Trong đợt thi này, các thí sinh phải thi 2 bài: Thi nghiệp vụ (90') và thi tiếng Anh (60'). Hiện ko có đề tiếng Anh. Chỉ có đề nghiệp vụ dưới đây.
1. Bạn là nhân viên tín dụng . Bạn yêu cầu doanh nghiệp vay vốn nộp những hồ sơ, giấy tờ nào? Trong số hồ sơ, giấy tờ đó theo anh/chị hồ sơ, giấy tờ nào là quan trọng nhất? Vì sao?
2. Phân biệt rủi ro của L/c trả ngay và L/c trả chậm
3. Trong nguyên tắc 5C của tín dụng . Anh/chị coi trọng chữ C nào nhất? Vì sao?
4. Trong báo cáo tài chính của DN, cần phân tích những nhóm chỉ tiêu nào?
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 5780 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạng đề thi tuyển dụng vào ngân hàng Eximbank, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi nhân viên tín dụng vào EximbankNgày thi: 22/8/2010Phần thi: Nghiệp vụThời gian thi: 90 phút
Trong đợt thi này, các thí sinh phải thi 2 bài: Thi nghiệp vụ (90') và thi tiếng Anh (60'). Hiện ko có đề tiếng Anh. Chỉ có đề nghiệp vụ dưới đây.1. Bạn là nhân viên tín dụng . Bạn yêu cầu doanh nghiệp vay vốn nộp những hồ sơ, giấy tờ nào? Trong số hồ sơ, giấy tờ đó theo anh/chị hồ sơ, giấy tờ nào là quan trọng nhất? Vì sao? 2. Phân biệt rủi ro của L/c trả ngay và L/c trả chậm3. Trong nguyên tắc 5C của tín dụng . Anh/chị coi trọng chữ C nào nhất? Vì sao?4. Trong báo cáo tài chính của DN, cần phân tích những nhóm chỉ tiêu nào?
--==========================--
NHẬN XÉT ĐỀ:- Đề thi rất cơ bản- Đề thi không đánh đố, các thí sinh tha hồ 'chém gió'. Tuy nhiên, chém cũng phải biết gạch ý để viết, đừng dài dòng sẽ dính ngay 'vỏ chuối' ;)- Đề thi Eximbank lần nào cũng vậy, xác suất có 1 câu hỏi về L/C là 80%. Các bạn chú ý học về L/C khi đi thi tại Eximbank.
---------------------------
GỢI Ý GIẢI ĐỀ:Câu 1:Hồ sơ vay vốn phân biệt đối với 2 loại khách hàng: Cá nhân và Doanh nghiệpA) Đối với Cá nhân, hồ sơ vay vốn gồm có:1. Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay vốn (theo mẫu của ngân hàng).2. Hồ sơ pháp lý cá nhân:
Chứng minh thư người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh.
Sổ hộ khẩu (hoặc hộ chiếu)
Giấy đăng ký kết hôn (hoặc không cần nếu trong sổ hộ khẩu đã nhập tên vợ và chồng)
Giấy xác nhận độc thân của UBND phường nơi cư trú (nếu chưa có vợ/ chồng)
Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập DN tư nhân ... (nếu có).
3. Hồ sơ tài chính
Bản sao kê lương 3 tháng gần nhất (Cần thiết thì sẽ là bảng lương có đóng dấu xác nhận của công ty)
Các kê khai thu nhập hợp pháp khác như:
+ Hợp đồng sở hữu xe (Giấy phép đăng ký xe, hợp đồng mua bán...)+ Hợp đồng sở hữu nhà ở, đất ở (Sổ đỏ, sổ hồng, hợp đồng mua bán...)+ Các hợp đồng sở hữu động sản, bất động sản khác có giá trị cho thuê mua. (biên lai thuế, hóa đơn, chứng từ, hợp đồng mua bán, ...)4. Phương án vay vốn và các hồ sơ thuyết minh mục đích sử dụng vốn, bao gồm:
Kinh nghiệm kinh doanh và năng lực kinh doanh của cty (nếu bạn mở DN tư nhân): vốn hiện tại, tài sản hiện tại, báo cáo tài chính, hợp đồng đã ký, doanh số, ... bằng cấp của bạn.
