Đại cương lý luận dạy học Sinh Học

Trong chương trình đào tạo giáo viên Sinh học, môn “Phương pháp dạy học sinh học” (PPDHSH) có vai trò quan trọng trong việc hình thành nghề cho sinh viên. ỞViệt Nam, môn học này đã từng có những tên gọi khác nhau. Trong những năm 60 của thếkỷXX, môn học này được gọi là Giáo học pháp (theo cách gọi của Trung quốc), sau đó gọi là Phương pháp dạy học sinh học (cách gọi của Liên xô). Trong thập kỷ70 của thếkỷXX lại đổi tên thành Lý luận dạy học sinh học. Từnăm học 1996 – 1997, theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo môn học này chính thức có tên là Phương pháp dạy học sinh học. Hiện nay, một sốtrường đều gọi môn học này là Lý luận và Phương pháp dạy học sinh học. Việc gọi tên môn học phản ánh trình độphát triển của môn khoa học tương ứng và tuỳthuộc vào mục tiêucủa môn học trong từng giai đọan lịch sửnhất định. Nội dung Lý luận và Phương pháp dạy học Sinh học gồm hai phần: Phần thứnhất là phần lý luận chung (Đại cương PPDH sinh học) nghiên cứu những nguyên tắc chung, những quy luật cơbản của việc xây dựng nội dung chương trình, những vấn đềlý luận của PPDH sinh học ởtrường phổthông.v.v. Phần thứhai là phần PPDH cụthể(PPDH các phân môn của sinh học ởtrường phổ thông) ví dụPPDH thực vật học, PPDH động vật học, PPDH sinh học tế bào.v.v

pdf250 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đại cương lý luận dạy học Sinh Học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 NGUYỄN PHÚC CHỈNH ĐẠI CƯƠNG LÝ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC NĂM 2012 2 MỤC LỤC Chương 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LÝ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC 1. 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 1.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 1.3. Ứng dụng tin học để xử lý số liệu 1.4. Quy trình tổ chức một đề tài nghiên cứu khoa học Chương 2. DẠY HỌC SINH HỌC TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC 2.1. Thế nào là nền kinh tế tri thức? 2.2. Vai trò của sinh học trong nền kinh tế tri thức. 2.3. Người giáo viên sinh học trong nền kinh tế tri thức Chương 3. CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC SINH HỌC 3.1. Nguyên tắc tiếp cận cấu trúc - hệ thống. 3.2. Nguyên tắc trực quan. 3.3. Nguyên tắc lấy không gian bù thời gian 3.4. Nguyên tắc tích hợp Chương 4. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 4.1. Chương trình và sách giáo khoa sinh học ở một số nước trên thế giới 4.2. Chương trình và sách giáo khoa sinh học ở Việt nam 4.4. Phát triển chương trình và sách giáo khoa Sinh học Chương 5. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 5.1. Cơ sở phương pháp luận dạy học - Các bình diện lý luận dạy học - Mối quan hệ giữa các thành phần của quá trình dạy học - Khái niệm về phương pháp dạy học 5.2. Mô hình dạy học tương tác lấy Giáo viên làm trung tâm - Giới thiệu và giải thích. - Giảng dạy trực tiếp. - Giảng dạy khái niệm. 5.3. Mô hình dạy học tương tác lấy Học sinh làm trung tâm 3 - Học tập mang tính hợp tác. - Dạy học theo vấn đề. - Thảo luận trong lớp (tương tác nhóm). - Dạy học định hướng hành động - Dạy học theo dự án 5.4. Các kỹ thuật dạy học sinh học - Các kỹ thuật liên kết suy nghĩ. - Các kỹ thuật thông tin phản hồi. Chương 6. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC SINH HỌC 6.1. Các loại phương tiện dạy học - đa phương tiện 6.2. Phương tiện dạy học và lý thuyết học tập. 6.3. Các đặc điểm của phương tiện dạy học . 