Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Hải Dương hiện nay

Tóm tắt Sau gần 20 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tỉnh Hải Dương đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, đã trở thành phong trào thi đua yêu nước rộng lớn và đạt được những kết quả mang tính toàn diện. Phong trào thực sự trở thành một cuộc vận động văn hóa lớn có tác dụng tích cực, sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vẫn còn tồn tại những hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, vì vậy cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng đời sống văn hóa ở cở sở, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay của tỉnh Hải Dương.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 62 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Hải Dương hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
121 LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018 CUỘC VẬN ĐỘNG “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” Ở HẢI DƯƠNG HIỆN NAY IMPROVING THE QUALITY OF BUILDING CULTURAL LIVES IN HAI DUONG PROVINCE THROUGH THE CIVILIZATION OF THE “GLOBAL ENVIRONMENT FOR CULTURAL LIFE” Nguyễn Thị Hải Hà Email: nguyenhadhd@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 07/02/2018 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 04/9/2018 Ngày chấp nhận đăng: 28/9/2018 Tóm tắt Sau gần 20 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tỉnh Hải Dương đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, đã trở thành phong trào thi đua yêu nước rộng lớn và đạt được những kết quả mang tính toàn diện. Phong trào thực sự trở thành một cuộc vận động văn hóa lớn có tác dụng tích cực, sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vẫn còn tồn tại những hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, vì vậy cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng đời sống văn hóa ở cở sở, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay của tỉnh Hải Dương. Từ khóa: Văn hóa cơ sở; xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Abstract After nearly 20 years of implementing the campaign “All people unite to build cultural life” Hai Duong province has attracted crowds of people to participate, became a large patriotic emulation movement and achieved. The results are comprehensive. The movement has become a great cultural movement that has a profound effect on many aspects of social life, changing the face and raising the cultural and spiritual life of the people to contribute to the successful implementation of political, economic, cultural and social tasks. However, during the implementation of the campaign “All people unite to build cultural life” still exist restrictions arising from subjective and objective causes, so need to improve the substance. The building of cultural life at the foundation contributes to the successful implementation of the current national renovation of Hai Duong province. Keywords: Basic culture; building cultural life; movement of the entire people unite to build cultural life. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tiếp tục củng cố và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đưa phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả” [1]. Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và được tách ra từ tỉnh Hải Hưng năm 1997. Hiện nay, tỉnh Hải Dương có 265 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 25 phường, 227 xã và 13 thị trấn [4]. Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Hải Dương luôn coi trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đây là một trong những nhiệm vụ then chốt góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thông qua cuộc vận động “Toàn dân Người phản biện: 1. PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải 2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà 122 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018 đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thu được những kết quả khả quan trên các nội dung như: Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa đã có những chuyển biến rõ rệt, đã ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Việc thực hiện các thiết chế văn hóa tương đối tốt, công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc được chú trọng, hệ thống thông tin tuyên truyền, nhà văn hóa, thư viện tủ sách được đầu tư xây dựng, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong nhân dân về vai trò của văn hóa trong sự nghiệp phát triển của đời sống kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở tỉnh Hải Dương cũng bộc lộ một số hạn chế: Công tác tham mưu với cấp ủy, sự phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên ở một số nơi chưa chủ động, chưa bám sát vào nhiệm vụ chính trị của địa phương để cụ thể hóa vào thực tiễn khi tổ chức thực hiện cho phù hợp. Các phong trào văn hóa thể thao, văn nghệ còn mang tính tự phát. Hoạt động thông tin tuyên truyền chưa được đẩy mạnh, hệ thống thiết chế văn hóa chưa được đầu tư những công trình trọng tâm trọng điểm. