Đặc điểm lối sống quần cư và tương trợ lẫn nhau của cộng đồng người Hoa ở Bình Dương nhìn từ góc độ kinh tế và văn hóa

Tóm tắt: Nếu tính từ ngày tái lập tỉnh Bình Dương (1997 – 2017), lịch sử xây dựng và phát triển tỉnh Bình Dương chỉ được 20 năm, nhưng vùng đất Bình Dương nói chung có bề dày lịch sử lâu đời. Cùng với tiến trình định cư của người Việt tại vùng đất phương Nam, trong các thế kỷ XVIII - XIX, góp phần xây dựng và phát triển vùng đất Bình Dương còn có sự góp mặt vô cùng quan trọng của cộng đồng người Hoa. Với vị trí địa lý, giao thông thủy bộ thuận tiện, cộng với nguồn nguyên liệu đất sét tại chỗ dồi dào và các điều kiện khác, vùng đất Bình Dương đã thu hút người Hoa di cư đến sinh sống từ khá sớm. Lịch sử ghi nhận, từ đầu thế kỷ XIX, cộng đồng người Hoa đã đến Bình Dương với số lượng lớn. Hơn 200 năm qua, cộng đồng người Hoa đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của vùng đất Bình Dương nói chung. Nghiên cứu đặc điểm lối sống quần cư và tương trợ lẫn nhau của cộng đồng người Hoa ở Bình Dương nhìn từ góc độ kinh tế và văn hóa sẽ góp phần thể hiện vai trò của cộng đồng người Hoa đối với sự hình thành và phát triển đô thị ở Bình Dương trong quá khứ và cả hiện tại. Đây là cơ sở để khơi dậy tiềm năng kinh tế, văn hóa của cộng đồng dân cư này cho sự nghiệp hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương nói riêng và Nam Bộ Việt Nam nói chung.

pdf14 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lối sống quần cư và tương trợ lẫn nhau của cộng đồng người Hoa ở Bình Dương nhìn từ góc độ kinh tế và văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 132 ĐẶC ĐIỂM LỐI SỐNG QUẦN CƢ VÀ TƢƠNG TRỢ LẪN NHAU CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA ThS. Đào Vĩnh Hợp Trƣờng Đại học Sài Gòn Email:daovinhhop@gmail.com ThS. Võ Thị Ánh Tuyết Khoa Lịch sử, Trƣờng ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM Email: vothianhtuyet@hcmussh.edu.vn Tóm tắt: Nếu tính từ ngày tái lập tỉnh Bình Dương (1997 – 2017), lịch sử xây dựng và phát triển tỉnh Bình Dương chỉ được 20 năm, nhưng vùng đất Bình Dương nói chung có bề dày lịch sử lâu đời. Cùng với tiến trình định cư của người Việt tại vùng đất phương Nam, trong các thế kỷ XVIII - XIX, góp phần xây dựng và phát triển vùng đất Bình Dương còn có sự góp mặt vô cùng quan trọng của cộng đồng người Hoa. Với vị trí địa lý, giao thông thủy bộ thuận tiện, cộng với nguồn nguyên liệu đất sét tại chỗ dồi dào và các điều kiện khác, vùng đất Bình Dương đã thu hút người Hoa di cư đến sinh sống từ khá sớm. Lịch sử ghi nhận, từ đầu thế kỷ XIX, cộng đồng người Hoa đã đến Bình Dương với số lượng lớn. Hơn 200 năm qua, cộng đồng người Hoa đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của vùng đất Bình Dương nói chung. Nghiên cứu đặc điểm lối sống quần cư và tương trợ lẫn nhau của cộng đồng người Hoa ở Bình Dương nhìn từ góc độ kinh tế và văn hóa sẽ góp phần thể hiện vai trò của cộng đồng người Hoa đối với sự hình thành và phát triển đô thị ở Bình Dương trong quá khứ và cả hiện tại. Đây là cơ sở để khơi dậy tiềm năng kinh tế, văn hóa của cộng đồng dân cư này cho sự nghiệp hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương nói riêng và Nam Bộ Việt Nam nói chung. Từ khóa: quần cư, tương trợ, người Hoa, Bình Dương. 