Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ

Tóm tắt. Kon Tum là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của vùng Tây Nguyên. Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi. Ngoài ra còn có cao nguyên bazan, thung lũng địa hào, đồi bóc mòn và đồng bằng bóc mòn chân núi. Kết quả thành lập bản đồ địa mạo đã chia được 21 kiểu địa hình thuộc 5 nhóm nguồn gốc khác nhau. Kết hợp giữa bản đồ địa mạo với các bản đồ trắc lượng hình thái khác (bản đồ độ dốc, bản đồ chia cắt sâu và bản đồ chia cắt ngang); lãnh thổ tỉnh Kon Tum được chia thành 2 vùng địa mạo, 6 phụ vùng và đề xuất sử dụng lãnh thổ theo các đơn vị phụ vùng địa mạo.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2015-00024 Natural Sci. 2015, Vol. 60, No. 4, pp. 168-176 This paper is available online at Ngày nhận bài: 8/5/2014. Ngày nhận đăng: 27/3/2015. Tác giả liên lạc: Trương Phương Dung, địa chỉ e-mail: vdlphuongdungtruong@gmail.com 168 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO TỈNH KON TUM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG LÃNH THỔ Uông Đình Khanh, Đặng Xuân Phong, Trương Phương Dung và Bùi Quang Dũng Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tóm tắt. Kon Tum là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của vùng Tây Nguyên. Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi. Ngoài ra còn có cao nguyên bazan, thung lũng địa hào, đồi bóc mòn và đồng bằng bóc mòn chân núi. Kết quả thành lập bản đồ địa mạo đã chia được 21 kiểu địa hình thuộc 5 nhóm nguồn gốc khác nhau. Kết hợp giữa bản đồ địa mạo với các bản đồ trắc lượng hình thái khác (bản đồ độ dốc, bản đồ chia cắt sâu và bản đồ chia cắt ngang); lãnh thổ tỉnh Kon Tum được chia thành 2 vùng địa mạo, 6 phụ vùng và đề xuất sử dụng lãnh thổ theo các đơn vị phụ vùng địa mạo. Từ khóa: Kon Tum, cao nguyên, đồng bằng bóc mòn chân núi. 1. Mở đầu Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 9.689,61 km2, chiếm 17,7% diện tích Tây Nguyên và 2,92% diện tích toàn quốc. Dân số trung bình toàn tỉnh là 473.253 người (năm 2013) chiếm 8,58% dân số Tây Nguyên và 0,51% dân số toàn quốc [1]. Nằm ở ngã ba Đông Dương có chung đường biên giới với hai nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia dài 280,7 km và cửa khẩu Quốc tế Bờ Y thông thương với Lào. Ngoài ra còn tiếp giáp với các tỉnh trong nước bao gồm Quảng Nam ở phía Bắc, Quảng Ngãi ở phía Đông và Gia Lai ở phía Nam. Mặt khác nằm đầu dãy Trường Sơn Nam, núi non hiểm trở bao quanh, tỉnh Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về mặt quốc phòng đối với vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Kon Tum cũng là lãnh thổ có sự phong phú và đa dạng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. Đáng chú ý là nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, đa dạng sinh học, khoáng sản cho phát triển, kinh tế - xã hội và đời sống dân cư trong tỉnh. Một trong những khó khăn của Kon Tum chính là phần lớn địa