Đặc điểm các thể loại báo chí

Khái niệm: Tin tức là thể loại báo chí cơ bản, ngắn gọn nhất, cô đúc nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được thể hiện bằng chữ, bằng lời, bằng hình ảnh để phản ánh những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra có tầm quan trọng đối với xã hội, nhằm thúc đẩy và cải tạo xã hội. Đặc điểm: So với tất cả các thể loại khác, tin là thể loại phổ biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, tính xác thực của báo chí trong việc phản ánh sự kiện mới. Nói cách khác thể loại tin có nhiệm vụ thông tin, thông báo kịp thời nhất về những sự việc, sự kiện thời sự mới nhất, dưới một hình thức đơn giản nhất, ngắn gọn nhất.

pdf32 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 13255 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm các thể loại báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM CÁC THỂ LOẠI BÁO CHÍ I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM THỂ LOẠI THUẦN TÚY THÔNG TIN 1. Tin Khái niệm: Tin tức là thể loại báo chí cơ bản, ngắn gọn nhất, cô đúc nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được thể hiện bằng chữ, bằng lời, bằng hình ảnh để phản ánh những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra có tầm quan trọng đối với xã hội, nhằm thúc đẩy và cải tạo xã hội. Đặc điểm: So với tất cả các thể loại khác, tin là thể loại phổ biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, tính xác thực của báo chí trong việc phản ánh sự kiện mới. Nói cách khác thể loại tin có nhiệm vụ thông tin, thông báo kịp thời nhất về những sự việc, sự kiện thời sự mới nhất, dưới một hình thức đơn giản nhất, ngắn gọn nhất. Nói đến tin là nói đến sự kiện. Sự kiện là đối tượng nhận thức, đối tượng phản ánh của thể loại tin đồng thời là nội dung của tin. Tuy nhiên tin không phải là sự kiện, nó chỉ là một cách phản ánh về sự kiện đó. Mối liên hệ giữa chúng là cái này có khả năng và nhiệm vụ phản ánh cái kia. Không phải chỉ có tin mới được phản ánh sự kiện, mà bất cứ thể loại báo chí nào cũng có liên quan chặt chẽ đến sự kiện hoặc bắt đầu từ sự kiện. Không phải mọi sự kiện đều trở thành đối tượng phản ánh của tin. Tin chỉ quan tâm đến các sự kiện thời sự cấp bách, đó là những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra hoặc mới phát hiện được... Sự kiện thời sự cấp bách thường tập trung phản ánh thời điểm bắt đầu và kết thúc của một quá trình vận động phát triển của những sự kiện có quy mô lớn hơn. Sự khác biệt về phương diện thể loại của tin với các thể loại báo chí khác là ở chổ: nó có cách thức riêng trong việc phản ánh những sự kiện thời sự. Chính điều đó đã tạo ra những điểm khác biệt về nội dung và hình thức của thể loại. Tin bám sát những sự kiện mới một cách nhạy bén và phản ánh sự kiện ở những thời điểm tiêu biểu, đỉnh cao như sự mở đầu, kết thúc hoặc ở những thời điểm mà sự kiện bộc lộ thêm những tính chất mới. Tin không phản ánh sự kiện một cách đầy đủ theo tiến trình, diễn biến mà chỉ thông báo về sự kiện một cách kịp thời ở những thời điểm tiêu biểu – nơi sự kiện bộc lộ bản chất của nó rõ nhất, tin phản ánh sự kiện giống như những “lát cắt”. Tin trả lời những câu hỏi cơ bản một cách đặc biệt ngắn gọn. Trước hết nó tập trung vào năm câu hỏi đầu tiên là: What (cái gì?), Who (ai?), When (khi nào?), Why (tại sao?), Where (ở đâu?) và How (thư thế nào?), ngoài ra còn có thêm Which ( với ai?) Tóm lại, tin tức là phải nhanh chóng, kịp thời, ngắn