Tóm t t: Phong tục cưới xin là phong tục có ở tất
cả các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, giữa các dân
tộc, phong tục này có sự khác biệt. Và không phải ai
cũng có thể hiểu hết những ý nghĩa của phong tục
đó. Vì thế, tìm hiểu về những từ ngữ biểu thị phong
tục cưới xin ở các dân tộc sẽ giúp chúng ta hiểu
được phần nào ý nghĩa những nét văn hoá đặc
trưng của các dân tộc đó. Sự phản ánh đặc trưng
văn hóa-dân tộc có thể được thể hiện qua nhiều
bình diện khác nhau như: trong ý nghĩa của từ, qua
“bức tranh ngôn ngữ về thế giới”, trong cách biểu
trưng và qua định danh ngôn ngữ. Bài viết này sẽ đi
sâu tìm hiểu về đặc điểm định danh xét từ góc độ
nguồn gốc của những từ ngữ biểu thị phong tục cưới
xin trong tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anh.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm định danh xét từ góc độ nguồn gốc của nhóm từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin trong tiếng Việt (Đối chiếu với tiếng Anh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
385
ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH XÉT TỪ GÓC ĐỘ NGUỒN GỐC
CỦA NHÓM TỪ NGỮ BIỂU THỊ PHONG TỤC CƯỚI XIN
TRONG TIẾNG VIỆT (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)
Vũ Linh Chi
Trường Đại học Hà Nội
Tóm t
t: Phong tục cưới xin là phong tục có ở tất
cả các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, giữa các dân
tộc, phong tục này có sự khác biệt. Và không phải ai
cũng có thể hiểu hết những ý nghĩa của phong tục
đó. Vì thế, tìm hiểu về những từ ngữ biểu thị phong
tục cưới xin ở các dân tộc sẽ giúp chúng ta hiểu
được phần nào ý nghĩa những nét văn hoá đặc
trưng của các dân tộc đó. Sự phản ánh đặc trưng
văn hóa-dân tộc có thể được thể hiện qua nhiều
bình diện khác nhau như: trong ý nghĩa của từ, qua
“bức tranh ngôn ngữ về thế giới”, trong cách biểu
trưng và qua định danh ngôn ngữ. Bài viết này sẽ đi
sâu tìm hiểu về đặc điểm định danh xét từ góc độ
nguồn gốc của những từ ngữ biểu thị phong tục cưới
xin trong tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anh.
Abstract: Wedding customs exist in many
nations all around the world. However, these
customs differ across cultures around the world and
not everybody can fully understand what is meant by
these words. Thus, an understanding of words
expressing wedding customs in nations will provide
a better knowledge of their cultural characteristics.
The cultural characteristics can express through
many different aspects: semantic structure,
“language picture of the world”, symbolic meanings
and characteristics of nomination. This article will
study deeply nominative characteristics about origin
of words expressing wedding customs in
Vietnamese (compared to English).
Phong tục cùng với truyền thống, nghi lễ,
nghệ thuật,... là những thành tố văn hoá mang
đậm nhất sắc thái đặc trưng dân tộc. Có những
phong tục chỉ có ở một dân tộc nhất định nào đó
nhưng có những phong tục lại phổ biến cho
nhiều tộc người. Cưới xin thuộc loại thứ hai.
Phong tục cưới xin tồn tại ở tất cả các dân tộc
trên thế giới. Tuy nhiên, giữa các dân tộc, phong
tục này có sự khác biệt. Và không phải ai cũng
có thể hiểu hết những ý nghĩa của phong tục đó.
Vì thế, tìm hiểu về những từ ngữ biểu thị phong
tục cưới xin trong tiếng Việt và tiếng Anh sẽ
giúp chúng ta hiểu được phần nào ý nghĩa
những nét văn hoá đặc trưng của hai dân tộc này.
Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học
ngoại ngữ. Ngoài ra, nó còn giúp ích trong công
tác giảng dạy tiếng Việt.
Sự phản ánh đặc trưng văn hóa - dân tộc có
thể được thể hiện qua nhiều bình diện khác nhau
như: trong ý nghĩa của từ, qua “bức tranh ngôn
ngữ về thế giới”, trong cách biểu trưng và qua
định danh ngôn ngữ. Bài viết này sẽ đi sâu tìm
hiểu về đặc điểm định danh xét từ góc độ
nguồn gốc của những từ ngữ biểu thị phong
tục cưới xin trong tiếng Việt đối chiếu với
tiếng Anh.
