Những nét đặc trưng của văn hóa cộng đồng người Việt theo cố vấn Phạm Văn Đồng
thể hiện ở hai điểm :
1. Tính động đồng bao gồm 3 trục : Gia đình (Nhà), Làng và Nước.
2. Xu thế nhân văn hướng về con người và cộng đồng con người, tìm thấy ở con
người những tiềm lực của những đức tính biết bao tốt đẹp với lòng mong muốn phát triển
nó, phát huy nó.
34 trang |
Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM
Những nét đặc trưng của văn hóa cộng đồng người Việt theo cố vấn Phạm Văn Đồng
thể hiện ở hai điểm :
1. Tính động đồng bao gồm 3 trục : Gia đình (Nhà), Làng và Nước.
2. Xu thế nhân văn hướng về con người và cộng đồng con người, tìm thấy ở con
người những tiềm lực của những đức tính biết bao tốt đẹp với lòng mong muốn phát triển
nó, phát huy nó.
I. TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
1. Nhà (gia đình)
Tổ chức gia đình của người Việt vẫn theo huyết tộc là chính. Trong gia đình vẫn theo
tục : cha truyền con nối. Con trai trưởng đóng vai trò quan trọng thờ cúng tổ tiên, ông, bà cha
mẹ. Trong gia đình nhất là những gia đình có nề nếp thì tôn ti, trật tự rất được coi trọng.
Những mối quan hệ: Phu-Phụ. Phu-Tử, Mẫu-Tử, Huynh-Đệ vẫn thường đặt ra một cách
nghiêm ngặt trong tổ chức gia đình. Cung cách ứng xử trong gia đình tôn theo đạo lý: kính
trên, nhường dưới. Đây cũng là một truyền thống đạo đức của người Việt Nam. Việc thờ cúng
tổ tiên, ông bà, cha mẹ là một trách nhiệm của các bậc con cháu.
Mặc dầu chế độ mẫu hệ thống còn đóng vai trò trong xã hội, song vai trò của người vợ,
người phụ nữ là thiết yếu trong gia đình người Việt. Họ là người thu vén, thu xếp và tổ chức sự
ổn định trong gia đình. Trong cuộc sống hiện nay ở đâu mà cuộc sống gia đình ổn định, bền
vững thì không thể không nói tới vai trò của người vợ, người phụ nữ. Họ là chỗ dựa tạo nên sự
đoàn tụ, ấm cúng trong gia đình. Đặc biệt là trách nhiệm đối với chồng và giáo dục con cái.
Mỗi gia đình Việt Nam nếu thiếu đi người vợ, người phụ nữ, nơi ấy không biết cái gì sẽ xảy ra.
Nhưng chắc chắn sự ổn định, sự ấm cúng sẽ có sự chuyển dịch nhất định.
Gia tộc cũng là chỗ dựa tinh thần quan trọng của mỗi gia đình trong sự biến đổi của
cuộc sống và thời cuộc. Ta vẫn thường nhắc con cháu nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ, họ
hàng chính là nhắc đến sức sống lưu truyền của gia tộc.
2. Tổ chức làng :
Nông thôn Việt Nam lấy đơn vị làng làm tổ chức khá bền vững. Làng là đơn vị địa lý,
địa bàn cư trú quan trọng của người Việt. Dưới làng có xóm. Xóm làng là một mối liên hệ bền
chặt để đối phó với thiên tai và nạn trộm cắp, giặc giã, với mâu thuẫn giữa làng này với làng
khác. Mối liên kết này ở miền Bắc diễn ra trong thời gian khá dài cho đến năm 1954.
Trung tâm sinh hoạt ở làng Bắc Bộ là đình làng. Mọi sự cúng tế, xử kiện, sinh hoạt của
làng thường diễn ra ở đình làng. Già làng có một vai trò quan trọng trong tổ chức làng.
Truyền thống coi trọng người già trong sinh hoạt làng quê Việt Nam là một truyền thống tốt
đẹp.