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng xấu đến môi trường sống lành mạnh của nhân dân, làm xói mòn đạo đức của con người và có nguy cơ làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Trên cơ sở phân tích thực trạng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tác giả đưa ra những giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tỉnh Hải Dương hiện nay. 2. CUỘC VẬN ĐỘNG “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” Ở HẢI DƯƠNG HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân a. Những kết quả đạt được Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh Hải Dương, trở thành cuộc vận động lớn. Theo [4], cuộc vận động đạt nhiều kết quả quan trọng trên các mặt: xây dựng gia đình văn hóa; làng, xã, khu phố văn hóa; thực hiện công sở, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang có nếp sống văn hóa; phong trào thể dục thể thao; xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; xây dựng các thiết chế văn hóa... Trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa: Phong trào này được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nội dung triển khai thực hiện tiêu chí phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú bằng việc lồng ghép với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bình xét gia đình văn hóa thực hiện một cách công khai, dân chủ. Tác giả tiến hành khảo sát về các nội dung và tiêu chí để bình xét danh hiệu gia đình văn hóa (khảo sát thị xã Chí Linh), có đến 80% ý kiến cho rằng việc bình xét danh hiệu gia đình văn hóa bám sát vào đúng các tiêu chí đề ra. Việc xây dựng phong trào xây dựng gia đình văn hóa có đem lại những tác động tích cực trong đời sống xã hội không? Có 85% ý kiến cho rằng phong trào góp phần xây dựng nếp sống văn hóa trật tự, kỉ cương, nâng cao đời sống văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình, chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội và những tác động xấu từ mặt trái của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, số lượng và chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa có sự phát triển theo các năm. Bảng 1. Khảo sát xây dựng gia đình văn hóa tỉnh Hải Dương [6] STT Số lượng gia đình văn hóa Tỷ lệ (%) 2015 459.917/550.082 83 2016 478.723/560.844 85 2017 504.507/565.069 89,2 Có thể nói, phong trào xây dựng gia đình văn hóa của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước trên các lĩnh vực. Phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn hóa: Phong trào đã triển khai và phát triển rộng cả về số lượng và chất lượng. Nét nổi bật ở các làng, khu dân cư văn hóa là việc xây dựng thực hiện quy ước. Các quy ước đều kế thừa chọn lọc thuần phong mỹ tục, thực hiện các hành vi ứng xử trong giao tiếp của các cá nhân, quan hệ trong gia đình và cộng đồng. Đề ra các biện pháp bài trừ hủ tục trong ma chay, cưới xin, lễ hội góp phần xây dựng nếp sống văn minh. Nhờ vậy, thực hiện đúng quy chế dân chủ “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Kết quả, năm 2016 đã có 1.250 làng, khu dân cư văn hóa. Năm 2017 công nhận mới thêm 64 làng, khu dân cư văn hóa. Đến nay tổng số làng, khu dân cư được công nhận là làng, khu dân cư văn hóa là 1.312 làng, khu dân cư (đạt 89,3%). Đời sống văn hóa tinh thần ở các làng, khu dân cư văn hóa được quan tâm. Tổ chức 123 LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018 tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, điển hình như Làng văn hóa Bùi Xá, xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang; Làng văn hóa Trung, xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Điền. Công tác vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm làm rất tích cực. Việc phát triển kinh tế ở các làng văn hóa được cán bộ và nhân dân đặc biệt quan tâm, thực hiện bằng nhiều biện pháp và có hiệu quả: 100% hộ có nhà mái bằng, nhà xây kiên cố; 100% đường làng ngõ xóm được trải nhựa hoặc bêtông hóa. An ninh trật tự được duy trì, tỷ lệ các vụ vi phạm pháp luật hình sự và tệ nạn khác thấp. Từ những kết quả trên, phong trào đã có sự tác động sâu rộng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa: Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện có sự vận dụng linh hoạt, lồng ghép phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa với tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, phong trào “Xanh- sạch- đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, phong trào “Xây dựng cơ quan, công sở, môi trường làm việc