Có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa đọc với tầm
Chiến lược quốc gia.
- Có nhiều sách. Sách mới. Sách đẹp. Sách hay, nội dung tốt, thiết thực.
Sách đáp ứng nhu cầu đọc cho các đối tượng. Sách miễn phí hoặc giá rẻ, phù hợp với
khả năng người mua.
- Có nơi phục vụ việc đọc thuận tiện: nhà thư viện với phòng đọc rộng rãi, thoáng mát,
đủ ánh sáng. Nơi đọc sách công cộng ở vị trí thuận tiện cho việc đi lại của bạn đọc
trong khu vực. Thủ tục đăng ký bạn đọc dễ dàng, mở cửa vào thời gian thích hợp. Bạn
đọc được tiếp cận trực tiếp với sách báo muốn đọc.
- Nơi đọc sách công cộng luôn có sách báo mới, phong phú nhiều chủng loại. Có máy
tính kết nối đường truyền Internet tốc độ cao. Bạn đọc được đọc trên máy miễn phí.
- Cán bộ phòng đọc sách công cộng phục vụ tận tình, văn minh, lịch sự, có năng lực
hỗ trợ tốt cho bạn đọc tra cứu tìm tin.
17 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Củng cố vững mạnh mạng lưới thư viện huyện, thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Củng cố vững mạnh mạng lưới
thư viện huyện, thị
I. Sự cần thiết củng cố vững mạnh mạng lưới thư viện cấp huyện:
1. Những yêu cầu cơ bản để phát triển văn hóa đọc:
- Có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa đọc với tầm
Chiến lược quốc gia.
- Có nhiều sách. Sách mới. Sách đẹp. Sách hay, nội dung tốt, thiết thực.
Sách đáp ứng nhu cầu đọc cho các đối tượng. Sách miễn phí hoặc giá rẻ, phù hợp với
khả năng người mua.
- Có nơi phục vụ việc đọc thuận tiện: nhà thư viện với phòng đọc rộng rãi, thoáng mát,
đủ ánh sáng. Nơi đọc sách công cộng ở vị trí thuận tiện cho việc đi lại của bạn đọc
trong khu vực. Thủ tục đăng ký bạn đọc dễ dàng, mở cửa vào thời gian thích hợp. Bạn
đọc được tiếp cận trực tiếp với sách báo muốn đọc.
- Nơi đọc sách công cộng luôn có sách báo mới, phong phú nhiều chủng loại. Có máy
tính kết nối đường truyền Internet tốc độ cao. Bạn đọc được đọc trên máy miễn phí.
- Cán bộ phòng đọc sách công cộng phục vụ tận tình, văn minh, lịch sự, có năng lực
hỗ trợ tốt cho bạn đọc tra cứu tìm tin.
- Các cấp, các ngành, đặc biệt của ngành Giáo dục - Đào tạo và toàn thể các gia đình
có trách nhiệm, cùng phối hợp với hệ thống Thư viện công cộng trong việc hình thành
một thế hệ đọc sách trong 5-10 năm tới.
Với những yêu cầu như vậy, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cần tham gia để triển khai
chiến lược phát triển văn hóa đọc. Trước hết, đó sẽ là nhiệm vụ của ngành Tuyên giáo,
ngành Giáo dục, Thư viện (TV), Xuất bản, Phát hành sách, Thông tin - Truyền thông,
Hội Nhà văn, Hội Thư viện, các đoàn thể Để chiến lược đạt được những mục tiêu
như mong muốn, việc hình thành mạng lưới TV tỉnh, huyện, cơ sở (xã hoặc thôn làng,
bản ấp) và trường học vững mạnh là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định.
Đây sẽ là một chương trình mang tính quốc gia rộng lớn. Căn cứ thực tế hiện nay của
nước ta và năng lực có tính khả thi, theo chúng tôi bước đầu cần tạo nên sự đột phá
cho việc phát triển văn hóa đọc ở cộng đồng trong 5-10 năm tới: Vấn đề củng cố
vững mạnh toàn bộ mạng lưới thư viện cấp huyện (huyện, thị, quận).
2. Vì sao lại lựa chọn việc củng cố vững mạnh mạng lưới TV huyện - bước đi đầu
trong 5 năm tới?
