Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi (sinh vào ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất, năm 14 sau công nguyên), là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh (người đứng đầu bộ lạc huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện. Hai Bà mất mồ côi cha sớm nhưng được mẹquan tâm nuôi nấng, dạy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện võ nghệ. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (tỉnh Hà Tây ngày nay). Lúc bấy giờ nhà Đông Hán đang cai trị hà khắc nước Việt, viên Thái thú Tô Định là người vô cùng bạo ngược, tham lam. Hai bà cùng Thi Sách chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bị khởi nghĩa, nhưng Thi Sách bị Tô Định giết chết. Hận giặc hãm hại nhân dân, giết hại chồng mình, Trưng Trắc đã cùng em gái Trưng Nhị phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát trên Sông Hồng (thuộc địa phận huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây) với lời thề trước giờ xuất binh: Một xin rửa sạch nước thù Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kêu oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này (Theo Thiên Nam ngữ lục)

docx20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4068 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau công nguyên) Anh Thư khởi nghĩa mở đường  Trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm, giữ gìn đất nước Việt Nam có nhiều cuộc khởi nghĩa, kháng chiến anh dũng, tiêu biểu chống ngoại xâm, giữ gìn và thống nhất đất nước, trong đó nổi bật là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng.  Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi (sinh vào ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất, năm 14 sau công nguyên), là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh (người đứng đầu bộ lạc huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện. Hai Bà mất mồ côi cha sớm nhưng được mẹquan tâm nuôi nấng, dạy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện võ nghệ. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (tỉnh Hà Tây ngày nay). Lúc bấy giờ nhà Đông Hán đang cai trị hà khắc nước Việt, viên Thái thú Tô Định là người vô cùng bạo ngược, tham lam. Hai bà cùng Thi Sách chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bị khởi nghĩa, nhưng Thi Sách bị Tô Định giết chết. Hận giặc hãm hại nhân dân, giết hại chồng mình, Trưng Trắc đã cùng em gái Trưng Nhị phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát trên Sông Hồng (thuộc địa phận huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây) với lời thề trước giờ xuất binh:  Một xin rửa sạch nước thù Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kêu oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này  (Theo Thiên Nam ngữ lục) Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh như vũ bão, đánh đuổi Tô Định phải bỏ chạy về nước. Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm cả người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ.  Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, nghĩa là toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó. Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập. Hai bà lên làm vua, được suy tôn là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. "Đô kỳ đóng cõi Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta" (Theo Đại Nam quốc sử diễn ca)  luoc_do_khu_vuc_chinh_no_ra_khoi_nghia_hai_ba_trun g_400 Hiểu rõ sự thống khổ của nhân dân, nên khi lên ngôi vua, dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng Trưng nữ Vương đã có những quyết sách quan trọng như: ra lệnh miễn thuế khoá cho dân hai năm. Anh hùng dân tộc Trưng nữ Vương đã lập nên và giữ vững nền độc lập, quyền tự chủ dân tộc trong gần 3 năm. Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta; thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn của phụ nữ Việt Nam “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” trong những năm 40 sau công nguyên.  