Đại cương công nghệ thông tin và truyền thông

Tin học: Information technology Tin học (Informatics, Lé Informatique) là ngành khoa học nghiên cứu về thông tin và các quá trình xử lí thông tin tự động bằng các thiết bị tin học, trước hết là máy tính điện tử (Computer).

ppt117 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đại cương công nghệ thông tin và truyền thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* ThS. Gv. Phạm Quang Quyền ĐẠI CƯƠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI * Chương I TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN * 1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin, tin học. Tin học: Information technology Tin học (Informatics, Lé Informatique) là ngành khoa học nghiên cứu về thông tin và các quá trình xử lí thông tin tự động bằng các thiết bị tin học, trước hết là máy tính điện tử (Computer). 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN * “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.” (Nghị quyết 49/CP ký ngày 4/8/1993) Một số khái niệm cơ bản của CNTT. Xử lý thông tin- Data Processing. Là các tác động vào thông tin bao gồm : 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN * Phép thu thập thông tin : Lấy thông tin từ sự vật, hiện tượng thông qua các giác quan và các thiết bị có khả năng thu nhận tin Phép mã hoá thông tin : Biểu diễn thông tin dưới dạng chữ viết, chữ số, ngôn ngữ, tiếng nói, âm thanh, hình vẽ, trạng thái điện, ... Phép truyền thông tin : Truyền thông tin từ máy này sang máy khác, từ điểm này sang điểm khác. Môi trường truyền tin gọi là kênh liên lạc (Channel) 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN * Phép lưu trữ thông tin : Ghi thông tin lên các vật mang tin. Phép xử lý thông tin : Tác động lên các thông tin đã có để tạo ra thông tin mới Phép xuất thông tin : Đưa thông tin ra cho người dùng dưới các dạng mà con người có thể nhận biết được 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN * Thông tin là khái niệm cơ bản của khoa học đồng thời là khái niệm trung tâm của thời đại. Các định nghĩa khác nhau về thông tin: Theo nghĩa thông thường:. Theo quan điểm triết học: Theo lý thuyết thông tin: Hai thuộc tính cơ bản của thông tin: Bản chất của thông tin nằm trong sự giao lưu của nó. Thông tin là sự loại trừ tính bất định của hiện tượng ngẫu nhiên. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN * CÁC CẤP ĐỘ KHÁC NHAU CỦA THÔNG TIN Dữ liệu (Data) Trong hoạt động thông tin, dữ liệu là số liệu, sự kiện, hình ảnh ban đầu thu thập được qua điều tra, khảo sát và chưa xử lý (thông tin nguyên liệu). Trong tin học, mọi sự biểu diễn thông tin bằng một tập hợp các ký hiệu có thể thao tác được trên MTĐT, đều gọi là dữ liệu (data). Dữ liệu tồn tại dưới 4 hình thức: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh. Dữ liệu có hai dạng: + Dạng có cấu trúc (biểu ghi, CSDL,...) + Dạng phi cấu trúc (các tệp văn bản) 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN * Thông tin (Information) Dữ liệu qua xử lý và được cho là có ý nghĩa đối với một đối tượng, một sự việc nào đó thì chúng trở thành thông tin Tri thức(Knowledge) là thông tin hữu ích được trí tuệ con người xác nhận qua quá trình tư duy và được đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả trong thực tiễn. Theo cách thể hiện, có hai loại tri thức: Tri thức nội tại (Tacit knowledge): Tri thức tiềm ẩn trong trí óc con người Tri thức tường minh (Explicit knowledge): Tri thức thể hiện qua ngôn ngữ, tài liệu văn bản, kết xuất của máy tính,... 