Cổng thanh toán – Ví điện tử và liên hệ thực tiễn Việt Nam

Ví điện tử là một tài khoản điện tử. Ví điện tử được coi như một "ví tiền" của người dùng trên Internet và đóng vai trò như 1 chiếc Ví tiền mặt trong thanh toán trực tuyến, giúp người dùng thực hiện công việc thanh toán các khoản phí trên internet, gửi và tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc. Mục tiêu của một ví điện tử là sự an toàn và tiện lợi, bởi khả năng thanh toán nhanh chóng, tiết kiệm nhiều về thời gian, đồng thời đảm bảo tuyệt đối các thông tin về tài khoản và các giao dịch của khách hàng.

doc8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cổng thanh toán – Ví điện tử và liên hệ thực tiễn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỔNG THANH TOÁN – VÍ ĐIỆN TỬ VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM Khái niệm Ví điện tử Ví điện tử là một tài khoản điện tử. Ví điện tử được coi như một "ví tiền" của người dùng trên Internet và đóng vai trò như 1 chiếc Ví tiền mặt trong thanh toán trực tuyến, giúp người dùng thực hiện công việc thanh toán các khoản phí trên internet, gửi và tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc. Mục tiêu của một ví điện tử là sự an toàn và tiện lợi, bởi khả năng thanh toán nhanh chóng, tiết kiệm nhiều về thời gian, đồng thời đảm bảo tuyệt đối các thông tin về tài khoản và các giao dịch của khách hàng. Chức năng Một ví điện tử đảm nhận 3 chức năng chính trong giao dịch thanh toán điện tử: Thanh toán trực tuyến Đóng vai trò như một chiếc ví tiền, ví điện tử có khả năng thanh toán trong các giao dịch mua sắm trực tuyến của người dùng với một số thao tác. Nhận và chuyển tiền qua mạng. Là một ví tiền, ví điện tử có khả năng giữ tiền cúng như tham gia các giao dịch chuyển khoản như tài khoản ngân hàng. Hiện nay, hầu hết các nhà cung cấp đều hỗ trợ việc chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào ví và ngược lại với một lệ phí nhất định. Lưu giữ tiền trên mạng Internet Khi nạp tiền vào ví, số tiền được sử dụng trong hầu hết các giao dịch thanh toán trực tuyến. Người dùng có thể duy trì số tiền này trong ví và sử dụng khi cần mà không e ngại về vấn đề an toàn và bảo mật của ví. Vai trò Ví điện tử là một cấu thành tất yếu trong thanh toán trực tuyến, giúp cho các giao dịch được thuận tiện, đơn giản: Ví điện tử ra đời góp phần phát triển hệ thống kinh doanh thương mại điện tử, đem lại những lợi ích cho người mua, người bán, ngân hàng và xã hội. Người mua thực hiện nhanh chóng công việc thanh toán. Người bán tăng hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến. Ngân hàng giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng. Dễ dàng và nhanh chóng chuyển và nhận tiền vượt qua rào cản địa lý. Xã hội giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lạm phát. Yêu cầu của một một ví điện tử Mức độ bảo mật cao, tránh bị mất cắp thông tin tài khoản người dùng. Việc sử dụng ví điện tử trên mạng Internet có thể làm xảy ra rủi ro về tính bảo mật thông tin của người dùng như số tài khoản, password có thể gây ra tổn thất cho người dùng. Do đó, một chiếc ví điện tử cần có sự bảo mật tuyệt đối, đảm bảo sự an toàn cho khách hàng khi giao dịch trực tuyến. Hỗ trợ an toàn giao dịch cho cả người mua và người bán. Các ví điện tử sẽ giữ an toàn cho người mua khi không chia sẻ lịch sử mua hàng hoặc số thẻ tín dụng đầy đủ của người mua cho người bán. Đồng thời, phòng rủi ro người mua không trả tiền sau khi nhận hàng, số tiền trong ví điện tử sẽ được giữ lại qua trung gian cổng thanh toán, khi giao dịch thành công sẽ gửi cho người bán. Thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi. Việc thanh toán nhanh chóng, đơn giản ngay trên một website thương mại điện tử khi ví điện tử hỗ trợ thanh toán trong mọi giao dịch mua sắm