gọn, cô đọng và phản ánh cái mới. 2. Ghi nhanh Khái niệm: “Ghi nhanh là một thể kí báo chí nhạy bén trong việc phản ánh những sự kiện nỗi bật vừa xuất hiện, thông qua vai trò của nhân vật trần thuật nhằm cung cấp ngay lập tức cho công chúng một phác thảo đa diện về cái thời điểm ban đầu sinh động nhất của sự kiện với những chi tiết tiêu biểu nhất, gây ấn tượng nhất và sự chứng kiến trực tiếp của các nhân chứng.” Đặc điểm: Đối tượng phản ánh của ghi nhanh là những sự kiện quan trọng, vì vậy ghi nhanh cần sắc sảo, nhanh nhạy, phản ánh ngay lập tức. Đó là những điều vượt ra ngoài cái thông thường, tươi mới và hấp dẫn, cái đã và đang sẽ xảy ra. Bằng việc dựng lên một phác thảo đa diện về cái thời điểm ban đầu sinh động nhất của sự kiện đó, ghi nhanh có thể thỏa mãn được nhu cầu hiểu biết sự kiện ngay từ giây phút đầu tiên của công chúng, với những thông tin ban đầu còn nguyên vẹn hơi thở nóng bỏng của sự kiện. Ghi nhanh là một trong những thể loại có khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự một cách nhạy bén nhất, cơ động nhất. Ngoài khả năng thông tin xác thực, tác phẩm ghi nhanh còn có ít nhiều khả năng thông tin lý lẽ và thông tin thẩm mỹ. Tuy nhiên do phải thông tin nhanh nên những chi tiết mà ghi nhanh đem đến cho công chúng thường chỉ dừng lại ở diện mạo bên ngoài. Ghi nhanh không thể trình bày sự kiện một cách đầy đủ, tường tận về sự kiện như thể loại tường thuật, cũng không có đủ điều kiện để đi sâu cắt nghĩa nguyên nhân, lý giải diễn biến để rút ra những kết luận như phóng sự mà chỉ giới thiệu toàn diện thông qua những chi tiết nỗi bật nhất, điển hình nhất đem đến cho công chúng một phác thảo, tạo ra cái nhìn ban đầu tương đối bao quát, sinh động về sự kiện vừa mới xảy ra. Ghi nhanh khi phản ánh sự kiện thường thông qua cái tôi trần thuật, một nhân chứng khách quan. Cái tôi của tác giả phải hết sức năng động, hoạt bát xông xáo và đầy sáng tạo. Tác giả vừa là người trực tiếp chứng kiến, đồng thời còn phải là người trực tiếp tham gia sự kiện hoặc hoà nhập vào sự kiện đó. Chỉ có như vậy tác phẩm mới tạo ra được khả năng thuyết phục công chúng về những điều mà tác giả tin tưởng và bảo vệ. Để có thể có được một phác thảo của sự thật, tác giả viết ghi nhanh ngoài việc sử dụng những chi tiết có khả năng khái quát còn tái hiện lại những cuộc phỏng vấn chớp nhoáng của mình đối với các nhân chứng được lựa chọn từ những đối tượng khác nhau, có góc nhìn khác nhau sẽ tạo ra cho tác phẩm một phác thảo đa diện về sự kiện và điều đó làm cho tác phẩm càng thêm sinh động, mang tính khách quan hơn. Tất nhiên, tác giả phải là người thẩm định cuối cùng trước sự thật và như vậy, cái tôi trần thuật phải nhập cuộc, phải tham gia trực tiếp vào sự kiện để chọn lọc chi tiết nào tiêu biểu nhất, phản ánh đúng bản chất của sự thật. Tác giả ghi nhanh phải là người có khả năng khám phá, phát hiện và sáng tạo trong khi thực hiện bài viết của mình. Như vậy, xét về khía cạnh hình thức kết cấu của tác phẩm ghi nhanh, cái tôi trần thuật là nhân tố có vai trò quyết định trong việc liên kết các dữ kiện. Sự "chặt chẽ, sắc sảo" của tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của cái tôi đó. Điều quan trọng nhất là ở chỗ: tác giả có chọn được một sự kiện tiêu biểu mang nhiều ý nghĩa hay không và trình bày những chi tiết, dữ kiện của sự kiện ấy như thế nào để công chúng có được một phác thảo về cái thời điểm ban đầu sinh động nhất của sự kiện đó... Kết cấu của ghi nhanh co