Về thuật ngữ “định danh” có rất nhiều cách
hiểu khác nhau. Nhưng quan niệm sau của
T.V.Kolshansky được chúng tôi chấp thuận và
lấy làm cơ sở để nghiên cứu: “Định danh
(nomination) là gắn cho một kí hiệu ngôn ngữ
một khái niệm - biểu niệm (signifikat) phản ánh
những đặc trưng nhất định của một biểu vật
(denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ
của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi
vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn
ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao
tiếp ngôn từ” (dẫn theo [21, 33]). Nói ngắn gọn,
định danh là cách đặt tên gọi cho một sự vật,
hiện tượng, tính chất...
Và để thuận tiện cho việc nghiên cứu, chúng
tôi chia nhóm từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin
thành 3 tiểu trường:
+ Thành phần tham gia/Con người và quan hệ
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
386
+ Lễ vật/Sính lễ
+ Nghi lễ/Nghi thức
1. Phong tục tập quán cưới xin ở người
Việt và vấn đề định danh trong tiếng Việt
1.1. Từ xa xưa, người Việt có lệ tảo hôn. Con
trai mới khoảng hơn 10 tuổi, bố mẹ đã nghĩ đến
lấy vợ cho con và thường không phải là chọn
con dâu bằng tuổi mà lớn tuổi hơn rất nhiều.
Thêm được một nhân lực, dù mới chỉ là 15, 16
tuổi, gia đình cũng giải quyết được khá nhiều
công việc, từ xay lúa, giã gạo đến thổi cơm, nấu
nước mang ra đồng cho thợ gặt, thợ cấy ăn,
Xã hội nông nghiệp đã làm nảy sinh ra cái tục lệ
này. Trong ca dao còn ghi lại rõ nét hình ảnh
chênh lệch tuổi tác đó.
Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng...
Mặt khác, tâm lí xã hội cũng cần phải kể đến.
Người xưa quan niệm cần lấy vợ sớm cho con,
dù có thể còn quá sớm, nhưng sau đó vài năm
biết đâu chúng chẳng đẻ con. Như thế là việc
nối dõi tông đường được đảm bảo chắc chắn. Đó
là chưa kể càng lâu sau sức sinh sản càng tăng.
Đông con nhiều cháu đó là Phúc của gia đình.
Quy cho cùng vẫn là vấn đề nhân lực, một
yêu cầu tất yếu của nền sản xuất nông nghiệp.
Và đứng trước yêu cầu ấy, người ta đã làm tất
cả những gì có thể làm được bất chấp khoa học
về sinh lí lứa tuổi, mà nói cho đúng hơn là điều
này người ta chưa hề biết tới.
Mãi đến khi người Pháp tới bảo hộ mới qui
định lứa tuổi lấy vợ, lấy chồng. Theo quy định
năm 1888 thì con gái phải 14 tuổi, con trai 16
tuổi mới được phép làm lễ cưới. Quy định này
tỏ ra vẫn phải nhân nhượng với phong tục của
người bản xứ.
Về thủ tục cưới xin ở người Việt dưới thời
Pháp thuộc đã bắt đầu thay đổi, nhất là trong
mấy chục năm gần đây, ở các nơi đô thị có
nhiều điều Âu hóa rõ rệt. Vì vậy, khi xem xét
vấn đề cần phải nhận định cho rõ đâu là truyền
thống, đâu là lai căng. Nói chung, ảnh hưởng
của văn hóa Trung Hoa khá sâu đậm. Ta không
theo tuyệt đối như họ nghĩa là đủ 6 lễ như trong
sách Văn công gia lễ (1) trong việc cưới xin,
nhưng những công việc ta vẫn làm cho tới nay
trong cưới xin thì nội dung có thể nói là tương
tự. Sự khác biệt ở chỗ việc xem ngày sinh tháng
đẻ, hay chọn ngày lành tháng tốt, cũng như việc
thách cưới người Việt vẫn làm nhưng không
thành lễ. Đối với người Việt, việc cưới xin, theo
truyền thống chỉ trải qua 3 lễ là Lễ chạm ngõ,
Lễ ăn hỏi và Lễ đón dâu. Trong lễ ăn hỏi, nhà
trai dẫn đồ lễ theo yêu cầu của nhà gái và nhà
gái đem phân phối cho họ hàng, người thân với
ý nghĩa công bố chính thức cho mọi người biết
là thủ tục cưới đã bắt đầu. Còn lễ chạm ngõ thì
đơn giản, chỉ có một cơi trầu và ý nghĩa của nó
chỉ là những lời ngỏ ý, không mang tính ràng
buộc gì. Chẳng thế mà người ta vẫn thường nói
“Cơi trầu chạm ngõ là cơi trầu bỏ đi”.