1. Đôi nét về lịch sử định cƣ của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng Lịch sử cho thấy ngƣời Hoa thực sự vào Nam Bộ từ khá sớm. Ngay từ cuối thế kỷ XVII, các di dân Trung Hoa đã có mặt tại Cù Lao Phố và xây dựng nơi đây thành một thƣơng cảng sầm uất. Ngƣời Hoa ở Đông Nam Bộ nói chung đƣợc cấu thành từ 2 bộ phận tƣơng ứng với những thời điểm và lý do di trú khác nhau. Bộ phận thứ nhất bao gồm những ngƣời “phản Thanh phục Minh” qua Việt Nam tị nạn chính trị cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII và hậu duệ của họ, thƣờng vẫn đƣợc gọi chung là Minh Hƣơng. Bộ phận thứ hai gồm những ngƣời Hoa qua Việt Nam làm ăn sinh sống từ cuối thế kỷ thứ XVIII trở đi. Vốn mang trong mình bản tính năng động và óc làm kinh tế, đến đâu ngƣời Hoa cũng phát hoang, dựng nhà, lập bến, mở đƣờng, xây dựng phố chợ. Chỉ trong vài thập niên, đến đầu thế kỉ XVIII, những di dân ngƣời Hoa đã biến Cù Lao Phố thành một thƣơng cảng xuất nhập khẩu lớn thu hút thuyền HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 133 buôn Nhật Bản, Trung Hoa và các nƣớc phƣơng Tây. Nông Nại Đại Phố nằm giữa cù lao trên sông Đồng Nai, đã đƣợc Trịnh Hoài Đức miêu tả trong Gia Định thành thông chí nhƣ sau: “Ở đầu phía Tây bãi là Đại Phố. Khi mới khai thác, tƣớng quân Trần Thƣợng Xuyên chiêu tập lái buôn ngƣời Trung Quốc lập ra phố xá, nhà ngói, tƣờng vôi, lầu cao chót vót, quán mấy tầng rực rỡ bên sông dƣới ánh mặt trời, liên tục năm dặm mở ra ba đƣờng phố. Phố lớn lát đƣờng đá trắng, phố ngang lát đƣờng đá ong, phố nhỏ lát đƣờng đá xanh, bằng phẳng nhƣ đá mài. Khách buôn tụ tập đông, thuyền biển, thuyền sông, tránh gió bỏ neo, lớn nhỏ sát nhau, là một nơi đô hội”73. Về tổ chức xã hội của ngƣời Hoa, ban đầu, các nhóm ngƣời Hoa thuộc bộ phận thứ hai đƣợc tổ chức theo đơn vị “phủ” rồi “bang” nhƣ phủ Phƣớc Châu, phủ Chƣơng Châu, phủ Triều Châu, phủ Ninh Ba rồi bang Phúc Kiến, bang Triều Châu, bang Hải Nam. Về sau, Gia Long cải tổ lại các bang, hội ngƣời Hoa và cho thành lập bảy bang theo yêu cầu của những ngƣời Hoa có công trạng, đó là bang Phúc Kiến, bang Phúc Châu, bang Triều Châu, bang Quảng Châu, bang Quế Châu, bang Lôi Châu, bang Hải Nam74. Riêng tại khu vực Bình Dƣơng, sự có mặt của ngƣời Hoa thật sự muộn hơn. Nhờ vị trí địa lý, giao thông thủy bộ thuận tiện, cộng với nguồn nguyên liệu đất sét tại chỗ dồi dào và các điều kiện khác, vào đầu thế kỷ XIX, vùng đất Bình Dƣơng đã thu hút cộng đồng ngƣời Hoa đến sinh sống với số lƣợng lớn. Theo Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam kỳ Lục tỉnh, tại tỉnh Thủ Dầu Một năm 1953, ngƣời Hoa chiếm 3,69% dân số của tỉnh. Bấy giờ tổng dân số của tỉnh là 118.769 ngƣời, trong đó ngƣời Hoa là 4385 ngƣời75. Buổi ban đầu này, quá trình tụ cƣ của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng gắn liền với phát triển các đô thị hay các trung tâm làm gốm. Các điểm tụ cƣ đông đúc ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng bấy giờ gồm: chợ Phú Cƣờng, khu vực Lái Thiêu, chợ Bình Nhan Thƣợng (chợ Cây Me) tức khu vực Bình Nhâm, Búng-An Thạnh hiện nay, khu vực Tân Khánh, khu vực Dầu Tiếng. Khu chợ Phú Cƣờng trở nên phồn thịnh và là một trung tâm gốm khá lớn với khu Lò Chén. Tại khu vực Lái Thiêu, nhờ việc khai thác nguồn nguyên liệu đất sét phong phú tại chỗ, ngƣời Hoa Phúc Kiến đã mở lò gốm và trung tâm gốm Lái Thiêu đƣợc hình thành, phát triển. Đồng thời tại đây cũng có chợ Lái Thiêu khá sầm uất. Vùng Tân Thới đƣợc ngƣời Hoa Quảng Đông, Triều Châu và Hẹ cƣ ngụ khá đông, họ đã kinh doanh buôn bán và mở các dãy phố, chợ, cửa hàng Nghề buôn bán thuốc Bắc với các cửa hiệu nổi tiếng ở chợ Phú Cƣờng và chợ Lái Thiêu vốn gắn liền với sự tụ cƣ của ngƣời Hẹ. Nhu cầu mở lò làm gốm và kinh doanh cũng đã tiếp tục thu hút ngƣời Hoa đến vùng Tân Khánh. Nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Dầu Tiếng có quá trình lịch sử hình thành và phát triển muộn hơn: đầu thế kỷ XX, gắn với các công ty đồn điền cao su của ngƣời Pháp. Theo số liệu công bố chính thức từ cuộc điều tra dân số cuối năm 2009, tổng dân số Bình Dƣơng là 14.81.550 ngƣời, trong đó ngƣời Hoa là 18.783 ngƣời, chiếm tỷ lệ 1,268% tổng dân 73 Trịnh Hoài Đức, 1998, Gia Định Thành Thông Chí, Bản dịch của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia – Viện Sử học, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội, tr. 194. 74 Theo Nguyễn Cẩm Thúy (chủ biên) (2000), Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ, Nxb. Khoa học Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 20-21. 75 Nguyễn Đình Đầu, 1994, Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam kỳ Lục tỉnh, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 112. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 134 số của tỉnh76. Tại Bình Dƣơng, ngƣời Hoa là cộng đồng dân tộc có số dân đông sau ngƣời Việt. 2. Đặc điểm lối sống quần cƣ của cộng đồng ngƣời Hoa tại vùng đất Bình Dƣơng Nhờ hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi, ngƣời Hoa đã lần lƣợt về tụ cƣ tại vùng đất Bình Dƣơng. Vốn mang trong mình đặc tính xã hội với tính chất cố kết cộng đồng cao, nên khi đến với vùng đất mới Bình Dƣơng, ngƣời Hoa đã chọn cho mình lối sống quần cƣ. Buổi ban đầu, ngƣời Hoa sinh sống tập trung ngay tại các đô thị và chủ yếu phát triển các trung tâm thƣơng mại hay làng nghề làm gốm. Các điểm tụ cƣ đông đúc ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng bấy giờ gồm: chợ Phú Cƣờng, khu vực Lái Thiêu, chợ Bình Nhan Thƣợng (chợ Cây Me) tức khu vực Bình Nhâm, Búng-An Thạnh hiện nay, khu vực Tân Khánh và khu vực Dầu Tiếng. Phú Cƣờng: khu vực tụ cƣ đầu tiên của ngƣời Hoa tại vùng đất Bình Dƣơng. Qua các tài liệu nghiên cứu, có thể thấy cho đến trƣớc khi chợ Phú Cƣờng ra đời (vào khoảng năm 1838), rất ít ngƣời Hoa đến sinh sống ở vùng đất ngày nay là Bình Dƣơng77. Trong quá trình di dân đến vùng đất mới Bình Dƣơng, ngay từ buổi ban đầu, ngƣời Hoa đã sớm phát hiện ra các điều kiện thuận lợi của vùng đất Phú Cƣờng và chọn nơi đây làm điểm an cƣ, lập nghiệp. Thứ nhất, về vị trí địa lý, Phú Cƣờng là nơi thuận tiện cho cả giao thông thủy, bộ. Theo đó, khu vực này đóng vai trò nhƣ trạm trung chuyển, hàng hóa, nhất