hình là núi non hiểm trở, bị chia cắt bởi các dãy núi, thung lũng và sông suối; địa hình đất dốc, tai biến liên tục xảy ra nên khó khăn cho sản xuất và giao thông. Vấn đề đặt ra là sử dụng địa hình Kon Tum như thế nào cho phát triển kinh tế vừa đạt hiệu quả, vừa đảm bảo tính bền vững của lãnh thổ. Chính vì vậy trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả mong muốn thông qua phân tích yếu tố địa hình, đặc điểm trắc lượng hình thái địa hình tỉnh Kon Tum và bước đầu đề xuất một số kiến nghị sử dụng địa hình Kon Tum cho mục đích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ 169 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đặc điểm chung của địa hình tỉnh Kon Tum 2.1.1. Sơn văn và mạng lưới thủy văn Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn Nam, địa hình thấp dần từ phía Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình tỉnh Kon Tum khá đa dạng. - Địa hình núi: chiếm 3/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những khối và dãy núi có độ dốc rất lớn. Các núi ở tỉnh Kon Tum cấu tạo chủ yếu bởi đá biến chất trên nền lục địa cổ. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía Bắc - Tây Bắc chạy sang phía Đông tỉnh Kon Tum. Khối núi cao nhất là Ngọc Linh có đỉnh cao 2.598 m. Ngoài ra, còn có một số ngọn núi như: Ngọc Bôn Sơn (1.939 m), Ngọc Kring (2.066 m) với địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối dốc. - Địa hình cao nguyên: có cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh. Đây là cao nguyên nhỏ có độ cao 1100 - 1300 m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với lớp phủ bazan trên mặt bị phân cắt mạnh tạo nên địa hình dạng đồi kéo dài với độ cao tương đối 50 - 70 m, bề mặt bazan bị laterit mạnh. - Địa hình đồi: tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía Tây và thấp dần về phía Tây Nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chư Mom Ray. - Địa hình thung lũng: có thung lũng Kon Tum nằm dọc theo sông Pô Kô, dạng lòng máng thấp dần về phía Nam. Dọc theo thung lũng có những dãy đồi lượn sóng như ở Đăk Uy, Đăk Hà và nhiều chỗ bề mặt khá bằng phẳng như khu vực thành phố Kon Tum. Ngoài ra có thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía Đông chạy dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia. Hệ thống sơn văn của Kon Tum đã quyết định cơ bản đến hệ thống mạng lưới thủy văn của tỉnh. - Kon Tum là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về duyên hải miền Trung nước ta qua các tỉnh Gia Lai, Quảng ngãi, Quảng Nam. Là nơi bắt nguồn của các con sông Vệ, sông Trà Khúc, Hà Giao chảy về tỉnh Quảng Ngãi; sông Thu Bồn chảy về tỉnh Quảng Nam và sông Ba chảy qua các huyện Kon Plông, Kon Rẫy (Kon Tum), qua tỉnh Gia Lai, Phú Yên đổ ra Biển Đông. - Kon Tum cũng là thượng nguồn của sông Sê San đổ về sông Mê Kông trên lãnh thổ Campuchia. Sông Sê San bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Kon Tum, là hợp lưu của các nhánh sông Krông Pôkô, Đakbla