- Để xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng, nhất thiết chúng ta phải xây dựng mạng
lưới TV, tủ sách ở cấp xã, thôn làng vững mạnh. Việc củng cố TV huyện là bước đi
đầu tiên trước khi chúng ta triển khai việc xây dựng mạng lưới TV cơ sở. Căn cứ năng
lực nhiều mặt hiện nay của hệ thống TV công cộng, chúng ta chưa nên tiến hành đồng
thời xây dựng TV ở cả 2 khu vực huyện và cơ sở. Vì đối với TV huyện “xây dựng” sẽ
là củng cố cái đã có, nhưng nếu là TV cơ sở sẽ phải là xây dựng TV mới hoàn toàn.
Để đảm bảo tính bền vững, tránh tình trạng TV cơ sở “chết non”, “chết yểu” hàng loạt
như đã từng xảy ra trong những năm 70, 80 của thế kỷ trước, 5 năm đầu (2010 -
2015), nên tập trung sức lực, dành mọi ưu tiên cho việc củng cố vững mạnh mạng lưới
thư viện huyện.
- Mỗi tỉnh có tới hàng trăm xã, TV tỉnh không thể trực tiếp chỉ đạo, xây dựng và hỗ
trợ phong trào đọc cho nhân dân ở cấp xã. TV huyện sẽ là “cánh tay” nối dài của TV
tỉnh, là lực lượng trực tiếp thay TV tỉnh triển khai chiến lược phát triển văn hóa đọc
trong cộng đồng.
- Củng cố tốt mạng lưới TV huyện sẽ tạo nên hiệu ứng lan tỏa cho việc phát triển văn
hóa đọc. Thực tế cho hay, nơi có TV huyện vững mạnh thì huyện đó có phong trào
đọc tốt. Việc củng cố TV huyện có nhiều thuận lợi, vì đây là loại hình TV công lập có
truyền thống, nề nếp, có cán bộ và các quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, kỹ
thuật, nghiệp vụ. Số lượng gần 700 đơn vị là vừa phải, phù hợp với khả năng của Bộ
trong việc đầu tư củng cố.
- Ban Quản lý dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công
cộng” (Bộ Thông tin-Truyền thông), cho biết, trong giai đoạn 2010-2015, quỹ Bill and
Melinda Gates sẽ đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho gần 400 TV huyện
trong cả nước. Đây là cơ hội để giúp mạng lưới TV huyện được củng cố vững mạnh.
II. Thực trạng mạng lưới TV huyện hiện nay:
Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch), cả nước hiện nay có 63 TV cấp tỉnh; 597/697 TV cấp huyện; 5.311 TV, tủ
sách cấp xã; 8.111 TV, tủ sách của cộng đồng dân cư; 986 phòng đọc của thiếu nhi
trong các TV; 6.729 điểm bưu điện văn hóa xã - nơi có phòng đọc sách công cộng.
Như vậy, còn 100 huyện chưa có TV.
Để có cơ sở đánh giá chính xác thực trạng mạng lưới TV huyện, năm 2009, Thư viện
Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) đã tiến hành điều tra 245/613 TV chiếm 40% TV
huyện tiêu biểu ở tất cả các vùng miền của cả nước. Theo số liệu tổng hợp từ hơn 850
trang phiếu điều tra và một số tư liệu do Vụ Thư viện công bố, chúng tôi xin đưa ra
một số số liệu cơ bản như sau:
1. Trụ sở TV huyện: “Thư viện” là nhà sách
Khác với các hoạt động, nói tới thư viện (TV truyền thống) hiện nay, trước hết phải
nói tới trụ sở TV. Hàng năm, hệ thống TV công cộng Trung Quốc đều có thống kê
diện tích m2 của các TV tăng giảm như thế nào. Trụ sở TV là một tiêu chí để đánh giá
sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và hiệu quả hoạt động của các thư viện.
Theo thống kê của Vụ Thư viện tháng 5/2008:
+ 47 TV chưa có trụ sở, phải thuê, mượn nhà (chiếm 10%). Trong số đó đã có những
TV phải đóng cửa vì đơn vị cho thuê đòi lại nhà.
