Đáng giá chất lượng nước cấp cho vùng nông thôn

• Dung dịch kẽm chuẩn 1 mg/l: Lấy 1 ml dung dịch kẽm gốc pha thành 100ml bằng nước cất được dung dịch 1mg/l. • CH3COONa 2N : Hoà tan 68g CH3COONa.3H2O vào 250 ml nước cất. • Axit acetic 1 : 7 : Lấy một thể tích axit acetic lắc đều với bảy thể tích nước cất. • Dung dịch đệm acetat : Trộn lẫn dung dịch CH3COONa 2N và axit acetic 1:7 với thể tích bằng nhau. • Dung dịch Natri thiosulfat: Hoà tan 25g Na2S2O3.5H2O trong 100ml nước cất. • Dung dịch dithizon gốc (I): Hoà tan 5mg diphenylthiocarbazone trong 50ml CCl4. Giữ lạnh trong lọ màu. • Dung dịch dithizon làm việc (II): Lấy 1 thể tích dung dịch dithizon(I) pha với 9 thể tích CCl4, giữ lạnh trong lọ màu.

doc99 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đáng giá chất lượng nước cấp cho vùng nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNG GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO VÙNG NÔNG THÔN PHẦN 1 LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU NƯỚC CHO MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG 1. Giới thiệu chung Lấy mẫu là một bộ phận không thể thiếu trong công tác quản lý chất lượng nước sinh hoạt và là bước đầu tiên trong bất kỳ chương trình phân tích chất lượng nước nào. Cho dù các quy trình xét nghiệm có tốt đến đâu chăng nữa nếu không lấy mẫu đúng (thậm chí cả khi lấy mẫu không phù hợp) sẽ không thể có được dữ liệu tốt. Vấn đề này còn trở nên quan trọng hơn khi xét đến yếu tố nhiều chất gây ô nhiễm thường có hàm lượng thấp, đặc biệt là trong nước đã qua xử lý. Hai yếu tố quan trọng nhất đảm bảo thành phần của nước khi được đưa đến phòng thí nghiệm là lấy mẫu đúng và bảo quản đúng. Các phương pháp phân tích chuẩn ngoài hướng dẫn chi tiết về quy trình phân tích còn cung cấp yêu cầu chi tiết về lấy mẫu và bảo quản mẫu. Do vậy cần tham khảo những yêu cầu cần thiết về lấy mẫu và bảo quản mẫu theo những phương pháp phân tích cụ thể. Mặc dù các phương pháp phân tích nêu rõ các yêu cầu cụ thể về lấy mẫu và bảo quản mẫu, có những quy chuẩn chung cần phải tôn trọng khi lấy và bảo quản mẫu trước khi tiến hành phân tích trong phòng thí nghiêm. Để thực hiện tốt công tác lấy mẫu, điều quan trọng là phải xây dựng được một chương trình lấy mẫu trong đó thể hiện được tính đại diện của nước được xét nghiệm hoặc đánh giá cho một mục tiêu nào đó. Để làm được việc đó cần lập kế hoạch ngày, thời gian và vị trí lấy mẫu sao cho các mẫu thể hiện đúng chất lượng nước thô, nước trong hệ thống xử lý và nước trong hệ thống phân phối. Sau khi lập được kế hoạch lấy cần xây dựng tiếp các kỹ thuật bảo quản, vận chuyển và lưu trữ mẫu phù hợp nhằm đảm bảo tính khách quan của mẫu cần phân tích. 2. Đánh giá chất lượng nước Chất lượng nước được đánh giá cho từng mục đích cụ thể, nói cách khác là ứng với từng loại mục đích thì chất lượng nước được xem xét và đánh giá dưới góc độ khác nhau. Tương ứng với mục tiêu sử dụng nước, chất lượng nước được đánh giá theo các phương diện khác nhau, chủ yếu theo các tiêu chí: Đặc trưng vật lý Đặc trưng cảm quan Đặc trưng hoá học, bao gồm cả các độc tố Đặc trưng vi sinh vật Trong thực tiễn, các đặc trưng đánh giá chất lượng nước phục vụ mục đích sử dụng được phân loại như sau : a. Phân tích vi sinh đơn giản Là phương pháp xác định tổng số vi sinh gây bệnh tả (E- coli) hoặc vi sinh có nguồn gốc từ phân động vật máu nóng (fecal form) trong nước. Đó là số lượng con vi sinh có mặt trong 100 ml mẫu nước. Phương pháp phân tích đơn giản trên nhằm mục đích đánh giá sự an toàn của nguồn nước dùng cho sinh hoạt về phương diện vi sinh. Phân