và sông Sa Thầy. Lưu vực sông có diện tích 11.450 km2, trong đó 85% diện tích thuộc tỉnh Kon Tum [2]. Sông mang tính chất miền núi, độ cao trung bình lưu vực 910 m, mật độ mạng lưới sông 0,45 km/km2, hệ số uốn khúc 1,53, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, tốc độ dòng chảy lớn cộng với hình dạng mạng lưới sông được mở rộng hình nan quạt do đó mức độ tập trung nước xuống hạ lưu thường rất nhanh gây lũ lớn với biên độ lũ cao 4 - 7 m. + Sông Krông Pôkô bắt nguồn từ dãy núi cao Ngọc Linh ở độ cao 2598 m, chảy theo hướng Bắc - Nam. Diện tích lưu vực tính đến Trung Nghĩa là 3159 km2. Sông suối trong lưu vực có dạng hình cành cây nằm giữa hai nhánh núi lớn của dãy núi Ngọc Linh, trong đó nhánh đông cao hơn nhánh tây. Do hình dạng lưu vực kéo dài nên mức độ tập trung nước của các sông suối ở phía tây chậm hơn so với phía đông. Chính vì vậy lũ trên sông Krông Pô kô lên xuống đều đặn hơn so với sông Đakbla, thời gian lũ lên ở hạ lưu sông Krông Pô kô trung bình 1 - 3 ngày. + Sông Đakbla bắt nguồn từ dãy Ngọc Cơ Rinh có độ cao 2025 m, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Diện tích lưu vực tính đến TP. Kon Tum là 3050 km2 [3]. So với sông Krông Pôkô; sông Đakbla có độ dốc nhỏ, vùng hạ du mở rộng tương đối bằng phẳng. Do lưu vực sông có hình dạng nan quạt nên mức độ tập trung nước về Tp. Kon Tum nhanh hơn sông Krông Pôkô. + Sông Sa Thầy là phụ lưu cấp I của sông Sê San, dài 91 km, diện tích lưu vực 1562 km2. Bắt nguồn từ vùng núi phía Tây tỉnh Kon Tum cao 700 m, chảy theo hướng gần Bắc-Nam, song song với biên giới Việt Nam - Campuchia và nhập vào sông Sê San trên biên giới Việt Nam - Campuchia 2.1.2. Đặc điểm trắc lượng hình thái Trắc lượng hình thái địa hình tỉnh Kon Tum được nghiên cứu trên cơ sở mô hình số địa hình tỉ lệ 1/100.000 thành lập bản đồ độ dốc, phân cắt sâu và phân cắt ngang. - Bản đồ độ dốc: được phân tích bằng modul Slope của phần mềm ARC/INFO. Uông Đình Khanh, Đặng Xuân Phong, Trương Phương Dung và Bùi Quang Dũng 170 - Bản đồ phân cắt sâu: tạo lớp thông tin chứa giá trị độ chênh cao địa hình trên mỗi đơn vị diện tích là 1 km2 (m/km2). - Bản đồ phân cắt ngang: tạo lớp thông tin về sông suối (cả dòng chảy tạm thời) và lớp thông tin về giá trị chiều dài dòng chảy (cả thường xuyên và tạm thời) trên mỗi đơn vị ô vuông diện tích là 1 km2 (km/km2). Các bản đồ trắc lượng hình thái phản ánh địa hình một cách khách quan, có thể sử dụng trực tiếp cho nhiều mục đích trong thực tiễn sản xuất và đời sống. * Đặc điểm độ dốc Các cấp độ dốc địa hình tỉnh Kon Tum được phân chia dựa theo yêu cầu sử dụng đất đai trong nông - lâm nghiệp, gồm 5 cấp: 25o (Bảng 1). Bảng 1. Diện tích và tỉ lệ % các cấp độ dốc tỉnh Kon Tum Stt Cấp độ dốc (độ) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 0 - 30 159.496,96 16,46 2 3 - 80 127.141,52 13,12 3 8 - 150 224.680,32 23,18 4 15 - 250 298.401,08 30,79 5 > 250 159.241,44 16,43 Toàn tỉnh 968.961,32 100 Dựa trên kết quả tính toán