là nông lâm sản, gốm sứ từ các vùng xung quanh và vùng trên xuôi về đều ghé vào đây và sau đó đƣợc các thƣơng gia chuyển về Gia Định và những vùng xa hơn. Hơn nữa, bấy giờ khu vực này chính là huyện lỵ Bình An, điều này đã tạo cho ngƣời Hoa cảm thấy yên ổn về mặt pháp luật để định cƣ, sinh sống, hoạt động kinh tế, kinh doanh thƣơng mại Thêm vào đó, nơi đây cũng tàng trữ nguồn nguyên liệu đất sét với khối lƣợng lớn và có chất lƣợng để có thể khai thác phát triển nghề làm gốm. Nhóm Hoa Phúc Kiến vốn thạo nghề gốm đã biến nơi đây trở thành trung tâm gốm quy mô với địa danh nổi tiếng là “khu Lò Chén”. Cùng với quá trình tụ cƣ sớm ở đây, ngƣời Hoa đã góp phần xây dựng và làm cho khu chợ Phú Cƣờng trở nên phồn thịnh. Sự nhộn nhịp, sầm uất của khu chợ này nói riêng và đô thị Phú Cƣờng nói chung, đã đƣợc Đại Nam Nhất Thống Chí ghi chép nhƣ sau: “Chợ Phú Cƣờng ở thôn Phú Cƣờng huyện Bình An, tục danh chợ Dầu Một (hay Dầu Miệt), ở bên lỳ sở huyện, xe cộ ghe thuyền tấp nập”78. Chợ Phú Cƣờng trở thành khu chợ lớn nhất của cả vùng Thủ Dầu Một. Lịch sử cũng ghi nhận, các thuyền ghe chở lu, hủ, chén, tộtừ chợ Phú Cƣờng từ rất sớm đã đi về các tỉnh miền Tây và sang cả xứ Cao Miên. Khu vực tụ cƣ thứ hai của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng là Lái Thiêu. Tiếp sau Phú Cƣờng, ngƣời Hoa tiếp tục đến tụ cƣ ở thôn “Tân Thới (Thái) Tây, xã Tân Thới giáp Đông (có cả xã Thịnh Hòa nhập vào) và xã Tân Thới (thôn Vĩnh Phúc)”79 và cũng biến nơi này trở thành khu chợ Lái Thiêu khá sầm uất. Tại đây, nhờ việc khai thác nguồn 76 Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ƣơng, 2010, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Nxb Thống kê, tr. 207. 77 Huỳnh Ngọc Đáng, 2012, Người Hoa ở Bình Dương, Nxb Chính trị Quốc Gia-Sự thật, tr. 33. 78 Đào Duy Anh; Phạm Trọng Điềm; Quốc sử quán triều Nguyễn; Viện Sử học (Việt Nam), 1992, Đại Nam nhất thống chí, tập 5, Nxb. Thuận Hóa, tr. 70. 79 Trịnh Hoài Đức, 1998, Sđd, tr.99. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 135 nguyên liệu đất sét phong phú tại chỗ, ngƣời Hoa Phúc Kiến đã mở lò gốm và trung tâm gốm Lái Thiêu. Bên cạnh đó, vùng Tân Thới đƣợc ngƣời Hoa Quảng Đông, Triều Châu và Hẹ cƣ ngụ khá đông, họ đã kinh doanh buôn bán và mở các dãy phố, chợ, cửa hàng Nhu cầu mở lò làm gốm và kinh doanh cũng đã tiếp tục thu hút ngƣời Hoa đến Bình Dƣơng. Điểm tụ cƣ thứ 3 của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng là vùng chợ Bình Nhan Thƣợng, hay còn đƣợc gọi là chợ Cây Me (khu vực Bình Nhâm, Búng-An Thạnh hiện nay). Sau này có lúc ngƣời Pháp đã đặt huyện lỳ Bình An ở đây chớ không đặt ở Phú Cƣờng. Khu vực Tân Khánh với hai thôn Tân Khánh Đông và Tân Khánh Trung cũng đã thu hút ngƣời Hoa đến sinh sống, tuy nhiên hoạt động kinh tế chính của họ bấy giờ chỉ là nghề làm gốm. Nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Dầu Tiếng có quá trình lịch sử hình thành và phát triển muộn hơn: đầu thế kỷ XX, gắn với các công ty đồn điền cao su của ngƣời Pháp. Khi công ty đồn điền cao su Mit-sơ- lanh (Societe des Plantations et Pneumatiques Michelin au Vietnam) triển khai trồng cây cao su ở Dầu Tiếng vào năm 