Tiêu hóa là quá trình phân giải thức ăn bằng các biện pháp: cơ học, hóa học và vi sinh vật học để biến những chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản nhất mà cơ thể heo có thể hấp thu được. Bộ máy tiêu hóa của heo bao gồm : miệng, thực quản, bao tử, ruột non, ruột già .
Tiêu hóa ở miệng:
Ở miệng, heo tiêu hóa bằng hai hình thức cơ học và hóa học.
Cơ học: Heo nghiền nát thức ăn bằng 44 răng như sau:
23 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm sinh học một số vật nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC MỘT SỐ VẬT NUÔI
Bảng 6.1 Một số chỉ tiêu sinh học vật nuôi
LOÀI
THÂN NHIỆT
NHỊP TIM
NHỊP THỞ
CẶP
SẮC THỂ
OF
OC
NGƯỜI
98,6
37,0
58-104
12
23
NGỰA ĐỰC
99,7
37,6
35
12,0
32
NGỰA CÁI
100,0
37,8
35
12
32
LẠC ĐÀ
100,0
37,8
60-90
10_30
37
BÒ THỊT
101,0
38,3
50
14
30
BÒ SỮA
101,5
38,6
60
20
30
CHÓ
101,5
38,6
60-120
14-16
39
MÈO
101,5
38,6
100-120
20-30
19
CỪU
102,3
39,1
75
16
27
HEO
102,5
39,2
70
13
19
THỎ
103,1
39,5
140-150
50-60
22
DÊ
103,8
39,9
75
16
30
GÀ
107,1
41,7
300
30
39
Nguồn: L. S. Shapiro, Principles of Animal Science, 1997.
6.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HEO
6.1.1. Phân loại sinh học:
Trong hệ thống phân loại sinh học thì heo thuộc:
Động vật có xương sống
Lớp có vú
Phân bộ không nhai lại
Bộ móng đôi
Bộ phụ răng cục
Họ heo
Loài
Vertébrata
Mammalia
Nonruminantia (Sus formes)
Artiodactyla
Neobunodontia
Sui dae
Sus scrofa
6.1.2. Bộ máy tiêu hóa:
Tiêu hóa là quá trình phân giải thức ăn bằng các biện pháp: cơ học, hóa học và vi sinh vật học để biến những chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản nhất mà cơ thể heo có thể hấp thu được. Bộ máy tiêu hóa của heo bao gồm : miệng, thực quản, bao tử, ruột non, ruột già….
Tiêu hóa ở miệng:
Ở miệng, heo tiêu hóa bằng hai hình thức cơ học và hóa học.
Cơ học: Heo nghiền nát thức ăn bằng 44 răng như sau:
Răng cửa: 12
Răng nanh: 04
Răng hàm trước: 16
Răng hàm sau: 12
Hóa học: Khi nhai thức ăn heo còn tiết ra nước bọt, lượng nước bọt heo tiết ra trong một ngày đêm là 15 lít, trong nước bọt có men tiêu hóa amilase.
Tiêu hóa ở bao tử:
Bao tử của heo là loại trung gian giữa loài ăn cỏ và ăn thịt, gồm có các phần: thượng vị, thân vị, hạ vị và tá tràng. Với cấu tạo nầy heo có thể tiêu hóa thứ`c ăn thô xanh và cả thức ăn có nguồn gốc động vật.Tiêu hóa ở bao tử cũng có 2 hình thức cơ học và hóa học.
Cơ học: Do sự co bóp của bao tử.
Hóa học: Do các diếu tô của dịch vị tiết ra và HCl trong dịch vị.
Tiêu hóa ở ruột non: dài từ 14-18m gồm tá tràng, không tràng và hồi tràng. Ruột non là nơi tiêu hóa thức ăn triệt để nhất nhờ có sự tác động của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột.
Tiêu hóa ở ruột già:
6.1.3. Khả năng tăng trưởng của heo ngoại:
Trọng lượng sơ sinh :1,2kg
Trọng lượng cai sữa : 6kg (21 ngày tuổi)
Trọng lượng 50 ngày tuổi:20kg
Trọng lượng xuất thịt :100kg (5 tháng tuổi)
Trọng lượng trưởng thành: 250 – 300kg
Tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa : 200g/ngày;
HS TTTĂ: 4kg sữa/1kg tăng trọng.