tại Bảng 1 cho thấy ở tỉnh Kon Tum vùng bằng phẳng và địa hình thoải (cấp 0 - 3o và 3 - 8o) chiếm 29,56% diện tích của tỉnh, tập trung chủ yếu ở phía Nam Đăkbla, trũng Kon Tum và vùng đồi thấp Sa Thầy. Đây là nơi dân cư tập trung và cũng là khu vực sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh. Vùng địa hình khá dốc 8 - 15o chiếm 23,17% tập trung chủ yếu ở phía Đông của tỉnh dọc theo thung lũng sông Đăk Akoi, Đak Pone, Đăk Nghe (các nhánh của sông Đăk Bla) và Đăk Selo thuộc phần trung tâm huyện Kon Rẫy, phía Nam huyện Kon Plông. Ngoài ra còn phân bố ở vùng đồi thấp phía Tây huyện Ngọc Hồi và phía Nam huyện Sa Thầy. Vùng địa hình dốc (chủ yếu 15 - 25o xen ít > 25o) chiếm 30,87% tập trung chủ yếu ở các huyện Đăk Tô, Đăk Hà, Kon Plong và phía Nam của huyện Sa Thầy trên các kiểu địa hình núi thấp và trung bình. Vùng địa hình rất dốc (> 25o) chiếm 16,4% phân bố chủ yếu trên các địa hình núi trung bình và núi cao từ 1500 m đến 2000 m và > 2000 m tập trung chủ yếu ở huyện Đăk Glei, phần phía Đông huyện Kon Plông trên địa hình của dãy núi Ngọc Tem là ranh giới giữa tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi. * Đặc điểm phân cắt sâu Giá trị phân cắt sâu của tỉnh Kon Tum được chia thành 5 cấp (đơn vị m/km2): < 10, 10 - 20, 20 - 100, 100 - 300 và > 300 (Bảng 2). Việc phân chia này kết hợp theo kinh nghiệm và địa hình thực tế. Bảng 2. Diện tích và tỉ lệ % các cấp phân cắt sâu tỉnh Kon Tum Stt Cấp PCS (m/km2) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 < 10 6.215,94 0,64 2 10 - 20 26.402,64 2,72 3 20 - 100 197.505,3 20,38 4 100 - 300 511.320 52,77 5 > 300 227.517,4 23,48 Toàn tỉnh 968.961,3 100 Trên lãnh thổ tỉnh Kon Tum vùng phân cắt sâu mạnh và rất mạnh (tương ứng 2 cấp 100 - 300 và > 300 m/km2) ứng với các dải núi trung bình và núi cao phân bố chủ yếu ở huyện Đăk Glei, phần phía đông huyện Kon Plong và khu vực dãy núi Cư Tin phân bố ở phía đông nam huyện Sa Thầy và là ranh giới giữa huyện Sa Thầy với huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai). Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ 171 Vùng phân cắt sâu trung bình (20 - 100 m/km2) chiếm khoảng 20,4% ứng với vùng đồi thấp phân bố chủ yếu dọc theo thung lũng sông Đăk Bla, sông Đăk Pôkô, Sa Thầy và Đăk Pone. Vùng phân cắt sâu yếu và rất yếu (< 20 m/km2) chiếm khoảng 3,4% tập trung chủ yếu ở trũng thành phố Kon Tum, trũng thị trấn Đăk Hà, thị trấn Plei Kần (Ngọc Hồi), khu vực Xóm Mới của xã Mô Rai (huyện Sa Thầy). * Đặc điểm phân cắt ngang Giá trị phân cắt ngang tỉnh Kon Tum được chia thành 5 cấp (Bảng 3) Bảng 3. Diện tích và tỉ lệ % các cấp phân cắt ngang tỉnh Kon Tum Stt Cấp PCN ( km/km2) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 < 1 435174,4 44,91 2 1 - 2 325792,56 33,62 3 2 - 3 169755,56 17,52 4 3 - 4 35573,5 3,67 5 > 4 2665,28 0,27 Toàn tỉnh 968.028,96 100 Bản đồ phân cắt ngang tỉnh Kon Tum có dạng cành cây trong đó cấp phân cắt ngang (PCN) < 1 km/km2 và 1 - 2 km/km2 chiếm