+ 216 TV huyện chưa có trụ sở riêng, vẫn phải ở chung với cơ quan, tổ chức khác
(chiếm 50%).
+ 244 TV có trụ sở riêng biệt (chiếm hơn 40%), mới có hơn 50% số đó được xây dựng
trụ sở bằng ngân sách địa phương, ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia và tài
trợ của nước ngoài như: Quảng Trị, Bình Phước... Số còn lại đều là nhà cấp 4 đã
xuống cấp trầm trọng.
Như vậy, mới chỉ có khoảng 130 TV huyện trong cả nước có trụ sở tương đối khang
trang, đạt tiêu chuẩn trụ sở thư viện cấp huyện. Gần 500 TV (không tính số huyện
chưa có TV) đang có nhu cầu xây dựng trụ sở.
2. Vốn tài liệu của các TV huyện:
Năm 2009, điều tra 245 TV/613 TV huyện, kết quả cho thấy:
* Tổng số sách của 245 TV huyện: 2.925.710 bản (Bình quân 1 TV có 11.401 bản
sách).
- TV nhiều sách nhất: 92.887 bản
- TV ít sách nhất: 430 bản
* Tổng số tên báo-tạp chí: 4531/249 TV (Bình quân 1 TV có: 18,49 tên)
- TV nhiều nhất: 118 tên
- 28 TV không có báo - tạp chí Số sách hiện có tính theo bản
Số lượng sách ở 1 TV - Số lượng TV
Dưới 10.000 bản sách 142 TV = 57%
Dưới 20.000 bản sách 71 TV = 28,5%
Dưới 30.000 bản sách 16 TV = 6,4%
Dưới 40.000 bản sách 5 TV = 2,0%
Dưới 50.000 bản sách 2 TV = 0,8%
Dưới 60.000 bản sách 0
Dưới 70.000 bản sách 1 TV = 0,4%
Trên 70.000 bản sách 2 TV = 0,8%
Tổng số: 239 TV có báo cáo
- Bình quân, các TV bổ sung mới: 47 bản và 24 tên báo, tạp chí/năm.
* Theo số liệu thống kê trên, chúng ta nhận thấy:
+ Với vốn sách hạn chế hiện nay, các TV không thể thực hiện việc cho mượn giữa TV
huyện với TV cơ sở, càng không có điều kiện tổ chức TV lưu động trên địa bàn.
+ Các TV huyện được cấp quá ít kinh phí để bổ sung sách báo hàng năm. Đây là một
trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy yếu, hạn chế rất nhiều năng lực hoạt động
hiệu quả của TV huyện.
3. Kinh phí được nhà nước cấp:
- Theo báo cáo của Vụ Thư viện năm 2008:
+ Số TV được cấp kinh phí ổn định thường xuyên hàng năm: 296 TV/613 TV chiếm
59,7%. Tuy nhiên mức cấp không nhiều, không đảm bảo để TV bổ sung đủ cơ số sách
báo cũng như triển khai các hoạt động chuyên môn khác.
+ Số TV được cấp kinh phí nhưng không thường xuyên: 76 TV/613 TV chiếm 35,5%.
+ Số TV không được cấp kinh phí: 24 TV/613 TV chiếm 4,8%.
- Số liệu điều tra năm 2009 của TVQGVN, kinh phí của các TV huyện được cấp hàng
năm:
+ Năm 2007: 43.627.335đ. Năm 2008: 49.888.376đ tăng 11,4%. Kinh phí này dành
cho mua sách báo mới và tổ chức các hoạt động của TV trong cả năm.
+ TV được cấp nhiều nhất: 510.000.000đ
+ TV được cấp ít nhất: 1.500.000đ
* Qua thống kê tình hình kinh phí nhà nước cấp cho TV huyện hoạt động, chúng ta dễ
dàng nhận thấy:
+ Hầu như toàn bộ mạng lưới TV huyện đều trong tình trạng được cấp kinh phí quá ít
để hoạt động. Số lượng TV được cấp trên 100.000.000đ chỉ chiếm 2,4%. Có thể nói,
cả nước cũng chỉ có 2-3% số TV huyện có đủ điều kiện về kinh phí để hoạt động tốt.