online của khách hàng. Đặc biệt chống lừa đảo trực tuyến tốt. Ví điện tử có khả năng đảm bảo an toàn cho các giao dịch của cả người mua và người bán, do đó, các giao dịch khi phát sinh đều là có thực và hàng hoa được trao đổi giữa hai bên. Do đó, ví điện tử hạn chế khả năng lừa đảo trong các hành vi thương mại điện tử. Cổng thanh toán Một số khái niệm Cổng thanh toán Cổng thanh toán trực tuyến (Payment gateway) là dịch vụ cho phép thanh toán trực tuyến ở các site thương mại điện tử. Nó tương tự như một POS khi thanh toán online. Cổng thanh toán cho phép mã hóa các thông tin nhạy cảm như số CreditCard, để đảm bảo thông tin có thể bảo mật và giao dịch thuận tiện giữa người bán và người mua. Định nghĩa đơn giản của nó là bộ xử lí trực tuyến, có khả năng kết nối giữa card credit của customer và merchant account của cửa hàng để thực hiện giao dịch. Nhiệm vụ chính của các cổng thanh toán là xử lí và xác minh tính chân thực của yêu cầu mua hàng, và hơn hết, nó chỉ là một dịch vụ trung gian giữa merchant và ngân hàng – không phải là dạng lưu trữ giá trị. Merchant Account Mỗi Merchant khi thực hiện giao dịch được đại diện bởi Merchant Account. Merchant Account là tài khoản thanh toán của các shop khi tham gia giao dịch trực tuyến. Điểm đặc biệt của Merchant account là nó cho phép chuyển tiền vào tài khoản của shop hoặc hoàn trả lại tiền cho khách hàng – trong trường hợp giao dịch bị hủy bỏ (vì bất cứ lý do nào. Authorization Authorization Number: đây là mã số xác nhận. Sau khi kiểm tra thẻ tín dụng đã hợp lệ hay chưa, ngân hàng của khách hàng sẽ gởi mã số xác nhận đồng ý chi trả cho cửa hàng kèm theo thông số về order. Authorization Request: đây là một yêu cầu cấp quyền thanh toán hoặc hoàn trả từ ngân hàng đến ngân hàng, từ ngân hàng đến cổng thanh toán và từ cổng thanh toán đến merchant account. Cách thức hoạt động của một cổng thanh toán Khi một người mua đặt lệnh mua một đối tượng sản phẩm tại cổng thanh toán trên website, cổng thanh toán sẽ xử lý một lọat các tiến trình thanh toán ngầm bên trong như sau: Khách hàng đặt lệnh bằng cách nhập thông tin trên thẻ tín dụng và bấm vào nút ví dụ như "Xác nhận mua" trên website. Thông tin sẽ được mã hóa và chuyển từ Trình duyệt của khách hàng đến webserver của người bán, để thực hiện được tiến trình này, bắt buộc server phải được hỗ trợ bởi tính năng mã hóa SSL (Secure Socket Layer). Người bán sẽ chuyển các thông tin giao dịch đó cho cổng thanh toán (thường là tự động). Đó lại là một tiến trình thực hiện mã hóa SSL khác của server cồng thanh toán. Cổng thanh toán sẽ nhận thông tin chi tiết về giao dịch đó và chuyển nó cho trung tâm xử lý tại acquiring bank của người bán. Trung tâm xử lý này sẽ chuyển thông tin giao dịch tới trung tâm thanh toán của Credit Card đó (Visa/Master) Trong trường hợp là thẻ American Express hay Discover Card, thì Amex và Dis kiêm luôn vai trò của acquiring bank và trực tiếp xử lý lệnh từ cổng thanh toán (gộp 2 bước vào 1). Trung tâm thanh toán thẻ sẽ chuyển thông tin giao dịch tới ngân hàng phát hành thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ sẽ kiểm tra tính sở hữu và gửi thông tin phản hồi tới cổng thanh toán theo tiến trình ngược lại một mã phản hồi. Mã phản hồi đó cung cấp thông tin như chấp nhận hay không chấp nhận, lý do trong trường hợp không chấp nhận (như không đủ tiền, hay ko liên kết được với tài khoản ngân hàng .v.v. Cổng thanh toán nhận mã phản hồi này và chuyển nó tới website và thể hiện bằng một thông báo dễ hiểu đối với người mua và bán. Tất cả các công việc đó chỉ diễn ra trong vòng 2-3 giây. Người bán sau đó phải chuyển hàng hoặc đáp ứng lệnh bán trước khi được quyền yêu cầu một lệnh hoàn thành giao dịch. Sau đó người bán nhập các thông tin cần thiết về việc đáp ứng lệnh bán và lưu