tích vi sinh chi tiết là xác định từng chủng loại vi sinh có mặt trong nước, ví dụ loại kỵ khí, Salmonellae, Shigellae, Clostridia phục vụ các nghiên cứu đặc thù, ví dụ đánh giá nguyên nhân của đợt dịch bệnh. b. Phân tích về vệ sinh an toàn Phân tích trên bao gồm khảo sát thực địa, phân tích vi sinh, đánh giá các thông số hoá học quan trọng về mặt an toàn vệ sinh, ví dụ sắt, mangan, hợp chất hữu cơ, photpho, các kim loại nặng độc hại, các chất thải hữu cơ độc hại (thuốc trừ sâu, hoocmon, kháng sinh, chất thải công nghiệp). Phân tích về vệ sinh an toàn giúp cho việc đánh giá về khả năng sử dụng nước cho ăn uống (sinh hoạt) của nguồn nước, nước cấp đến tay người dùng, xác lập công nghệ xử lý nước cũng như theo dõi vận hành của các hệ thống cấp nước. c. Phân tích hoá học sơ bộ Số liệu phân tích sơ bộ về mặt hoá học cho phép hình dung tổng quát về mặt hoá học của nước. Những đặc trưng được đánh giá gồm: Nhiệt độ, độ trong (đục), pH, độ dẫn, thế oxy hoá khử (ORP), độ cứng, sắt, mangan, độ oxy hoá, sunphat, clorua, hợp chất hữu cơ. Phân tích hoá học mở rộng (so với sơ bộ) là các phân tích bổ xung cho các chỉ tiêu cụ thể hơn, ví dụ thêm các chỉ tiêu phốt phát, axit silic, canxi, magie, natri, kali, tạp chất hữu cơ . d. Phân tích hoá học toàn diện Ngoài những đặc trưng phân tích hoá học mở rộng, khi phân tích toàn diện một nguồn nước cần phải định tính (tên các tạp chất) và định lượng (nồng độ hay hàm lượng) của các kim loại nặng, đặc biệt loại có độc tính cao và các chất hữu cơ độc: họ phenol, chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ, nhiên liệu (xăng, dầu), thuốc trừ sâu, chất hữu cơ thơm đa vòng, chất hữu cơ chứa clo. Các chỉ tiêu trên sẽ quyết định khả năng sử dụng nguồn nước dùng cho sinh hoạt hay để thiết lập công nghệ xử lý nước phù hợp. e. Phân tích nước khoáng, nước chữa bệnh Nước khoáng và nước chữa bệnh thường được uống trực tiếp vào cơ thể vì vậy cần được phân tích chi tiết mọi thành phần có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của cơ thể : các thành phần vô cơ, hữu cơ, vi sinh, chất phóng xạ, các thành phần vi lượng. f. Phân tích nước bể bơi Phân tính nước bể bơi nhằm cung cấp thông tin về phương diện vi sinh, siêu vi trùng, an toàn về hoá học. Đánh giá chất lượng nước cần thực hiện không những đối với nguồn nước mà còn cần theo dõi liên tục trong quá trình sử dụng vì nước bể bơi thường được sử dụng dạng lọc tuần hoàn có bổ xung một phần nước mới. Các chỉ tiêu phân tích thường được đánh giá là độ cứng, độ kiềm, clo dư, amoni, vi sinh vật, trứng giun nhằm duy trì chất lượng để người bơi khỏi bị lây bệnh. g. Phân tích nước công nghiệp Nước sử dụng trong các ngành công nghiệp rất đa dạng, mỗi ngành công nghiệp đòi hỏi chất lượng riêng được xác định cụ thể. Phân tích nước công nghệ vì vậy cần bám sát các chỉ tiêu đòi hỏi riêng biệt của từng ngành. h. Phân tích nước tưới tiêu Nước tưới tiêu đòi hỏi chất lượng tổng thể không cao, tuy vậy một số tạp chất trong đó có khả năng kìm hãm sự sinh trưởng của cây trồng hay có tác dụng xấu đến chất lượng của sản phẩm. Các chỉ tiêu quan trọng cần được đánh giá gồm : pH, độ dẫn điện (độ muối), thế oxy hóa khử (ORP), natri, kali, canxi, magie, mangan, clorua, sunfat, bor, kim loại nặng và một vài loại thuốc trừ sâu. Phân tích nước phục vụ các mục tiêu cụ thể vừa đảm bảo được độ an toàn vừa tiết kiệm được giá thành phân tích. Đánh giá chất lượng nước được thực hiện theo phương thức: Khảo sát tại hiện trường, phân tích tại phòng thí nghiệm và trong nhiều trường hợp kết hợp cả hai phương thức trên. Đánh giá tại