Con số này còn quá khiêm tốn.
+ Sự quan tâm đến TV huyện của các chính quyền địa phương rất hạn chế. Điều này
diễn ra tương đối phổ biến, không chỉ ở khu vực các tỉnh còn khó khăn về kinh tế.
Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức chưa đúng về vai trò, vị trí của TV huyện. Với
lượng kinh phí ít ỏi, trong khi giá thành sách báo thì cao, việc bổ sung sách mới quá ít
là điều tất nhiên. Do đó các hoạt động nhằm thu hút bạn đọc, xây dựng phong trào
đọc, triển khai các dịch vụ thông tin cũng rất hạn chế.
+ Hiệu lực của các văn bản pháp quy, cao nhất là Pháp lệnh Thư viện còn nhiều bất
cập. Các văn bản, đặc biệt các Thông tư về biên chế và ngân sách còn thiếu ý kiến
đồng thuận bằng văn bản của các bộ chủ quản nên hiệu lực thi hành của cấp dưới
không cao. Điều này đã diễn ra trong nhiều thập niên nhưng chưa được khắc phục.
4. Cán bộ TV huyện:
- Theo số liệu điều tra 245 TV của TVQGVN:
+ Tổng số cán bộ: 399 người. Bình quân 1,62 người/1 TV, trong đó:
+ TV có 1 cán bộ: 144 TV, chiếm 58%
+ TV có 2 cán bộ: 70 TV, chiếm 28,6%
+ TV có 3 cán bộ: 20 TV, chiếm 8,2%
+ TV có 4 cán bộ: 6 TV, chiếm 2,4%
+ TV có 5 cán bộ: 2 TV, chiếm 0,8%
+ TV có 6 cán bộ: 2 TV, chiếm 0,8%
+ TV có 9 cán bộ: 1 TV, chiếm 0,4%
- Về trình độ cán bộ:
+ Trình độ đại học: 147 người, chiếm 36,8%
+ Trình độ trung cấp: 168 người, chiếm 42,1%
+ Trình độ sơ cấp: 84 người, chiếm 21%
* Qua số liệu điều tra, chúng ta nhận thấy:
- 86,6% TV huyện chỉ có 1-2 cán bộ. Đây là con số đáng báo động, đây là một trong
những nguyên nhân hạn chế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TV huyện theo
quy chế mà Bộ Văn hóa Thông tin đã quy định.
- Các TV huyện thuộc các tỉnh miền Nam, bao gồm miền Đông và Tây Nam bộ có số
lượng cán bộ nhiều hơn ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Riêng số TV có từ 3-9
cán bộ ở các tỉnh miền Nam chiếm 12,6% tổng số TV cả nước.
- 12,6% TV có từ 3-9 cán bộ. Sở dĩ có sự chênh lệch về số lượng cán bộ trong cùng
một hệ thống TV công cộng, cùng mạng lưới TV huyện, thậm chí cùng trong 1 tỉnh là
do sự nhận thức, sự hiểu biết chưa đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ của TV huyện. Với
những huyện miền núi, vùng Tây Nguyên rộng lớn, đi lại khó khăn, nếu chỉ có 1 cán
bộ thì TV không thể đưa sách báo phục vụ cho nhân dân ở những vùng cao, vùng sâu,
vùng xa được.
- Số liệu về cán bộ TV huyện cũng cho thấy hiệu lực công tác quản lý nhà nước về thư
viện chưa cao. Đặc biệt các tỉnh miền Bắc, nơi đã có gần 50 năm xây dựng và phát
triển TV huyện nhưng số lượng cán bộ trong các TV vẫn chưa được cải thiện.
5. Các dịch vụ thư viện:
- Theo báo cáo của Vụ Thư viện năm 2008 và khảo sát trực tiếp của nhóm đề tài ở 50
TV huyện tiêu biểu ở 3 miền trong nước, các TV huyện chủ yếu tổ chức các dịch vụ:
+ Phục vụ trong TV: cho mượn và đọc tại chỗ.
+ Phục vụ ngoài TV: tổ chức luân chuyển sách xuống các TV cấp xã.
+ Thông tin giới thiệu vốn tài liệu TV bằng hệ thống mục lục truyền thống chữ cái và
phân loại.
