Rùa tai đỏ có tên khoa học là Trachemys scripta elegans, là một
loại rùa nước ngọt thuộc họ Emydidae. Vị trí phân loại trong sinh
giới:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia Phân lớp: Anapsida
Bộ: Testudines
Họ: Emydidae
Chi: Trachemys
Loài: T. scripta Phân loài: T. s. Elegans
Đây là 1 trong 3 loài rùa có quan hệ họ hàng gần gũi bao gồm
Trachemys scripta scripta (Yellow-belly slider), Trachemys
scripta elegans (Red-ear slider) và Trachemys scripta roosti
(Cumberland slider).
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm sinh học của Rùa tai đỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm sinh học của Rùa tai đỏ
\\
Phân loại
Rùa tai đỏ có tên khoa học là Trachemys scripta elegans, là một
loại rùa nước ngọt thuộc họ Emydidae. Vị trí phân loại trong sinh
giới:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia Phân lớp: Anapsida
Bộ: Testudines
Họ: Emydidae
Chi: Trachemys
Loài: T. scripta Phân loài: T. s. Elegans
Đây là 1 trong 3 loài rùa có quan hệ họ hàng gần gũi bao gồm
Trachemys scripta scripta (Yellow-belly slider), Trachemys
scripta elegans (Red-ear slider) và Trachemys scripta roosti
(Cumberland slider).
Sở dĩ Rùa tai đỏ (Red eared slider) mang tên này do mỗi cá thể rùa
đều có vạch màu đỏ rất dễ phát hiện ở vùng tai sau mắt. Vì khả
năng trượt với tốc độ cao từ những tảng đá hay cành cây xuống hồ
nước nên loài rùa này được gọi là slider (slide: trượt).
Hình thái
Mai rùa thường có hình oval và khá phẳng, có sống mai yếu, mảnh
mai viền phía sau hình chữ V. Mai rùa thường có nền xanh sẫm
làm nổi lên những chi tiết màu sáng hoặc sẫm. Mặt bụng có nền
vàng làm nổi bật những chi tiết đôi một đối xứng ở vùng trung tâm.
Phần đầu, chân và đuôi đều có màu xanh cùng các vạch vàng.
Đầu rùa tai đỏ có vạch màu đỏ nổi bật. Mai rùa nhìn nghiêng và mặt bụng rùa có
màu sắc và hình dạng đặc trưng
Con đực và cái rất khác biệt về hình dạng. Ở Rùa tai đỏ, con cái (dài
trung bình 25-33 cm) thường lớn hơn con đực (20-25 cm). Tuy nhỏ hơn, con
đực có đuôi dài và to hơn con cái. Móng con đực được kéo dài giúp cho việc
giao phối thuận lợi. Những con đực già toàn thân màu xanh rất sẫm, điều đó dẫn
đến sự khó khăn trong việc phát hiện vạch đỏ trên đầu chúng.
Con đực và con cái có hình dạng khác biệt
Chế độ ăn
Rùa tai đỏ là loài ăn tạp rất rộng thực. Trong môi trường tự nhiên,
chúng ăn cá, cua, mùn bã, ốc, nòng nọc, dế, sâu bọ côn trùng nói
chung cùng rất nhiều loài thực vật ở nước. Con non có xu hướng ăn
thịt, trong khi con trưởng thành thường ăn tạp. Chiến lược sinh tồn
của loài Rùa tai đỏ chính là khả năng ăn đa dạng rất nhiều loài sinh
vật, từ thực vật đến động vật, kể cả mùn bã hữu cơ. Thậm chí,
trong một số trường hợp, những con rùa lớn cũng sử dụng chính
con non đồng loại làm thức ăn (ở động vật, cạnh tranh cùng loài
bằng cách giết con non là không hiếm, song sử dụng con non làm
nguồn thức ăn thì ít gặp hơn). Tuy phổ thức ăn rất rộng nhưng Rùa
tai đỏ chỉ có thể ăn được trong nước do chúng không có tuyến
nước bọt và lưỡi không di động được. Do đặc tính rộng thực, Rùa
tai đỏ rất dễ nuôi, song nếu bị bỏ đói, chúng trở nên cực kì hung
tợn và có thể ăn hết tất cả các loài thủy sinh nhỏ hơn nó trong hồ
nuôi. Nếu không thể sử dụng làm thức ăn, Rùa tai đỏ cũng có thể
giết chết hoặc gây thương tổn đến các loài này.