Các nghi thức trên cũng có luật lệ qui định rõ
ràng. Năm 1477 dưới triều Lê đã có quy định
sau: “Phàm người lấy vợ, trước hết phải mượn
người mối đi lại bàn định, rồi sau mới định lễ
cầu thân. Lễ cầu thân xong rồi mới định lễ dẫn
cưới. Dẫn cưới xong rồi mới định ngày đón dâu.
Ngày hôm sau chào cha mẹ chồng, ngày thứ ba
đến lễ nhà thờ (2).”(dẫn theo [4, 2]).
Điều đáng chú ý là theo truyền thống việc
hôn nhân của con cái đều do cha mẹ quyết định
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.
Những điều vừa trình bày cho thấy một bức
phác họa về phong tục cưới xin của người Việt.
Từ những thủ tục cưới xin ấy rút ra hàng loạt
ngôn từ được định danh. Chúng tôi sẽ lần lượt
thống kê các yếu tố được định danh theo 3 tiểu
trường và xem xét chúng về mặt nguồn gốc.
(1) Sáu lễ nghi trong sách Văn công gia lễ gồm:
- Nạp thái: đưa lễ, tỏ ý đã kén chọn.
- Vấn danh: hỏi tên tuổi, ngày sinh tháng đẻ xem có
hợp không.
- Nạp cát: chọn ngày tốt để làm lễ cưới
- Thỉnh kỳ: xác nhận ngày cưới
- Nạp tệ: đưa đồ lễ do nhà gái ấn định
- Thân nghinh: đón cô dâu về
(2) Nhà thờ đây là nơi để bàn thờ tổ tiên, chứ không phải
nhà thờ của đạo Thiên chúa.
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
387
1.2. Về con người tham gia vào việc hôn lễ.
Ông mai (bà mối) bố mẹ chồng, bố mẹ vợ
Nhà trai, nhà gái ông bà nhạc
Chú rể, cô dâu ông gia, bà gia
Phù rể, phù dâu thông gia (sui gia)
Chủ hôn quan viên
Tuy còn những từ với yếu tố gốc Hán như:
chủ hôn, thông gia, quan viên,... Song đại bộ
phận là từ thuần Việt. Theo thống kê từ thuần
Việt chiếm tỉ lệ 24/35, tức 69%; còn lại là
những từ ngữ Hán-Việt chiếm 31%.
1.3. Về lễ vật
Tùy tình hình mà lễ vật có thể rất đa dạng,
song một số lễ vật dường như phổ biến trong lễ
cưới của người Việt theo truyền thống là:
Xôi vò lợn béo
Rượu tăm buồng cau
Tiền cheo chè Tàu
Đương nhiên, ngày nay ở thành phố lễ vật có
khác. Thường là bánh cốm, bánh phu thê, chè
ướp sen, trầu cau, rượu ngoại, Nhưng ta cũng
không quên rằng cộng đồng người Việt đang
sống ở nông thôn mới là tuyệt đại đa số của dân
ta, và ở đấy việc ăn uống còn khá là quan trọng.
Nó đã tồn tại trong ca dao từ bao đời (3).
Điều đáng quan tâm là tiền cheo. Khoản này
được quy định theo lệ làng và nhà nước. Năm
1663 vua Lê Huyền Tông ban 47 điều giáo hóa,
thì điều 44 có nêu rõ rằng: “Bất cứ ở cùng
một làng hay làng khác đều cho phép thu cheo
một quan tiền cổ và một vò rượu. Quan viên và
binh lính ở xã thôn nhà gái không được viện cớ
người ta lấy chồng làng khác mà đòi tiền cheo
(3) ...Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm
...Giúp em quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau
Hoặc: Cưới em chín chĩnh mật ong,
Mười cót xôi trắng, mười nong xôi vò.
Cưới em tám vạn trâu bò,
Bảy vạn dê lợn, trăm vò rượu tăm
quá lạm và tiền tiễn tống, hay hùa nhau ăn hiếp
phụ nữ ở hoá lấy về làm vợ làm hầu.” (dẫn theo
[14, 345]).
