Đặc điểm sinh học một số loài cá cảnh biển

Đặc điểm sinh học một số loài cá cảnh biển. Đặc điểm sinh học một số loài cá cảnh biển có giá trị kinh tế. (Trích từ Bài giảng nuôi cá cảnh, Lê Thị Bình, Đại học Nông Lâm TPHCM) Ở rạn san hô Việt Nam có khoảng 450 loài cá biển được chọn làm cá cảnh thuộc những họ sau: Họ cá thia (cá khoang cổ): Pomacentridae Họ cá bướm (cá nàng đào): Chaetodontidae Họ cá chim xanh (cá thiên thần): Pomacanthidae Họ cá đuôi gai: Acanthuridae Họ cá bàng chài (hàng chài): Labridae Họ cá bò: Balistidae

pdf6 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm sinh học một số loài cá cảnh biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Đặc điểm sinh học một số loài cá cảnh biển. Đặc điểm sinh học một số loài cá cảnh biển có giá trị kinh tế. (Trích từ Bài giảng nuôi cá cảnh, Lê Thị Bình, Đại học Nông Lâm TPHCM) Ở rạn san hô Việt Nam có khoảng 450 loài cá biển được chọn làm cá cảnh thuộc những họ sau: Họ cá thia (cá khoang cổ): Pomacentridae Họ cá bướm (cá nàng đào): Chaetodontidae Họ cá chim xanh (cá thiên thần): Pomacanthidae Họ cá đuôi gai: Acanthuridae Họ cá bàng chài (hàng chài): Labridae Họ cá bò: Balistidae 1. HỌ CÁ THIA Giống loài rất phong phú, riêng cá khoang cổ có 200 loài nằm trong 116 giống, hơn 50% được chọn làm cá cảnh. Cá có màu sắc sặc sỡ, hoạt động nhanh nhẹn. 1.1 Đặc điểm môi trường sống - Đời sống gắn liền với rạn san hô, phân bố từ vùng cận nhiệt đới đến ôn đới (Ấn Độ và Thái Bình Dương), độ sâu 2 – 55 mét, nền đáy cát san hô, đặc biệt có nhiều thủy thảo và hải quỳ. - pH: 8,2 – 8,6 - Nhiệt độ: 24 – 30oC, thích hợp ở 25 – 28oC - Độ mặn: 26 – 32%o - Ánh sáng: thích nơi có ánh sáng vừa phải. 1.2 Tập tính sống - Có tính cạnh tranh quyết liệt với cá cùng loài và có tính sở hữu lãnh thổ. - Sống cộng sinh với hải quỳ. Cá thải nhớt, phân, thức ăn thừa cho hải quỳ sinh sống. Hải quỳ làm chỗ cho cá ẩn nấp, đồng thời cá ăn chồi non của hải quỳ. 1.3 Đặc điểm dinh dưỡng Cá ăn tạp thiên về động vật. Háu ăn và thích ăn mồi nổi, phổ thức ăn rộng, bao gồm các loài phiêu sinh động vật, động vật không xương sống, tảo dạng sợi. Đặc biệt có một số ăn mầm non của hải quỳ. 1.4 Đặc điểm sinh sản - Mùa vụ sinh sản: Vùng nhiệt đới: sinh sản quanh năm Vùng ôn đới: tập trung vào mùa hè - Phương thức sinh sản: + Lưỡng tính tiếm sinh: sản phẩm sinh dục đực chín trước, sản phẩm sinh dục cái chín sau. Nghĩa là tất cả cá trưởng thành đều là con đực, sau đó tùy theo cơ cấu của đàn sẽ có một con đực biến thành con cái giữ chức năng thống trị. + Thường trong quần xã chỉ thấy có một con cái thống trị. Con cái này sẽ chọn một con đực khỏe mạnh nhất đàn làm “bạn đời”, còn lại tất cả đều là cá đực nhưng không thành thục (chỉ là con đực trưởng thành). Nếu vì một nguyên nhân nào đó, cá cái mất đi thì cá đực kia sẽ chuyển thành cá cái và tiếp tục giữ vị trí thống trị cả đàn. Cá chuyển giới tính này sẽ chọn một cá đực khỏe mạnh nhất trong đàn làm “bạn đời”. +Cá đực và cá cái sẽ lựa chọn chỗ để làm tổ, gần bụi hải quỳ. Cả hai cùng dọn vệ sinh 2 tổ, đẻ trứng dính trong giá thể (cát, đá, sỏi). Cá cái lướt qua một đường đẻ trứng thử, cá đực bơi theo sau thụ tinh. - Kích thước tổ trứng thường có đường kính 3 – 10 cm, được cá đực chăm sóc. - Cá cái chỉ ở vòng ngoài. Trứng nở sau 6 – 12 ngày, tùy thuộc vào loài. - Ấu trùng mới nở có chiều dài 4 mm, sau khi nở vài giờ cá có thể tìm thức ăn bên ngoài. 1.5 Một số loài cá khoang cổ được chọn làm cá cảnh - Amphiprion clarkii (Black Clown): khoang cổ sọc đuôi vàng - A. ephippium (Red Saddleback): khoang cổ đỏ cam 3 - A. frenatus (Blackback Anemonefish): khoang cổ đỏ - A. perideraion (Anemonefish): khoang cổ hồng chỉ trắng 4 - A. polymnus (Browsaddle Clownfish): khoang cổ hề - A. akallopisos (Nosestripe Anemonefish): khoang cổ hồng 5 - A. chrysopterus (Orangefin Anemonefish): khoang cổ vàng cam 6 - Premnas biaculeatus (Maroon Clownfish): khoang cổ đỏ nâu.
Tài liệu liên quan