Làng là tổ chức hành chánh cơ sở ở nông thôn trước đây và hiện nay. Làng còn là nơi
hội tụ những tình cảm gắn bó giữa con người và con người, là chỗ dựa tinh thần của mỗi gia
đình, gia tộc trong quá trình tồn vong và phát triển. Nhiều làng có thờ thần hoàng của làng
mình. Đó là minh chứng cho uy tín và danh dự của làng.
Mỗi làng được tổ chức theo dân chính cư và ngụ cư. Dân ngụ cư là dân ở nơi khác đến
ở nhờ và thường không được coi trọng và bị ngược đãi. Dân chính cư chia làm nhiều loại :
chức sắc, chức dịch, lão, đinh, tấu.
Chức sắc, chức dịch bầu ra hội đồng kỳ mục (tiên chỉ, thứ chỉ. Hội đồng kỳ mục bầu ra
chức dịch như lý trưởng, phó lý hương trưởng ...
Lão, đinh, ấu được tổ chức theo giáp. Tổ chức làng xã dựa vào giáp.
Đặc trưng của tổ chức làng là coi trọng tính cộng đồng. Chính nhờ ý thức cộng đồng
này mà họ gắn bó với nhau, nhất là trong những lúc gian nguy, hoạn nạn, biết đùm bọc,
tương thân, tương ái nhau. Nhưng cũng từ đấy lại đẻ ra tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm nhau. Làng
còn thể hiện tính độc lập tự trị, cuộc sống nặng về tự cung tư cấp, cuộc sống bó hẹp sau lũy
tre làng. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân đẻ ra tư tưởng cục bộ, địa phương, hẹp
hòi.
- Kiến tạo làng :
Làng ở miền Bắc và miền Trung là một vùng lãnh thổ tách biệt với những làng khác
bằng cánh đồng, ao chum, con đường hay sông ngòi ... Bao quanh làng là những lũy tre
xanh. Làng giàu người dân chú ý xây đường làng bằng gạch lát.
3. Nước:
Nước là một cái gì thiêng liêng, một cái gì gần gũi với cộng đồng.
Khái niệm nước thường gắn liền với một lãnh thổ nhất định, với bờ cõi, núi sông, với một
thể chế chính trị xã hội nhất định, với một phong tục tập quán, với một truyền thống văn hóa
nhất định. Khái niệm nước trong ý niệm của người Việt thường gắn liền với khái niệm Nhà
(trong từ vựng tiếng Việt có từ : quốc gia, nhà nước)
Ở Việt Nam trước đây, các cấp trung gian như phủ, tỉnh vùng không đóng vai trò quan
trọng trong đời sống của cộng đồng người Việt. Quan trọng đối với họ là làng và nước. Sự kết
hợp giữa làng và nước, nhà và nước là một trong những nhân tố làm nên sức mạnh của cộng
đồng người Việt.
Tổ chức quốc gia trên cơ sở lãnh thổ, địa lý. Cộng đồng người Việt sống trong một quốc
gia, một lãnh thổ nước Đại Việt ngày nay gọi là nước Việt Nam.
Đứng đầu tổ chức nhà nước phong kiến ở nước ta là vua. Nhưng với người Việt biểu
tượng của nước lại là dân. “Quan nhất thời, dân vạn đại “Lý Thường Kiệt có lần đã nói :
“Đạo làm chủ ở dân
Cốt nước ở dân”
Nước và dân trong tâm thức người Việt là gắn bó, là một thể thống nhất. Ngày nay ta
thường nói: “Vì nước, vì dân” “trung với nước, hiếu với dân”, yêu nước, thương dân”, “ích nước
lợi dân”, những cụm từ ấy thể hiện sự gắn bó giữa nước và dân.
Nhưng cấu thành về mặt xã hội của một nước ở ta thời phong kiến bao gồm vua, quan,
dân.