+ Tổ chức trưng bày, triển lãm sách theo chuyên đề.
+ Tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề về các lĩnh vực.
+ Giới thiệu sách mới trên hệ thống truyền thanh của huyện.
+ Tổ chức các cuộc thi tuyên truyền, giới thiệu sách, kể chuyện cấp xã, các tủ sách, kể
chuyện và vẽ tranh theo sách trong thiếu niên và cán bộ TV cơ sở.
+ Tư vấn xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện phòng đọc sách ở thôn làng, bản,
ấp, bao gồm việc vận động thành lập, chọn lựa và mở lớp bồi dưỡng chuyên môn cho
cán bộ thư viện cơ sở.
+ Bước đầu, tổ chức cho bạn đọc truy cập internet và tra cứu tư liệu trên mạng ở
những TV có ứng dụng công nghệ thông tin (được phân tích đầy đủ hơn ở phần sau).
Qua theo dõi và khảo sát, có thể nhận thấy các dịch vụ của TV huyện tương đối phong
phú.
Tuy nhiên, do hạn chế về số lượng và trình độ cán bộ, kinh phí hạn hẹp nên các dịch
vụ nói chung không thường xuyên, đơn điệu, nghèo nàn, thiếu hấp dẫn, thiếu hiệu quả.
6. Công tác phục vụ bạn đọc:
- Theo số liệu điều tra tại 245 TV:
+ Tổng số bạn đọc được cấp thẻ: 66.590 thẻ.
+ Bình quân 1 TV cấp: 271 thẻ
+ Thư viện đăng ký đông nhất: 3.098 bạn đọc
+ Thư viện ít bạn đọc nhất: 8 bạn đọc
- Tỷ lệ cấp thẻ bạn đọc của các TV:
+ TV cấp từ 1 - 100 thẻ bạn đọc: 51 TV, chiếm 22,9%
+ TV cấp từ 101 - 200 thẻ: 58 TV, chiếm 26,0%
+ TV cấp từ 201 - 300 thẻ: 42 TV, chiếm 18,8%
- TV cấp từ 301 - 400 thẻ: 30 TV, chiếm 13,5%
+ TV cấp từ 401 - 500 thẻ: 15 TV, chiếm 6,7%
+ TV cấp từ 501 thẻ trở lên: 27, TV chiếm 12,1%
- Tổng số lượt bạn đọc năm 2008: 4.578.086 lượt người (175/245 TV báo cáo)
+ Bình quân 1 TV phục vụ: 21.904,72 lượt người/năm
+ TV có số lượt bạn đọc đông nhất: 266.058 lượt người
+ TV có số lượt bạn đọc ít nhất: 15 lượt người
- Tổng số lượt sách báo đưa ra phục vụ: 10.809.145 lượt sách báo
+ Bình quân 1 TV phục vụ: 52.218 lượt sách báo
+ TV luân chuyển nhiều nhất: 661.380 lượt sách báo
+ TV luân chuyển ít nhất: 17 lượt sách báo
* Qua số liệu thống kê, chúng ta nhận thấy:
+ Hiệu quả phục vụ bạn đọc - nhiệm vụ chính của các TV huyện còn rất hạn chế. Số
lượng bạn đọc của 1 huyện TV quá ít. Số TV cấp trên 500 thẻ bạn đọc chỉ chiếm 12%.
Thậm chí có TV chỉ cấp 8 thẻ bạn đọc/1 năm. Số lượt bạn đọc đến sử dụng hàng ngày
đến TV hơn 70 lượt người (21.904 lượt người/300 ngày) cho thấy tính hấp dẫn thu hút
bạn đọc của TV hạn chế. Có TV chỉ phục vụ 17 lượt người trong 1 năm? Tần suất
luân chuyển sách báo cũng rất thấp, chỉ 174 lượt trong 1 ngày (52.218 lượt sách
báo/300 ngày).
+ Sự chênh lệch và không đồng đều trong kết quả phục vụ bạn đọc là quá lớn. Trong
khi đó, các cơ quan quản lý chưa có chính sách để động viên, khen thưởng cho những
đơn vị hoạt động tốt. Như vậy là chưa công bằng.