Tăng trọng từ 6 – 20kg : 500g/ngày; HSTTTĂ: 1,5 – 2
Tăng trọng từ 20 – 100kg : 800-900g/ngày; HSTTTĂ : 2,3 – 3,5
Đặc điểm sinh sản con cái:
Tuổi thành thục: 5-7 tháng.
Thời gian sử dụng : 3-5 năm.
Chu kỳ động dục: 18-21 ngày.
Thời gian động dục: 2-4 ngày.
Thời gian mang thai: 3 tháng 3 tuần 3 ngày.
Số con sơ sinh: 10-12
Tuổi cai sữa: 7-60 ngày.
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa: 90%
Động dục lại sau khi cai sữa: 2-4 ngày.
Số lứa đẻ trong năm: 2-2,4
Sản lượng sữa chu kỳ : 200-400kg
Đặc điểm sinh sản con đực:
Tuổi sử dụng : 8 tháng
Thời gian sử dụng : 3-5 năm.
Chất lượng tinh dịch:
V: (Volume)
A: (Activity)
C: (Concentration)
Số nái do nọc phụ trách:
Phối trực tiếp: 1/25.
Gieo tinh nhân tạo: 1/250
Phẩm chất quầy thịt:
Tỷ lệ thịt xẻ: 75 – 80%
Tỷ lệ nạc/xẻ : 40 - 60%
Tỷ lệ mỡ: 25 - 40%
Tỷ lệ xương: 10 - 15%
Tỷ lệ da : 5%
Thịt tốt có màu đỏ tươi, bóng, không tái màu, không rỉ dịch, không có mùi chua. Heo bị stress thường bi PSE (Pale, Soft, Exudative).
Một số giống heo:
6.1.4. Các giống heo nội địa
6.1.4. .1. Heo Ba Xuyên
Trước năm 1900, vùng Ba Xuyên chỉ nuôi heo Cỏ là giống heo nhỏ con, lông đen, mõm dài, tai nhỏ và đứng, lưng oằn, bụng xệ, rất dễ nuôi (12 tháng tuổi có thể cân nặng 50 – 60kg).
Năm 1900, heo Cỏ được cho lai với heo Hải Nam của Trung Quốc. Năm 1920, heo Craoonais được nhập từ Pháp vào Việt Nam và được cho lai với heo Cỏ có
máu heo Hải Nam tạo ra heo 3 máu gọi là heo Bồ Xụ có vóc dáng lớn, lông trắng đen, tai to và xụ che kín mắt. Ở 10 tháng tuổi, heo Bồ Xụ có thể đạt 100 – 120kg thể trọng.
Năm 1932, heo Tamworth và Berkshire được nhập vào Việt Nam. Heo Bồ Xụ được cho lai với heo Berkshire và Tamworth. Các heo này xuất hiện cùng lúc với danh từ Ba Xuyên được chính thức đặt tên cho nhiều vùng có nhiều heo lai trên nên các heo này được gọi là heo Ba Xuyên.
Heo bông Ba Xuyên có một số đặc điểm như sau:
Bông đen và bông trắng trên cả da và lông phân bố xe lẫn nhau. Ở viền mỗi đốm bông, lông và da thường khác màu nhau tạo ra dáng mờ mờ. Đây là điểm phân biệt giữa heo Ba Xuyên với các heo lai khác. Sắc bông sậm có thể có tác dụng tốt giúp heo chịu được khí hậu nóng và bùn lầy của vùng.
Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán có nhiều nếp nhăn.
Tai nhỏ hoặc vừa, đứng. Cổ dài, có nếp nhăn.
Vai nở, ngực sâu và rộng, lưng dài, thẳng và rộng, bụng to nhưng gọn.
Chân ngắn, nhỏ, móng xòe, đi bàn (hai chân sau). Đuôi nhỏ và ngắn.
Heo Ba Xuyên là nhóm heo nhiều mỡ, sức chịu đựng cao, thích nghi với điều kiện khắc khổ ở những vùng phèn.