Phương án kinh doanh mà theo đó, bạn sẽ sử dụng vốn của ngân hàng, và vốn của bạn có để đưa vào cùng triển khai (tỷ lệ đẹp mà ngân hàng thích là 50/50)
5. Hồ sơ Tài sản thế chấp cầm cố1) Trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảo- Giấy cam kết của khách hàng về việc thực hiện bảo đảm bằng tài sản khi được đơn vị trực tiếp cho vay yêu cầu (theo các quy định của pháp luật). Thông thường nội dung cam kết này có thể thể hiện thành một điều khoản trong hợp đồng tín dụng .- Chỉ định của Chính phủ về việc cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng (nếu việc cho vay không có bảo đảm theo chỉ thị của Chính phủ)2) Trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàngTuỳ từng loại tài sản có các giấy tờ khác nhau. Trong đó một số loại giấy tờ chủ yếu gồm:- Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Trong đó, một số loại chủ yếu như sau:
Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu: Giấy tờ bản chính quyền sở hữu tài sản.+
Phương tiện vận tải tầu thuyền: Giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép lưu hành.+
Đất+ đai và tài sản gắn liền trên đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan đến tài sản gắn liền trên đất.
Hoá+ đơn, vận đơn chứng từ liên quan, các biên bản bàn giao, quyết định giao tài sản (nếu tài sản do cấp trên của khách giao)
Các chứng từ có giá ( sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu....)+
- Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản ( nêú tài sản phải bảo hiểm theo quy định của pháp luật).- Các loại giấy tờ khác liên quan.3) Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay- Giấy cam kết thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay trong đó nêu rõ quá trình hình thành tài sản và bàn giao ngay các giấy tờ liên quan đến tài sản khi được hình thành.- Công văn của Chính phủ cho phép được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay (nếu việc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo chỉ thị của Chính phủ).4) Trường hợp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ baNgoài các giấy tờ như điểm (2) còn cần có:- Cam kết bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để khách hàng vay vốn. 5. Hồ sơ khác theo yêu cầu của ngân hàng B) Đối với Doanh nghiệp, hồ sơ vay vốn gồm có:1. Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng). 2. Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp:
Giấy phép thành lập nếu doanh nghiệp thành lập trước 01/01/2000.
Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Điều lệ công ty (nếu có).
Quyết định bổ nhiệm Giám đốc.
Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng (nếu có).
Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
3. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp:
Quyết toán 2 năm gần nhất.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có)
Thuyết minh BCTC
4. Phương án vay vốn và các hồ sơ thuyết minh mục đích sử dụng vốn, bao gồm:
Vay vốn bổ sung vốn lưu động, thanh tóan tiền hàng trong nước: các hợp đồng mua hàng, hợp đồng ủy thác, hóa đơn thanh tóan, đơn đặt hàng,...
Tài trợ nhập khẩu: hợp đồng ngọai thương, thư tín dụng,...
Tài trợ xuất khẩu: thư tín dụng xuất khẩu (hợp đồng ngọai), các hợp đồng mua nguyên liệu, phụ liệu, ... thực hiện việc xuất khẩu.
Tài trợ xây dựng: hợp đồng thi công, hợp đồng xây dựng, các hợp đồng mua vật tư, thanh tóan nhân công thực hiện công trình xây dựng.
5. Hồ sơ thế chấp, cầm cố:
Tài sản là bất động sản: hồ sơ nhà gồm các giấy chứng nhận sở hữu tài sản, tờ khai trước bạ, bản vẽ.
Máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hóa:
+ Đối với động sản Nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu: giấy chứng nhận quyền sở hữu.+ Đối với động sản đơn vị nhập khẩu trực tiếp: hợp đồng ngọai thương, tờ khai hải quan, bộ chứng từ nhập hàng.+ Động sản đơn vị nhập khẩu ủy thác: hợp đồng ủy thác hoặc hợp đồng mua bán đính kèm biên bản thanh lý hợp đồng; hóa đơn tài chính.
Các chứng từ có giá.
6. Hồ sơ khác theo yêu cầu của ngân hàng => Đối với cả Cá nhân và Doanh nghiệp: Hồ sơ nhóm 4 (Phương án vay vốn và các hồ sơ thuyết minh mục đích sử dụng vốn) là quan trọng nhất !
---------------------------
Câu 2: Phân biệt (cần kẻ bảng)Chia theo thời hạn thanh toán, L/C gồm có:
Thư tín dụng trả ngay (Sight Letter of Credit).
Thư tín dụng trả chậm (Deferred Letter of Credit).