6.4. Dạy học với phương tiện điện tử (E-Learning) Chương 7. TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 7.1. Kế hoạch giáo viên 7.2. Học tập cộng đồng và động lực học sinh. 7.3. Quản lý lớp học 7.4. Lãnh đạo trường học và sự hợp tác Chương 8. ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG 8.1. Đánh giá học sinh - Các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học sinh học. - Kỹ thuật trắc nghiệm trong dạy học sinh học. - Các chuẩn đánh giá học sinh 8.2. Đánh giá giáo viên - Các tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy tốt. - Chuẩn giáo dục. 8.3. Kiểm định chất lượng giáo dục 4 MỞ ĐẦU Trong chương trình đào tạo giáo viên Sinh học, môn “Phương pháp dạy học sinh học” (PPDHSH) có vai trò quan trọng trong việc hình thành nghề cho sinh viên. Ở Việt Nam, môn học này đã từng có những tên gọi khác nhau. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, môn học này được gọi là Giáo học pháp (theo cách gọi của Trung quốc), sau đó gọi là Phương pháp dạy học sinh học (cách gọi của Liên xô). Trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX lại đổi tên thành Lý luận dạy học sinh học. Từ năm học 1996 – 1997, theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo môn học này chính thức có tên là Phương pháp dạy học sinh học. Hiện nay, một số trường đều gọi môn học này là Lý luận và Phương pháp dạy học sinh học. Việc gọi tên môn học phản ánh trình độ phát triển của môn khoa học tương ứng và tuỳ thuộc vào mục tiêu của môn học trong từng giai đọan lịch sử nhất định. Nội dung Lý luận và Phương pháp dạy học Sinh học gồm hai phần: Phần thứ nhất là phần lý luận chung (Đại cương PPDH sinh học) nghiên cứu những nguyên tắc chung, những quy luật cơ bản của việc xây dựng nội dung chương trình, những vấn đề lý luận của PPDH sinh học ở trường phổ thông.v.v.. Phần thứ hai là phần PPDH cụ thể (PPDH các phân môn của sinh học ở trường phổ thông) ví dụ PPDH thực vật học, PPDH động vật học, PPDH sinh học tế bào.v.v Giáo trình này trình bày những vấn đề chung mang tính chất lý luận về dạy học Sinh học nên gọi là “Đại cương Lý luận dạy học sinh học”, còn các giáo trình về PPDH cụ thể gồm “Dạy học Sinh học ở trường trung học cơ sở” và “Dạy học Sinh học ở trường phổ thông”. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG Giáo trình Đại cương Lý luận dạy học Sinh học dành cho sinh viên các hệ được đào tạo để trở thành giáo viên Sinh học ở trường trung học phổ thông. Giáo trình cũng dành cho các giáo viên Sinh học ở trường phổ thông tham khảo để nâng cao trình độ lý luận dạy học. Các học viên Cao học và nghiên cứu sinh cũng có thể tham khảo để viết luận văn, luận án. Giáo trình này tập trung nghiên cứu các mô hình chung, chiến lược, và chiến thuật áp dụng cho việc giảng dạy Sinh học. Mặc dù, giáo trình dành cho những đối tượng khác nhau sử dụng. Nhưng hầu hết các đối tượng sử dụng đều có thể chia sẻ những mục tiêu chung sau: • Phát triển các mô hình dạy học cơ bản, các chiến lược và chiến thuật dạy học Sinh học; • Hiểu được nền tảng lý thuyết đằng sau hoạt động dạy và học Sinh học ở trường phổ thông; • Hiểu được động lực giảng dạy Sinh học, cả bên trong và bên ngoài lớp học; 5 • Phát triển ý thức và sự đánh giá cao của các cơ sở tri thức hỗ trợ thực tiễn hiện tại trong giảng dạy; • Đánh giá cao cơ hội và thách thức trong việc giảng dạy Sinh học trong các lớp học đặc trưng và sự đa dạng; • Biết làm thế nào để thích ứng với chỉ dẫn để đáp ứng nhu cầu của tất cả các học sinh; • Có được những kỹ năng quan sát, ghi âm, và nghiên cứu về dạy học sinh học; • Biết phát hiện một vấn đề và tổ chức một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục học. CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA GIÁO TRÌNH Lý luận dạy học Sinh học cung cấp một cái nhìn toàn diện và cân bằng về dạy học Sinh học ở trường phổ thông, từ những vấn đề lý thuyết đến thực tiễn. Để thực hiện việc này, giáo trình được tổ chức thành 9 chương. Chương 1, trình bày những vấn đề chung của lý và những phương pháp nghiên cứu của lý luận dạy học Sinh học. Trong giáo dục có rất nhiều vấn đề phát sinh hàng ngày, cần phải được nghiên cứu để đưa ra những kết luận mang tính khoa học. Đôi khi giáo viên hoặc các nhà quản lý giáo dục thường đưa ra những quyết sách chưa đúng quy luật, dẫn tới những thất bại trong dạy học và quản lý giáo dục. Mỗi người giáo viên cần biết phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, biết phát hiện vấn đề, biết tổ chức một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục, biết xử lý số liệu để đưa ra các kết luận khách quan và chính xác. Chương 2, chương 3, chương 4, chương 5 là trung tâm của cuốn sách, nội dung các chương xoay quanh vấn đề giáo viên phải làm những gì và làm như thế nào để đạt mục tiêu dạy học. Chương 2, giới thiệu nhiệm vụ dạy học Sinh học trong xã hội tri thức. Những mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Sinh học ở trường phổ thông đề ra trước đây, đến nay vẫn còn đúng nhưng không còn phù hợp khi kinh tế văn hoá và xã hội đã có nhiều thay đổi trên phạm vi toàn cầu. Sinh học và đặc biệt công nghệ sinh học đã trở thành một ngành kinh tế mang nhiều lợi nhuận. Trong xã hội tri thức, sinh học đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và đời sống của mỗi quốc gia. Dạy học Sinh học ở trường phổ thông không chỉ là hình thành cho học sinh tri thức Sinh học mà phải hình thành cho học sinh đạo đức sinh học, tiến tới hình thành văn hoá Sinh học, đặc biệt là văn hóa sinh thái – môi trường cho thế hệ tương lai. Làm thế nào để môn học này trở thành môn khoa học về sự sống, học sinh phấn khởi tiếp nhận các tri thức sinh học và biết vận dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục tiêu cơ bản nhất của dạy học Sinh học ở trường phổ thông là phát triển năng lực cho học sinh. 6 Chương 3 gồm các nguyên tắc dạy học Sinh học. Có nhiều nguyên tắc chi phối hoạt động dạy và học ở trường phổ thông. Sinh học là môn khoa học mang tính thực nghiệm, nghiên cứu về thế giới sống; Vì vậy, dạy và học môn học này phải tuân theo một số nguyên tắc đặc thù của bộ môn. Đó là nguyên tắc tiếp cận cấu trúc - hệ thống; nguyên tắc trực quan; nguyên tắc lấy không gian bù thời gian và nguyên tắc tích hợp. Nội dung chương 4 gồm các vấn đề về chương trình và sách giáo khoa Sinh học ở trường phổ thông, đó chính là nội dung dạy học Sinh học ở trường phổ thông. Người giáo viên cần biết các nguyên tắc xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa; muốn vậy cần tìm hiểu để so sánh chương trình và sách giáo khoa của một số nước phát triển trên thế giới (Mỹ, Nga, Úc, Đức, Pháp). Nghiên cứu lịch sử phát triển chương trình và sách giáo khoa ở Việt nam. Muốn dạy tốt, phải hiểu chương trình và sách giáo khoa, phải biết ý đồ của người biên soạn sách và phải biết chấp nhận những mẫu thuẫn nhỏ và kể cả những khiếm khuyết vô tình xuất hiện trong hệ thống kiến thức của sách giáo khoa. Chương 5, trình bày về phương pháp dạy học sinh học ở trường phổ thông. Người giáo viên phải hiểu rõ cơ sở lý thuyết của việc định nghĩa và phân loại phương pháp dạy học sinh học. Hệ thống hoá các quan điểm truyền thống về phân loại phương pháp dạy học Sinh học. Dạy và học Sinh học thực chất là mối tương tác giữa thày và trò, theo quan điểm truyền thống – mô