Heo nái đẻ trung bình 8.5 con/lứa, mỗi năm 2 lứa. Trọng lượng heo sơ sinh trung bình 0.73kg. Heo 6 tháng tuổi đạt trung bình 45kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 100kg. Heo trưởng thành có thể đạt 150 –180kg.
6.1.4. 2. Heo Thuộc Nhiêu
Sau năm 1960, heo Tamworth và Berkshire không còn lưu giống thuần ở vùng ba Xuyên nữa. Heo Yorkshire được nhập nội và cho lai với heo Ba Xuyên, hình thành heo Thuộc Nhiêu.
Heo Thuộc Nhiêu có sắc lông trắng, trên da có thể có vài đốm đen nhỏ. Đầu to vừa, mõm ngắn và hơi cong. Tai vừa, ngắn, rộng hơi đưa về phía trước hoặc xụ xuống. Lưng dài, ngực rộng và sâu.
Bụng to gọn, chân nhỏ (2 chân sau đi bàn), móng xòe, đuôi ngắn và nhỏ.
Heo Thuộc Nhiêu thuộc nhóm heo mỡ-nạc. Heo nái đẻ 8.4 con/lứa, trọng lượng sơ sinh đạt 0.7kg/con. Trọng lượng lúc 6 tháng tuổi là 41.13kg và lúc 12 tháng tuổi đạt 98.67kg. Heo trưởng thành cân nặng 160 –180kg.
Heo Thuộc Nhiêu dễ nuôi, sức kháng bệnh cao, phổ biến ở những vùng trồng lúa.
6.1.4. 3. Heo cỏ
Lông đen, tai nhỏ, lưng cong, bụng xệ.
12 tháng tuổi đạt 40 –50kg. Trọng lượng trưởng thành khoảng 80 – 100kg. Heo nái đẻ 1-1.2 lứa/năm, trung bình 5-7con/lứa.
Dễ nuôi, sức kháng bệnh cao, thịt ngon.
6.1.4. 4. Heo Móng Cái
Heo Móng Cái là giống heo nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Trước đây Móng Cái và Ỉlà hai giống heo nội chính được nuôi và phát triển rộng răi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung nước ta. Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên zên (Đông Triều) trnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống heo Móng Cái. Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 - 70 trở đi heo Móng Cái đă lan nhanh ra khắp đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi heo Ỉ bị thu hẹp dần. Từ sau 1975 giống heo này được lan nhanh ra các tỉnh miền Trung kể cả phía Nam.
Đặc điểm của heo Móng Cái có đầu đen, giữa trán có điểm trắng hình tam giác, giữa tai và cổ có khi rộng đến vây có một dải trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốn chân. Lưng và mông có mảng đen kéo dài đen khấu đuôi và đùi, có khi trông giống hình yên ngựa nhưng có khi cũng chỉ là mảng đen bình thường có đường biên không cố định. Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng. Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xoè.
Theo điều tra từ năm 1962, heo Móng Cái chia ra hai nhóm khác nhau: nhóm xương nhỡ (nhân dân quen gọi là xương to) và nhóm xương nhỏ. Đặc điểm chính của hai nhóm này là:
- Nhóm xương to: Dài mình, chân cao, xương ống to, móng chẽ nhìn như 4 ngón, mõm dài và hơi hớt, tai to đưa ngang, tầm vóc to, khối lượng 140- 170 kg, có con tới 200 kg, xuất hiện động dục chậm hơn, có thể từ 7-8 tháng mới bắt đầu, đa số có 14 vú, một số ít 12 vú, số con đe trung bình 10- 12 con lứa.
- Nhóm xương nhỏ: hình ngắn, chân thấp, xương ống nhỏ, hai móng to chụm lại, m~m ngắn, thfng, lai nhỏ dgng lên trên, tầm vóc bé, khối lượng 85kg là tối đa, lập mỡ sớm từ 6 tháng, đa số có 12 vú, số ít có 14 vú, số con đẻtrung bình 8-9 cons1ứa.