---------------------------
Câu 3:Nguyên tắc 5C của tín dụng gồm có:1. Tư cách khách hàng vay (Character) Các tổ chức tài chính quyết định cho vay vốn dựa vào độ tin cậy và cá tính của bạn. Chính vì vậy, đơn thư đề nghị của bạn cần được trình bày một cách trung thực và rõ ràng. Cơ quan tài chính tiến hành xác minh, nếu phát hiện có chi tiết thiếu trung thực thì họ sẽ đặt vấn đề về độ tin cậy đối với bạn.2. Năng lực tài chính (Capacity) Người cho vay luôn muốn biết về kỹ năng quản lý, sự nhạy bén trong kinh doanh và vị thế của người xin vay vốn trong địa hạt kinh doanh. Những tài năng, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, tham vọng, động lực, nghị lực, cam kết nào bạn muốn đem lại cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm trụ vững và phát triển trong khi nhiều doanh nhân khác thất bại?3. Điều kiện vay (Conditions) Người cho vay luôn thận trọng, bảo thủ và luôn tính đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Hãy xác định và giải thích rõ những điều kiện kinh tế, tình hình ngành và khả năng cạnh tranh dự kiến sẽ có tác động (cả tích cực lẫn tiêu cực) đến hoạt động của doanh nghiệp bạn.4. Tài sản đảm bảo (Collateral) Người cho vay thường nhìn trước hết vào những nguồn lợi nhuận kinh doanh có thể có của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của công ty cần bao hàm tất cả các khoản phải trả, cả thực tế lẫn đột xuất. Đồng thời, khoản tiền cho vay cần được đảm bảo bởi giá trị tài sản của công ty và hoạt động kinh doanh có triển vọng.5. Vốn tham gia vào phương án vay (Capital) Đầu tư vốn cổ phần hay vốn vay thêm thể hiện cam kết tài chính của doanh nghiệp bạn đối với hoạt động kinh doanh cụ thể. Người cho vay vốn nhìn vào giá trị ròng của công ty và các hệ số chuẩn mực về tài chính .=> Yếu tố quan trọng nhất trong 5C là Năng lực tài chính (Capacity)Yếu tố này đề cập đến khả năng điều hành hoạt động kinh doanh và hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng. Ngân hàng muốn biết chính xác khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào.Đánh giá năng lực được dựa trên việc đánh giá các yếu tố: Kinh nghiệm điều hành, báo cáo tài chính quá khứ sản phẩm, tình hình hoạt động trên thị trường và khả năng cạnh tranh. Từ đó, Ngân hàng dự tính được luồng tiền sẽ được sử dụng để trả nợ, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của khách hàng. Việc đánh giá lịch sử các khoản vay, dù là của các nhân hay các khoản vay thương mại cũng được coi là chỉ báo cho khả năng chi trả trong tương lai.
---------------------------
Câu 4: Trong báo cáo tài chính của DN cần phân tích các nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:Nhóm 1: Chỉ tiêu Khả năng thanh toán1 - Khả năng thanh toán ngắn hạn = TSLĐ/ Nợ ngắn hạn2 - Khả năng thanh toán ngắn nhanh = (TSLĐ - HTK)/ Nợ ngắn hạnNhóm 2:Chỉ tiêu Khả năng hoạt động1 - Vòng quay Tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản2 - Vòng quay Vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần/ Vốn CSH3 - Vòng quay Các khoản phải thu = Dooanh thu thuần/ Các KPT bình quân4 - Vòng quay Hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ HTK bình quânNhóm 3: Chỉ tiêu Khả năng tăng trưởng1 - Tốc độ tăng trưởng Tổng tài sản = (Tổng TS năm n+1 - Tổng TS năm n)/Tổng TS năm n2 - Tốc độ tăng trưởng Vốn điều lệ = (VĐL năm n+1 - VĐL năm n)/VĐL năm n3 - Tốc độ tăng trưởng Doanh thu = (Tổng doanh thu năm n+1 - Tổng doanh thu năm n)/Tổng doanh thu năm n4 - Tốc độ tăng trưởng LN sau thuế = (LN sau thuế năm n+1 - LN sau thuế năm n)/LN sau thuế năm nNhóm 4: Chỉ tiêu Đòn bẩy tài chính1 - Chỉ số Tổng nợ/ Tổng TS2 - Chỉ số Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữuNhóm 5: Chỉ tiêu Khả năng sinh lời1 - ROE = LN sau thuế/ Vốn chủ sở hữu2 - ROA = LN sau thuế/ Tổng tài sảnVới 1 số ngành nghề đặc thù là DN kinh doanh trong lĩnh vực có đầu tư TSCĐ lớn như: Du lịch, dịch vụ, xây dựng, công nghiệp..v..v... cần tính thêm chỉ số:3 - ROI = LN sau thuế/ Tổng vốn đầu tưVới 1 số ngành nghề đặc thù là DN kinh doanh có doanh thu hàng năm thường lớn hơn nhiều so với Tổng tài sản. Điển hình là các Siêu thị, công ty XNK, kinh doanh bất động sản..v..v... cần tính thêm chỉ số:4 - ROS = LN sau thuế/ Tổng Doanh thu bán hàng
Quảng cáo từ khóa
Mọi chi tiết quảng cáo với từ khóa này xin vui lòng liên hệ qua số điện thọai: 0974.217.957 gặp Mr Trung
Source : Sinhviennganhang.Com