1917, cộng đồng ngƣời Hoa đã có mặt. Dầu Tiếng trở thành nơi tụ cƣ thứ 4 của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng mà không gắn với quá trình phát triển đô thị hay hình thành trung tâm gốm nhƣ các điểm tụ cƣ trƣớc đó. Lối sống quần cƣ của cộng đồng ngƣời Hoa và sự ra đời, phát triển của các đô thị tại vùng đất Bình Dƣơng Sự phát triển đô thị ở Bình Dƣơng trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX gắn liền với vai trò đặc biệt của cộng đồng ngƣời Hoa. Quá trình tụ cƣ của ngƣời Hoa tại Bình Dƣơng đã góp phần làm tạo nên sự phát triển phồn thịnh của các thị tứ, đô thị ở các huyện lỵ, trung tâm đầu mối giao thông. Nhìn chung, dân số ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng đã phát triển khá nhanh qua các thời kỳ lịch sử, nhất là dƣới thời Pháp thuộc. Cùng với việc tăng lên rất nhanh của số lƣợng ngƣời Hoa trên vùng đất Bình Dƣơng, đã kéo theo sự ra đời của các đô thị mới. Địa bàn cƣ trú của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng bấy giờ đƣợc mở rộng hơn ra nhiều vùng. Sau khi Pháp ổn định sự cai trị ở Nam Kỳ và sự ra đời của tỉnh Thủ Dầu Một vào năm 1889, số lƣợng ngƣời Hoa tăng lên rất nhanh. Theo địa chí Thủ Dầu Một thuộc Pháp (Monographie de Thudaumot 1910, BSEI, 1910) và các niên giám thống kê của Pháp: năm 1910, có 1.118 ngƣời Hoa và 1.069 ngƣời Minh Hƣơng; năm 1915 có 2063 ngƣời Hoa và 634 ngƣời Minh Hƣơng; năm 1920, có 1.765 ngƣời Hoa và 900 ngƣời Minh Hƣơng; năm 1925, có 1374 ngƣời Hoa và 1097 ngƣời Minh Hƣơng đến năm 1955 thì số lƣợng ngƣời Hoa chung lúc này đã là con số khá lớn: 11.000 ngƣời, trong đó ở phủ lỳ có 6.000 và ở các làng nông thôn là 5.000 ngƣời80. Trong quá trình định cƣ tại Bình Dƣơng, ngƣời Hoa thƣờng sống tập trung thành cộng đồng. Với đặc tính cần cù, nhạy bén, thông minh và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thƣơng mại, ngƣời Hoa thƣờng cƣ trú tập trung ở những nơi thuận lợi cho việc buôn bán và hoạt động kinh tế, dịch vụ. Những đô thị sớm ở Bình Dƣơng chính là các trung tâm thị tứ hay những làng làm gốm của ngƣời Hoa. Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, buổi ban đầu đến vùng đất mới Bình Dƣơng, do số lƣợng ngƣời Hoa ít nên họ sống đan xen với ngƣời bản địa ở các 80 Dẫn theo, Huỳnh Ngọc Đáng, 2012, Sđd, tr.39. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 136 khu phố chợ, thị trấn, thị tứ nơi đông đúc dân cƣ nhƣ thị xã Thủ Dầu Một, thị trấn An Thạnh, thị trấn Lái thiêu, thị trấn Tân Phƣớc Khánh, thị trấn Mỹ Phƣớc, thị trấn Dầu Tiếng. Bấy giờ ngƣời Hoa chủ yếu làm nghề buôn bán nhỏ, làm gốm gia dụng và làm nông nghiệp. Ngƣời Hoa đã cùng dân bản địa xây dựng nên các phố chợ, điểm buôn bán, kinh doanh nhƣ chợ Thủ Dầu Một, chợ Búng, chợ Lái thiêu, chợ Bƣng Cầu, chợ Bến Cát, chợ Dầu Tiếng, chợ Dĩ An Riêng tại Thủ Dầu Một, hoạt động kinh doanh buôn bán của ngƣời Hoa có phần sôi động hơn. Thủ Dầu Một trở thành một trung tâm kinh tế giao lƣu hàng hoá của tỉnh. Từ đây, hàng hóa của cƣ dân trong vùng đƣợc trao đổi với các vùng lân cận nhƣ Biên Hòa, thành phố Hồ Chí Minh. Vào khoảng cuối thể kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, ngƣời