Vì vậy, hai sử gia tiền bối lỗi lạc là Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên đã có lời ca ngợi Hai Bà Trưng trong sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỷ, quyển 3) như sau: “Trưng Trắc và Trưng Nhị là đàn bà, vậy mà hô một tiếng, các quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều nhất tề hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, xem thế cũng đủ biết hình thế nước Việt ta có thể dựng nghiệp bá vương được…”(Lời của Lê Văn Hưu, trang 3a). “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, liền vung tay hô một tiếng mà khiến cho quốc thống của nước nhà có cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng đâu phải chỉ khi sống thì dựng nước xưng vương, mà còn cả ở khi chết còn có thể ngăn chặn tai họa. Phàm gặp những tai ương hạn lụt, cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả đến Trưng Nhị cũng vậy. Ấy là vì đàn bà mà có đức hạnh của kẻ sĩ, cho nên, khí hùng dũng ở trong khoảng trời đất chẳng vì thân đã chết mà kém đi.…đại trượng phu…nên nuôi lấy khí phách cương trực và chính đại đó …” (Lời của Ngô Sĩ Liên, ).  Nhân dân ta có rất nhiều người thuộc những vần thơ ca ngợi Hai Bà như sau: Bà Trưng quê ở Châu Phong Giận loài tham bạo thù chồng chẳng quên Chị, em nặng một lời nguyền Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân Ngàn Tây nổi áng phong trần Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên Hồng quần nhẹ bước chinh yên Đuổi ngay Tô Định dẹp yên kinh thành. Đô kỳ đóng ở Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta .... Sau khi Hai Bà Trưng mất,tưởng nhớ công ơn của các liệt nữ anh hùng, nhân dân nhiều địa phương đã lập đền, miếu thờ phụng Hai Bà và các tướng lĩnh của Hai Bà. Đặc biệt, nơi kinh đô thời Trưng Nữ Vương ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dân, Đảng bộ và chính quyền luôn quan tâm việc giữ gìn, tôn tạo Đền thờ Hai Bà Trưng hàng năm và duy trì lễ hội dâng hương tưởng nhớ công đức Hai Bà Trưng. Năm 1980, Đền thờ Hai Bà Trưng được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt quan trọng. Để gìn giữ, tôn tạo, mở rộng Đền tương xứng với thân thế và sự nghiệp của Hai Bà Trưng, nhằm biểu lộ sự biết ơn, trách nhiệm của thế hệ hôm nay với các bậc tiền nhân, và qua đó giáo dục truyền thống tự hào dân tộc cho các thế hệ hiện tại và tương lai, được sự đồng ý của Trung ương Đảng và Chính phủ, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã kêu gọi lòng hảo tâm của phụ nữ cả nước tham gia đóng góp vào Quỹ tôn tạo Khu di tích lịch sử - cách mạng Đền thờ Hai Bà Trưng, để nơi đây trở thành biểu tượng của lòng yêu nước nồng nàn, khí phách anh hùng, ý chí quật cường, dũng cảm của phụ nữ và nhân dân Việt Nam. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam -Hà Thị Khiết - đã được phụ nữ và nhân dân cả nước hưởng ứng, đóng góp hàng trăm triệu đồng và đang góp phần cùng địa phương tôn tạo đền thờ Hai Bà Trưng.  Hàng năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày 6-2 âm lịch (ngày giỗ Hai Bà Trưng), đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cán bộ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ một số tỉnh, thành lại về Mê Linh, Vĩnh Phúc dự Lễ hội Đền thờ Hai Bà để thành kính dâng hương tưởng nhớ Hai Bà Trưng. Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 1965 năm cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tại Lễ hội dâng hương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã biểu dương những thành tích của nhân dân, cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc và nhấn mạnh: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mãi mãi là tài sản vô giá về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của nhân dân Việt Nam. Tiếp nối truyền thống vẻ vang của Hai Bà Trưng, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cùng với nhân dân cả nước, phụ nữ Việt Nam luôn tỏ rõ phẩm chất tốt đẹp: năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Phó Chủ tịch nước kêu gọi nhân dân Việt Nam tiếp tục quyên góp để trùng tu, tôn tạo đền thờ Hai Bà Trưng khang trang, to đẹp hơn, xứng với tầm vóc, chiến công hiển hách của Hai Bà. Điều đặc biệt