giãn, linh hoạt mang tính bút pháp và nhiều thể loại vừa sinh động sắc sảo lại mang tính văn học. Ghi nhanh sử dụng bút pháp tổng hợp, bao gồm tả, thuật kết hợp với những cuộc phỏng vấn gắn xoáy vào những chi tiết nỗi bật của sự kiện. Ngoài ra, tác giả còn có thể sử dụng kết hợp nhiều thủ pháp khác như liên tưởng, hồi tưởng, trình bày số liệu hoặc viện dẫn chứng những chi tiết khác để góp phần làm sáng tỏ sự kiện. Tác phẩm ghi nhanh thường tuân theo một kết cấu đặc trưng gồm ba phần chính: Nêu sự kiện trung tâm (thời điểm, hoàn cảnh, tính chất, ý nghĩa và có thể là cả những câu hỏi hoặc vấn đề đặt ra...) Minh hoạ, soi sáng sự kiện từ những góc độ khác nhau (thông qua các chi tiết tiêu biểu, điển hình, phản ánh đúng bản chất của sự kiện. Trong đó đặc biệt chú ý đến những cuộc phỏng vấn ngắn đối với các nhân chứng trực tiếp liên quan đến sự kiện). Tóm lược những nét chính, khẳng định hoặc nhấn mạnh ý nghĩa những vấn đề mà sự kiện đã đặt ra. Ba phần nêu trên tạo thành một mô hình kết hợp giữa diễn dịch và quy nạp. Tuy nhiên, tuỳ theo tính chất, tầm quan trọng của mỗi sự kiện và sự thẩm định của tác giả trước sự kiện đó mà mỗi phần trong kết cấu nói trên có thể được co ngắn hay nhấn mạnh để làm nổi bật chủ đề bài viết. Ngôn ngữ độc đáo, dễ hiểu và có sức biểu cảm cao. Ngôn ngữ của ghi nhanh có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ thông tin thời sự và ngôn ngữ giàu tính chất văn học. Tóm lại, Ghi nhanh là một thể Ký báo chí nhạy bén trong việc thông tin thời sự về những sự kiện (hoàn cảnh, tình huống...) vừa mới nảy sinh. Bằng việc đem đến cho công chúng một phác thảo ban đầu của sự kiện, nó thoả mãn nhu cầu thông tin ngay lập tức của công chúng. Tuy nhiên, khả năng thông tin thời sự cũng tạo ra những giới hạn nhất định đối với thể loại này trong việc phản ánh hiện thực. Nhìn chung ghi nhanh không có khả năng trả lời hết được những câu hỏi mà sự kiện sinh ra. Là một thể loại xung kích, cũng như tin, ghi nhanh tạo tiền đề cho những thể loại khác đi sâu vào phản ánh sự kiện. 3. Tường thuật Khái niệm: “Tường thuật là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông tấn, trong đó nhà báo thuật, tả, bình một cách tường tận, chi tiết sinh động diễn biến của một sự kiện quan trọng xảy ra bằng cách chứng kiến hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình diễn ra sự kiện đó.” Đặc điểm: Tính thời sự và trực tiếp: đặc điểm này cho thấy người làm tường thuật phải có mặt tại nơi xảy ra sự kiện. Điều đó cho phép bài tường thuật như một bản sao tức thời về sự kiện đó. Bằng thế mạnh của ngôn ngữ, cảm xúc, cảm hứng, quan sát trực tiếp và kết hợp cả ba phương pháp thuật, tả, bình quá trình diễn biến của sự kiện một cách chân thực, sinh động và hấp dẫn. Nếu so sánh với tin là thể loại có khả năng thông báo, phản ánh sự kiện đơn lẻ trên diện rộng của đời sống xã hội thì tường thuật có ưu thế hơn trong việc trình bày một cách tỉ mỉ, chi tiết và sâu sắc diễn biến của sự kiện. Ưu thế này làm cho công chúng có thể hình dung tương đối đầy đủ như thể họ đang có mặt, đang được tân mắt chứng kiến sự kiện đó. Tin thỏa mãn công chúng bằng những thông báo mới nhất về sự kiện đó, còn tường thuật lại đáp ứng nhu cầu muốn biết sự kiện một cách trực tiếp, nóng hổi và đầy đủ. Đặc biệt tường thuật trực tiếp của phát thanh truyền hình công chúng còn thấy được hình ảnh sống động, nghe được âm thanh náo nhiệt của hiện trường, nghe được lời nói của phóng viên, phát