chủ động
và có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng
vốn vay, tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn
định cuộc sống. Bên cạnh đó, các ngành
nghề trong nông thôn cũng được tỉnh Phú
Yên quan tâm phát triển thông qua xây
dựng các cụm công nghiệp; việc bảo tồn và
phát huy các làng nghề truyền thống, đào
tạo nghề cho lao động phổ thông và liên kết
xuất khẩu lao động được chú trọng đã góp
phần đáng kể vào công tác giảm nghèo.
Các chương trình dự án đã đem lại nhiều
lợi ích cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú
Yên, nhất là đối với người nghèo: “Qua kết
quả khảo sát mức sống năm 2010 có
31,63% hộ dân cư được hưởng lợi từ dự
án/chính sách giảm nghèo (cả nước 26,7%).
Trong đó 10,78% hộ được hỗ trợ mua thẻ
bảo hiểm y tế; 9,03% hộ miễn giảm chi phí
khám chữa bệnh cho người nghèo; 4,17%
miễn giảm học phí cho người nghèo”[1,
tr.49].
2.4. Giai đoạn 2011 - 2015
Phát huy những thành tựu đạt được, Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ
XV đã đề ra chủ trương: “Đẩy mạnh công
tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo giảm
nghèo nhanh và bền vững Đa dạng hóa
các nguồn lực và phương thức để đảm bảo
giảm nghèo bền vững, nhất là tại các vùng
đặc biệt khó khăn”[5, tr.80]. Trong 5 năm
(2011 - 2015), công tác giảm nghèo được
tỉnh Phú Yên xây dựng kế hoạch cụ thể,
gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa
phương với giảm nghèo bền vững. Triển
khai các chương trình dự án giảm nghèo,
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội
tỉnh đã cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo,
học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Hầu hết số hộ vay vốn đã tiến hành sản
xuất kinh doanh hiệu quả vươn lên làm ăn
khá giả và thoát nghèo; hàng ngàn học sinh,
sinh viên có cơ hội đến trường, được đào
74 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
tạo nghề, tìm kiếm việc làm và vươn lên
thoát nghèo bền vững. Thực hiện chính
sách hỗ trợ y tế cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sống tại
vùng đặc biệt khó khăn đã tạo điều kiện
cho “gần 02 triệu lượt người được khám
chữa bệnh, trong đó nội trú: 92.796 lượt
người và ngoại trú là 1.900.480 lượt người,
với tổng kinh phí là 355.388 triệu
đồng”[13]. Chương trình xóa nhà ở tạm cho
hộ nghèo cũng được thực hiện khá tốt,
được nhân dân tích cực tham gia và đồng
tình ủng hộ: Đã hỗ trợ xóa gần 6.000 nhà ở
tạm hộ nghèo, hộ gia đình chính sách[6,
tr.26]. Công tác hỗ trợ tiền điện cho hộ
nghèo được triển khai kịp thời và chu đáo:
Riêng năm 2015, hỗ trợ trợ tiền điện cho
47.112 lượt hộ, với tổng kinh phí thực hiện
là 9,7 tỷ đồng[14], góp phần giảm bớt khó
khăn cho người nghèo và đảm bảo an sinh
xã hội theo chủ trương của Chính phủ.
Tỉnh Phú Yên đã lồng ghép nhiều
chương trình dự án trong công tác giảm
nghèo đem lại hiệu quả thiết thực. Với dự
án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu
các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang
ven biển và hải đảo, các địa phương đã
triển khai thực hiện đầu tư 85 công trình
phục vụ dân sinh, gồm 50 công trình đường
giao thông nông thôn, 06 trường học, 03
chợ, 02 hệ thống thủy lợi, 01 kè ngăn mặn;
02 công trình nước sạch; 01 công trình mở
rộng trạm y tế; 03 công trình điện đường;
16 công trình nhà văn hóa; 01 công trình
sân vận động và duy tu, sữa chữa, bảo
dưỡng 22 công trình[13]. Đây là những
công trình đã đáp ứng nhu cầu và thu lợi rõ
rệt về kinh tế, giảm chi phí sản xuất, nâng
cao giá thu mua sản phẩm, góp phần cải
thiện đời sống nhân dân vùng bãi ngang
ven biển. Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng
các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó
khăn đã hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ
nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở các
xã nghèo và vùng khó khăn đã giúp cho
nhân dân miền núi, vùng xa cải thiện đời
sống, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
cho người nghèo, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã phối hợp với các sở,
ngành, cùng các địa phương thực hiện hỗ
trợ giống vật nuôi, cây trồng cho hộ nông
dân nghèo phát triển sản xuất, nhờ đó thu
nhập bình quân người dân nông thôn từ
11,94 triệu đồng/người/năm 2010 lên
khoảng 23,4 triệu đồng/người/năm 2015
[15]. Đặc biệt là dự án nhân rộng mô hình
giảm nghèo bền vững được triển khai, bao
gồm chăn nuôi bò lai sinh sản, trồng rừng,
trồng cao su, nuôi bồ câu phápVới 661
hộ nghèo tham gia (trong đó có 207 hộ
nghèo dân tộc thiểu số và 454 hộ nghèo
khác), thu hút 1.332 lao động, tổng kinh phí
thực hiện là 10.015 triệu đồng[13], đã đem
lại nhiều lợi ích cho người nghèo.