không khói thuốc”, “An toàn về an ninh trật tự”. Năm 2017, đã có 1.586/1.774 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký phấn đấu xây dựng, duy trì và giữ vững danh hiệu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Kết quả có 1.449 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt (đạt tỷ lệ 81,6%) [4]. Với kết quả trên, phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của địa phương. Phong trào thể dục thể thao: Hoạt động thể dục thể thao quần chúng tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố phát triển mạnh, mỗi địa phương tổ chức các giải thể thao, thu hút được sự tham gia hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân. Phong trào tập luyện thể thao trong công nhân, viên chức, lao động và lực lượng vũ trang ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều câu lạc bộ thể thao được thành lập mới với đa dạng loại hình, chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ ngày một nâng cao. Năm 2017, số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 28%, số gia đình thể thao đạt 20%, có trên 3.500 câu lạc bộ, nhóm tập luyện thể dục thể thao [4]. Trong phong trào xây dựng “Người tốt việc tốt” các điển hình tiên tiến: Đã được triển khai và lồng ghép với các phong trào thi đua: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng nông thôn mới”, “Sáng kiến sáng tạo trong lao động sản xuất giỏi”, Phong trào “nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc”, phong trào “Xung kích, tình nguyện, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc; đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” của thanh niên, phong trào thi đua Cựu chiến binh gương mẫu. Kết quả phong trào thi đua yêu nước, các địa phương đã bình xét thi đua được hàng trăm gương “người tốt việc tốt” là những nét đẹp văn hóa tạo ra những hạt nhân tích cực trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần xây dựng con người về tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, xây dựng hàng trăm điển hình tiên tiến, tạo ra các điểm sáng văn hóa, các mô hình, điển hình gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa có sức thuyết phục để nhân rộng phong trào. Việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương quan tâm chỉ đạo, đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, rèn luyện sức khỏe của nhân dân trên địa bàn. Hiện nay, toàn tỉnh có 12/12 trung tâm văn hóa, thể thao cấp huyện; 248/265 trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã; 1.419/1.469 nhà văn hóa, sân thể thao thôn, khu dân cư; 1 thư viện tổng hợp cấp tỉnh; 12/12 thư viện cấp huyện. Người dân, đặc biệt là trẻ em ở khu vực nông thôn và vùng khó khăn qua hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đã có cơ hội tiếp cận những tri thức mới; thu hẹp khoảng cách thụ hưởng thông tin giữa thành thị và nông thôn. Bảo tàng Hải Dương - nơi lưu giữ các di sản văn hóa, lịch sử - là điểm đến để các tầng lớp nhân dân, trong đó có hàng ngàn lượt học sinh, trẻ em đến để tham quan, học tập ngoại khóa. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh đầu tư nhiều cơ sở vật chất, sân bãi phục vụ nhiều môn thể thao (sân bóng đá, sân cầu lông, bể bơi...) góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho trẻ em vào dịp hè và sau giờ học. Xây dựng tư tưởng, chính trị lành mạnh: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” góp phần giáo dục chính trị - tư tưởng, truyền thống yêu nước, bồi dưỡng đạo đức, lối sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh; đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống thông qua các loại hình tuyên truyền, giáo dục đa dạng, phong phú: sinh hoạt động đồng, câu lạc bộ, đội, nhóm, tuyên truyền cổ động trực quan, xây dựng panô, áp phích, khẩu hiệu... Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao sôi nổi tạo sân chơi bổ ích, đáp ứng nhu 124 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018 cầu vui chơi, giải trí lành mạnh cho nhân dân, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và địa phương. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Về việc cưới: Đến nay, nhiều làng, khu dân cư trong tỉnh đã bỏ được tục thách cưới, lễ đen, thuốc lá. Việc tổ chức ăn uống trong đám cưới đã được điều chỉnh bằng quy chế của các xã, phường, thị trấn; quy ước của các làng, khu dân cư và thông qua vai trò của các tổ chức xã hội nên có nhiều chuyển biến theo hướng đơn giản, tiết kiệm. Về việc tang: Các làng, khu dân cư đã đưa thành điều khoản trong quy ước của thôn, khu dân cư và tổ chức thực hiện. Nhiều nội dung, hình thức mới, tiến bộ được hình thành như: đại đa số các đám tang đã bỏ được thuốc lá, các tập quán lạc hậu như khóc thuê, lăn đường, rải tiền vàng, gọi hồn; việc làm cỗ linh đình, mời ăn đã hạn chế; việc đưa thi hài đi