thanh viên và nhân vật. Những yếu tố đó làm cho công chúng hòa nhập, cuốn hút vào diễn biến sự kiện, đảm bảo tiếp nhận sự kiện một cách đầy đủ và hào hứng. Tính thời sự và trực tiếp là một trong nhưng thế mạnh của tường thuật so với các thể loại báo chí khác. Tính tổng hợp: tường thuật là sự kết hợp một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo yếu tố ngắn ngọn, cô đúc, súc tích của tin, tư liệu xác thực có hệ thống và lý lẽ chặt chẽ, hùng hồn của bình luận hay xã luận, yếu tố cảm xúc, hình ảnh, ngôn ngữ của phóng sự, ký sự hay tiểu phẩm... Tính tổng hợp của tường thuật còn thể hiện ở sự hấp dẫn bởi hai yếu tố: Một là sự chắt lọc, kết tinh những tài liệu thực tế mà người tường thuật thu thập được; hai là văn phong bút pháp, hình ảnh và cảm xúc của tác giả. Ngoài ra trong quá trình tường thuật nhà báo có thể cung cấp bức tranh sinh động về sự kiện bằng cách sử dụng các số liệu, tư liệu, hồi ký và các thông tin khác có liên quan đến sự kiện để làm nỗi bật ý nghĩa của vấn đề. Như vậy, tường thuật là sự hội tụ lượng thông tin phong phú, đa dạng về một sự kiện. Thể loại này mang lại cho công chúng sự liên tưởng và hình dung toàn vẹn về một sự kiện. Tính sáng tạo và nghệ thuật: đây là một trong những đặc điểm nỗi bật của tường thuật. Tính nghệ thuật thể hiện trước hết ở chổ sự kiện được thuật lại một cách sinh động, xác thực và khách quan với thời gian và không gian nhất định. Tính sáng tạo thể hiện ở chỗ người tường thuật phải trình bày được tư tưởng cốt lõi của sự kiện đã và đang diễn ra như một bức tranh sinh động. Tường thuật là sự diễn tả, thuật lại qua lăng kính của người tường thuật để truyền đạt một ý tưởng nào đó theo mục đích nhất định. Tính sáng tạo ở đây không phải là sự bịa đặt, suy diễn tô hồng hay hư cấu mà là sự phát hiện, chắt lọc lựa chọn chi tiết, số liệu, hiện tượng, hình ảnh, nhân vật trong diễn biến sự kiện để truyền đạt cho công chúng. Sáng tạo trong báo chí là sáng tạo theo tư duy thực chứng, khách quan, trên cơ sở sự thật của đời sống. Sự kiện diễn biến theo tiến trình: tường thuật bám sát quá trình diễn biến của sự kiện theo tiến trình phát sinh, phát triển và kết thúc để phản ánh, thuật, tả và bình theo ý đồ của người tường thuật hay cơ quan báo chí. Trong một số trường hợp đặc biệt, do sự kiện có quá nhiều chi tiết, tác giả bài tường thuật có thể sắp xếp lại, lựa chọn hoặc loại bớt một số chi tiết không cần thiết của sự kiện sao cho lôgic, hợp lý để công chúng hình dung về sự kiện hơn. Tuy nhiên thao tác này phải đảm bảo tính chân thực của sự kiện và duy trì được trình tự chính của sự kiện. Tóm lại, tường thuật là phản ánh những sự kiện quan trọng, đặc sắc có ý nghĩa thời sự được nhiều người quan tâm đón đọc. Bày tỏ quan điểm của mình nhằm định hướng thông tin, tư tưởng và hướng dẫn dư luận xã hội. Sự kiện nỗi bật trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội, liên quan mật thiết đến đời sống dân cư. Thông qua sự việc thông tin tường tận theo diễn biến sự kiện, đảm bảo đúng trật tự như sự kiện diễn ra. Tuyệt đối không được thêm bớt một số tình tiết nào. Bám sát làm rõ những biến cố chính xảy ra, những nhân vật chính của sự kiện, làm rõ môi trường, quan sát theo dõi từ đầu cho đến kết thúc sự kiện. 4. Phóng sự Khái niệm: “Phóng sự là một thể tài báo chí, phản ánh những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc quan tâm. Phóng sự có thể viết bằng các bút pháp mang tính văn học. Trong phóng sự có nhân vật