diện tích chủ yếu 78,55%, thuộc loại chia cắt ngang trung bình. Diện tích các cấp PCN > 3 km/km2 không đáng kể chiếm khoảng 3,8% phân bố chủ yếu dọc 2 bên thung lũng sông Đăk Bla, Đăk Sut. Dựa vào hình dạng da báo có thể chia lãnh thổ Kon Tum ra 2 phần khác nhau: phần phía Nam - Đông Nam có mức độ chia cắt ngang khá mạnh; trong khi đó phần Đông Bắc - Tây Nam có mức độ chia cắt ngang trung bình. Trên cơ sở xem xét đặc điểm trắc lượng hình thái của tỉnh Kon Tum theo độ dốc, mức độ chia cắt sâu và chia cắt ngang có thể phân ra các loại vùng khác nhau: - Các khu vực có địa hình phức tạp: độ dốc > 25o, mức độ phân cắt sâu > 100 m/km2, và phân cắt ngang > 2 km/km2 phân bố tập trung ở huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông, Kon Rẫy và khu vực dẫy núi Chư Mon Ray của huyện Sa Thầy - Các khu vực có địa hình ít phức tạp: độ dốc 15 - 25o, mức độ phân cắt sâu 20 - 100 m/km2, và phân cắt ngang 1 - 2 km/km2 phân bố tập trung ở huyện Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà và phần đồi huyện Sa Thầy. - Các khu vực có địa hình đơn giản: độ dốc < 15o, mức độ phân cắt sâu < 20 m/km2, và phân cắt ngang < 1 km/km2 phân bố tập trung ở TP. Kon Tum, trũng Đăk Hà, Đăk Tô và vùng đồng bằng đồi Sa Thầy. Mỗi vùng có địa hình đơn giản hay phức tạp đều có mức độ thích ứng khác nhau cho khai thác, sử dụng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng, tùy theo các mục tiêu cụ thể của từng dự án phát triển hay bảo tồn.  Phân bậc địa hình Địa hình tỉnh Kon Tum có tính phân bậc khá rõ nét với 4 bậc địa hình chính sau: - Bậc địa hình núi trung bình - cao: 1400 - 2200 m, bao gồm bề mặt đỉnh của dãy núi Ngọc Linh, Ngọc Krinh, Kon Ka Kinh. - Bậc địa hình cao 1200 - 1400 m là các bề mặt cao nguyên bazan và bề mặt san bằng trước phun trào bazan phân bố rộng rãi nhất ở cao nguyên Kon Plông. - Bậc địa hình núi thấp 800 - 1100 m là bề mặt san bằng của các vai núi tập trung tại các huyện phía Bắc và phía Đông như huyện Đăk Glei và Đắk Tô, Kon Plông, Kon Rẫy có diện tích bảo tồn khác nhau từ vài km2 đến vài chục km2. - Bậc địa hình thấp nhất, phân bố khá rộng rãi dưới dạng các đồi thoải, đồng bằng đồi Sa Thầy và các trũng bóc mòn tích tụ (trũng Đăk Tô, trũng Đăk Hà, trũng Kon Tum) và bề mặt cao nguyên bazan tuổi Pleistocen sớm (Q11) ở các độ cao từ 200 - 300 m đến 600 - 700 m.  Các dạng địa hình Kon Tum Dựa trên nguyên tắc nguồn gốc hình thái kết hợp với phân tích đặc điểm các thành tạo địa chất, mức độ phân cắt sâu, ngang và các quá trình địa động lực ngoại sinh thành tạo địa hình; Địa hình tỉnh Uông Đình Khanh, Đặng Xuân Phong, Trương Phương Dung và Bùi Quang Dũng 172 Kon Tum được chia thành 5 nhóm nguồn gốc với 21 dạng địa hình được thể hiện trên bản đồ địa mạo tỉ lệ 1/100.000 [2].  