- Vua: Vua được tấn phong theo tục cha truyền con nối Vua sở hữu mọi đất đai. Mọi
quyền lực của Nhà nước, của quốc gia tập trung vào vua. Mọi hành vi, biểu hiện của Vua
thường gắn liền với các từ: Hoàng, Long, Ngọc, Ngự. Y Phục của Vua là áo vàng (màu hoàng
thổ).
- Quan: quan do vua phong tước. Ở các triều đại phong kiến Việt Nam, các quan thăng
chức thường là những người có công, những người thông qua con đường thi cử. Truyền thống
trọng văn, trọng người tài là nét đáng chú ý trong việc thăng quan ở các triều đại phong kiến
Việt Nam.
- Dân: Dân chia làm 4 hạng: Sĩ, Nông, Công, Thương. Trong lịch sử Việt Nam kẻ sĩ
thường được coi trọng. Nhưng trong dân gian, mối quan hệ kẻ sĩ và nông gia cũng có khi thay
đổi, xuất phát từ quan niệm sống thiết thực “Có thực mới vực được đạo” và có thời người ta đã
thay đổi mối quan hệ Sĩ-Nông.
“Nhất sĩ nhì nông
Hết gạo chạy rông
Nhất nông nhì Sĩ.
Quan niệm trên thể hiện vai trò của người nông dân trong đời sống, trong cộng đồng
người Việt.
Trước đây, truyền thống thương mại ở ta không được coi trọng. Điều này bị chi phối bởi
tính chất tự trị, tự túc trong lối sống của cộng đồng người Việt. Từ đó có câu :
“Dĩ nông vi bản
Dĩ thương vi mạt”
(lấy nông làm gốc, lấy thương làm ngọn)
Tổ chức xã hội của cộng đồng người Việt : gia đình làng, nước, như là một cấu trúc đặc
thù, tạo nên một thể tổng hợp, mối liên kết một hợp lực tạo nên sức mạnh của dân tộc trong
mọi nguy biến, thăng trầm của lịch sử.
II. VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT.
Văn hóa vật chất của cộng đồng dân tộc phản ánh trình độ khả năng vật chất, và sự
tiến bộ trong sinh hoạt vật chất của dân tộc đó. Thông qua sinh hoạt vật chất, con người
nhận biết một phần sở thích, lối sống, phong tục của một cộng đồng người văn hóa vật chất
gắn liền với tiến trình lịch sử của dân tộc, với trình độ kỹ thuật trong sản xuất vật chất, với sự
tác động ảnh hưởng của văn hóa vật chất của khu vực và thế giới.
Tìm hiểu văn hóa của cộng đồng người Việt chủ yếu đi vào một số phương diện : ăn,
mặc, ở đi lại.
1. Ăn uống :
a) Ăn :
Người Việt Nam chủ yếu là ăn cơm. Dù ăn gì người Việt cũng lấy cơm lót dạ. Tập quán
ấy là do người Việt biết trồng lúa từ thời Thượng cổ.
Khoai lang là sản vật nhập vào nước ra từ thế kỷ XV. Ngô xuất phát từ Mỹ sang Trung
Quốc và nhập vào Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII.
Ngô, khoai cũng là những lương thực rất cần cho người Việt. Do vậy trong dân gian có
câu :
“Được mùa chớ phụ ngô, khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”
Nước ta là một nước ở khu vực nhiệt đới gió mùa có nhiều sản vật, động, thực vật
phong phú tạo nên nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú.
Kỹ thuật nấu nướng rất tinh xảo và linh hoạt tùy theo từng vùng, từng mùa, tùy theo sở
thích và khẩu vị của con người trong mỗi thời điểm khác nhau.