hỏa táng ngày càng được phổ biến. Lễ hội: 100% các lễ hội đã thành lập được ban tổ chức. Nhiều lễ hội truyền thống đã khôi phục được các tục và trò chơi dân gian đặc sắc và biểu diễn nghệ thuật, hoạt động văn nghệ quần chúng tạo không khí lễ hội vui tươi, lành mạnh, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Công tác an ninh trật tự; đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; bài trừ mê tín dị đoan trong lễ hội cũng được chú trọng. Có thể nói, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được các tầng lớn nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia, đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống văn hóa cơ sở và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân trong xây dựng đời sống văn hóa mới. b. Nhận xét ưu điểm và nguyên nhân Nhận xét ưu điểm Những kết quả đạt được trong qua trình thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở tỉnh Hải Dương đã có sự chuyển biến sâu sắc, rõ nét, khẳng định vai trò to lớn của các cấp chính quyền, các ngành đã quan tâm chỉ đạo sát sao và sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân đã làm cho phong trào trở thành một cuộc vận động văn hóa lớn, góp phần nâng cao đời sống văn hóa cơ sở và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân trong xây dựng đời sống văn hóa mới. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã tác động mạnh mẽ sâu rộng đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, thực sự phát huy vai trò tự quản của cộng đồng; từng bước hình thành nếp sống văn minh, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu; giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, nâng cao đời sống của nhân dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; huy động được mọi nguồn lực của toàn xã hội trong việc tạo dựng cơ sở vật chất hạ tầng và các công trình phúc lợi văn hóa - xã hội; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đời sống tinh thần phong phú ở nông thôn, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế - văn hóa xã hội phát triển, góp phần to lớn trong việc thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân của ưu điểm Thứ nhất: Hải Dương đã quán triệt sâu sắc các chủ trương của Đảng và Chính phủ về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, từ đó đề ra những chủ trương của địa phương một cách phù hợp. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo có sự thống nhất trong các cấp Đảng từ tỉnh đến cơ sở. Thứ hai: Tỉnh đã có nhiều biện pháp triển khai phù hợp, chú trọng đến công tác tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội thực hiện. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền theo hướng thiết thực, hiệu quả, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như thực hiện các chương trình giao lưu, sinh hoạt biểu diễn nghệ thuật, vận động tuyên truyền đến từng hộ gia đình. Coi trọng công tác kiểm tra đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời. Thứ ba: Nhân dân tham gia hưởng ứng nhiệt tình khi nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở, tạo sự chuyển biến trong đời sống xã hội, khơi dậy phát huy tinh thần đoàn kết nhân dân, tạo môi trường lành mạnh xây dựng nếp sống mới góp phần vào sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Thứ tư: Sự cố gắng, nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, đội ngũ cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ cấp cơ sở đã phát huy tinh thần năng động sáng tạo, sâu sát với quần chúng, thường xuyên đổi mới công tác chỉ đạo, chủ động đề ra kế hoạch phù hợp với đặc điểm tình hình ở cơ sở. Các ban, ngành dành sự quan tâm đúng mức cho cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". 2.2. Hạn chế và nguyên nhân a. Những hạn chế - Vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền và Ban chỉ đạo ở một số cơ sở còn hạn chế, chưa chủ động tích cực trong việc chỉ đạo, tuyên truyền, vận động 125 LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018 nhân dân tham gia thực hiện phong trào. Việc tuyên truyền chưa thường xuyên, liên tục, chưa thật chủ động và có hiệu quả cao. - Công tác quản lý Nhà nước, định hướng các hoạt động văn hóa theo đúng pháp luật còn hạn chế. Hệ thống thiết chế phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở còn khó khăn, bất cập. Cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện... chất lượng không cao, một số nơi đã xuống cấp. Việc khai thác các cơ sở hạ tầng văn hóa để thỏa mãn nhu cầu văn hóa cho người dân còn ít. Tỉnh chưa có công trình văn hóa thiết yếu trọng điểm, đạt chuẩn của cấp tỉnh như: nhà hát lớn, sân vận động, rạp chiếu phim, trung tâm triển lãm. Vẫn còn có thôn, khu dân cư chưa xây dựng được nhà văn hóa (17 xã chưa có trung tâm văn hóa thể thao) [4]. - Phong trào xây dựng làng, khu