Các chương trình dự án được triển khai
thực hiện kịp thời, đầy đủ đã tác động trực
tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống người
nghèo, giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn
định đời sống, tạo việc làm, tăng thu nhập.
Trong năm 05 năm đã có 37.614 hộ thoát
nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,46 % năm
2011 xuống còn 7,72 % năm 2015 (theo
tiêu chí mới)[13]. Riêng khu vực nông thôn
có 36/88 xã đạt tỷ lệ hộ nghèo 9,15%,
chiếm 41% số xã trên địa bàn tỉnh[15]; đã
tạo việc làm mới cho 116.780 lượt lao
động. Giảm tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành
thị từ 4,8% năm 2010 xuống còn 4% năm
2015; nâng tỉ lệ thời gian sử dụng lao động
nông thôn từ 85% năm 2010 lên 88% năm
2015. Do đó, tính bền vững trong công tác
giảm nghèo đã được cải thiện đáng kể, hộ
tái nghèo và nghèo phát sinh mới chiếm tỷ
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 14 * 2017 75
lệ nhỏ, giảm nhiều so với các giai đoạn
trước đây.
Công tác xóa đói, giảm nghèo, đã góp
phần nâng cao mức thu nhập của người dân
Phú Yên: Nếu như năm 1992, thu nhập
bình quân 1 người/tháng có 72,7 nghìn
đồng, ở khu vực miền núi (Sông Hinh, Sơn
Hòa) 75,4 nghìn đồng, các huyện ven biển
70,9 nghìn đồng[7, tr.14]; thì đến năm
2012, thu nhập bình quân1 người/tháng đạt
1.440 nghìn đồng, tăng 34,2% so với năm
2010 (+ 367 nghìn đồng), tăng 85% so với
năm 2008 (+ 661 nghìn đồng), gấp 2,74 lần
năm 2006 (+ 915 nghìn đồng), gấp 3,8 lần
so với năm 2004 (+ 1.063 nghìn đồng)[2,
tr.34]. Đời sống vật chất và tinh thần của
các tầng lớp nhân dân được cải thiện đáng
kể, người dân ngày càng tiếp cận và thụ
hưởng tốt hơn các điều kiện về hạ tầng, các
dịch vụ xã hội, khoa học kỹ thuật. Nhờ đó
tuổi thọ bình quân của người dân Phú Yên
ngày càng tăng: Từ 61 tuổi năm 1989, lên
64 tuổi năm 1999, tăng lên 71,1 tuổi năm
2009 và đến năm 2015 đạt 73,2 tuổi.