Hoa ở đây đã thành lập Hội Quán Vạn Thƣơng tại chợ Búng (tọa lạc ở hai bên Thiên Hậu cung) làm nơi tụ họp trao đổi kinh nghiệm trong kinh doanh buôn bán. Do nhu cầu kinh tế - xã hội của cộng đồng ngƣời Hoa, thêm vào đó là sự nhập cƣ của những ngƣời Hoa từ vùng gốm Cây Mai thuộc Sài Gòn, Gia Định đến với vùng đất Bình Dƣơng với mục đích tiếp tục hoạt động kinh tế sản xuất của mình do nguồn nguyên liệu đất sét tại địa phƣơng bị cạn dần, cùng sự chật chội trong phát triển các đô thị. Từ đó dẫn đến việc hình thành của các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa mới. Bên cạnh bốn nhóm Hoa chính ở Thủ Dầu Một là nhóm Quảng Đông, nhóm Phƣớc Kiến, nhóm Triều Châu và nhóm Sùng Chính, còn có các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Lái Thiêu, Búng-An Thạnh, Tân Phƣớc Khánh và Dầu Tiếng. Đến đầu thế kỷ XX, các khu làm gốm ở Bình Dƣơng đƣợc ghi nhận nhƣ sau: Số lƣợng lò gốm trong tỉnh là 40 trong đó có 5 ở An Thành, 8 ở Hƣng Định, 1 ở Tân Thới, 14 ở Phú Cƣờng, 3 ở Bình Chuẩn và 9 ở Tân Khánh. Lò gốm chính tọa lạc ở Lái Thiêu là trung tâm thƣơng mại quan trọng nhất của huyện. Sản phẩm xuất xƣởng từ lò gốm này giống kiểu “gốm Cây Mai” nhƣng thua xa về nguyên liệu và nhất là độ tinh xảo81. Khoảng đầu thế kỷ XX, ngoài việc phát triển hệ thống buôn bán ở các chợ, ngƣời Hoa còn phát triển mạng lƣới buôn bán bằng ghe, thuyền với các khu vực khác, đặc biệt là hình thức buôn bán gốm gia dụng với các tỉnh miền Tây. Năm 1910, Lái Thiêu là một trung tâm thƣơng nghiệp lớn, là bến đậu của tàu thủy và bến xe đò82. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, tại các trung tâm kinh tế của địa phƣơng hay các đô thị, ngƣời Hoa tiếp tục tham gia kinh doanh buôn bán với số lƣợng nhiều và gần nhƣ độc quyền về thƣơng mại và dịch vụ. Hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa rất phát triển. Những phố chợ, dãy nhà, dãy phố của ngƣời Hoa đã ra đời và phát triển. Ngƣời dân địa phƣơng quen gọi những khu phố này là “phố Tàu”. Bấy giờ, ở các khu phố này hoạt động kinh tế thủy bộ đều phát triển, suốt ngày đêm lúc nào cũng nhộn nhịp ghe, thuyền tụ tập, giao lƣu buôn bán Chỉ riêng thị xã Thủ Dầu Một, theo nguồn thống kê của phòng thống kê thƣơng mại Sài Gòn thì trƣớc tháng 4 năm 1975 có 453 hiệu buôn của ngƣời Hoa83. 81 Công ty Nghiên cứu Đông Dƣơng – Lê Thành Tƣờng; Lê Tùng Hiếu - Nguyễn Văn Phúc (Biên dịch), 2015, Địa chí tỉnh Thủ Dầu Một và tỉnh Bà Rịa, Nxb. Đồng Nai, tr. 43. 82 Trần Bạch Đằng (Chủ biên), 1991, Địa chí tỉnh Sông Bé, Nxb. Tổng hợp Sông Bé, tr 222. 83 Trần Hồi Sinh, 1996, Người Hoa trong nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Đại học kinh tế T.P. Hồ Chí Minh, tr.55. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 137 Sau ngày đất nƣớc thống nhất (năm 1975), tình hình dân số, dân cƣ của ngƣời Hoa vẫn tiếp tục phát triển. Theo thống kê năm 1989, số lƣợng ngƣời Hoa của tỉnh Sông Bé là 32.512 ngƣời. Đến năm 1999, số ngƣời Hoa riêng ở Bình Dƣơng là 14.455 ngƣời (Bình Phƣớc là 7.947 ngƣời)84. Theo số liệu công bố chính thức từ cuộc điều tra dân số cuối năm 2009, tổng dân số Bình Dƣơng là 14.81.550 ngƣời, trong đó ngƣời Hoa là 18.783 