kỳ lạ, được ghi nhận trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là vai trò, vị thế, sức mạnh và tài năng của người phụ nữ đã được khẳng định rõ. Ngay từ những năm 40 của thế kỷ đầu Công nguyên (39-40) cả dân tộc ta đã theo lời kêu gọi của hai người phụ nữ trẻ tuổi (Trưng Trắc, Trưng Nhị) khởi nghĩa và đã tôn nhiều phụ nữ lên nắm quyền lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang để tiến hành giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Có lẽ do khí thiêng sông núi, do truyền thống bất khuất và tinh thần thượng võ của dân tộc ta mới hun đúc và sản sinh ra hai vị nữ anh hùng kiệt xuất và hàng chục nữ tướng tài ba như :  1.Thánh Thiên - nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa Yên Dũng, Bắc Đái - Bắc Giang. Được Trưng Vương phong là Thánh Thiên Công chúa. Hiện có đền thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng, Bắc Ninh.  2.Lê Chân - nữ tướng miền biển: Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng, được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân miền Biển. Hiện có đền Nghè, ở An Biên, Hải Phòng thờ.  3.Bát Nạn Đại tướng: Tên thực là Thục Nương, khởi nghĩa ở Tiên La (Thái Bình), được Trưng Vương phong là Bát Nạn Đại tướng, Trinh Thục công chúa. Hiện có đền thờ ở Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ) và Tiên La (Quỳnh Phụ, Thái Bình).  4.Nàng Nội - Nữ tướng vùng Bạch Hạc: Khởi nghĩa ở xã Bạch Hạc (thành phố Việt Trì, Phú Thọ ngày nay) được Trưng Vương phong là Nhập Nội Bạch Hạc Thủy Công chúa. Hiện thành phố Việt Trì có đền thờ.  5.Lê Thị Hoa - Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Nga Sơn (Thanh Hóa) được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân. Hiện có đền thờ ở Nga Sơn.  6.Hồ Đề - Phó Nguyên soái: Khởi nghĩa ở Động Lão Mai (Thái Nguyên), được Trưng Vương phong là Đề Nương công chúa lãnh chức Phó nguyên soái. Đình Đông Cao, Yên Lập (Phú Thọ) thờ Hồ Đề.  7.Xuân Nương, Trưởng quản quân cơ: Khởi nghĩa ở Tam Nông (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm Đông Cung công chúa chức Nhập nội trưởng quản quân cơ nội các. Hiện có đền thờ ở Hưng Nha (Tam Nông), Phú Thọ.  8.Nàng Quỳnh - Nàng Quế tiên phong phó tướng: Khởi nghĩa ở Châu Đại Man (Tuyên Quang), được Trưng Vương phong làm tiên phong phó tướng. Hiện ở Tuyên Quang còn miếu thờ hai vị nữ anh hùng.  9.Đàm Ngọc Nga - tiền đạo tả tướng: Khởi nghĩa ở Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Phú Thọ được Trưng Vương phong là Nguyệt Điện Tế thế công chúa giữ chức Tiền đạo tả tướng quân.  10.Thiều Hoa - Tiên phong nữ tướng: Khởi nghĩa ở Tam Thanh, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Đông Cung công chúa giữ chức Tiên phong hữu tướng. Hiện ở xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ có miếu thờ.  11.Quách A - Tiên phong tả tướng: Khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Khâu Ni công chúa giữ chức tả tướng tiên phong. Hiện có đền thờ ở trang Nhật Chiêu (Phú Thọ). 12.Vĩnh Hoa - nội thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Tiên Nha (Phú Thọ). Được Trưng Vương phong là Vĩnh Hoa công chúa giữ chức nội thị tướng quân. Đình Nghênh Tiên, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc thờ Vĩnh Hoa.  13.Lê Ngọc Trinh - Đại tướng: Khởi nghĩa ở Lũng Ngòi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Được Trưng Vương phong là Ngọc Phượng công chúa giữ chức Đại tướng quân. Hiện có miếu thờ ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. 14.Lê Thị Lan - Tướng quân: Khởi nghĩa ở Đường Lâm - Sơn Tây. Được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân. Hiện ở Hạ Hoà, Vĩnh Phúc có miếu thờ.  15.Phật Nguyệt- Tả tướng thuỷ quân: Khởi nghĩa ở Thanh Ba, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Phật Nguyệt công chúa giữ chức Thao Giang Thượng tả tướng thuỷ quân.  16.Phương Dung - nữ tướng: Khởi nghĩa ở Lang Tài (Bắc Ninh). Được Trưng Vương phong là Phương Dung công chúa giữ chức nữ tướng quân.  17.Trần Nang - Trưởng Lĩnh trung quân: Khởi nghĩa ở Thượng Hồng (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là Hoàng công chúa giữ chức Trưởng lĩnh trung quân. Hiện ở Yên Lãng, Vĩnh Phúc có đền thờ. 18.Nàng Quốc - Trung dũng đại tướng quân: Khởi nghĩa ở Gia Lâm - Hà Nội. Được Trưng Vương phong là Trung Dũng đại tướng quân. Hiện ở Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Gia Lâm thờ nàng Quốc.  19.Tam Nương - Tả đạo tướng quân: Ba chị em Đạm Nương, hồng Nương và Thanh Nương khởi nghĩa ở Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Trưng Vương phong Đạm Nương làm Tả đạo tướng quân. Hồng Nương và Thanh Nương làm phó tướng. Đình Quất Lưu, Vĩnh Phúc thờ Tam Nương. 