Những thành tựu đó đã tạo ra thế và lực
mới cho công cuộc phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Phú Yên theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Kết luận và đề xuất giải pháp
Nhìn chung, qua 20 năm thực hiện, kết
quả đạt được trong công tác xóa đói giảm
nghèo ở tỉnh Phú Yên là rất to lớn, đời sống
người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ
nghèo của tỉnh giảm xuống đáng kể, không
còn hộ đói. Phú Yên đã cơ bản thoát khỏi
tình trạng tỉnh nghèo từ năm 2010. Tuy
nhiên, xóa đói, giảm nghèo ở Phú Yên vẫn
còn nhiều thách thức: chất lượng kết quả
giảm nghèo chưa thực sự bền vững; tỷ lệ hộ
nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn
còn cao; việc lồng ghép chính sách, cân đối
nguồn lực và công tác quản lý, điều hành
thực hiện chính sách giảm nghèo còn hạn
chế, chưa tạo động lực để người nghèo, hộ
nghèo vươn lên thoát nghèo. Để công tác
giảm nghèo ở Phú Yên có hiệu quả và bền
vững có thể kể tới một số giải pháp sau đây:
Một là, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Phú
Yên cần thường xuyên nâng cao nhận thức
về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của
vấn đề giảm nghèo cho các cấp, các ngành
và mọi người dân đặc biệt là người nghèo,
xã nghèo.
Hai là, tăng cường công tác điều tra,
phân loại hộ nghèo một cách chính xác,
khoa học, để làm cơ sở xây dựng chương
trình hành động và triển khai thực hiện
công tác giảm nghèo có hiệu quả.
Ba là, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa
các hoạt động giảm nghèo, phát huy vai trò
của các tổ chức xã hội, đoàn thể quần
chúng, đồng thời phát huy nội lực của các
hộ nghèo.
Bốn là, Đảng bộ và chính quyền các địa
phương trong tỉnh cần chủ động lồng ghép
các chương trình, dự án phát triển kinh tế -
xã hội với thực hiện chính sách giảm nghèo
nhằm giảm nghèo một cách bền vững.
Đó là những giải pháp cần được tiến
hành để công tác giảm nghèo ở Phú Yên đi
vào quỹ đạo phát triển hài hòa, bền vững
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục thống kê tỉnh Phú Yên (2011), Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010, Phú
Yên.
76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
[2] Cục thống kê tỉnh Phú Yên (2014), Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2012, Phú
Yên.
[3] Đảng bộ tỉnh Phú Yên (2001), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần
thứ XIII, Phú Yên.
[4] Đảng bộ tỉnh Phú Yên (2006), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần
thứ XIV, Phú Yên.
[5] Đảng bộ tỉnh Phú Yên (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần
thứ XV, Phú Yên.
[6] Đảng bộ tỉnh Phú Yên (2015), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần
thứ XVI, Phú Yên.
[7] Ủy ban Kế hoạch tỉnh Phú Yên (1994), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể kinh tế
- xã hội tỉnh Phú Yên thời kỳ 1993 - 2010, Phú Yên.
[8] Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên (1994), Đề án Chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh
Phú Yên năm 1995 - 2000, Phú Yên.
[9] Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên (2001), Đề án Chương trình giải quyết việc làm và
xóa đói giảm nghèo tỉnh Phú Yên giai đoạn 2001 - 2005, Phú Yên.
[10] Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên (2005), Báo cáo kết quả triển khai chương trình xóa
đói giảm nghèo và việc làm từ 2001 - 2005 và một số định hướng cho năm 2006, Phú Yên.
[11] Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên (2006), Đề án giải quyết việc làm - đào tạo nghề cho
lao động nông thôn, dân tộc thiểu số - giảm nghèo - xóa nhà ở tạm hộ nghèo tỉnh Phú
Yên giai đoạn 2006 - 2010, Phú Yên.
[12] Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên (2009), Lịch sử chính quyền nhân dân tỉnh Phú Yên
(1945 - 2009), Phú Yên.
[13] Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên (2015), Báo cáo Tổng kết chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng giảm nghèo giai đoạn 2016 -
2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Phú Yên.
[14] Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên (2015), Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế
- xã hội quốc phòng - an ninh năm 2015 và nhiệm vụ kế hoạch năm 2016, Phú Yên.
[15] Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên (2016) Báo cáo Tổng kết 05 năm thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Yên, Phú Yên.
Abstract
Poverty reduction in Phu Yen province (1995 – 2015)
In the years after the provincial re-establishment, Phu Yen was a poor province
whose economy was primarily agricultural, with high percentage of unemployment; and
people's lives were very difficult. Therefore, Phu Yen has always paid much attention to
the work of poverty reduction, in order to stabilize the people's lives. With great efforts,
the government and people of Phu Yen have successfully carried out the work of economic
development, in association with the poverty reduction through each period; contributed
to improve the material and spiritual life of the people.
Keywords: poverty reduction, economic development, Phu Yen