Cách sử dụng nguyên liệu thực phẩm cũng rất khác nhau. Tây thích ăn bơ, sữa, pho
mát. Người Trung Quốc thích ăn vừng lạc, xì dầu, húng liệu và các loại nấm. Người Việt thích
dùng mỡ, nước mắm, tương chao, rau cà. Các loại gia vị trong bữa ăn càng nhiều càng tạo
nên khoái cảm, người Việt thích ăn nhiều gia vị phối hợp, ví dụ như quan sát cách pha chế
nước chấm của người Việt sẽ thấy được điều đó. Cái quan trọng trong pha chế là sự phối hợp
liều lượng trong cách pha chế và nấu nướng.
Cà pháo, mắm tôm, rau muống, tương chao... là những loại thức ăn dân dã mà người
Việt dù giàu nghèo đều ưa thích. Sống xa quê người Việt dù ăn ngon đủ thức, đủ chất vẫn
thường nhớ đến những món ăn đậm sắc vị dân tộc.
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”
Lê Quý Đôn cho biết ở sách “Thảo mộc trang” có chép: “Rau muống tính lạnh, vị ngọt.
Người nước Nam lấy cỏ lau ken làm bè thưa để lổ nhỏ, thả trên mặt nước rồi trồng rau muống
lên trên. Bè ấy nổi lênh đênh như bèo... Ấy là thứ rau lạ của phương Nam”.
Người Việt làm ra rất nhiều loại bánh: bánh chưng, bánh dày, bánh cốm, bánh gai, bánh
đậu xanh, bánh cuốn, bánh trôi... Đó là những thứ bánh mà người Việt thích và thường bày
trong lễ hội, cúng bái tổ tiên, tiệc tùng.
b) Uống :
Nước uống mà người Việt thích là nước chè (trà): chè tươi, chè khô, chè mạn, chè hạt.
Uống chè là một thói quen của người Việt. Đối với những người có thú uống trà thì uống trà
đối với họ là một nghệ thuật. Một thuật thưởng trà như cụ Nguyễn Tuân đã từng bàn đến.
Ngoài ra, dân quê vùng châu thổ Bắc Bộ có một thứ uống thông dụng là nước lá vối. Lá
vối hái, phơi khô, đem đun sôi, uống vào mùa nóng, mát dạ, dễ tiêu hóa.
Trong cách ăn uống của người Việt, người Việt chưa tính đến lượng calo trong mỗi thức
ăn, họ mới nghĩ đến ăn đủ, ăn no, và dần dần tiến đến ăn ngon.
Một nét đặc biệt trong ăn uống mà người Việt chọn là những thức gì ăn có chất bổ, hợp
với cơ thể của mỗi người. Thức ăn luôn được chế biến theo quan niệm nóng-lạnh, khử tanh
bằng cách tăng gia vị tạo nên hương vị cho thức ăn, gây cảm giác ngon miệng.
2. Trang phục của người Việt :
Người Lạc Việt mặc áo chui, gài khuy bên trái. Đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy, áo
thêu.
Sau CN, do bị đô hộ quan lại bắt dân mặc theo kiểu Trung Quốc, cụ thể là áo không
cài khuy bên trái mà cài khuy bên phải.
Chiếc váy tồn tại khá lâu ở miền Bắc cho đến thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. 1771,
chúa Võ vương bắt đàn bà Đàng trong mặc quần để phân biệt với đàn bà Đàng ngoài. 1828,
Minh Mạng bắt đàn bà mặc quần thống nhất. Do vậy dân gian có câu chế riễu, chủ trương đó
của vua :
“Tháng tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đái người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang
Có quần ra quán bán hàng
Không quần ra đứng đầu làng trông quan”
Thời xưa nguyên liệu để dệt vải là vỏ cây sui, bẹ cây chuối tiêu. Từ vải sui, vải tơ chuối
tiến đến vải bông cây gạo (còn gọi là vải Cát bối). Sau đó người Việt bắt đầu trồng dâu nuôi
tằm, ươm kén và kéo sợi dệt nên tơ lụa. Nghề dệt tơ lụa phát triển nhiều ở thời kỳ nhà nước
phong kiến giành được độc lập. Vào thời Trần nghề dệt phát triển hơn, do vậy hạn chế việc
mua hàng dệt của phương Bắc. Người dân trong nước mặc lụa thâm, áo cổ khâu bằng là,
đầu đội khăn dệt bằng tơ nhuộm xanh.