+ Dường như chúng ta chưa giao chỉ tiêu nhiệm vụ, trong đó có chỉ tiêu phục vụ bạn
đọc cho các TV nên nhiều TV hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả.
7. Thư viện ứng dụng CNTT:
- Kết quả điều tra 249 TV huyện cho biết: 55/249 TV huyện đã ứng dụng CNTT,
chiếm 22%. Theo kết quả này:
+ Số lượng máy tính của 44 TV báo cáo: 195 máy, bình quân 1 TV có 2,74 máy
+ Số máy in của 44 TV báo cáo: 48 máy, bình quân 1 TV có 1,15 máy (Năm 2009,
theo dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet do quỹ Bill and
Melinda Gates tài trợ đã có 15 TV huyện được đầu tư 150 máy tính và 15 máy in. Để
đảm bảo tính khách quan, chúng tôi không tính vào đây).
+ Số máy scanner: 8 máy
+ Số máy đọc mã vạch: 7 máy
- Những công việc của 55 TV đã ứng dụng CNTT thực hiện:
+ Soạn thảo văn bản: 100%
+ Làm thông tin chuyên đề và thẻ bạn đọc: 19/55 TV, chiếm 34,5%
+ Xây dựng CSDL: 34/55 TV, chiếm 61,8%
+ Đã thiết lập mạng LAN: 4/55 TV, chiếm 7,3%
+ Đã thiết lập mạng WAN: 1/55TV, chiếm 1,8%
+ Kết nối internet: 13/55, chiếm 23,6%
+ Có cả mạng LAN và WAN: 5/55 TV, chiếm 9,1%
+ Trao đổi thông tin trên mạng: 9/55 TV, chiếm 16,4%
+ Đã tra cứu tìm tin trên máy: 17/55 TV, chiếm 30,9%
+ Đã xây dựng phòng đa phương tiện: 6/55 TV, chiếm 10,9%
+ Đã mở lớp hướng dẫn bạn đọc tìm tin trên máy: 3/55 TV, chiếm 5,5%
+ Đã hỗ trợ biên soạn ấn phẩm thông tin: 26/55 TV, chiếm 47,3%
+ Đã hỗ trợ lưu hồ sơ: 13/55 TV, chiếm 23,6%
+ Đã hỗ trợ công tác tìm tin: 19/55 TV, chiếm 34,5%
+ Đã hỗ trợ phục vụ bạn đọc: 11/55TV, chiếm 20,0%
* Qua những số liệu rất chi tiết của việc ứng dụng CNTT trong các TV huyện, chúng
ta nhận thấy:
+ Số TV được ứng dụng CNTT còn ít, mới chỉ hơn 20%. Hầu hết các TV đều có
nguyện vọng được ứng dụng CNTT, chỉ có 4 TV/55 chiếm 1,6% cho là chưa cần thiết.
Khi tìm hiểu lý do chưa được ứng dụng CNTT, 131/146 TV chiếm 89,7% trả lời đã đề
nghị nhưng chưa được cấp trên phê duyệt.
+ Trang thiết bị cho các TV ứng dụng CNTT còn nghèo nàn, thiếu thốn.
+ Tuy vậy, các TV đã làm được nhiều việc, tạo ra màu sắc mới trong hoạt động TV,
tăng sức thu hút bạn đọc.
+ Các TV thuộc khu vực các tỉnh Nam bộ được chú ý đầu tư mạnh mẽ hơn các khu
vực khác. Đây chính là thước đo về tầm nhìn của lãnh đạo các địa phương đối với
công tác ứng dụng CNTT trong thư viện huyện.
* Với những số liệu cơ bản nêu trên và qua nhiều nguồn thông tin khác, chúng ta có
thể hình dung bức tranh toàn cảnh về mạng lưới thư viện huyện với những ưu và
nhược là:
- Mạng lưới TV được trải rộng khắp các vùng miền đất nước. Tuy mức độ hoạt động
có khác nhau, nhưng nói chung các thư viện huyện vẫn đang tồn tại và phát huy hiệu
quả. Các chương trình quốc gia hỗ trợ TV huyện về sách hạt nhân, phương thức luân
chuyển sách, đầu tư xây dựng trụ sở TV, hỗ trợ trang thiết bị, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ có nhiều tác dụng tốt. Đã xuất hiện một số TV huyện tiêu
biểu xuất sắc về từng mặt, xứng đáng là mô hình để cả nước học tập.