Năm 1804 vua Gia Long định lệ: “Trai lấy
vợ, gái lấy chồng thì sính lễ phải châm chước.
Trong 6 lễ phải tuỳ sức nhà trai giàu nghèo,
không được bắt ép viết văn khế cầm ruộng. Về
tiền cheo thì nhà giàu phải nạp 1 quan 5 tiền,
nhà bậc trung nạp 6 tiền, nhà nghèo nạp 3 tiền.
Nếu lấy người làng khác phải nạp gấp đôi...”
(dẫn theo [14, 346]).
Khoản tiền cheo này được dùng vào việc
công ích như mua gạch lát đường làng, xây
cổng làng, đào giếng, Tiền cheo rất quan
trọng, có vai trò giống như giấy kết hôn bây giờ.
Nó chứng thực lễ cưới được sự chấp nhận của
làng xã. Điều này không thấy ghi trong sách vở
Trung Hoa. Còn trong ca dao người Việt thì
luôn nhắc tới điều này (4).
Về tiểu trường lễ vật theo thống kê của
chúng tôi, từ thuần Việt chiếm tỉ lệ 23/28 tức
82%. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi người Việt
đã dùng những sản vật sẵn có của mình để làm
đồ dẫn lễ.
1.4. Về lễ nghi
Như trên đã trình bày, các lễ trong đám cưới
người Việt đơn giản hơn người Hán. Trong tiểu
trường này, bên cạnh phương thức định danh
bằng cách vay mượn từ ngữ Hán, vẫn tồn tại
song song cách gọi tên thuần Việt.
Hán Việt Thuần Việt
nạp thái chạm ngõ/chạm mặt
nạp tệ dẫn cưới/ăn hỏi
thân nghinh đón dâu/rước dâu
Song có những trường hợp, chúng ta vẫn chỉ
dùng từ ngữ vay mượn Hán do ý nghĩa khái quát
(4) Cưới vợ không cheo, tiền gieo xuống suối.
Hay: Nuôi lợn thì phải vớt bèo,
Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng
Hoặc: Có cưới mà chẳng có cheo,
Dẫu rằng có giết mười heo cũng hoài.
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
388
và sắc thái tu từ trang trọng của chúng mà từ
ngữ thuần Việt không có.
Tân hôn lễ gia tiên
Kết hôn lễ hợp cẩn
Lễ tơ hồng lễ động phòng
Lễ vu quy
Có khi từ chỉ phong tục cưới xin của người
Việt lại là sự kết hợp giữa yếu tố Hán Việt và
yếu tố thuần Việt như: lại quả, lại mặt, lễ rót
rượu.
Từ gốc Hán theo thống kê của chúng chiếm tỉ
lệ 18/33 chiếm 55%.
2. Phong tục tập quán cưới xin ở người
Anh và vấn đề định danh trong tiếng Anh.
2.1. Giống với đám cưới truyền thống của
người Việt, đám cưới truyền thống của người
Anh là do sự sắp xếp của bố mẹ. Từ thế kỉ 16
đến thế kỉ 19, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ sắp
xếp hôn nhân. Cô dâu, chú rể thường không biết
nhau cho tới đám cưới của họ. Các bậc cha mẹ
thường thoả thuận hôn nhân hoặc hứa hôn cho
con từ khi chúng còn nhỏ (ở Anh là từ 3 đến 7
tuổi). Trước khi cưới, ở Việt Nam, gia đình chú
rể mang lễ vật đến nhà cô dâu để xin cưới và
được gọi là lễ ăn hỏi thì ở Anh, cô dâu và chú rể
tổ chức một bữa tiệc được gọi là lễ đính hôn,
trong đó gia đình, người thân, bạn bè của cô dâu,
chú rể cùng tham gia để chứng nhận họ đã thuộc
về nhau trong đám cưới sắp tới.
Tất cả các đám cưới truyền thống của người
Anh chỉ được tổ chức sau khi được thông báo từ
8 đến 12 ngày hoặc trong 3 chủ nhật trước đám
cưới ở Giáo hội Anh giáo hoặc nhà thờ trước 2
hoặc nhiều nhân chứng.
Nghi lễ cưới xin của người Anh thường được
tổ chức tại nhà thờ (đám cưới của người Việt
không tổ chức ở đình chùa mà ở nhà). Khi cô
dâu bước vào nhà thờ (thường là bố cô dâu đưa
vào), nhạc nổi lên. Phía trước cô dâu là những
bé gái rải những cánh hoa dọc theo con đường
vào nhà thờ với ý nghĩa mong muốn cho cuộc
sống của cô dâu được hạnh phúc. Phía sau cô
dâu là các phù dâu. Các phù dâu đôi khi mặc
váy gần giống như của cô dâu để gây nhầm lẫn
cho những linh hồn xấu xa với mục đích là bảo
vệ cô dâu.