20.Quý Lan – Nội thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Lũng Động, Chí Linh (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là An Bình công chúa giữ chức nội thị tướng quân. Hiện ở Liễu Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc có đền thờ Qúy Lan.v.v…. Những tấm gương anh dũng của Hai Bà Trưng và các nữ tướng thời Hai Bà đã được các tầng lớp phụ nữ, nhân dân nước ta phát huy, tiếp nối thể hiện trong các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc Việt Nam.  Bài hịch kêu gọi khởi nghĩa của bà Trưng Trắc  Kẻ đại gian ác từ lâu vốn lòng độc địa. Người có đức có nhân thường vẫn nuôi chí tiễu trừ. Mảnh hịch tre ruổi ngựa từ đêm, ba quân chấn động. Nước ta dựng nền thực từ thuở vua Hùng vỗ trị, khi ấy quan dân vui vẻ, mọi người êm ấm nhàn hạ, mưa thuận gió hòa, một thân lúa thẩy đều hai bông. Đời đời nối tiếp, ngàn thu lưu truyền. Đến đời An Dương Vương, qua đời Triệu Vũ Đế, chẳng may đức suy, gặp phải tai ách. Bọn Hi Tải, Chu Chương, Ngụy Lang thay nhau làm quận thú. Đám Đặng Nhượng, Tích Quang, Đỗ Mục nối tiếp làm châu mục. Dẫu tham lam, liêm khiết không giống nhau, nhưng chưa từng có kẻ nào bạo ngược, hà khắc quá lắm. Tới nay yêu nghiệt họ Tô tham tàn ngang ngược, giết hại sinh linh, coi sừng tê, ngà voi làm quý. Khinh miệt hiền tài, lấy giống chó loài ngựa làm trọng. Khai mỏ vàng, khiến dân rét thấu xương, mặt vàng, da nứt. Mò ngọc châu, để người lặn vực thẳm, mò ngọc trong mồm rồng ngậm, trăm kẻ đi, một người về. Thuế má nặng nề phải nghiêng bồ vét bịch. Hình pháp phiền phức liên lụy từng nhà, từng xóm. Dân không sống được yên, vật phải dời chỗ ở! Ta vốn dòng dõi hoàng tộc, con cháu Hùng tướng, vì nghĩa trừ hại. Bọn các ngươi đều có trí khôn, lại cùng tiên tổ, thù nước phải báo. Hãy kề vai sát cánh mà giương cây cung mạnh, quét sạch bọn ngoại bang, lấy hết nước sông Thiên Hà mà rửa binh khí. Cơ nghiệp hùng vĩ do đó mà được tái tạo, nhân dân ly tán được yên vui. Bảo vệ xã tắc, gối đầu trên giáo mác, chính là lúc này đây. Hãy lập công danh để ghi vào sử sách, như thế chẳng tốt đẹp hay sao? Thảng hoặc kẻ nào còn hồ nghi, do dự thì xem hịch này sẽ được sáng tỏ. Các ngươi cần phải cố gắng lên !”  (Theo Thiên Nam vân lục). Hai Bà Trưng  (mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai chị em (nhiều tài liệu nói là sinh đôi) là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam. Tiểu sử Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hai bà nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu[1]. Mẹ hai bà là bà Man Thiện, theo truyền thuyết và thần tích bà là người làng Nam Nguyễn (Ba Vì, Hà Tây), có tên là Trần Thị Đoan, chồng mất sớm. Bà có công dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi võ, có tinh thần yêu nước, có chí lớn. Trưng Trắc là vợ của Thi Sách con trai Lạc tướng huyện Chu Diên[2]. Tuy nhiên, theo Phó giáo sư Nguyễn Khắc Thuần trong sách Danh tướng Việt Nam[3], thời đầu công nguyên, người Việt "chưa có họ". Tên Trần Thị Đoan của mẹ hai bà chỉ là tên thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ 17, 18. Cả tên Man Thiện, theo giáo sư Thuần, nghĩa là "người Man tốt", có thể do người Hán gọi. Tên của ông Thi Sách, theo một số tư liệu Trung Quốc được xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi. Còn tên của hai bà, có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là "kén chắc", tổ kén kém hơn gọi là "kén nhì"; trứng ngài tốt gọi là "trứng chắc", trứng ngài kém hơn gọi là "trứng