và cái tôi trần thuật. Phóng sự giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn sự việc và chia sẽ được với tác giả những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.” Đặc điểm: Cũng như các thể loại báo chí khác, phóng sự có mục đích cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tâm theo dõi. Ngoài việc thông tin thời sự về người thật việc thật trong một quá trình phát sinh phát triển, phóng sự còn cố gắng thẩm định hiện thực và trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Ví dụ: phóng sự “ Tôi kéo xe” của Tam Lang đã phản ánh cuộc đời cực nhọc của người phu kéo xeNhững phóng sự xã hội đề cập đến những vấn đề như: Tham nhũng, buôn lậu, ma túytrong báo chí hiện đại qua các phóng sự của Xuân Ba, Huỳnh Dũng Nhân, Đỗ Doãn Hoàng” Tính đặc trưng trong việc phản ánh sự thực của phóng sự ở chỗ tác giả phải là người tận mắt chứng kiến sự việc hoặc tự mình tìm hiểu vấn đề thông qua những nhân chứng đáng tin cậy. Không chỉ dừng lại trong việc phản ánh một hiện tượng, một sự kiện đơn lẻ mà phóng sự còn trình bày một chuỗi các sự kiện. Các sự kiện, sự việc được đặt ra trong tiến trình lịch sử, quá trình phát sinh phát triển khiến người đọc dễ dàng theo dõi và nắm bắt được vấn đề. Viết phóng sự phải có nhân vật. Phóng sự là một thể tài của báo chí nhưng lại gần gủi với văn học, thường viết về những vấn đề của xã hội và viết về những con người trong một hoàn cảnh điển hình. Trong một chuẩn mực nào đó, những nhân vật này đều có số phận, hoàn cảnh riêng. Một bài phóng sự không có nhân vật thì chưa phải là phóng sự, không thể để tác giả nói mà hãy để cho nhân vật được nói. Bạn đọc muốn biết số phận của nhân vật từ câu chuyện và hình ảnh của chính họ. Vai trò của cái tôi trần thuật trong phóng sự. Trong phóng sự, cái tôi trần thuật đóng vai trò rất quan trọng. Đó là cái tôi vừa lôgíc, lý trí, giàu lý lẽ và trong chừng mực nào đó còn sử dụng sức mạnh của cảm xúc thẩm mỹ. Cái tôi – tác giả trong phóng sự vừa là người dẫn chuyện, người trình bày, người lý giải, người kết nối các dữ kiện mà tác phẩm đề cập tới. Ở một khía cạnh khác, cái tôi trần thuật còn góp phần tạo ra giọng điệu của tác phẩm. Xuất phát từ đối tượng miêu tả nhằm thẩm định đối tượng đó, giọng điệu của phóng sự rất sinh động. Khi nghiêm túc, lý lẽ, lúc hài hước, châm biếm khi lại tràn đầy cảm xúc. Thực chất cái tôi tác giả trong phóng sự là sự pha trộn của nhiều cái tôi: cái tôi nhân chứng, cái tôi trần thuật, cái tôi thẩm định và cái tôi cảm xúc. Những cái tôi này không tách bạch riêng rẻ mà xen kẻ một cách hài hòa và uyển chuyển, tạo nên những giá trị cho tác phẩm phóng sự. Không có sự tách bạc rạch ròi nào giữa những cái tôi trong một phóng sự mà chỉ có sự nổi trội của yếu tố này hay yếu tố khác trong cái tôi đó. Các yếu tố này luôn kết hợp chặt chẽ với nhau. Nhờ sự kết hợp linh hoạt giữa các yếu tố này mà bức tranh của hiện thực được tái hiện xác thực, sống động, sắc nét, chuyển tải được chủ đề tư tưởng theo góc độ nhìn nhận và quan điểm của người viết, có chiều sâu nội tâm và quan điểm của tác giả. Phóng sự sử dụng bút pháp sinh động, linh hoạt, giàu hình ảnh, gần với văn học. Phóng sự là thể tài duy nhất có thể trình bày một bức tranh vừa có tính khái quát vừa chi tiết vừa cụ thể về một hiện thực đa dạng, bề bộn, đồng thời lý giải những vấn đề đặt ra từ hiện thực ấy một cách thỏa đáng. Trong tác phẩm phóng sự, tác giả vẫn có thể sử dụng bút pháp vừa là thông tin thời sự vừa