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN * Quan hệ giữa dữ liệu, thông tin và tri thức Khi dữ liệu qua xử lý (phân tích, tổng hợp, so sánh,...) và được cho là có ý nghĩa đối với một đối tượng, một công việc nào đó thì chúng sẽ trở thành thông tin. Dữ liệu mô tả sự việc chứ không đánh giá sự việc, còn thông tin luôn mang một ý nghĩa xác định và nói chung gồm nhiều giá trị dữ liệu. Khi thông tin được trí óc của con người tiếp nhận và được xử lý tích cực qua quá trình suy nghĩ, học hỏi để nhận thức thì trở thành tri thức. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN * 1.2. Cơ sở của CNTT là công nghệ số Là công nghệ số nhị phân (digital) cho phép chuyển các thông tin dưới dạng chữ viết, âm thanh, hình ảnh thành thông tin dưới dạng kết hợp hai con số 0 và 1 (tương ứng với hai trạng thái on/off của các thiết bị điện(switching devices)) và máy tính chỉ có thể xử lý được thông tin ở dạng này. Lượng thông tin vừa đủ để nhận biết một trong hai trạng thái có khả năng xuất hiện như nhau gọi là một bit - đơn vị đo thông tin. Các đơn vị bội của bít: Byte (B), Kilobyte (KB), Megabyte (MB), Gigabyte (GB), Tegabyte (TB) 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN * Sơ đồ biểu diễn xử lí thông tin kỹ thuật số Chữ viết Âm thanh Hình ảnh {0, 1} Chữ viết Âm thanh Hình ảnh Xử lý, lưu trữ, truyền đi Nhập dữ liệu Kết xuất thông tin Chuyển đổi sang hệ nhị phân 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN * Lượng thông tin được lưu trữ và truyền đi trong hệ thống truyền thông được định lượng như thế nào? Kết quả quan trọng là Lý thuyết thông tin đã đưa ra được đơn vị đo thông tin và các công thức tính khối lượng thông tin. Xuất phát từ quan điểm truyền tin, thông tin là ý định lựa chọn một thông báo riêng biệt từ một tập hợp các thông baó có thể. Sự lựa chọn này xẩy ra với một xác suất nào đó. 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN * Sự lựa chọn đơn giản nhất là lựa chọn giữa 2 khả năng như nhau (p=1/2). Lượng thông tin được tạo ra từ cách lựa chọn như thế được coi là một đơn vị đo thông tin, gọi là bit. Ví dụ: Gieo một đồng tiền, P(S)=P(N)=1/2, lượng thông tin được tạo ra từ cách chọn như thế là 1 bit. Nếu ký hiệu S là số 0, N là số 1, thì chỉ có một cách chọn để biểu diễn thông báo là 0 hoặc 1. Việc lựa chọn giữa hai ký hiệu đó tương ứng với một đơn vị thông tin nhị phân, đó là bit. * Nếu tập hợp các thông báo bao gồm N thông báo có khả năng như nhau (p=1/N), thì số lượng thông tin, ký hiệu là I, được tính bằng công thức: I = log2N Rõ ràng: Với N=2 thi I=1, phù hợp với định nghĩa đơn vị thông tin. Vì N=1/p nên công thức trên tương đương với công thức: I = log21/p 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN * Gieo 3 lần liên tiếp một đồng tiền, 8 kết quả đồng khả năng như sau: SSS, SSN, SNS, NSS, SNN, NSN, NNS, NNN Xác suất của mỗi thông báo này là p = 1/8. Sự lựa chọn có thể xẩy ra ở ba mức (hình vẽ), mỗi mức là một bít: Bit 1: Bit 2: Bit 3: Trong trường hợp này N = 8, lượng thông tin của nó là: I = log2N = log28 = 3. Đó chính là số bít cần thiết để biểu diễn mỗi thông báo nói trên: 000, 001, 010, 100, 011, 101, 110, 111 Các mức lựa chọn được thể hiện trong hình vẽ dưới đây: 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN X¸C SUÊT CÑA NH÷NG LÙA CHÄN CÃ KH¶ N¨NG NH­ NHAU VÍ DỤ * Giả sử thông báo truyền đi bao gồm các tổ hợp ngẫu nhiên của 26 chữ cái, một khoảng trống và 5 dấu chấm câu, tổng cộng là N=32 ký hiệu, và giả sử xác suất của mỗi ký hiệu là như nhau, thì lượng thông tin của nó là : I = log232=5 Điều đó có nghĩa là ít nhất phải cần 5 bit để mã hoá mỗi ký hiệu nói trên: 00000, 00001, 00010, 00100, 01000, 10000, .. Đây chính là trường hợp của hệ mã nhị phân Baudot dùng trong máy điện báo in chữ. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT * 2.1. Tóm tắt các giai đoạn lịch sử phát triển CNTT trong nước & quốc tế. *Quốc tế: Trải qua 3 thời kỳ: Đầu tiên là một thiết bị tính toán cơ học (vào khoảng 500 năm trước Công nguyên), sau đó chỉ là một khái niệm (năm 1823) và cuối cùng là chiếc máy tính điện tử kỹ thuật số (năm 1944). Khái niệm máy tính hiện đại lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1823, do nhà toán học người Anh Charles Babbage thông qua thiết kế “máy phân tích” mang các yếu tố cơ bản của máy tính hiện đại: bộ phận nhập dữ liệu, bộ phận lưu trữ (bộ nhớ), bộ phận tính toán, bộ phận điều khiển và thiết bị thông tin 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT * Những năm 1880, nhà phát minh người Mỹ Herman Hollerith đã phát triển một chiếc máy tính có thể tính toán, so sánh và lưu trữ thông tin trên những phiếu đục lỗ. Năm 1896, Herman Hollerith thành lập Công ty máy tính thống kê sản xuất hàng loạt những máy như vậy. Nhà toán học Howard Aiken đã lãnh đạo công cuộc hình thành máy tính có tên là Haward – IBM – Automatic Sequence Controled Calculator, sau này gọi là Mark 1. Đó là chiếc máy tính sử dụng 3304 rơ-le điện cơ làm việc như các công tắc ON / OFF, nó được hoàn tất vào năm 1944. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT * Tuy nhiên, máy tính hiện đại được đánh dấu bởi sự ra đời của thế hệ máy tính đèn điện tử, và tính đến nay đã trải qua 05 thế hệ: Thế hệ 1: thế hệ máy tính đèn điện tử (1945-1955) Chiếc máy tính hiện đại đa chức năng đầu tiên là ENIAC. Nó được hai kỹ sư người Mỹ là J.W. Machily và J. Presper Eckret chế tạo vào năm 1946, nặng 30 tấn, cao 5,5 mét, dài 24 mét, chứa 17468 đèn điện tử chân không được nối bởi hệ thống dây dẫn dài 500 dặm. Nó có thể thực hiện được 100000 phép tính trong một giây. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT * Sau đó, một số máy tính điện tử khác có cấu trúc tương tự ENIAC ra đời như: năm 1949, EDSAC, JOHNIAC, ILLIAC,... Năm 1953, công ty IBM bắt đầu sản xuất ra máy tính IBM701. Năm 1957, công ty IBM tiếp tục sản xuất ra máy tính IBM704 Năm 1958, công ty IBM bắt đầu sản xuất ra máy tính đèn điện tử cuối cùng IBM709. Trong cùng thời kỳ này, một số máy tính cũng xuất hiện tại Liên Xô như: 1951, máy tính MESM, 1954 ra đời máy tính URAL-1 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT * Thế hệ 2: Thế hệ máy tính Transitor (1955-1965) Năm 1948, J. Bardeen, W. Brattain và W.Shockley sáng chế ra transitor ở Bell Lab đánh dấu một cuộc cách mạng máy tính. Máy tính transitor đầu tiên là TX-0. Năm 1961, máy tính PDP-1 ra đời Năm 1962, công ty IBM chế tạo ra máy transitor IBM7094 Năm 1964, công ty CDC chế tạo máy tính CDC6600 Năm 1963, máy tính B5000 ra đời với ý định lập trình bằng ALGOL60, ý tưởng về phần mềm ra đời song lại bị bỏ quên ngay. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT * Thế hệ 3: Thế hệ máy tính IC (1965-1980) Mạch tích hợp IC hay vi mạch được sáng chế cho phép vài chục transitor được đặt trong một chip đơn và điều này đã làm cho máy tính nhỏ hơn, nhanh hơn và giá thành rẻ hơn. Năm 1964, công ty IBM đưa ra họ sản phẩm IBM/System360 dựa trên vi mạch. Thập kỷ 1970-1979 thì kỹ thuật vi xử lý ra đời. Một dấu ấn của giai đoạn mới, thay đổi về chất của ngành máy tính. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT * Thế hệ 4: Thế hệ máy tính cá nhân và VLSI(1980-200?) Những năm 1980, công nghệ vi điện tử đã chế tạo các vi mạch cỡ lớn VLSI(Very Large Scale Intergration) có khả năng ban đầu chứa vài chục ngàn, vài trăm ngàn và vài triệu transitor trên một chip đơn như hiện nay. Năm 1980, giá máy tính giảm xuống thấp đến mức cá nhân có thể mua được máy tính và đây là thời điểm đánh dấu thời đại của máy tính cá nhân. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT * Sự đột phá trong việc thu nhỏ máy tính bắt đầu vào năm 1958 khi Jack Kilby (Mỹ), chế tạo ra mạch tích hợp IC (Integrated Circuit) đầu tiên. Cuộc cách mạng trong công nghệ vi mạch diễn ra vào năm 1971 khi kỹ sư người Mỹ là Marcian E. Hoff tích hợp các thành phần cơ bản của một máy tính vào một vi mạch, gọi là vi xử lý (Micro processor). Chính các bộ vi xử lý của hãng Intel và hàng loạt cải tiến theo sau đó đã trở thành bộ não của vô số máy tính hiện đại ngày nay. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT * * Trong nước. Năm 1968, chiếc máy tính đầu tiên được nhập vào Việt Nam đó là chiếc Minsk-22, đạt tốc độ tính toán 6000 lệnh/giây, lập trình bằng ngôn ngữ máy với hệ nhị phân, tuy nhiên trên bộ phiếu đục lỗ. Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, máy tính cá nhân đã dần chiếm lĩnh thị trường với các đời máy 386, 486,... tốc độ chậm, chủ yếu sử dụng các ứng dụng văn phòng như : soạn thảo văn bản, xử lý bảng tính,... 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT * Năm 2000 đến nay, thị trường máy tính và việc ứng dụng máy tính trong các lĩnh vực diễn ra rất mạnh mẽ, các thế hệ máy với công nghệ luôn luôn thay đổi với nhiều tính năng ưu việt hơn. Năm 1997, Việt Nam chính thức hoà mạng Internet và với tốc độ phát triển rất nhanh, trước đây chủ yếu là kết nối Dial-up, ngày nay mạng thuê bao bất đối xứng ADSL đã phát triển rộng rãi. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT * 2.2. Tình hình phát triển CNTT ở các nước trên thế giới. - Phần cứng : Các tập đoàn sản xuất lớn như IBM, Acer, Toshiba,... Luôn đưa ra những sản phẩm công nghệ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người như công nghệ đa nhân, siêu phân luồng,... - Phần mềm : Các phần mềm ứng dụng luôn luôn thay đổi, cập nhật, theo sát phần cứng mới để ngày càng hoàn thiện hơn về giao diện cũng như chức năng và khả năng tuỳ biến theo người sử dụng. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT * 2.3. Xu hướng toàn cầu hoá CNTT. Trong khoa học kỹ thuật thì không có danh giới quốc gia, đặc biệt công nghệ thông tin và viễn thông ngày nay là lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà bất kỳ một quốc gia nào cũng đều quan tâm và triển khai ứng dụng, vì CNTT đã xâm nhập vào các lĩnh vực khác nhau của xã hội trên qui mô quốc tế. Với ứng dụng của CNTT và viễn thông, ngày nay thế giới đã thu nhỏ như quả địa cầu. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CNTT * 2.4. Sự phát triển của CNTT từ năm 2000 đến nay. Năm 2000, máy tính PC với cấu hình 586 là chủ yếu, tốc độ xử lý chip dao động từ 166-233Mhz, xuất hiện công nghệ MMX, dung lượng ổ cứng dao động từ 810MB đến 2GB. Từ những năm 2003, tốc độ xử lý, dung lượng và các chức năng của máy tính thay đổi liên tục với tốc độ rất nhanh. Đến nay, các công nghệ mới xuất hiện với thời gian ngày càng rút ngắn, đồng thời giá thành máy tính ngày càng giảm. 3. VAI TRÒ CỦA CNTT TRONG CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI * 3.1. Vai trò của CNTT đối với sự phát triển của nền kinh tế. CNTT vừa là công cụ hữu ích thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhờ ứng dụng của nó vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau, đồng thời nó chính là đối tượng của hoạt động kinh tế đem lại hiệu quả cao, ví dụ như : Kinh tế tri thức, công nghiệp phần mềm, công nghiệp phần cứng. 3. VAI TRÒ CỦA CNTT TRONG CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI * 3.2. Vai trò của CNTT đối với sự phát triển của giáo dục. CNTT là công cụ đặc biệt hữu hiệu đối với sự phát triển của giáo dục bởi vì nó cung cấp các phương tiện mới cho quá trình dạy học, xuất hiện các phương tiện và phương pháp mới như : bài giảng điện tử, tài liệu điện tử, đào tạo qua mạng,... 