Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên

- Công ước ĐDSH năm 1992: “ ĐDSH là sự đa dạng và phong phú của sinh vật từ mọi nguồn trên Trái Đất, bao gồm đa dạng trong loài (gen), giữa loài và đa dạng hệ sinh thái.” - Khái niệm về ĐDSH của Bộ KHCN&MT (NXB KHKT, 2001): “ĐDSH là thuật ngữ dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên. ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong các hệ sinh thái trên đất liền, các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên.” - Theo định nghĩa của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới thì “ĐDSH là sự phồn thịnh của cuộc sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”.

ppt29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3055 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN Anh (chị) hãy trình bày tổng quan Đa dạng sinh học trên thế giới và một số vùng giàu tính đa dạng sinh học. Giới thiệu các trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới. Hãy cho biết tính đa dạng sinh học ở Việt Nam được thể hiện như thế nào và chức năng của nó? Hãy cho ví dụ một dự án có liên quan tới Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên đã thực hiện. Giảng viên : 1. PGS.TS Đặng Kim Vui 2. TS. Hoàng Văn Hùng Học viên : Phạm Thái Hà Lớp : KHMT K17 Thái Nguyên, tháng 01 năm 2010 1. Tổng quan về Đa dạng sinh học trên thế giới 1.1. Khái niệm Đa dạng sinh học - Công ước ĐDSH năm 1992: “ ĐDSH là sự đa dạng và phong phú của sinh vật từ mọi nguồn trên Trái Đất, bao gồm đa dạng trong loài (gen), giữa loài và đa dạng hệ sinh thái.” - Khái niệm về ĐDSH của Bộ KHCN&MT (NXB KHKT, 2001): “ĐDSH là thuật ngữ dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên. ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong các hệ sinh thái trên đất liền, các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên.” - Theo định nghĩa của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới thì “ĐDSH là sự phồn thịnh của cuộc sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”. 1.2. Tổng quan về Đa dạng sinh học trên thế giới Năm 1999 Năm 2001 Total :1.377.510 Đến thời điểm này, số lượng loài được mô tả đã vượt qua con số 1.8 triệu Năm 2006, trung bình mỗi ngày có 50 loài mới được phát hiện và đặt tên. Mỗi năm các nhà phân loại học trên thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài Các nhà khoa học ước tính có khoảng 2 triệu đến 100 triệu loài trên trái đất mặc dù đa số đưa ra con số là gần 10 triệu loài [19]. - Khoảng 40% số loài cá nước ngọt ở Nam Mỹ vẫn chưa được mô tả. Từ năm 1990 đã có 10 loài khỉ mới được phát hiện. Năm 1980, các nhà khoa học giật mình khi phát hiện ra tính đa dạng vô cùng lớn của côn trùng trong rừng nhiệt đới. Có ít nhất 6 triệu đến 9 triệu loài động vật chân khớp và có thể lên tới 30 triệu, được cho là đang cư ngụ ở vùng nhiệt đới và chỉ một phần nhỏ hiện nay được mô tả [9] Bảng 2. Số loài ước tính trên Trái Đất [5] Bản đồ chỉ ra mức độ đa dạng của một số nhóm sinh vật ở cạn phân bố toàn cầu có tính đa dạng cao nhất (thú, bò sát, lưỡng cư, và thực vật có hạt), với những ô màu đỏ biểu diễn nơi có tính đa dạng sinh học cao, tính đa dạng sinh học giảm dần cho tới màu xanh đậm biểu diễn nơi có tính đa dạng sinh học thấp hơn. Các điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới 1.3. Một số vùng giàu tính đa dạng sinh học