Khả năng sinh trưởng: Do quá tŕnh chọn lọc trong sản xuất, ngày nay đa số nhóm heo xương nhỏ đã được cải tạo với đực nhóm xương to và trong nhân dân hiện nuôi đa số là nhóm xương nhỡ hoặc xương nhỏ đã được cải tạo, vì vậy tầm vóc đàn heo hiện nay gần với nhóm xương nhỡ.
Khả năng sinh sản: Heo đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh trùng, lượng tinh dịch 80- 100 ml. Heo cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động hớn nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường thì heo cái đến khoảng 7-8 tháng tuổi trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và có chữa, thời điểm đó heo đã đạt khối lượng khoảng 40-50 kg hoặc lớn hơn.
6.1.4. 5. Heo Ỉ
Giống heo địa phương vùng đồng bắng sông Hồng .Toàn thân đen, mõm ngắn, mặt ngắn, Trán có nhiều nếp nhăn hằn sâu .
Chân thấp, bụng xệ, mình ngắn . Đẻ 8-10 con/lứa Trọng lượng sơ sinh: 0,3 – 0,4kg/con
Cai sữa:5– 6kg/con. Năng suất kém, thành thục sớm, kháng bệnh cao. Heo hướng mỡ.
6.1.5. Các giống heo ngoại nhập
6.1.5. 1. Heo Yorkshire (Large White)
Large White (LW) được lai tạo ra vào khoảng giữa thế kỷ XIX tại vùng Yorkshire, Anh. Đây là kết quả của việc cho lai giữa giống heo địa phương của vùng Yorkshire (màu trắng, thân to, chân cao) với các giống Cumberland, Leiceistershire, Middle White, và Small White (Middle White và Small White hiện nay không còn phổ biến nữa).
LW chính thức vào sổ giống của Hội Đồng Giống Heo Quốc Gia Anh (National Pig Breeders’ Association) vào năm 1884. LW có sắc lông trắng, da hồng, vóc lớn, khi nhìn nghiêng toàn thân có hình chữ nhật, lưng thẳng, thân mình dài và sâu, bốn chân to khỏe tạo thành dáng đi linh hoạt. Đầu to, trán rộng, mặt hơi gãy, tai to và đứng có lông mịn và dài ở vành tai. Đuôi dài, khấu đuôi to, chóp lông đuôi dài LW chịu được điều kiện sống kham khổ, dễ thích nghi trong những điều kiện môi trường khác nhau. Có thể nuôi nhốt hay nuôi chăn thả.
LW được nhập vào Việt Nam từ những năm 1930. Ở miền Nam, giống heo này được nhập từ Philippines, Mỹ, Nhật. Ở miền Bắc nhập LW từ Liên Xô, Cuba.
Heo LW được xếp vào nhóm nạc-mỡ với các tính năng sản xuất như sau:
6 tháng tuổi đạt 90 – 100kg
Heo trưởng thành đạt 250 – 300kg
Nái đẻ trung bình > 2lứa/năm, mỗi lứa trung bình 9 -10 con.
Heo nái LW có khả năng sinh sản tốt. Ngày nay LW có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với các tên gọi khác nhau Japanese Yorkshire, American Y, Belgian Y,... và tham gia vào trong hầu hết các công thức lai tạo heo thương phẩm theo nhiều tỷ lệ máu khác nhau.
6.1.5. 2. Heo Landrace
Landrace (L) xuất xứ từ Đan Mạch vào năm 1896. Đây là giống heo hướng nạc có tầm vóc từ vừa đến lớn, thân dài, nhìn nghiêng có thân hình tam giác, phát triển về phía sau. Heo có sắc lông trắng, cổ dài, đầu thanh và dài, trán hẹp, tai xụ có thể che mắt, chân cao và thanh.
Heo L 6 tháng tuổi có thể đạt 90kg, trưởng thành 200 – 250kg. Heo nái đẻ >2 lứa/năm, trung bình 9 – 10 con/lứa.
L thuộc nhóm heo nạc, và rất nổi tiếng về khả năng sinh sản nên trong heo cái dòng cuối thuờng có máu Landrace.Tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng cho heo L phải cao, nếu thiếu sẽ gây chậm lớn. Một số công thức lai để tạo heo con thương phẩm thường dùng heo cái Y-L (hay L-Y) phối với heo đực L hay Duroc.