3. VAI TRÒ CỦA CNTT TRONG CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI * 3.3. Vai trò của CNTT đối với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. CNTT cung cấp cho các ngành khoa học nói chung và khoa học kỹ thuật nói riêng những công cụ đặc biệt hữu ích, có khả năng tính toán nhanh và chính xác để phục vụ cho quá trình nghiên cứu khoa học đem lại hiệu quả cao hơn. Hơn nữa, CNTT lại là đối tượng nghiên cứu của khoa học kỹ thuật, nhờ có khoa học kỹ thuật nghiên cứu về CNTT nên các sản phẩm CNTT mới với những công nghệ ngày càng hoàn hảo đã liên tục ra đời và ứng dụng thực tiễn 3. VAI TRÒ CỦA CNTT TRONG CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI * 3.4. Vai trò của CNTT trong đời sống xã hội. Ngày nay, CNTT đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, ứng dụng của CNTT và viễn thông đã tạo ra những tiện ích phục vụ cuộc sống đem lại hiệu quả rất cao. Chúng ta dễ dàng trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu, ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực khác nhau trong hoạt động sản xuất và giải trí,… Nhờ ứng dụng của CNTT đã đem lại cho chúng ta một khái niệm mới : “Cuộc sống số”. 3. VAI TRÒ CỦA CNTT TRONG CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI * 3.5. Tác động của CNTT&TT đến hoạt động thông tin – thư viện. Tác động đến toàn bộ qui trình thông tin – thư viện truyền thống + Chu trình đường đi của tài liệu + Chu trình phục vụ bạn đọc + Chu trình bổ sung - Xuất hiện các loại hình thư viện hiện đại 4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CNTT Ở VIỆT NAM. * 4.1. Trước năm 2000. Có thể nói, CNTT thực sự bắt đầu ở Việt Nam từ thập niên 90 của thế kỷ trước, khi mà máy tính cá nhân đã thâm nhập vào một số gia đình với chức năng : soạn thảo văn bản, xử lý bảng tính,… thuần tuý. Năm 1997, là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu thời điểm Việt Nam hoà mạng thông tin toàn cầu Internet theo Nghị định 21/CP của Chính phủ. 4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CNTT Ở VIỆT NAM. * 4.2. Tình hình phát triển CNTT ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Bắt đầu từ những năm 2000, ở Việt Nam CNTT phát triển rất nhanh chóng. Hiện nay các thế hệ máy tính mới luôn được thị trường Việt Nam tiếp nhận một cách kịp thời. Về lĩnh vực phần mềm, chúng ta thấy rằng xuất hiện một số các công ty sản xuất phần mềm đã và đang hoạt động rất mạnh mẽ, ví dụ như: Cty Lạc Việt, Cty Tinh Vân, Cty CMC,… 4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CNTT Ở VIỆT NAM. * Trong tương lai gần, sẽ có những bước đột phá về CNTT ở Việt Nam, chúng ta thấy rằng các tập đoàn CNTT lớn trên thế giới đang có những kế hoạch xây dựng các khu công nghiệp sản xuất lớn tại lãnh thổ Việt Nam và chắc chắn rằng trong một vài năm tới chúng ta sẽ được sử dụng những vi xử lý “Made in VietNam”. 