vào một "batch" để gửi tới acquiring bank để hoàn thành giao dịch. Acquiring bank sau đó sẽ nạp tiền vào một tài khoản người bán chỉ định Tiến trình từ việc yêu cầu lệnh đến khi hoàn thành giao dịch tiền về tài khoản cuối cùng mất chừng 3 ngày (trung bình). Các cổng thanh toán thường cung cấp sẵn các form, các công cụ tự động tính thuế và tự động hoàn thành hồ sơ gửi tới trung tâm xử lý. Đặc biệt là các công cụ chống giả mạo như geolocation, velocity pattern analysis, delivery address verification, computer finger printing technology, idenity morphing detection, AVS checks. Vai trò của cổng thanh toán Tiết kiệm thời gian : Cổng thanh toán cho phép người dùng thực hiện thanh toán online, từ 3-5ph, giúp tiết kiệm thời gian đi lại, mua sắm Tiết kiệm chi phí: Hiện nay các cổng thanh toán có khả năng hỗ trợ mua sắm trực tuyến với nhiều ưu đãi với các mặt hàng như thời trang, thẻ viễn thông, thẻ game, dịch vụ điện nước, internet, dịch vụ học tập trực tuyến cùng rất nhiều dịch vụ khác tại các website thương mại lớn như 365.vtc.vn, Esite.vtc.vn… giúp tiết kiệm chi phí Dễ dàng mua sắm: Với việc tích hợp thanh toán trên các website thương mại điện tử, khách hàng tiết kiệm nhiều thời gian, tiền bạc trong mua sắm. Giảm thiểu rủi ro quản lý tiền mặt: Cổng thanh toán hỗ trợ thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt trong các thanh toán. Liên hệ thực tiễn Việt Nam Hiện nay số lượng ví điện tử và cổng thanh toán tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Với sự tăng nhanh thần tốc của Internet và di động, thương mại điện tử đã len lỏi và có những bước phát triển đang ghi nhận tại Việt Nam. Những thành tựu Hàng loạt dịch vụ ví điện tử đang xuất hiện trên thị trường VN như: VTC Pay, Netcash, VnMart, Smartlink,…với một số cái tên nổi bật, đang nắm giữ thị trường như VTC Pay, Bảo Kim, Ngân Lượng. Mỗi dịch vụ ví đều được các doanh nghiệp cung cấp những tính năng hỗ trợ thanh toán tiện lợi khác nhau.Gỉa sử như ví điện tử VTC Pay có khả năng thanh toán đa dạng các loại hình thanh toán trực tuyến, được chấp nhận thanh toán bởi hơn 30 ngân hàng. Mặt khác, mỗi ví cũng khác nhau ở số lượng website thương mại điện tử và các sản phẩm mà nó cho phép thanh toán. VTC Pay đã hỗ trợ về Thanh toán cước 365, Gmua, SohaPay hỗ trợ thanh toán trên Muachung,… Tín hiệu thị trường cho thấy, nắm bắt cơ hội thị trường thanh toán điện tử là rất lớn, các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh đã nhanh chóng đầu tư, bật tín hiệu cạnh tranh. Bên cạnh với sự phát triển của thương mại điện tử, khi mà cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử đang dần hoàn thiện. Các mô hình hay công cụ hỗ trợ như rao vặt, sàn giao dịch, website bán lẻ trực tuyến, mua theo nhóm, giải pháp thanh toán online, vận chuyển,... đều có tại thương mại điện tử Việt Nam và hứa hẹn phát triển hơn nữa trong giai đoạn sắp tới. Khi các hàng hóa trên sàn thương mại điện tử ngày các đa dạng, tất yêu nhu cầu thanh toán trực tuyến cũng phát triển theo. Sự ra đời của ví điện tử và cổng thanh toán, hỗ trợ tối đa cho người mua cũng như người bán khi phát sinh các giao dịch. Khách hàng có thể dùng nó để chi trả khi mua sắm, sử dụng dịch vụ hay thanh toán cước di động, tiền nước, nạp tiền điện thoại, mua hàng trên mạng, mua các dịch vụ nội dung số... thay vì phải ra ngân hàng chuyển tiền hoặc đến trực tiếp cửa hàng để thanh toán, chỉ với vài thao tác từ máy tính hoặc điện thoại di động, người bán đã nhận được tiền và sẵn sàng giao hàng cho người mua. Các giao dịch này còn đảm bảo sự an toàn, bảo mật các thông tin trong tài khoản, giao dịch. Hơn nữa, hiện tại các cổng thanh toán đều đang được kết nối với các ngân hàng thương mại khi việc thanh toán qua cổng được chấp nhận với các thẻ debit và credit của ngân