Nhóm dạng địa hình nguồn gốc núi lửa - Bề mặt cao nguyên bazan cao trung bình 1000 - 1300 m phẳng, hơi nghiêng, bị chia cắt mạnh tuổi Pliocen muộn (N2) - Bề mặt cao nguyên bazan cao trung bình 500 - 600 dạng vòm thoải, bị chia cắt yếu bởi mạng lưới sông suối, tuổi Pleistocen sớm (Q1 1)  Nhóm dạng địa hình nguồn gốc bóc mòn - Bề mặt đỉnh san bằng bóc mòn cao 2000 - 2500 m tuổi Miocen sớm (N11) - Bề mặt đỉnh san bằng bóc mòn cao 1500 - 1800 m tuổi Miocen giữa (N12). - Bề mặt đỉnh san bằng bóc mòn cao 1200 - 1400 m tuổi Miocen sớm ( N13) - Bề mặt đỉnh san bằng bóc mòn cao 800 - 1200 m tuổi Pliocen sớm (N21). - Bề mặt đỉnh san bằng bóc mòn cao 400 - 700 m tuổi Pliocen muộn (N22 ) - Vách và sườn trọng lực tuổi Đệ tứ không phân chia (Q). - Vách và sườn xâm thực Đệ tứ không phân chia (Q). - Sườn bóc mòn tổng hợp tuổi Đệ tứ không phân chia (Q). - Sườn và bề mặt thoải bóc mòn rửa trôi Đệ tứ không phân chia (Q). - Đồng bằng đồi xâm thực-bóc mòn pediment thung lũng tuổi Đệ tứ không phân chia (Q).  Nhóm dạng địa hình nguồn gốc dòng chảy - Khe trũng xâm thực tuổi Holocen muộn (Q23) - Đáy và thung lũng xâm thực - tích tụ và bãi bồi tuổi Holocen muộn (Q23). - Thềm tích tụ sông bậc I tuổi Holocen sớm - giữa (Q21-2). - Thềm tích tụ sông bậc II tuổi Pleistocen muộn (Q13). - Thềm tích tụ sông bậc III tuổi Pleistocen giữa (Q12) - Thềm và đồng bằng thềm tích tụ trầm tích Neogen-Đệ tứ (N -Q)  Nhóm dạng địa hình nguồn gốc hỗn hợp - Vạt gấu tích tụ aluvi -proluvi tuổi Đệ tứ (Q) - Sườn tích tụ deluvi tuổi Đệ tứ (Q)  Nhóm dạng địa hình nguồn gốc nhân tạo - Hồ chứa nhân tạo 2.2. Phân vùng địa mạo và một số kiến nghị định hướng sử dụng địa hình Kon Tum Một trong những kết quả nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn của địa mạo học là tiến hành phân vùng và đề xuất sử dụng lãnh thổ đối với các đơn vị phân vùng địa mạo. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu địa mạo, trắc lượng hình thái địa hình và thành lập bản đồ địa mạo; các tác giả bước đầu đề xuất phân vùng địa mạo và kiến nghị định hướng sử dụng địa hình Kon Tum. 2.2.1. Nguyên tắc phân vùng địa mạo Khi nói tới phân vùng địa mạo có nghĩa là phân chia lãnh thổ ra những phần riêng biệt với những dấu hiệu không lặp lại. Những dấu hiệu ở phần này của lãnh thổ được khác biệt hẳn với bất kì khu vực nào khác. Như vậy, phân vùng địa mạo dựa theo nguyên tắc tự nhiên - lịch sử, có nghĩa là phải tính đến nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển của từng đơn vị được phân chia. Đối với khu vực nghiên cứu, phân vùng địa mạo được chúng tôi phân chia ra các vùng và phụ vùng theo các chỉ tiêu sau: - Vùng địa mạo: được phân chia trên cơ sở đặc tính hình thái cấu trúc, nghĩa là kết hợp giữa cấu trúc và chế độ hoạt động tân kiến tạo và tính chất của đá nền liên quan đến cấu trúc đó. - Phụ vùng địa mạo: được xác định trên cơ sở đặc điểm quan hệ giữa các bề mặt địa hình có cùng nguồn gốc phát sinh, các quá trình địa động lực ngoại sinh diễn ra trên các bề mặt đó và xu hướng phát triển địa hình, ý nghĩa sử dụng lãnh thổ. 2.2.2. Các đơn vị phân vùng địa mạo và kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ Dựa vào các chỉ tiêu nêu trên, địa hình tỉnh Kon Tum được chia thành 2 vùng và 6 phụ vùng (Bảng 4 và Hình 1), chúng tôi bước đầu đề xuất định hướng sử dụng cho các phụ vùng. Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ 173 Bảng 4. Phân vùng địa mạo tỉnh Kon Tum Vùng địa mạo Phụ vùng địa mạo Vùng I: Vùng núi và cao nguyên Bắc Kon Tum I.a. Phụ vùng núi trung bình - núi cao Ngọc Linh I.b. Phụ vùng cao nguyên Kon Plong I.c. Phụ vùng núi thấp Đak Glei - Tu Mơ Rông - Kon Rẫy Vùng II. Vùng bình nguyên và trũng Nam Kon Tum II.a Phụ vùng bình nguyên - trũng thung lũng Ngọc Hồi- Đăk Tô - Kon Tum II.b Phụ vùng núi thấp Chư Mon Rây - Chư Mơ Nu II.c Phụ vùng đồng bằng thung lũng sông Sa Thầy * Vùng núi và cao nguyên Bắc Kon Tum Chiếm phần lớn lãnh thổ phía Bắc tỉnh; bao gồm phần lớn huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plong, Kon Rẫy và phần phía Bắc huyện Đăk Hà. Đây vừa là lãnh thổ núi, vừa có các bề mặt cao nguyên được hình thành trên địa khối Kon Tum và được xem là một trong những nhân cổ lục địa của Việt Nam và Đông Dương. Cấu tạo nên vùng này là các thành tạo biến chất cổ của các hệ tầng Tắc Pỏ, Sông Re, Khâm Đức của thời kì Neoprotezozoi cùng với các hoạt động xâm nhập ở giai đoạn Paleozoi và Mezozoi tạo nên các phức hệ xâm nhập Bến Giằng - Quế Sơn, Hải Vân, Đèo Cả, Bà Nà với các thành phần granitoit, granodiorit. Vào thời kì Pliocen (khoảng 5 triệu năm trước) đã xảy ra các đợt phun trào dung nhan tạo bazan tạo nên hệ tầng Đại Nga ở Kon Plong. Đây là các bazan cổ khác với các bazan trẻ hơn của hệ tầng Túc Trưng phân bố ở tập trung ở Nam Tây Nguyên. Vùng có địa hình cao nhất toàn tỉnh. Dọc ranh giới phía Bắc ngăn cách Kon Tum với các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi là một loạt các đỉnh núi cao trên dưới 2000 m như Ngọc Linh (2598 m), Ngọc Jun (hay còn gọi là Lum Heo 2116 m), Măng Khênh (2032 m) cùng với các bề mặt cao nguyên cao 1500 - 1600 m và thấp dần xuống phía Nam tạo thành đường chia nước của hệ thống sông Krông Pô Kô (Kon Tum) với hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) và hệ thống sông Đăk Bla (Kon Tum) với hệ thống sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) hình thành nên mạng lưới xâm thực, chia cắt mạnh mẽ. Ranh giới phía Nam của vùng gần như được khống chế bởi đường bình độ 700 - 800 m. Do địa hình khu vực là núi dốc, nhiều đới đứt gẫy hoạt động nên có nguy cơ tiềm ẩn tai biến trượt lở đất, lũ quét, lũ ống và xói mòn đất. * Vùng bình nguyên và đồng bằng trũng Nam Kon Tum Chiếm phần phía Nam của tỉnh Kon Tum thuộc diện tích chủ yếu của các huyện Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà, TP. Kon Tum, Sa Thầy. Địa hình chủ yếu của vùng là bình nguyên và các trũng thấp; đó là thung lũng sông Pô Kô (hay còn gọi là trũng Ngọc Hồi - Kon Tum) và thũng lũng Sa Thầy có xen các khối núi thấp như Chư Mon Rây, Chư Mơ Nu, Cu Tin... Chảy giữa các khối núi này là các dòng sông Pô Kô, Đăk Psi, Đăk Bla và Sa Thầy. Cấu tạo địa chất