ngƣời, chiếm tỷ lệ 1,268% tổng dân số của tỉnh85. Quá trình đô thị hóa của tỉnh, nhất là sự phát triển của Thành phố Thủ Dầu Một và đề án xây dựng Thành phố mới Bình Dƣơng, đã tác động khá nhiều đến cộng đồng ngƣời Hoa nói chung. Cùng với quá trình đô thị hóa, các trung tâm làm gốm của ngƣời Hoa tại Bình Dƣơng đã bị thu hẹp phạm vi hoạt động. Hiện nay một số lò gốm tại khu Lò Chén, Thủ Dầu Một đã ngƣng hoạt động do nhu cầu quy hoạch lại vùng sản suất gốm theo chủ trƣơng của UBND tỉnh Bình Dƣơng. Duy chỉ có lò lu Đại Hƣng - lò gốm lu có bề dày lịch sử lâu đời nhất và đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh, hiện nay vẫn còn hoạt động tại Thủ Dầu Một. 3. Đặc điểm tƣơng trợ lẫn nhau của cộng đồng ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng Khi đến định cƣ tại Bình Dƣơng, ngƣời Hoa đã xây dựng các thiết chế kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng nhằm cố kết cộng đồng, thỏa mãn nhu cầu tín ngƣỡng, ổn định, phát triển cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, đồng thời hòa nhập với cộng đồng cƣ dân bản địa. Tƣơng trợ của ngƣời Hoa Bình Dƣơng trong các hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng nói chung bao gồm các nghề buôn bán, kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và số ít làm nông nghiệp. Tại các đô thị, ngƣời Hoa chủ yếu hoạt động thƣơng mại và sản xuất tiểu thủ công truyền thống, trong đó nổi tiếng là nghề làm gốm sứ. Vào khoảng giữa thế XIX, khi những lƣu dân ngƣời Hoa từ miền duyên hải Trung Hoa sang Việt Nam định cƣ, sinh sống, nghề làm gốm cũng xuất hiện tại Bình Dƣơng. Hiện nay, ở Tân Phƣớc Khánh (Tân Uyên), Lái Thiêu (Thuận An), Chánh Nghĩa (Thủ Dầu Một) còn hàng trăm cơ sở sản xuất gốm với đa số chủ nhân là ngƣời Việt gốc Hoa. Trƣớc đây, Bình Dƣơng có ba trƣờng phái gốm sứ: trƣờng phái Quảng (đa số chủ lò gốc ở Quảng Đông), trƣờng phái Triều Châu (chủ lò gốc Triều Châu đa số là ngƣời Hẹ) và trƣờng phái Phúc Kiến (chủ nhân có gốc Phúc Kiến). Tuy nhiên, ngày nay, các trƣờng phái gốm sứ có sự pha trộn, xâm nhập lẫn nhau do có sự phát triển về công nghệ, yêu cầu thị trƣờng. Các chủ cơ sở sản xuất nếu muốn tồn tại và phát triển, họ đã liên tục cải tiến mẫu mã, đổi mới công nghệ để sản phẩm cạnh tranh, gắn với những mặt hàng nổi tiếng của Nhật Bản, Châu Âu là thƣơng hiệu gốm sứ Minh Long, Cƣờng Phát, Nam Việt Ngoài ra, ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng còn có các nghề làm thuốc bắc, làm bánh mì, điêu khắc đá, vẽ tranh trên kiếng, làm mì sợi, làm chao, chế biến cà phê, sản xuất xà bông, nghề nhộm...86. 84 Bấy giờ tỉnh Sông Bé đã đƣợc tách thành tỉnh Bình Dƣơng và tỉnh Bình Phƣớc. 85 Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ƣơng, 2010, Sđd, tr. 207. 86 Xem thêm Huỳnh Ngọc Đáng, 2012, Sđd, tr. 126-146, 177. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 138 Lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ của ngƣời Hoa Bình Dƣơng cũng rất phát triển và thu đƣợc nhiều thành tựu nhất định, đóng góp to lớn cho kinh tế thị trƣờng của Bình Dƣơng qua các giai đoạn lịch sử. Về kinh doanh buôn bán, ngƣời Hoa gần nhƣ kinh doanh
Tài liệu liên quan