trên Trái Đất Giàu tính ĐDSH nhất là các vùng nhiệt đới và tập trung chủ yếu là các cánh rừng nhiệt đới, các rạn san hô nhiệt đới. Rừng nhiệt đới tuy chỉ chiếm 7% diện tích bề mặt Trái đất nhưng lại chiếm tới 50%, thậm chí có thể lên tới 90% tổng số loài động thực vật của Trái đất (Mc Neely et al, 1990) [14]. - Về thực vật Đến nay đã thống kê được khoảng 90.000 loài có mặt ở vùng nhiệt đới. Vùng nhiệt đới Nam Mỹ là nơi giàu loài nhất, chiếm 1/3 tổng số loài: Brazil có 55.000 loài, Colombia có 35.000 loài, Venezuela có 15.000-25.000 loài. Vùng châu Phi kém đa dạng hơn Nam Mỹ: Tazania 10.000 loài, Camorun 8.000 loài, trong khi đó toàn bộ vùng Bắc Mỹ, Âu, Á chỉ có 50.000 loài. Xét chung, vùng nhiệt đới chiếm 2/3 con số ước tính 250.000 loài thực vật có mạch của thế giới [3]. Động vật có xương sống Tỷ lệ số loài động vật có xương sống ở cạn tìm thấy trong các rừng nhiệt đới có thể so sánh với con số này của thực vật. Số loài chim của rừng nhiệt đới ước tính là 2600, trong đó 1300 loài tìm thấy ở vùng tân nhiệt đới, 400 loài ở vùng nhiệt đới châu Phi, 900 loài ở vùng nhiệt đới châu Á. Con số này xấp xỉ 30% tổng số loài toàn cầu. Động vật không xương sống Khoảng 30 triệu loài động vật chân khớp, chiếm 96% tổng số loài trên trái đất, có thể tồn tại trong các rừng nhiệt đới Vùng Đông Nam Á có tính đa dạng cao, Đông Nam Á có tới 25.000 loài, chiếm 10% tổng số loài thực vật có hoa trên thế giới, trong đó có 40% là loài đặc hữu. Indonesia có 20.000 loài, Malaisia và Thái Lan có 12.000 loài, Đông Dương có 15.000 loài. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ ước lượng số lượng tương đối của các loài sinh vật trong các hệ sinh thái và có khoảng 80% số loài ở cạn, ở biển và đại dương có thể có tính đa dạng cao hơn. Rừng ôn đới Rừng nhiệt đới 2. Giới thiệu các trung tâm ĐDSH trên thế giới Rừng mưa Amazon Khoảng 10 % số lượng loài đã biết trên thế giới sống tại rừng mưa Amazon [10]. Nó hợp thành tập hợp lớn nhất các loài động, thực vật còn sinh tồn trên thế giới. Khu vực này là quê hương của khoảng 2,5 triệu loài côn trùng [10], hàng chục nghìn loài thực vật, và khoảng 2.000 loài chim cùng thú. Tới nay, ít nhất khoảng 40.000 loài thực vật, 3.000 loài cá, 1.294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật lưỡng cư, và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong khu vực này[10]. Khoảng 20 % loài chim trên thế giới sống trong các khu rừng mưa của Amazon. Các nhà khoa học đã mô tả khoảng 96.660-128.843 loài động vật không xương sống chỉ có tại mỗi Brazil [10]. Rạn san hô Great Barrier Reef – Kì quan thiên nhiên thế giới Vườn san hô - Great Barrier Reef là một quần thể các rạn san hô rộng lớn nhất thế giới với khoảng hơn 2.900 rạn san hô, trên dưới 940 hòn đảo lớn nhỏ, kéo dài khoảng 2.300km dọc bờ biển Đông Bắc Australia, bao phủ một vùng có diện tích xấp xỉ 345.000km2 - Great Barrier Reef tập trung tới 359 loài san hô cứng và 1/3 số lượng san hô mềm trên thế giới. Thế giới sinh vật biển - Great Barrier Reef được biết đến như “ngôi nhà” của hơn 400 loài tảo, hàng ngàn loài động vật thân mềm, 30 loài cá heo, cá voi, trên 1.500 loài cá nhiệt đới, hơn 200 loài chim, và khoảng 20 loài bò sát trong đó có cả rùa biển. - Great Barrier Reef còn là nơi sinh sản của cá voi lưng gù, và là khu vực ẩn náu lí tưởng của một số động vật đang bị đe doạ như cá nược hay rùa biển xanh (Green Sea Turtle) [6] Vùng lưu vực sông Mekong Khu vực sông Mêkông chảy qua, được gọi chung dưới tên Tiểu Vùng Sông Mêkông, nổi tiếng là một nơi cực kỳ đa đạng về mặt sinh học, với khoảng 20.000 loài cây cỏ, 1.300 loài cá, 1.200 loài chim, 800 loài rắn, ếch nhái, 430 loài động vật có vú...