4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CNTT Ở VIỆT NAM. * 4.3. Các chính sách phát triển CNTT ở Việt Nam. Nhà nước quan tâm đặc biệt đến vấn đề phát triển và ứng dụng CNTT, điều này thể hiện rất rõ qua việc ban hành các văn bản : Nghị định 21/CP-1997 Nghị định 55/NĐCP Thông tư 04/2001/TT Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT * Chương II CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH * * Phần cứng (Hardware): Phần cứng là các thiết bị vật lý của máy tính. * Phần mềm (Software): Là các chương trình được thiết kế chứa các mã lệnh giúp phần cứng làm việc phục vụ nhu cầu người sử dụng. Phần mềm được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ. Phần mềm chia làm 2 loại: 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH * Phần mềm hệ thống (System Softwares): bao gồm các hệ điều hành điều khiển, quản lý phần cứng và phần mềm ứng dụng; các trình điều khiển trình thiết bị (driver). Phần mềm ứng dụng (Application Softwares): là các phần mềm chạy trên nền các hệ điều hành để giúp người sử dụng thao tác với máy tính. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH * THIẾT BỊ NHẬP  THIẾT BỊ XỬ LÝ   THIẾT BỊ XUẤT  THIẾT BỊ LƯU TRỮ * Thiết bị nhập (Input Devices) Là những thiết bị nhập dữ liệu vào máy tính như bàn phím, chuột, máy quét, máy scan,... 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH * Thiết bị xử lý (Processing Devices) Là những thiết bị xử lý dữ liệu bao gồm bộ vi xử lý, bo mạch chủ, bo mạch chủ, mainboard, motherboard, ram,… Thiết bị lưu trữ (Stogare Devices) Là những thiết bị lưu trữ dữ liệu (bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài).  Bộ nhớ trong bao gồm bộ nhớ ROM, RAM. Bộ nhớ ngoài bao gồm ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD, DVD, ổ cứng USB, thẻ nhớ và các thiết bị lưu trữ khác. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH * Thiết bị xuất (Output Devices) Là những thiết bị hiển thị và xuất dữ liệu từ máy tính. Thiết bị xuất bao gồm màn hình (LCD, CRT), máy chiếu, máy in... 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH * Các bộ phận cấu thành máy tính Vỏ máy - Case Là giá đỡ để gắn các bộ phận khác của máy và bảo vệ các thiết bị khỏi bị tác động bởi môi trường. Bộ nguồn - Power Là thiết bị chuyển điện xoay chiều thành điện 1 chiều để cung cấp cho các bộ phận phần cứng với nhiều hiệu điện thế khác nhau. Bộ nguồn thường đi kèm với vỏ máy. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH * Bảng mạch chủ (Mainboard, Motherboard) Là thiết bị trung gian để gắn kết tất cả các thiết bị phần cứng khác của máy. Nhận dạng: là bảng mạch to nhất gắn trong thùng máy. Các linh kiện bên trong mainboard Chipset Là thiết bị điều hành mọi hoạt động của mainboard. Nhận dạng: Là con chíp lớn nhất trên main Nhà sản xuất: Intel, SIS, VIA... 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH * GIAO TIẾP VỚI CPU. Công dụng: Giúp bộ vi xử lý gắn kết với mainboard. Nhận dạng: Giao tiếp với CPU có 2 dạng khe cắm (slot) và chân cắm (socket).  + Dạng khe cắm là một rãnh dài nằm ở khu vực giữa mainboard dùng cho PII, PIII đời cũ. + Dạng chân cắm (socket) là một khối hình vuông gồm nhiều chân. Hiện nay đang sử dụng socket 370, 478, 775 tương ứng với số chân của CPU. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH * AGP SLOT Khe cắm card màn hình  AGP viết tắt từ Array Graphic Adapter.  Công dụng: Dùng để cắm card đồ họa. Nhận dạng: Là khe cắm màu nâu hoặc màu đen nằm giữa socket và khe PCI màu trắng sữa trên mainboard. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH * RAM SLOT Công dụng: Dùng để cắm RAM vào mainboard. Nhận dạng: Khe cắm RAM luôn có cần gạt ở 2 đầu. Lưu ý: Tùy vào loại RAM (SDRAM, DDRAM, RDRAM) mà giao diện khe cắm khác nhau. 1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH * PCI SLOT PCI - Peripheral Component Interconnect - khe cắm mở rộng  Công dụng: Dùng để cắm các loại card như card mạng, card âm thanh, ... Nhận dạng:
Tài liệu liên quan