hình dạy học lấy giáo viên làm trung tâm bao gồm các phương pháp như giảng giải, thuyết trình, dạy khái niệm v.v Mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm gồm các kiểu dạy học: Học tập mang tính hợp tác; Dạy học theo vấn đề; Thảo luận trong lớp (tương tác nhóm); Dạy học định hướng hành động; Dạy học theo dự án... Trong khi lên lớp giáo viên thường sử dụng các kỹ thuật dạy học, (trước đây gọi là các biện pháp dạy học). Kỹ thuật dạy học gồm 2 nhóm: kỹ thuật liên kết suy nghĩ và kỹ thuật lấy thông tin phản hồi. Đổi mới phương pháp dạy học Sinh học ở trường phổ thông thực ra là đổi mới cách sử dụng phương pháp dạy học và đổi mới các kỹ thuật dạy học sinh học nhằm giúp học sinh chủ động và tích cực thu nhận kiến thức. Phương tiện dạy học là một trong những yếu tố cấu thành nên quá trình dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng, đây là nội dung chương 6. Theo sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, phương tiện dạy học Sinh học đã thay đổi một cách nhanh chóng trong vòng gần 20 năm trở lại đây. Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tăng cường dạy và học với công nghệ thông tin. Các phòng học được trang bị máy vi tính, nhiều tài liệu giảng dạy có sẵn trên đĩa CD-ROM, và Internet càng trở nên thuận lợi cho học sinh, giáo viên nghiên cứu và thảo 7 luận sôi nổi. Cần phải trang bị cho giáo viên những kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và các công nghệ viễn thông. Để đối phó với thực tế này, chương 6 có nội dung tăng cường giảng dạy với các tính năng nổi bật của công nghệ phần mềm và công nghệ máy tính – dạy học với đa phương tiện (Multimedia). Nội dung chương 7 đề cập tới vấn đề tổ chức dạy học sinh học ở trường phổ thông. Trong đó bao gồm các vấn đề về việc lập kế hoạch của giáo viên, cách thiết kế bài soạn, tăng cường các hình thức dạy học mang tính cộng đồng, những giáo viên tương lai cần học cách quản lý lớp học và quản lý nhà trường. Mặc dù việc giảng dạy được dựa trên kiến thức xuất phát từ lý thuyết và nghiên cứu giáo dục, nó còn có một mặt áp dụng và thực tế quan trọng. Nội dung chương 8, “tổ chức dạy học Sinh học ở trường phổ thông” giúp giáo viên giải quyết nhiều vấn đề phải đối mặt hàng ngày. Tổ chức dạy học không chỉ riêng môn Sinh học mà việc tổ chức dạy học này phải được đặt trong môi trường học tập của nhà trường và của xã hội. Chương này cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách lập kế hoạch và cách tiến hành một loạt các bài học, làm thế nào để tạo và quản lý môi trường học tập. Đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, đánh giá học sinh cần phải được tiến hành một cách khách quan có tác dụng kích thích học sinh học tập và sáng tạo. Đánh giá giáo viên để đảm bảo giáo viên đủ chuẩn giảng dạy. Hiện nay một vấn đề đang được ngành giáo dục quan tâm đó là kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là kiểm định chương trình, kiểm định nhà trường, kiểm định các cơ sở giáo dục theo những chuẩn quốc gia và quốc tế. Thiết nghĩ, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế và văn hóa, lý luận dạy học nói chung và lý luận dạy Sinh học nói riêng cũng cần có sự phát triển cả về lý luận và cách thực hiện. 8 Chương 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 1.1. Đối tượng nghiên cứu của lý luận dạy học Sinh học (LLDHSH) Đối tượng nghiên cứu của LLDH Sinh học là những quy luật của quá trình dạy học Sinh học; những mối quan hệ giữa dạy và học, đó là mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản cấu thành nên quá trình dạy học sinh học (mục đích; nội dung; phương pháp; phương tiện dạy học; các hình thức tổ chức dạy học; kiểm tra – đánh giá). Những quy luật này nhằm hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở học sinh, qua đó góp phần hình thành nhân cách con người. LLDH Sinh học nghiên cứu quá trình dạy học và giáo dục của bộ môn Sinh học ở nhà trường phổ thông. Cụ thể, nó nghiên cứu các đặc điểm, các hiện tượng sư phạm của quá trình dạy học Sinh học, nội dung dạy học Sinh học, những nguyên tắc, những quy luật của việc dạy và học ở trường phổ thông. Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn bao gồm hai mặt liên quan mật thiết với nhau: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của học trò. • Hoạt động học Học là một khái niệm chủ đạo trong giáo dục, có nhiều cách giải thích khác nhau về việc học. Cũng như tất cả các sinh thể, con người được chương trình hoá, nhưng được chương trình hoá để học1. Học là hiểu và truyền đạt. Lĩnh vực học có phạm trù rộng hơn lĩnh vực dạy để học. Nếu như bất kỳ điều gì cũng phải học, thì không hẳn đã phải dạy. Học đồng thời là có một đề án, thực thi hoạt động trí tuệ do đòi hỏi của mục tiêu muốn đạt tới và sử dụng những trình tự hành động cá nhân có hiệu quả nhất đối với bản thân. 1 E.Jacob, 1981. MỤC TIÊU Sau khi nghiên cứu chương này, sinh viên phải đạt được những yêu cầu sau: - Hiểu và trình bày được đối tượng nghiên cứu của lý luận dạy học Sinh học. - Mô tả được các phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục nói chung và của lý luận dạy học Sinh học nói riêng. - Biết phát hiện, đề xuất và tổ chức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục thuộc chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học 9 Tuy nhiên bất kỳ quá trình học tập nào cũng kéo theo một sự mất mát về tiềm năng: "Học là loại bỏ" 2. Theo giáo sư Ph.Meirieu (Pháp), học có các đặc điểm sau: 1) Học không tự ban ra giáo lệnh và không có gì bắt buộc phải áp đặt cho bất kỳ ai, nói đơn giản: học mang tính tự nguyện, tự giác. 2) Bất kỳ người nào cũng học được, với óc sáng kiến riêng và đòi hỏi chính người học phải có lòng dũng cảm ngay từ những bước đầu tiên. 3) Mỗi người học theo một chiến lược riêng thích hợp nhưng không có tính cố định. Người học có thể biến đổi làm phong phú thêm chiến lược học theo kinh nghiệm bản thân. 4) Do hiểu được học là khó khăn, nên quan trọng nhất là cung ứng cho người học những điểm tựa giúp cho người học có thể học tập và có được môi trường thuận lợi cho học tập. 5) Trong học tập không thể tách được phương pháp và nội dung học; không có phương pháp họat động trong chân không, và cũng không có nội dung học được truyền thụ không có phương pháp. 6) Trong học tập không thể tách được nhận thức và cảm xúc: học đòi hỏi một công việc về hình ảnh bản thân và bất kỳ sự tiếp thu nào cũng tạo ra sự tái tạo lại cảm xúc. 7) Trong học tập không thể tách được cá nhân và xã hội: không có ai học hoàn toàn cô đơn và cách học bao giờ cũng cần tới khái niệm về tính thích giao lưu giữa những quan hệ về kiến thức với xã hội. 8) Học là sự tự vươn lên khỏi cái được cho và lật đổ dạng định vị xã hội, trong đó mỗi người sẽ tìm được một địa vị xứng đáng với tài đức qua học tập. Theo quan điểm nhận thức luận: 1) Học là hiểu. 2) Học là sự tiếp thu thông tin, tạo năng lực. 3) Học là hội nhập những dạng thức mới vào cấu trúc nhận thức. 4) Học là biến đổi cách trình bày tư duy. Tóm lại: - Học là một hoạt động với đối tượng, trong đó học sinh là chủ thể, khái niệm khoa học là đối tượng. - Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học, dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên. 2 J.P. Changeux. 