[18]. Nếu tính về chiều dài, dòng Mêkông là con sông có tính chất đa dạng sinh học cao nhất hành tinh, có mật độ thực vật và động vật còn dầy dặc hơn cả sông Amazon vùng Nam Mỹ. Cầy hoa – Việt Nam Sếu đầu đỏ 3. Tính đa dạng sinh học ở Việt Nam và chức năng của nó 3.1. Tính đa dạng sinh học ở Việt Nam - (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật. - là 1 trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú 11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật 3.000 loài vi sinh vật, Nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, Vooc chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống cũng đã được mô tả [7]. Biển Việt Nam được công nhận là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển, 20 vùng biển giàu hải sản trên thế giới. Phân chia tính đa dạng sinh học của Việt Nam theo các cấp độ * Đa dạng hệ sinh thái Hệ sinh thái đất ngập nước Hệ sinh thái đất ngập nước có 39 kiểu, bao gồm: - Đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu + Đất ngập nước ven biển 11 kiểu + Đất ngập nước nội địa 19 kiểu - Đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu Hệ sinh thái biển - Có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, - Trong vùng biển có khoảng 11.000 loài sinh vật - Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc phức tạp, thành phần loài phong phú. Hệ sinh thái rừng Một số hệ sinh thái điển hình: rừng trên núi đá vôi, rừng rụng lá và nửa rụng lá, rừng thường xanh núi thấp, núi trung bình, núi cao… [4] * Đa dạng loài Bảng 4. Thành phần loài đã xác định được ở Việt Nam [11] * Đa dạng nguồn gen: Các giống cây trồng đã thống kê được 802 loài phổ biến thuộc 79 họ Bảng 5. Các loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam Bảng 6. Các giống vật nuôi chủ yếu ở Việt Nam Bản đồ về các trung tâm đa dạng sinh học ở Việt Nam, Lào và Campuchia 3.2. Chức năng của ĐDSH ở Việt Nam 3.2.1. Những giá trị kinh tế trực tiếp a/ Giá trị cho tiêu thụ: Bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và các loại sản phẩm khác cho các mục tiêu sử dụng như tiêu dùng cho gia đình và không xuất hiện ở thị trường trong nước và quốc tế. Trên 5.000 loài được dùng cho mục đích chữa bệnh ở Việt Nam. b/ Giá trị sử dụng cho sản xuất: Là giá bán cho các sản phẩm thu lượm được từ thiên nhiên trên thị trường trong nước và ngoài nước. Ở vùng nông thôn Việt Nam, >70% nguồn nhiên liệu là từ thực vật. Giá trị thủy sản xuất khẩu đạt 2 tỷ USD [12].... 3.2.2. Những giá trị kinh tế gián tiếp Những giá trị kinh tế gián tiếp là những khía cạnh khác của đa dạng sinh học như các quá trình xảy ra trong môi trường và các chức năng của hệ sinh thái là những mối lợi không thể so đếm được và nhiều khi là vô giá. Điều hoà khí hậu Phân huỷ các chất thải - Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là một ngành du lịch không khói đang dần dần lớn mạnh tại nhiều nước đang phát triển, nó mang lại khoảng 12 tỷ đôla năm trên toàn thế giới. Riêng ở Việt Nam, giá trị do ngành du lịch sinh thái mang lại năm 2009 khoảng 34.015 tỷ đồng. Bảo vệ tài nguyên đất và nước Giá trị giáo dục và khoa học - Quan trắc môi trường: những loài đặc biệt nhạy cảm với những chất độc có thể trở thành hệ thống chỉ thị báo động rất sớm cho những quan trắc hiện trạng môi trường. - Thiên nhiên có những giá trị tinh thần và thẩm mỹ vượt xa giá trị kinh tế của nó 4. Ví dụ về một dự án có liên quan tới Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên đã thực hiện ở Việt Nam Dự án thành lập khu bảo tồn Vườn Quốc gia Bạch Mã * Vị trí địa lý: 16005’ – 160015’ vĩ độ Bắc 107043’- 107053’ kinh độ Đông * VQG Bạch Mã và vùng đệm nằm trên địa phận hành chính của 9 xã và 2 thị trấn thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. * VQG Bạch Mã có diện tích 22.031 ha, được thành lập ngày 15/07/1991 theo quyết định 214 QĐ/CT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) * Đa dạng sinh học ở VQG Bạch Mã [12] - Về thực vật: Các nhà khoa học đã ghi nhận được ở vườn quốc gia Bạch Mã có 2.147 loài thực vật, trong đó: + Nấm lớn: 332 loài, thuộc 132 chi, 55 họ trong đó có 12 loài mới cho khu hệ nấm lớn ở Việt nam. + Khuyết thực vật (gồm dương xỉ và các nhóm thân cận): Gồm 180 loài thuộc 73 chi, 28 họ của 4 ngành khuyết thực vật. Trong đó cây làm thuốc: 39 loài; cây làm cảnh: 10 loài; cây ăn được: 10 loài; cây lấy sợi: 2 loài; cây thuốc độc: 1 loài. + Thực vật có hạt: gồm 1.548 loài thuộc 703 chi, 165 họ của 2 ngành thực vật (Hạt trần: 21 loài, 11 chi, 7 họ; Hạt kín: 1.448 loài, 155 họ, 669 chi). Trong đó có: Cây cho tinh dầu: 94 loài Cây làm thuốc nhuộm: 1 loài Cây làm thức ăn, lương thực, nuôi gia súc: 187 loài Cây cho sợi: 35 loài Cây làm thuốc: 810 loài Cây độc: 13 loài Cây làm cảnh: 121 loài Đặc biệt có 185 loài là đặc hữu của Việt Nam và 54 loài quý hiếm được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam: Nấm: 10 loài Thực vật bậc cao có bào tử: Rêu: 11 loài đặc hữu của Việt Nam và Dương xỉ có 19 loài đặc hữu của Việt Nam, 2 loài trong sách Đỏ Việt Nam. Thực vật bậc cao có hạt: Đặc hữu Việt Nam có 155 loài, nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 42 loài. - Về động vật: Gồm có 1.483 loài, thuộc 917 giống, 240 họ, 51 bộ, thuộc 6 lớp động vật, trong đó: + Lớp Côn trùng: 894 loài, 580 giống, 125 họ, 17 bộ + Lớp Cá xương: 57 loài, 48 giống, 17 họ, 6 bộ + Lớp Ếch nhái: 21 loài, 7 giống, 5 họ, 1 bộ + Lớp Bò sát: 31 loài, 24 giống, 10 họ, 2 bộ + Lớp Chim: 358 loài, 186 giống, 55 họ, 15 bộ + Lớp Thú: 132 loài, 72 giống, 28 họ, 10 bộ Đặc biệt có 4 loài là đặc hữu hẹp của Bạch Mã, 22 loài là đặc hữu của Việt Nam. Các loài quý hiếm có 73 loài được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Cụ thể: * Chim: Đặc hữu (Endemic): của Bạch Mã và các vùng phụ cận: 4 loài Quý hiếm (Rare): 37 loài * Thú: Đặc hữu Việt Nam và Đông Dương: 16 loài Quý hiếm: Sách Đỏ Thế giới (IUCN, 2000): 17 loài Sách Đỏ Việt Nam: 41 loài CITES: 24 loài NĐ 48/2002/NĐ-CP: 36 loài * Ếch nhái – bò sát Đặc hữu Việt Nam: 6 loài Quý hiếm (Sách Đỏ Việt Nam): 11 loài * Cá: 3 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam Rừng mây mù Rừng thượng nguồn Tả Trạch Rừng Chò Chai Rừng thường xanh trên núi cao Rừng hỗn giao cây lá rộng và lá kim Rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới CÁC KIỂU RỪNG CỦA VQG BẠCH MÃ Chóc tÊt c¶ c¸c b¹n khoÎ m¹nh vµ ®¹t nhiÒu thµnh tÝch trong mäi c«ng t¸c
Tài liệu liên quan