Ở nông thôn thời phong kiến, các bô lão, các vị chức sắc ở làng, xã đội khăn đóng màu
rêu, gấp nhiều nếp.
Vùng trồng tơ lụa nổi tiếng ở nước ta thời phong kiến là vùng sông Nhuệ, vùng phụ cận
Hà Nội (Thăng Long xưa). Ở Đàng trong, thời nhà Nguyễn nghề dệt phát triển. Đặc biệt là
nghề dệt tơ, lụa Huế, ở Quảng Nam. Ở Huế thì có kỹ thuật dệt gấm nhiễu đỏ, lãnh (lĩnh)
trắng hoa tròn. Quảng Nam có kỹ thuật dệt lĩnh bóng.
Khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, và khi đặt chế độ cai trị trên toàn cõi Việt Nam, và do
ảnh hưởng của văn hóa phương Tây cái mặc của người Việt phần lớn ở các đô thị đã Tây
hóa. Đây là một bước chuyển trong sự ăn mặc của người Việt thời hiện đại. Ở đô thị các bà,
các ông bắt đầu ăn vận theo cách Tây, váy đầm, quần tây. Song phần lớn dân quê vẫn ăn
mặc theo cách của dân tộc: áo, bà ba, quần ta.
Trong tất cả y phục của người phụ nữ Việt Nam thì chiếc áo dài là biểu trưng cho vẻ
đẹp kiều diễm, giản dị và thanh lịch của người phụ nữ Việt. Chiếc áo dài Việt Nam là nét đặc
trưng cho vẻ đẹp của văn hóa trang phục của người Việt xưa và nay.
Thời xưa giai cấp phong kiến Việt Nam học cách trang phục của phong kiến Trung hoa.
Do vậy, trong việc mặc có những quy định nghiêm ngặt. Triều đình có bô lễ, quy định cách
ăn mặc theo thứ bậc, phẩm hàm.
- Vua : mặc áo màu vàng.
- Thầy tu : màu nâu
- Các quan lại mặc màu đỏ sẫm, màu tía, màu lục
- Dân thường mặc áo quần màu đen, trắng, nâu
Trước thời Lê người ta chích khăn trắng. Đến thời Lê, lấy củ nâu, giã nhỏ, nhuộm thành
màu lam, nâu non, sau đó nhúng bùn thành màu đen. Do vậy ta thấy khăn đóng của đàn
ông có 2 màu : đen, trắng. Khăn chít tóc, khăn choàng của đàn bà nông thôn Bắc bộ trước
CMT8 là khăn đen mỏ quạ.
Trước CMT8 việc mặc có quy định khác một ít so với trước đây, ví dụ : các quan mặc
màu xanh lam, quan nhỏ, tổng lý, học trò mặc màu sừng, người lao động mặc màu nâu, đen
khi có tang gia, người trong gia đình mặc màu trắng.
Mặc là một biểu hiện văn hóa vật chất của một cộng đồng. Việt mặc của người Việt là
thay đổi theo mỗi thời nhưng nét văn hóa mặc của người Việt là ở chỗ: mặc thuận tiện, thích
hợp với từng hoàn cảnh và thời tiết. Trong việc mặc, người Việt chú ý đến cái kín đáo, cái tao
nhã, thanh lịch và cái hòa hợp với tuổi tác môi trường và khí hậu.
3. Nhà cửa :
Người Lạc Việt xưa ở nhà sàn. Vì để chống lại thú dữ và lũ lụt, người Việt xưa cất nhà
sàn. Nhà sàn xưa có hai kiểu : mái cong vòm, và mái mui thuyền.