10 - Mục đích của học là chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Nghĩa là học sinh phải nắm vững, hiểu sâu ý hàm chứa trong khái niệm, nghĩa càng sâu ý càng phong phú. Chiếm lĩnh khái niệm còn có thể hiểu là tái tạo lại khái niệm cho bản thân, thao tác với khái niệm, sắp xếp các khái niệm vào những hệ thống nhất định và sử dụng nó như công cụ phương pháp để chiếm lĩnh những khái niệm khác. Tư duy khái niệm là trình độ tư duy lý thuyết - đây chính là một trong những mục đích quan trọng của sự phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh thông qua học tập. - Hoạt động học của trò nhằm nắm vững những tri thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Hoạt động học tập của trò dưới sự điều khiển của thày, song nó giữ vai trò chủ động, tích cực và tự lực. Trong quá trình học tập học sinh vừa là khách thể, vừa là chủ thể của sự nhận thức. Học sinh phải chủ động, tích cực thu nhận lấy kiến thức, vận dụng kiến thức trong đời sống. • Hoạt động dạy Hoạt động dạy của thày nhằm mục đích truyền đạt kiến thức của nhân loại cho học sinh đồng thời thày còn có nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động cho học sinh, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và những hành vi đạo đức của học sinh. Dạy là sự điều khiển tối ưu quá trình học sinh chiếm lĩnh khái niệm khoa học để phát triển và hình thành nhân cách học sinh. Dạy và học có những mục đích cụ thể khác nhau, nếu học nhằm vào việc chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì dạy lại có mục đích là điều khiển sự học tập. Như vậy hoạt động dạy học của thày đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Dù khoa học phát triển đến đâu, áp dụng phương tiện máy móc hiện đại như thế nào cũng không thể thay thế được vai trò của người thầy giáo. Phân tích, đánh giá vai trò chức năng của mỗi chủ thể trong quá trình dạy học để hình thành những chiến lược dạy học khác nhau. • Quá trình dạy học Quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá. Hệ thống này phải được thiết kế hợp lý để vận hành trong một môi trường giáo dục nhà trường và môi trường kinh tế xã hội của cộng đồng. Các quy luật của quá trình dạy học phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất yếu giữa hoạt động dạy và hoạt động học, giữa các thành tố của quá trình dạy học. Hiểu rõ bản chất và xu thế phát triển của những mối liên hệ trên người giáo viên mới có thể tổ chức và chỉ đạo quá trình dạy học một cách hợp lý. 11 Hình 1. Các thành tố của quá trình dạy học Lý luận dạy học Sinh học là một môn khoa học vì nó thể hiện chức năng xã hội của khoa học và khẳng định có mục đích trong hoạt động của nó. Lý luận dạy học Sinh học có những đặc điểm chung của giáo dục học đồng thời nó cũng có những tính chất độc đáo cần phải được nghiên cứu để từ đó phát hiện ra những quy luật khách quan, khái quát lên thành lý luận (theory) nhằm giải thích, tiên đoán nhiều hiện tượng phục vụ cho quá trình dạy học Sinh học ở trường phổ thông 1.2. Nhiệm vụ của môn Lý luận và Phương pháp dạy học Sinh học 1.2.1. Nhiệm vụ chung Môn LLDHSH có nhiệm vụ chính là nghiên cứu phát triển lí thuyết và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học bộ môn Sinh học, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông và nền kinh tế nước ta. Để hòan thành nhiệm vụ đó, LLDHSH phải thực hiện các nhiệm vụ sau: • Phát triển nội dung dạy học môn Sinh học Sự đổi mới của xã hội ta từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường và kinh tế tri thức, cùng với sự bùng nổ thông tin kh
Tài liệu liên quan