Không một ai công khai thú nhận việc tổ chức một đợt “đầu cơ
xuống giá” khi việc chủ tâm thao túng thị trường giá cổ phiếu
được coi là phạm pháp, và trong khi chính Phố Wall vẫn tin rằng
những đợt đầu cơ xuống giá không chỉ có thể mà còn thường xảy
ra liên tục. Tuy nhiên, vừa có một số nghiên cứu từ các trường
đại học nhằm giải thích động lực của việc này. Hiên nay, có hai
chuyên gia tài chính mới đưa ra một số quan niệm dựa trên quá
trình đó. Và theo lời giáo sư tài chính Itay Goldstein thuộc trường
Wharton thì: “Chúng tôi chủ yếu mô tả một học thuyết của hành
động thao túng đầu cơ xuống giá như thế nào.” Ông cùng
Alexander Guembel đến từ trường kinh doanh Said và trường
cao đẳng Lincoln của đại học Oxford đã mô tả thủ tục này trong
bài báo của họ có tiêu đề là “Manipulation and the Allocational
Role of Prices”.
15 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dàn xếp đầu cơ xuống giá cổ phiếu: Ai được lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dàn xếp “đầu cơ xuống giá” cổ
phiếu: Ai được lợi?
Khi những đợt đầu cơ xuống giá bị sụt giảm, một số người
trong cuộc đã tranh cãi rằng thật sai lầm khi đổ lỗi cho
những dự đoán rủi ro của công ty trong việc dùng cổ phiếu
để thế chấp bởi họ đã có một bị cáo khác: đó chính là những
người giao dịch chứng khoán muốn trục lợi đã cùng bàn
nhau kiếm tiền bằng cách kéo giá cổ phiếu xuống trong cái
thế giới luôn chao đảo đó.
Không một ai công khai thú nhận việc tổ chức một đợt “đầu cơ
xuống giá” khi việc chủ tâm thao túng thị trường giá cổ phiếu
được coi là phạm pháp, và trong khi chính Phố Wall vẫn tin rằng
những đợt đầu cơ xuống giá không chỉ có thể mà còn thường xảy
ra liên tục. Tuy nhiên, vừa có một số nghiên cứu từ các trường
đại học nhằm giải thích động lực của việc này. Hiên nay, có hai
chuyên gia tài chính mới đưa ra một số quan niệm dựa trên quá
trình đó. Và theo lời giáo sư tài chính Itay Goldstein thuộc trường
Wharton thì: “Chúng tôi chủ yếu mô tả một học thuyết của hành
động thao túng đầu cơ xuống giá như thế nào.” Ông cùng
Alexander Guembel đến từ trường kinh doanh Said và trường
cao đẳng Lincoln của đại học Oxford đã mô tả thủ tục này trong
bài báo của họ có tiêu đề là “Manipulation and the Allocational
Role of Prices”.
Nghiên cứu quan trọng của họ đã làm sáng tỏ được ảnh hưởng
qua lại giữa giá trị kinh tế thực của một công ty và giá cổ phiếu
của nó, bằng việc chỉ ra được những người giao dịch chứng
khoán chủ tâm hướng cho giá thị trường cổ phiếu đi xuống để có
thể ngầm phá hoại tình hình hoạt động của công ty, cũng như làm
cho giá cổ phiếu bị sụt giảm trong tương lai theo một chu trình
luẩn quẩn.
Giáo sư Goldstein giải thích rằng: “Cái chúng tôi chỉ ra ở đây đó
chính là nhờ việc bán cổ phần mà bạn có được một sự tác động
thực tế vào công ty. Nhưng việc kết nối với giá trị thực lại là một
việc hoàn toàn khác. Đó chính là yếu tố quyết định.”
Goldstein và Guembel nhận thấy rằng quá trình này chỉ xảy ra khi
mục đích là để phá hoại công ty, khi những người giao dịch
chứng khoán không có cùng khả năng để tạo được một vòng
phản hồi nhằm hướng cho giá cổ phiếu tăng lên.
Mục đích của hành động này chỉ là trục lợi, bởi khi một người
giao dịch chứng khoán vay được cổ phiếu của một người môi
giới thì họ sẽ bán chúng và hy vọng trả lại khoản nợ đó bằng cổ
phiếu đã được mua lại sau khi bán để ăn chênh lệch. Mà hành
động trục lợi này có lãi chỉ khi giá thị trường cổ phiếu đi xuống –
tức là bán ra thì cao và sau đó mua vào thì thấp. Và nếu giá tăng
lên thì anh ta phải mua những cổ phiếu thay thế nhiều hơn những
cái mà anh ta đã bán.
Dàn xếp việc định giá cổ phiếu
Sự kết nối giữa giá cổ phiếu của một công ty với giá trị thực của
nó không hề khít nhau như nhiều người vẫn nghĩ. Các công ty
bán cổ phần ra thị trường để có thêm vốn. Vì thế, một khi các cổ
phiếu được lưu thông thì giá của nó có xu hướng tăng hay giảm
đều phản ánh được lợi nhuận của công ty đó là nhiều hay ít,
nhưng có những động lực khác lại hấp dẫn hơn nhiều – cũng là
xu hướng chung trong thị trường hoặc kinh doanh – đó là việc
thực hiện của công ty đều liên quan tới các đối thủ cạnh tranh
của nó, và như vậy, sẽ có một sự đầu cơ về chiến lược hoạt
động của công ty ra sao để sản phẩm và tính cạnh tranh sẽ có
tác động đến doanh thu sau này.