- Tuy nhiên, phải nói rằng, mạng lưới TV huyện hiện còn yếu kém, chưa được quan
tâm đúng với vị trí vốn có của nó. Tốc độ phát triển quá chậm. Trên tất cả các mặt như
số liệu điều tra cho thấy, gần 60% TV huyện đang tồn tại cầm chừng, hơn 30% TV
hoạt động yếu. Số TV mạnh quá ít, chỉ chiếm dưới 10%, sự chênh lệch trong mức độ
hoạt động của toàn mạng lưới là quá lớn. Đương nhiên, hệ quả là mạng lưới TV huyện
hoạt động yếu, hiệu quả thấp, đáp ứng yêu cầu của bạn đọc rất hạn chế, không đủ năng
lực để góp phần tạo nên phong trào đọc sách báo trong cộng đồng. Đã quá muộn khi
nói tới Nhà nước cần nhanh chóng ra tay, “chấn hưng” mạng lưới TV huyện.
- Xin trích ý kiến của một cán bộ lãnh đạo, tâm huyết trên lĩnh vực thư viện ở TP. Hồ
Chí Minh khi đánh giá về mạng lưới TV cấp huyện trên địa bàn:“Trong chiến lược
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, thư viện luôn được đặt lên hàng đầu. Thế nhưng,
thực trạng hiện nay cho thấy việc các thư viện công cộng quận, huyện hoạt động kém
hiệu quả có một phần quan trọng từ sự bỏ quên, xem nhẹ của chính các cơ quan quản
lý mà trực tiếp ở đây là các trung tâm văn hóa quận, huyện. Sự phát triển mạnh mẽ
của các loại hình giải trí ngày nay như điện ảnh, truyền hình, games điện tử đã dẫn
tới quá trình suy thoái, xa rời văn hóa đọc trong một bộ phận nhân dân. Đã có nhiều ý
kiến, nhiều lời kêu gọi phục hồi văn hóa đọc, thế nhưng tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay,
hệ thống thư viện công cộng ở quận huyện - những “thành trì” gần dân nhất của văn
hóa đọc, lại đang bị quên lãng. Thành trì cũ kỹ, lạc hậu, những người lính canh giữ
thành thiếu về lượng, hụt về chất nên không có gì lạ khi thư viện công cộng trở thành
những thành trì bị quên lãng trong cuộc chiến. Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ
Chí Minh là đơn vị hỗ trợ về mặt nghiệp vụ cho các thư viện công cộng quận huyện
nhưng nếu thiếu đi sự quan tâm của các cơ sở địa phương thì sự hỗ trợ đó không thể
phát huy được”(1).
III. Mục tiêu và nội dung củng cố TV huyện vững mạnh:
Căn cứ nhu cầu và điều kiện kinh tế của đất nước, trước mắt nên tập trung giải quyết 3
mục tiêu chủ yếu ở mức tối thiểu nhằm nhanh chóng củng cố vững mạnh mạng lưới
thư viện huyện cả nước như sau:
1.Xây dựng trụ sở TV huyện - mục tiêu đến 2015:
Với thực tế hiện nay, đây sẽ là việc đầu tiên cần làm trong chương trình củng cố vững
mạnh mạng lưới TV huyện. Sau 5 năm, trụ sở của tất cả TV huyện được xây dựng sẽ
tạo nên sự chuyển biến rất rõ nét trong Văn hóa đọc quốc gia và là một hình ảnh sinh
động về quyết tâm phát triển văn hóa đọc của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu cụ thể là:
+ Thành lập mới 100 TV huyện, đảm bảo 100% huyện có thư viện. Thay mặt Chính
phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần giao chỉ tiêu hàng năm cho từng tỉnh về
việc thành lập TV huyện mới. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên dành một phần
quỹ sách hỗ trợ cho các TV huyện mới ra đời.
+ Hoàn thành toàn bộ việc đưa trụ sở TV huyện ra khỏi UBN