thông tin thẩm mỹ để tạo ra giọng điệu đa thanh. Phẩm chất văn học trong phóng sự không phải là cách tác giả thêm thắt vào trong tác phẩm mà phẩm chất đó tồn tại ngay trong hiện thực, có biết bao nhiêu là sự kiện, cuộc đời đầy kịch tính, đầy sống động. Phóng sự sử dụng bút pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận. Miêu tả, tường thuật là những bút pháp được sử dụng ngay từ khi những phóng sự đầu tiên ra đời. Nó giúp người đọc cảm nhận, hình dung được sự kiện, con người lồ lộ như đang hiển hiện trước mắt họ. Sự miêu tả dẫn dắt người đọc tới gần sự kiện hơn. Chính vì vậy mà phóng sự có ưu thế cung cấp thông tin cho người đọc một cách chi tiết, đầy đủ nhất. Phóng sự có tính văn học. Tính văn học trong phóng sự là cách hành văn. Nhưng còn các thủ pháp văn học cũng phải biết dùng sao cho đúng. Biết tường thuật khi cần tường thuật, biết miêu tả khi cần miêu tả. Sử dụng văn học trong phóng sự là sử dụng ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật sao cho linh hoạt, sinh động, giàu hình ảnh. Như vậy, phóng sự là một thể tài báo chí quan trọng nhất với khả năng thông tin thời sự về người thật, việc thật một cách sâu sắc trong quá trình diễn biến. Vừa thông tin sự kiện, phóng sự còn có khả năng thông tin lý lẽ, thông tin thẩm mỹ. Chính sự kết hợp giữa các yếu tố đó đã tạo cho phóng sự một khả năng riêng trong việc phản ánh hiện thực, nó có thể thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và khám phá hiện thực của công chúng. 5. Điều tra Khái niệm: Điều tra là một thể loại báo chí nằm trong nhóm các thể loại báo chí chính luận. Theo từ điển Tiếng Việt, in năm 1992 của Trung tâm từ điển ngôn ngữ viết: “Điều tra là tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật”. Đặc điểm: Về nội dung: Điều tra làm sáng tỏ những vấn đề đang gây ra nhiều ý kiến, nhiều cách thể hiện khác nhau để giúp cho độc giả có câu trả lời đúng nhất, cách nhìn xác thực nhất. Do có nhiệm vụ trả lời nên tác phẩm điều tra phải có cấu trúc chặt chẽ bằng sự phối hợp của các luận đề – luận cứ – luận điểm. Về hình thức: Bài điều tra thường có dung lượng lớn, tuỳ thuộc vào tính chất của nội dung. Có bài chỉ độ 500 – 700 chữ, nhưng cũng có bài phải đăng đến vài kỳ báo. Nhìn chung dung lượng bài điều tra thường lớn hơn các thể loại khác. Ngôn ngữ xác thực, đơn nghĩa, mang tính chính luận. Tác giả xuất hiện là “cái tôi nhân chứng” Vai trò của sự kiện trong bài điều tra: Đề cập đúng vấn đề nóng hổi mà mọi người quan tâm, nêu lên những câu trả lời là mối băn khoăn của nhiều người. Trình bày phân tích các sự kiện mới mẽ và có sức thuyết phục. Là hiện tượng có quy mô lớn nỗi bật và tập trung, phân tích gọn gàng cô đúc phản ánh chính xác hiện tượng. Điều tra phê bình để công khai tội ác, làm bẩn đục đời sống. Thiếu những phân tích sự kiện cụ thể thì không thể có những nội dung cụ thể và không thể thuyết phục được công chúng. Tác giả Trần Quang cho rằng: “Điều tra là một thể loại chính luận báo chí phản ánh tương đối đầy đủ quá trình liên kết nhiều sự kiện có quan hệ nhân quả theo một chủ đề mà trong đó các dữ kiện được sắp xếp một cách lôgíc nhằm làm rõ sự thật của vấn đề mà công chúng đang quan tâm” . Đối với đặc trưng của điều tra, tác giả khẳng định tính chất nóng hổi và bức xúc của đề tài trong bài điều tra và đồng tình với tác giả Đức Dũng khi nêu ra đặc trưng: Tính hệ thống và tính lôgíc trong lập luận và trình bày chứng cứ. Phương pháp thể hiện
Tài liệu liên quan