hàng, từ đó hỗ trợ khách hàng tối đa khi chỉ cần sở hữu một tài khoản ngân hàng là có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi. Một số nhà cung cấp dịch vụ nổi bật trên thị trường ở thời điển hiện tại đó là VTC Pay, Bảo Kim và Ngân lượng với Cổng thanh toán kèm Ví điện tử của đơn vị mình. Xét về tính cạnh tranh, có thể xem xét trên các yếu tố về tính bảo mật, phí thanh toán và các tiện ích thương mại điện tử. Ta có thể so sánh 3 nhà phát hành này qua bảng sau: So sánh VTC Pay Bảo Kim Ngân lượng Tính bảo mật Công nghệ Việt, đảm bảo chất lượng ISO 27001, HTML 5. Chưa rõ Chưa rõ Phí giao dịch 1%/giá trị giao dịch/lần 1%/ giao dịch 1.000 VNĐ + 1% cho hàng hoá vật chất Tiện ích thương mại https://365.vtc.vn/, https://id.vtc.vn/home/trang-chu.html, Mua sắm thẻ, thanh toán cước, hàng hóa. Thanh toán Online, chợ điện tử Có thể thấy với 3 nhà cung cấp dịch trên, với bề dày trong hoạt động, ngày càng mang lại những độ phủ sóng rộng lớn. VTC Pay đang sở hữu 20 triệu giao dịch/ tháng, 12 triệu khách hàng nội dung số đã dành giải thưởng Sao Khuê năm 2008 với danh hiệu Nhà cung cấp giải pháp thanh toán điện tử tốt nhất. Bảo Kim cũng đang sở hữu vatgia, website thương mại điện tử lớn, Ngân lượng tự hào với chodientu và số lượng người dùng chiếm khoảng 30% thị phần. Xu hướng cạnh tranh thị trường ngày càng mạnh mẽ và các nhà cung cấp dịch vụ đang “giành giật” nhau về khách hàng. VTC Pay vừa được nâng cấp hệ thống, chuyên biệt về chức năng cổng thanh toán – ví điện tử và tích hợp các tiện ích thanh toán đi kèm với tham vọng đi đầu trong khả năng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam. Ngân lượng và Bảo Kim vẫn tiếp tục hoàn thiện các sàn thương mại điện tử của mình, nhằm tăng tính tiện ích cho cổng thanh toán của mình. Ở thời điểm hiện tại, khó có thể so sánh nhà cung cấp nào là đang dẫn đầu. Xu thể cạnh tranh trong thời gian tới, sẽ là động lực để các nhà cung cấp không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này là một tín hiệu tốt có sự phát triển thị trường khi mà xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt đang dần được chấp nhận. Những hạn chế Sự phát triển của thương mại điện tử là nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển của thanh toán điện tử. Khi mà thị trường thương mại điện tử còn nhiều điều khó khăn tất yếu làm cho thị trường thanh toán cũng gặp những trở ngại. Thương mại điện tử ở Việt Nam đã hình thành từ đầu những năm 2000 và phát triển khá nhanh trong 12 năm qua. Tuy nhiên, do thiếu số liệu thống kê toàn diện và tin cậy nên vẫn chưa có sự thống nhất trong việc đánh giá tình hình phát triển của thương mại điện tử trên phạm vi cả nước và từng địa phương. Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, thực hiện với 3193 doanh nghiệp (89% có quy mô vừa và nhỏ), 42% đơn vị cho biết đã xây dựng website thương mại điện tử riêng. Tỷ lệ các doanh nghiệp chấp nhận đặt hàng qua website là 29%. Theo ước tính, thương mại điện tử mới chiếm 0,3 đến 0,5% tổng doanh số bán lẻ tại Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá mức này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, khi có hơn 31 triệu người Việt sử dụng Internet, chiếm 35,5% dân số. Hiện tượng kinh doanh làm mất niềm tin của người tiêu dùng trực tuyến khi có một số mô hình thương mại điện tử đang bị lạm dụng, bóp méo bởi các nhà cung cấp xấu. Các website bán hàng ngoài việc không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, còn lạm dụng tiền trả chậm cho nhà cung cấp để dùng cho quảng cáo, dẫn đến mất khả năng thanh khoản, kết quả là đổ vỡ công ty. Chính những điều trên là một số khó tin cho thương mại điện tử nói chung, thanh toán điện tử nói riêng, khi niềm tin của người tiêu dùng còn đang trong giai đoạn gây dựng.
Tài liệu liên quan