Lễ thường bao gồm hai hoặc ba bài thánh ca.
Trong buổi lễ, cô dâu và chú rể đọc lời nguyện,
cam kết của họ với nhau. Sau đó, cô dâu và chú
rể trao nhẫn cho nhau. Trong buổi lễ, các cặp
vợ chồng sẽ rời khỏi nơi tôn nghiêm và nhập
phòng thánh để kí vào các văn bản kết hôn. Khi
các cặp vợ chồng mới cưới rời khỏi nhà thờ, con
đường được rải các biểu tượng việc làm của
chú rể, như thợ mộc đi bộ trên dăm, thợ đóng
giày trên vụn da, thợ rèn trên miếng sắt cũ,
Chuông nhà thờ vang dậy những giai điệu khác
nhau để xua đuổi những linh hồn xấu xa. Trước
khi rời nhà thờ, cô dâu tung bó hoa và ai bắt
được sẽ là người kế tiếp để kết hôn. Những nghi
thức này không có trong đám cưới truyền thống
của người Việt.
Mùa đẹp nhất đối với người Anh để kết hôn
là giữa mùa thu hoạch và giáng sinh (khoảng từ
tháng 9 đến tháng 12) khi đó thực phẩm dồi dào,
phong phú “cưới vào tháng 9, cuộc sống của
bạn sẽ phong phú; nếu trong tháng 10 bạn kết
hôn, tình yêu sẽ đến nhưng nán lại giàu sang;
nếu bạn cưới vào tháng 11 ảm đạm, chỉ có niềm
vui sẽ đến, hãy nhớ; khi tháng 12 tuyết rơi
nhanh, kết hôn và tình yêu sẽ đích thực; kết hôn
khi năm mới, bạn sẽ được yêu thương tử tế và
chân thật;”.
Đám cưới truyền thống của Anh được tổ
chức vào giữa trữa, sau đó có bữa ăn trưa, gọi là
“breakfast wedding”. Ở đó họ ăn uống và nhảy
múa. Cô dâu và chú rể nhảy múa đầu tiên,
không có giới thiệu hai họ của cô dâu, chú rể
như ở đám cưới Việt.
Người Anh có những quan niệm chung về
thời gian cho hôn nhân khác với người Việt.
Thời gian để tổ chức hôn lễ của người Việt phụ
thuộc vào tuổi của cô dâu, chú rể và điều này rất
quan trọng bởi nó liên quan đến cuộc sống sau
này của đôi vợ chồng.
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
389
Một điểm khác biệt nữa trong cưới xin của
người Việt và người Anh là chụp ảnh. Ở Anh,
cô dâu chú rể chụp với gia đình và bạn bè ở bên
ngoài nhà thờ ngay sau buổi lễ hoặc bên trong
nếu trời mưa. Sau khi chụp ảnh, người thân và
bạn bè tặng cô dâu móng ngựa, muỗng gỗ, chân
lăn, tất cả được trang trí với ren và ruy băng.
Còn cô dâu chú rể người Việt hiện nay thường
chụp ảnh trước đám cưới còn trong đám cưới thì
chụp ảnh tất cả thời gian, ngay cả khi khách
đang ở bên.
2.2. Về những yếu tố định danh trong cưới
xin, nếu những từ vay mượn trong tiếng Việt
chủ yếu có nguồn gốc từ tiếng Hán thì trong
tiếng Anh là từ tiếng Pháp và tiếng La tinh.
Điều đó cũng dễ hiểu vì nguồn gốc người Anh
là tộc người Celtic sống trên các hòn đảo ở khối
liên hiệp Anh ngày nay – thường được gọi là
Britannic. Họ đã sinh sống và có ngôn ngữ riêng
từ trước thế kỉ 5 sau công nguyên. Sau đó họ bị
2 tộc người từ Bắc Âu thuộc tộc người
Giecmăng (German) là Anglo và Saxon đến
xâm lấn và tạo nên dân tộc Anh và tiếng Anh
ngày nay. Nhưng rồi họ lại bị người Pháp từ
Normandie đến đánh chiếm và cai trị, mang đến
văn hoá Pháp và La tinh. Do đó, trong tiếng
Anh ngày nay có rất nhiều từ gốc Pháp.