Lúc này các nhà đầu tư nhiệt tình có thể đẩy giá cổ phiếu lên cao
cho dù không hề có bằng chứng chắc chắn nào doanh thu sẽ
tăng. Nhưng lúc sau thì chính cảm tính của nhà đầu tư lại có thể
quay ngược lại, dẫn tới việc giá cổ phiếu đi xuống cho dù công ty
đó hoạt động hoàn toàn tốt như thường.
Do mối quan hệ giữa việc thực hiện hoạt động kinh doanh của
một công ty với giá cổ phiếu có thể quá lỏng lẻo cho nên nó sẽ
kéo dài cảm giác rằng số phận của cổ phiếu không nhất thiết phải
có bất kỳ ảnh hưởng trực tiếp nào đến giá trị kinh tế thực của một
công ty, điều luôn được đánh giá bằng những thứ như tài sản và
doanh thu của công ty đó.
Và rõ ràng là những kẻ đầu cơ có thể dàn xếp để đẩy cho giá cổ
phiếu xuống với một mục đích trục lợi, nhưng theo một số quan
điểm của những người giao dịch chứng khoán khác – hoàn toàn
tin vào tình hình hoạt động bình thường của công ty – đều nhìn
thấy các cổ phiếu như một sự mặc cả và nhu cầu cao hơn sẽ làm
cho giá cổ phiếu ổn định hay tăng lên. Vì thế mà một đợt đầu cơ
xuống giá sẽ không có tác động lâu dài. Nhưng nếu việc rớt giá
cổ phiểu được gây ra bởi một đợt đầu cơ xuống giá gây ra sự
thiệt hại về kinh tế thực sự cho công ty thì các nhà đầu tư khác sẽ
ngay lập tức bán tháo cổ phiếu, và chính điều này gây ra một chu
trình luẩn quẩn về việc rớt giá cổ phiếu cũng như sự thiệt hại về
kinh tế sẽ khiến cho đợt đầu cơ xuống giá đó thu được nhiều lợi
nhuận hơn.
Để kiểm tra kịch bản này một cách khách quan hơn, Goldstein và
Guembel đã xem xét kỹ một công ty vừa rót khá nhiều tiền vào
một dự án tới mức chính công ty cũng khó có thể xác định được
chính xác. Và cũng thời điểm đó, có một người đầu cơ biết được
giá trị của dự án đó mà chính công ty còn chưa biết được. Lấy ví
dụ ở đây là anh ta có thể có được một sự hiểu biết đặc biệt đối
với các chi phí về vốn.
Vậy thì, nếu sự hiểu biết đặc biệt này nhận thấy kế hoạch chi tiêu
của công ty đó sẽ làm việc tốt thì người đầu cơ đó sẽ mua cổ
phần và nhu cầu của anh ta sẽ thúc đẩy giá cổ phiếu lên. Còn
nếu sự hiểu biết đặc biệt này nhận thấy kế hoạch chi tiêu sẽ thất
bại, anh ta sẽ bán lại cổ phần và chính cái nhu cầu bị giảm đi này
sẽ đẩy cho giá cổ phiếu xuống. Và cho dù có bằng cách nào thì
sự hiểu biết của người đầu cơ này đều được phản ánh bằng giá
cổ phiếu.
Goldstein và Guembel sau đó đưa thêm một yếu tố vào quan
điểm truyền thống đối với thị trường này. Đó là công ty xem xét
kỹ việc thay đổi giá cổ phiếu như một tín hiệu đánh giá thị trường
về triển vọng của kế hoạch chi tiêu của công ty. Và nếu giá cổ
phiếu rớt xuống thì việc đánh giá sẽ trở thành vô nghĩa và công ty
có thể phải từ bỏ kế hoạch này.
Quay lại vấn đề lúc trước thì người đầu cơ kia cũng đang đưa ra
một quyết định theo sự đánh giá của riêng anh ta đối với kế
hoạch chi tiêu này. Thế nhưng cả Goldstein và Guembel đều
tranh luận rằng cho dù một kẻ đầu cơ chỉ là một người không có
sự hiểu biết đặc biệt về kế hoạch đó thì vẫn có thể khai thác
được quá trình này nhằm chủ tâm định hướng cho giá cổ phiếu đi
xuống.