nhì". Do đó, theo sách Danh tướng Việt Nam, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Khi hai bà Trưng khởi nghĩa chống quân Hán, bà Man Thiện luôn luôn có mặt cùng các con bàn việc cơ mật. Bà mất trong thời gian chống Mã Viện. Nhân dân địa phương lập miếu thờ bà, gọi là Miếu Mèn, nay ở làng Nam Nguyễn, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây vẫn còn ngôi mộ cổ của bà. Nhân dân gọi đó là Mả Dạ (tiếng Việt cổ gọi các cụ bà là "dạ"). Sự nghiệp Các Lạc tướng Mê Linh và Chu Diên có ý chống lại sự cai trị tàn bạo của Thái thú Tô Định. Định bèn bắt giết Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt. Tháng 2, năm Canh Tý (40), vì Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Tô Định giết chồng mình, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu.[4] Tô Định chạy về nước. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Ngày 30 tháng 2 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, các quận biên thùy, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó sang xâm lược. * Chi tiết:Chiến tranh chống nhà Hán của Hai Bà Trưng  Tháng Giêng năm Nhâm Dần (42), Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành)[5] đánh nhau với vua. Hai bà thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê). Quân cũng cho vua là đàn bà, sợ không đánh nổi địch, bèn tan chạy. Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán, thế cô, bị thua, đều tử trận[6]. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong thì tàn quân đầu hàng, Mã Viện bèn dựng cột đồng (tương truyền ở trên động Cổ Lâu châu Khâm)[7] làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán, và khắc lên đó dòng chữ thề: "Cột đồng gãy thì Giao Chỉ diệt" (Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt). Từ đây, nước Việt lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán. Người dân đã dựng đền thờ Trưng Nữ Vương ở xã Hát Giang, huyện Phúc Lộc (nay ở Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây), và ở đất cũ thành Phiên Ngung cũng có[8]. Sử gia Lê Văn Hưu viết: Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy. Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa. Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư? Hoàng đế Tự Đức viết trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm ru! Di sản Diễn hành kỷ niệm Hai Bà Trưng ở Sài Gòn giữa thế kỷ 20 * Hai Bà Trưng được coi là anh hùng dân tộc của Việt Nam, và được thờ cúng tại nhiều đền thờ, trong đó lớn nhất là Đền Hai Bà Trưng ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và đền Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội - quê hương của hai bà. Ngoài ra, tại tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) hiện nay vẫn còn miếu thờ Trưng Vương ( miếu này đã được kiểm chứng bởi hai nhà nho đi sứ đó là Nguyễn Thực và Ngô Thì Nhậm) do những cừ súy bị bắt về đất Hán sau khi khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại lập ra để tưởng nhớ về quê hương và cũng là thể hiện tinh thần bất khuất của người Việt thời Hai Bà Trưng. * Ngày nay tại các tỉnh miền nam Trung Quốc vẫn có tục thờ vua Bà, một vị thần linh thiêng trong quan niệm của người dân địa phương. Vua bà có khả năng chính là Hai Bà Trưng, do thời gian quá lâu đã thất truyền nguồn gốc của những phong tục này. * Các danh xưng của hai bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trưng Vương, Hai Bà Trưng) còn được đặt cho nhiều trường học, đường phố, quận... ở Việt Nam. Tranh Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định (Tranh dân gian Đông Hồ). * Các câu chuyện về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, và các nữ tướng khác được một số sử gia trích dẫn để làm bằng chứng cho luận điểm rằng xã hội Việt Nam trước khi bị Hán hóa là một xã hội mẫu hệ, trong đó phụ nữ có thể giữ vai trò lãnh đạo mà không gặp trở ngại. Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt: Bà Trưng quê ở Châu Phong Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên Chị em nặng một lời nguyền Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân Ngàn tây nổi áng