Về ngôn từ trong cưới xin của người Anh ta
có thể liệt kê hàng loạt từ vay mượn đều là gốc
Pháp và La tinh như sau:
Marry fiance
Engage fiancée
Affiance épouse
Nuptials consort
Proposal concubine
Marriage guidance trousseau
Marriage certificate dowry
Connubial champagne
Trong số những từ ngữ vay mượn này thì
những từ ngữ biểu thị nghi thức là nhiều hơn cả:
23/32, chiếm tỉ lệ 72% (tiếng Việt là 55%).
Những từ vay mượn thuộc tiểu trường con
người là ít nhất: 7/27, chiếm tỉ lệ 26% (trong khi
tiếng Việt là 31%).
Cuối cùng phải nhận định là phong tục cưới
xin ở người Việt phức tạp hơn ở người Anh
nhiều. Điều này được thể hiện rõ ở số lượng từ
ngữ cưới xin của người Việt so với người Anh
là 106/72.
Qua phần trình bày trên đây, chúng ta có thể
thấy rằng phần lớn những từ ngữ biểu thị nghi
thức cưới xin tiếng Việt là có nguồn gốc Hán
bởi Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hoá
Trung Quốc rất sâu sắc. Tuy nhiên, định danh
về lễ vật chủ yếu lại là những từ ngữ thuần Việt.
Chính điều này đã tạo nên bản sắc văn hoá của
riêng người Việt. Còn những từ ngữ vay mượn
biểu thị phong tục cưới xin trong tiếng Anh
chiếm 50% và phần lớn là có nguồn gốc từ tiếng
Pháp và Latinh.
Như vậy, giống với nhiều dân tộc khác, tiếng
Việt và tiếng Anh cũng có vay mượn nhưng là
sự vay mượn một cách có chọn lựa, có ý thức và
tiểu trường vay mượn nhiều nhất trong hai ngôn
ngữ là tiểu trường “nghi lễ” (tiếng Việt:55%,
tiếng Anh: 72%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, NXB
Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
2. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng
Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu văn hoá qua ngôn
ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10.
4. Nguyễn Dư, Phong tục về cưới xin, http:// chimviet.
free.fr.
5. Nguyễn Văn Độ (2004), Tìm hiểu mối liên hệ ngôn
ngữ-văn hoá, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt,
NXB Đại học &Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Quốc Hùng (2001), Một vài đặc điểm đáng
lưu ý về tư duy ngôn ngữ ở người Anh, Tạp chí Ngôn
ngữ, số 8.
8. Nguyễn Thúy Khanh (1994), Đặc điểm định danh
của trường tên gọi động vật tiếng Nga trong sự đối
chiếu với tiếng Việt, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 2.
9. Nguyễn Thúy Khanh (1994), Đặc điểm định danh
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
390
tên gọi động vật trong tiếng Việt, Tạp chí Văn hoá dân
gian, số 1.
10. Nguyễn Lân (2003), Từ điển thành ngữ và tục ngữ
Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
11. Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo (2003), Tục cưới
hỏi ở Việt Nam, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
12. Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ - Ca dao - Dân ca
Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
13. Robert Lado (2003), Ngôn ngữ học qua các nền
văn hoá, Hoàng Văn Vân dịch, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
14. Nhất Thanh-Vũ Văn Khiếu (2005), Phong tục làng
xóm Việt Nam, NXB Phương Đông.
15. Phan Thuận Thảo (2005), Tìm hiểu phong tục Việt
Nam xưa và nay: Tục lệ cưới gả, tang ma của người
Việt xưa, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Lý Toàn Thắng (1983), Vấn đề ngôn ngữ và tư
duy, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.
17. Lý Toàn Thắng (2001), Bản sắc văn hoá: thử nhìn
từ góc độ tâm lý-ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 15.
18. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Đức Tồn, Huỳnh Thanh Trà (1994), Đặc
điểm danh học và ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ “Sự kết
thúc cuộc đời của con người”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
20. Nguyễn Đức Tồn (1994), Đặc trưng dân tộc của tư
duy ngôn ngữ qua hiện tượng từ đồng nghĩa, Tạp chí
Ngôn ngữ, số 3.
21. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn
hoá-dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt
(trong sự so sánh với những dân tộc khác), NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
22. Tân Việt (2005), 100 điều nên biết về phong tục
Việt Nam, NXB Văn hoá dân