Về sau người Việt tiến về vùng châu thổ đồng bằng, về miền biển. Họ làm nhà để ở.
Nhà chủ yếu là tường bằng đất. Về sau tường xây dựng bằng gạch đóng, hoặc bằng đá ong.
Nhà làm bằng vật liệu có sẵn ở trong vùng. Mái nhà lợp bằng tranh, lá, hoặc bằng tre đan
tấm. Nhà thường quay về hướng Đông, Nam hoặc hướng Đông Nam.
Kiến trúc nhà : nhà một gian, hai mái (thường là nhà nghèo). Nhà 3 hoặc nhiều gian
tùy theo khả năng của từng gia đình mà xây dựng. Nhà ở Bắc bộ xưa không có chái. Nhà
giàu thì có nhà trên, nhà dưới, hoặc nhà ngang.
Nhà có nhiều gian. Gian giữa thường làm nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên. Trên bàn thờ bày
nhiều thư thờ, có câu đối hoành phi. Cạnh bàn thờ có tủ chè, sạp gụ, ghế tràng kỷ, ghế ngựa
...
Ngày nay nhà ở nông thôn cũng như thành phố đã có những thay đổi lớn về kiểu dáng,
quy mô tùy theo khả năng tài chánh và sở thích của mỗi gia đình.
4. Đi lại :
Phương tiện đi lại : ngày xưa phương tiện đi lại của người Việt chủ yếu là: đi bộ, đi
thuyền, đi xe ngựa, xe kéo tay, đi võng, đi kiệu. Về sau có các phương tiện hiện đại xuất hiện
người Việt đi lại bằng các phương tiện hiện có.
Tính chất và mục đích đi lại :
- Ngày trước mỗi lần người có việc đi xa, đi một công việc hệ trọng nào đó thường là
xem ngày giờ xuất hành.
Đi lại thường gắn liền với kinh nghiệm sống : “đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”
Khi đi đâu xa, người Việt đều có lời cầu chúc: “thượng lộ bình an”, đi mạnh giỏi, may
mắn, đi đến nơi về đến chốn.
Đi lại thường giúp cho con người mở mang sự hiểu biết “đi một đàng học sàng khôn” đi
cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết chừng nào khôn”.
III. VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
“Giá trị cao quý nhất, đẹp đẽ nhất, cái mùi, cái vị, cái hương, cái thơ của đời sống, đó là
những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần” của người Việt chúng ta)
I. TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
Con người bao giờ cũng sống trong hai thế giới: thế giới của thực tại và thế giới của biểu
tượng. Tín ngưỡng và tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người
Việt.
1/ Tín ngưỡng:
Tín ngưỡng là những lễ nghi thờ cúng mang tính chất thần linh, không chú ý nhiều đến
sự lý giải, luận giải. Tín ngưỡng gắn liền với tục lễ thờ cúng thần linh, tổ tiên. Tục lệ này
thường mang tính chu kỳ. Chu kỳ này tính theo chu kỳ mặt trăng, thường lấy ngày cúng tế.
Tín ngưỡng của người Việt cổ tồn tại quan niệm : “vạn vật hữu thần”, “vạn vật hữu linh”.
Tục thờ cúng vật tổ, thờ cúng linh hồn người chết là tục phổ biến trong tín ngưỡng của người
Việt. Người ta cho rằng : người chết là chết phần xác chứ phần hồn không chết, vẫn lẫn quất
trong cuộc sống của người đang sống.
Tín ngưỡng của người Việt thường mang tính cộng đồng: nhiều nơi, nhiều người thờ
cúng Trời, Đất, Nước (gọi là thờ cúng Tam Phủ).
Tín ngưỡng thiên về nữ tính. Điều này có thể xuất phát từ quan niệm về vai trò của
người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội của người Việt cổ xưa.
Ví dụ như thờ cúng t