Giảm giá trị của công ty
Trong nhiều trường hợp, các thương vụ quan trọng vẫn được
thực hiện thông qua những người tạo lập thị thường ở Phố Wall,
những người có thể mua hay bán chính những cổ phần của riêng
họ đang sở hữu. Người tạo lập thị trường này thường đưa ra một
giá dựa trên sự đánh giá của họ về thị trường và họ sẽ quyết định
mua hoặc bán theo đặt hàng từ một người đầu cơ cho dù đó là
người có biết rõ được đôi điều về công ty đó hoặc không hề biết
chút gì. Nhưng nói chung, những người giao dịch chứng khoán
có kiến thức thường đóng góp cho thị trường này rất hiệu quả
bằng cách đảm bảo rằng giá cổ phiếu luôn phản ánh một cách
đúng đắn các giá trị của công ty. Và chính việc truyền được niềm
tin cho thị trường mà sự hiệu quả này luôn hướng cho giá cổ
phiếu tăng lên.
Nhưng theo ví dụ của các tác giả thì khi người đầu cơ bán cổ
phiếu cho người tạo lập thị trường là chỉ vì mục đích trục lợi chứ
không hề có sự thấu hiểu tình hình. Hơn nữa, việc anh ta bán ra
thực sự là làm giảm hiệu quả của thị trường, mở rộng các hướng
cho giá cổ phiếu bị sụt giảm và thu được khoản lợi nhuận trước
mắt.
Bên cạnh đó, người đầu cơ có thể thực hiện đươc rất nhiều phi
vụ trục lợi như vậy để hướng cho giá cổ phiếu xuống. Việc nhìn
thấy sụt giảm giá cổ phiếu như một lá phiếu dành cho việc không
còn sự tin tưởng, đồng nghĩa là công ty sẽ phải bỏ lại kế hoạch
chi tiêu của nó, bị thất thu do mất đi lợi ích mà dự án đó đáng ra
mang lại cho nó và cũng vì thế mà gây ra cho giá cổ phiếu bị rớt
xuống trong tương lai.
Các tác giả viết rằng: “Thông thường, đây là quyết định sai lầm
và chính nó sẽ làm giảm bớt giá trị của công ty đó. Mà điều này
có thể khiến cho người đầu cơ kiểm soát được vị thế tạm thời lúc
đó của anh ta về việc bỏ ra chi phí thấp hơn nhưng vẫn thu được
lợi nhuận. Và để đúng với bản chất của chiến lược này, chúng tôi
coi nó như sự thao túng.”
Tất nhiên, việc hết sức quan trọng là để không một ai biết người
đầu cơ định sẽ làm tiếp điều gì, chính thế mà Goldstein nói rằng:
“Nếu ai ai trên thị trường cũng đều biết rằng mục đích ngăn cản
của kẻ đầu cơ là để thao túng cổ phiếu thì nó sẽ không hề có tác
dụng.” Ông cũng cho biết thêm rằng việc thiết yếu nữa đó là
những người khác tham gia vào thị trường này đều cho rằng
người thao túng thường dựa vào những quyết định dựa trên sự
thấu hiểu tình hình của anh ta cho dù có thể anh ta chẳng biết
chút gì.
Và khi việc thao túng này xuất hiện nó sẽ khiến cho giá cổ phiếu
chao đảo, mà đó là điều có ảnh hưởng tới quyết định của công ty
xem liệu có nên tiếp tục với dự án chi tiêu của nó hay không.
Điều này chỉ có thể xảy ra nếu thỏa mãn ba điều kiện:
1. Giá trị của dự án chi tiêu đó không được quá cao.
2. Phải có được một bản thỏa thuận tốt về tình hình không rõ
ràng về việc làm sao mà dự án đó dừng lại.
3. Công ty phải có được sự phản hồi tích cực từ các thị trường tài
chính về triển vọng của dự án đó.
Chính thế nên Goldstein và Guembel viết rằng: “Cuối cùng, chúng
tôi thấy rằng sự thao túng sẽ trở thành lợi nhuận chỉ khi nó thông
qua được những đơn đặt bán ra. Đấy là bởi vì có hai nguồn lợi
nhuận đằng sau chiến lược thao túng đó ... không thể tạo được
lợi nhuận với những đơn đặt mua vào.” Và các giáo sư giải thích
rằng: người đầu cơ không hề có sự thấu hiểu về tình hình của
công ty sẽ giả định nó có giá trị thấp hơn giá thị trường phản ánh,
vậy là anh ta sẽ có một sự động viên để bán ra hơn là mua vào.
Tương tự, một người đầu cơ đang hoạt động mà không có một
chút kiến thức chuyên môn nào cũng sẽ tạo ra những điều thiếu
hiệu quả tương ứng làm cho giá cổ phiếu bị sụt giảm về sau. Và
để có được lợi nhuận dựa trên việc sụt giá cổ phiếu, người đầu
cơ này phải sử dụng những phi vụ bán ra nhanh bởi anh ta sẽ bị
mất tiền nếu anh ta lại mua vào cổ phiếu.
Như vậy, điều cốt yếu đối với sự thao túng đó chính là sự kết nối
giữa giá cổ phiếu với giá trị thực của công ty. Thế nên, giáo sư
Goldstein đã nói rằng: “Theo truyền thống, mọi người đều nghĩ
những thị trường tài chính dường như không có ảnh hưởng gì tới
công ty. Nhưng hoàn toàn đó lại không phải là sự thật.”