Tập tính
Rùa tai đỏ sống gần như hoàn toàn trong nước, chỉ lên bờ để sưởi
nắng và đẻ trứng. Chúng được biết đến như những vận động viên
bơi lội và thợ săn kì tài. Rùa tai đỏ không ngủ đông, nhưng vào
khoảng tháng 10, khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, chúng rơi vào
trạng thái gần như vậy (không ăn, chỉ thức dậy uống nước). Chúng
ngủ ở đáy hồ hoặc dưới các tảng đá cho đến cuối tháng 3 đầu tháng
4, khi thức ăn trở lại dồi dào. Khi rùa được 5 tuổi chúng kết đôi
sinh sản. Hoạt động đẻ trứng diễn ra dưới nước trong khoảng thời
gian từ tháng 3 đến tháng 7. Con đực tốn rất nhiều thời gian
(thường là 45 phút) bơi theo con cái, nếu cho phép, con cái lặn
xuống đáy hồ và đôi rùa thực hiện hành vi giao phối, nếu không,
con cái trở nên hết sức hung dữ đuổi con đực đi. Đôi khi xảy ra
hiện tượng giao phối giữa 2 con đực như một hình thức khẳng định
vị trí và quyền lực giữa các con đực với nhau, hành động giao phối
này thường dẫn đến trận chiến giữa 2 con đực. Sau khi giao phối,
con cái chỉ ăn rất ít và dành phần lớn thời gian ấp trứng (trứng nở
sau 60-90 ngày). Một lứa, con cái để từ 2 đến 30 trứng, con cái
càng to, ổ trứng càng lớn.
Rùa
tai đỏ
Thực vật
Mùn bã
Cua, ốc,
thân mềm,
cá, nòng
nọc, côn
trùng...
Hình ảnh rùa tai đỏ giao phối và đẻ trứng
Trứng rùa tai đỏ nở ra con đực hay con cái phụ thuộc nhiệt độ môi
trường do rùa không có NST giới tính, nhiệt độ là nhân tố quyết
định giới tính.
Đồ thị mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự xác định giới tính của 3 loài bò sát
là
• Rùa tai đỏ Trachemys scripta elegans
• Cá sấu Mỹ Alligator mississippiensis
• Rùa alligator snapping Macroclemys temminckii
Sự xác định giới tính phụ thuộc nhiệt độ môi trường được giải thích là do
ảnh hưởng của enzim aromatase- loại enzim có thể biến testosterone
thành estrogen. Trong thí nghiệm, ở nhiệt độ thấp, hàm lượng aromatase
thấp, rùa non sinh ra đa số là con đực.
Tình trạng phân bố Rùa tai đỏ trên thế giới
Quê hương của Rùa tai đỏ là Bắc Mỹ, bắt nguồn từ thung lũng
Missisippi. Môi trường sống tự nhiên của Rùa tai đỏ là các ao, hồ, đầm
chứa nước ngọt. Do phong trào nuôi rùa làm cảnh, Rùa tai đỏ được nhập
khẩu đến khắp Châu Âu, Châu Á, vì vậy vùng phân bố của loài rùa này
đã mở rộng ra toàn thế giới. Hiện nay, Rùa tai đỏ là vật cưng tại Mỹ,
Canada, Mexico, Hà lan, Anh, Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam…
Bản đồ địa lí phân bố Rùa tai đỏ trên thế giới
Hình sao: quê hương rùa tai đỏ (bang Missisippi- nước Mỹ)
Hình oval: vùng bản địa của rùa tai đỏ
Hình tròn: vùng xâm lấn của rùa tai đỏ