Ngày nay do nhu cầu chất lượng thịt heo ngày càng cao, heo L Bỉ (Belgian L) được tạo ra có mông, đùi rất phát triển. Heo cái L Bỉ được phối với heo đực Piétrain tạo ra heo con thương phẩm, hay heo cái L-Piétrain được phối trở lại với heo L Bỉ.
6.1.5. 3. Heo Duroc
Duroc xuất xứ từ miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Hai giống heo chính tạo thành giống Duroc ngày nay là Jersey Red ở New Jersey, và Duroc ở New York.
Jersey Red có màu đỏ, thân dài và thô, mắn đẻ. Duroc ở NY cũng có màu đỏ nhưng tầm vóc nhỏ hơn, săn chắc hơn Jersey Red.
Đầu năm 1860, hai giống heo trên được cho phối với nhau tạo thành giống heo Duroc ngày nay có tầm vóc vừa phải với chân to, chắc. Duroc có sắc lộng từ màu vàng tươi đến nâu sậm, nhưng phổ biến là màu nâu nhạt. Heo có cổ ngắn, đầu to, trán rộng, mặt hơi gãy, gốc tai đứng nhưng phần tai còn lại xụ.
Duroc là nhóm heo hướng nạc, chịu được kham khổ, nhưng kém sữa so với LW và L, khẩu phần đòi hỏi tỷ lệ protein cao.
Heo D 6 tháng tuổi có thể đạt 80 – 90kg, trưởng thành 200 – 250kg. Heo nái đẻ trung bình >2 lứa/năm, trung bình 9 con/lứa.
Heo D được nhập vào Việt Nam năm 1966. Thông thường người ta đưa D vào công thức lai để cải thiện tăng trọng và tỷ lệ nạc ở heo thương phẩm.
6.1.5. 4. Heo Pietrain
Heo Piétrain (P) có nguồn gốc từ vùng Piétrain, Bỉ. Đây là giống heo hướng nạc, có tầm vóc vừa phải, lưng thẳng (lưng đôi), bụng thon, đùi và mông rất phát triển (rộng và sâu).
Heo có sắc lông trắng được tô điểm những mảng lông đen, các mảng này được viền xung quanh bằng một vòng lông trắng trên nền da đen. Đầu thanh với tai vừa phải và hướng về phía trước. Heo P cho tỷ lệ nạc cao (66.7%), đặc biệt là phần mông và đùi, nhưng lại có mẫu tính thấp và kém sữa. Đặc biệt P rất dễ bi stress, đấy là yếu tố chính làm hạn chế việc sử dụng P trong công thức lai.
6.1.5. 5. Heo Bershire
Berkshire bắt nguồn chủ yếu từ vùng Berkshire và Wiltshire của Anh. Heo Berkshire ban đầu có màu đỏ hay màu vàng cát, có thể có đốm. Heo này được cho lai với heo Trung Quốc và heo Thái Lan tạo ra Berkshire ngày nay có thân hình dài và sâu, lưng khá rộng, chân dài vừa phải tạo thành dáng cân đối. Đầu ngắn, mặt gãy với tai đứng hơi nghiêng về phía trước.
Lông màu đen với sáu điểm trắng trên thân (bốn chân trắng, chóp đuôi và mõm trắng). Đôi khi cũng xuất hiện các đốm trắng khác ngoài 6 đốm trên.
Berkshire là nhóm heo hướng mỡ. Heo nái sinh sản kém (7-8 con/lứa, kém sữa).
6.1.5. 6. Heo Hampshire
Heo Hampshire xuất xứ từ vùng Hampshire, Anh nhưng được nhập sang Kentucky, Hoa Kỳ từ năm 1825 – 1835. H là giống heo hướng nạc, có tầm vóc trung bình, lưng khá cong, chân mảnh mai, đầu thanh, tai đứng. Thân đen nhưng có khoan trắng quanh vai và phần trước thân kể cả 2 chân trước. Da ở phần giáp ranh giữa lông đen và lông trắng có màu đen nhưng lông trên phần da này có màu trắng. Heo Hampshire dễ nuôi, sử dụng thức ăn tốt, có thể nuôi chăn thả. Heo cái sinh sản tốt.
Ghi chú: Heo hướng nạc: -Dày mỡ lưng < 20mm
-Tỷ lệ quầy thịt : Nạc: 60 – 65%
Mỡ : 20 – 25%
Heo hướng nạc mỡ: -Dày mỡ lưng 20-30mm
-Tỷ lệ quầy thịt : Nạc: 45 – 50%
Mỡ : 30 – 35%
Heo hướng mỡ: Dày mỡ lưng > 30mm
-Tỷ lệ quầy thịt : Nạc: 35 – 40%
Mỡ: 40 – 45%
6.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GÀ:
6.2.1. Đặc điểm chung
Bộ máy tiêu hóa
Không có răng nhưng có dạ dầy cơ và hệ thống men tiêu hóa rất phát triển. Cơ quan tiêu hóa của gia cầm bao gồm khoang miệng, thực quản và diều, dạ dày tuyến (tiền mề), dạ dày cơ ( mề), ruột non gồm tá tràng, không tràng và hồi tràng, ruột già và lỗ huyệt.
Khoang miệng có mỏ dùng để bới và nhặt thức ăn, lưỡi để lựa chọn thức ăn. Khoang miệng của gia cầm không có răng và nghèo tuyến nước bọt nên thức ăn đi qua khoang miệng nhanh và hầu như không biến đổi mà di chuyển thẳng xuống thực quản và được chứa ở diều. Hình dáng và độ lớn mỏ của các loài gia cầm không giống nhau. Gà, gà tây, chim bồ câu mỏ nhọn, ngắn, cứng và hơi cong về phía dưới. Vịt và ngỗng mỏ dài, dẹp, đầu mỏ tròn, mỏ trên có đường vành những răng nhỏ bằng sừng có tác dụng lọc nước và giữ thức ăn trong nước. Lưỡi gia cầm có hình dáng của mỏ với những lớp sừng trên bề mặt hướng về cổ họng để giữ khối thức ăn trong miệng và đẩy chúng về hướng thực quản.
Khả năng chuyển hóa thức ăn cao
Trong chăn nuôi, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg sản phẩm sẽ quyết định giá thành sản phẩm và lợi nhuận. Gia cầm có khả năng chuyển hóa thức ăn tốt so với các thú khác. Để sản xuất ra 1 kg trứng hoặc thịt gia cầm , lượng thức ăn tiêu tốn thấp, khoảng 2,4 đến 2,5kg thức ăn / 1 kg trứng hoặc 2,0 đến 2,2kg thức ăn/ 1kg tăng trọng. Trong khi đó nuôi heo thịt tiêu tốn 3,5kg thức ăn / 1kg tăng trọng.Tuy tỉ lệ thức ăn tinh cao, trong đó nhiều thực liệu cạnh tranh trực tiếp với lương thực và thực phẩm của con người, nhưng trong chăn nuôi gia cầm người ta đã tìm mọi biện pháp để giảm mức tiêu tốn thức ăn cho 1kg trứng và thịt.
Haäu moân
Diều
Lỗ huyệt
Mề
Ruoät
Tiền mề
Mieäng
Thöïc quaûn
Manh Tràng
Hệ thống bài tiết
Trong quá trình trao đổi chất một số sản phẩm cuối cùng và những chất không cần thiết cho cơ thể phải được thải ra ngoài nhờ cơ quan bài tiết. Gia cầm khác các động vật khác là da không có khả năng bài tiết mồ hôi nên sự bài tiết của gia cầm xảy ra tại ống tiêu hóa và thận là chủ yếu, hô hấp cũng có vai trò trong bài tiết khí và một phần hơi nước. Cơ quan bài niệu của gia cầm có những đặc điểm khác biệt về hình thái, mô thận cấu trúc đơn giản, tiểu cầu thận (tiểu cầu malpighi) ít bị phân nhánh, không có những ớng lượn thứ hai, không có bể thận, không bàng quang, các niệu quản được bắt đầu từ các tiểu thùy. Thận gia cầm hình dải gồm ba thùy nằm sát cột sống lưng và hai niệu quản dẫn nước tiểu đổ vào đoạn cuối trực tràng, như vậy nước tiểu thải ra cùng phân. Khác với động vật có vú, sản phẩm có nitơ trong nước tiểu là acid uric được tạo thành trong gan và là sản phẩm cuối cùng của sự trao đổi protein, khi thải ra theo phân acid uric tạo thành một lớp màng đặc thù màu xám trắng trên phân. Khi sự trao đổi chất bị rối loạn, acid uric được tạo thành nhiều nên hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, dạng urat xuất hiện trên bề mặt mô, gan thận, tim và có thể làm tắc nghẽn các đường dẫn tiểu, có thể gây chết.
Trong một ngày đêm lượng nước tiểu thải ra của gà trống là 120 ml, vịt là 277,6 ml. Acid uric chiếm 76 -86% trong nước tiểu của gia cầm. Nước và các chất hòa tan trong bào tương máu trừ các protein có phân tử lượng lớn đều được lọc qua tiểu cầu thận vào khoang của bao Sumlian - Baoman và sau đó một lượng lớn nước và các chất như đường, Natri, Kali, Canci, Clo và một vài protein của huyết tương, vitamin cùng một lượng nhỏ axit uric và amoniac được hấp thu lại ở các kênh dẫn dài và các nút Genle. Các sulphat và creatin không được hấp thu lại .
Không có tuyền mồ hôi, không có đường tiểu tiện riêng, thân nhiệt cao hơn các động vật khác, chịu nóng kém.
Bảng 6.1 Yêu cầu nhiệt độ úm gà và chuồng nuôi.
Tuần tuổi
Nhiệt độ dưới đèn úm
Nhiệt độ phòng
1 ngày tuổi
1 tuần tuổi
2 tuần tuổi
3 tuần tuổi
4 tuần tuổi
35o C
32o C
29o C
26o C
24o C
30o C
28o C
26o C
24o C
22o C
Hệ thống tuần hoàn:
Hệ tuần hoàn gia cầm tương tự như hệ tuần hoàn của động vật có vú khác. Tim là trung tâm tuần hoàn máu trong hệ thống mạch máu lan khắp cơ thể do sự co bóp nhịp nhàng của nó. Do nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng của gia cầm cao nên tim gia cầm có trong lượng khá lớn so với trọng lượng cơ thể. Khối lượng tim gà khoảng 7 -10 g, ngỗng 20 -32 g, vịt 10 - 15 g. Trong thời kỳ ấp trứng, tim của phôi gia cầm phát triển tương đối sớm và nhanh. Từ dạng hình ống ở 30 giờ tuổi, tim phôi bắt đầu đập và hoàn thiện dần trong thời gian khoảng 8 ngày đầu phôi phát triển thì có cấu trúc tim như gia cầm trưởng thành có hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Tần số co bóp của tim cũng rất lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, lứa tuổi, phái tính, trạng thái sinh lý v. v.. Nhịp đập của tim gà khoảng 230 - 340 lần / phút, vịt và ngỗng 200, gà tây 100, chim yến 1000, chim cút 500 -600, bồ câu 220. Nhịp tim tỷ lệ nghịch với thể trọng, giống nhẹ cân tim đập nhanh hơn giống nặng cân.
Tốc độ sinh sản nhanh và sinh trưởng cao:
Sức đẻ trứng của gà mái thật đáng kinh ngạc vì một gà mái nặng 1,8 kg trong một năm có thể đẻ 290 đến 310 quả trứng, khối lượng trứng đó gấp 10 lần trọng lượng cơ thể của gà mái. Với tốc độ sinh sản cao như vậy, một gà mái hướng chuyên trứng có thể cho ra đời 90 đến 100 gà mái con trong một năm ( gà trống con bị loại bỏ). Một gà mái hướng chuyên thịt có thể sản xuất ra 150 đến 170 gà con trong một năm để nuôi thịt. Tốc độ sinh sản cao cho khả năng tăng đàn nhanh và trong công tác giống tiến bộ di truyền thể hiện nhanh từ đó nhanh chóng xuất hiện những tổ hợp giống cao sản.
Một số loài gia cầm có tốc đ