hiện trường thường cho các thông tin sơ bộ (thô), dễ biến động, mang tính tổng quát. Phân tích tại phòng thí nghiệm cho phép xác định các chỉ tiêu quan trọng liên quan đến mục đích sử dụng. Phân tích tại phòng thí nghiệm sử dụng các thiết bị, hóa chất đắt tiền, đòi hỏi trình độ tay nghề cao của người thao tác phân tích . Trước khi phân tích mẫu, nước được lấy từ nguồn khác nhau ,cần được đảm bảo sao cho số liệu phân tích nhận được thể hiện đúng chất lượng của nó, không làm sai lệch bản chất của nguồn nước. Lấy mẫu và bảo quản mẫu là khâu quan trọng để thu nhận được thông tin khách quan về chất lượng của nguồn nước cần đánh giá. 3. Lấy mẫu 3.1. Nguyên tắc chung Lấy mẫu là bước đầu tiên của quá trình phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm để đánh giá chất lượng mẫu phục vụ các mục đích khác nhau. Với mục tiêu là đánh giá chất lượng nguồn nước thì cần bổ xung thêm các biện pháp quan sát tại hiện trường như tình trạng vệ sinh chung của nguồn, thay đổi hoàn cảnh xung quanh, các chỉ tiêu cần đo tại chỗ. Về nguyên tắc, mẫu nước cần đáp ứng các chỉ tiêu : Tính đại diện cho nguồn nước được đánh giá Không chứa thêm các tạp chất khác của nguồn nước do thao tác. Với từng mục tiêu cụ thể cách lấy mẫu là khác nhau. Mục tiêu của việc lấy mẫu là thu gom một phần với thể tích nhỏ, vận chuyển thuận tiện đến nơi cần đánh giá và giữ nguyên được tính đặc trưng và đại diện của mẫu. Mục đích và đòi hỏi trên đồng nghĩa là nồng độ hay hàm lượng của các tạp chất trong mẫu nước giống như trong nguồn cần đánh giá và không có sự biến động đáng kể về thành phần trước và sau phân tích. Mẫu nước được lấy không được phép lây ô nhiễm thứ cấp, tức là lây các nguồn ô nhiễm khác từ chai lọ đựng mẫu, từ không khí hay từ các thao tác khác. Mục đích và đối tượng phân tích rất đa dạng, vì vậy cách lấy mẫu và bảo quản mẫu là khác nhau để đối tượng nhận được phản ánh đúng thực trạng. Thông thường các chỉ tiêu phân tích được xác lập đồng thời với cách lấy mẫu, bảo quản mẫu. Một số phòng ngừa: Mẫu nước được lấy cần tuân thủ theo mục đích đánh giá, theo thao tác được hướng dẫn sao cho không bị biến chất hoặc bị nhiễm ngoại lai cho tới khi đến nơi phân tích. Trước khi đổ nước vào chai lọ đựng nước, đồ đựng mẫu cần được xúc rửa nhiều lần (tối thiểu là 3 lần) với chính nguồn nước cần lấy, kể cả nắp đậy, trừ khi chai lọ đã chứa chất bảo quản hay chất khử trùng. Phụ thuộc vào các chỉ tiêu cần đánh giá, chai có thể đựng đầy hoặc không đầy nước. Ví dụ để phân tích các hợp chất hữu cơ, khi rót vào cần chú ý để nước khỏi bị tràn ra khỏi chai. Trừ trường hợp cần phân tích chất hữu cơ dễ bay hơi, chai đựng mẫu nên chứa một khoảng trống (khoảng 1% thể tích) để dành cho sự giãn nở thể tích trong lúc vận chuyển mẫu (do nhiệt). Cần áp dụng các giải pháp phòng ngừa đặc biệt đối với mẫu nước cần phân tích các chỉ tiêu về chất hữu cơ và kim loại nặng dạng vết (nồng độ rất thấp). Các thành phần trên có thể hao hụt một phần hoặc mất hết nếu áp dụng các biện pháp lấy và bảo quản mẫu không thích hợp. Tính đại diện của mẫu phân tích cho một số nguồn nước chỉ đảm bảo khi mẫu được lấy theo kiểu tổ hợp (trộn lẫn) theo thời gian hay theo vị trí. Mẫu tổ hợp theo thời gian được lấy bằng cách: tại một vị trí xác định, cứ trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ một giờ) lấy một thể tích nhất định (ví dụ một lít), các mẫu lấy được trộn đều với nhau và lấy một phần thể tích của mẫu hỗn hợp đó để phân tích. Mẫu tổ hợp theo vị trí là tại cùng một thời điểm, các mẫu nước được lấy ở các vị trí khác nhau (chiều ngang, chiều sâu), chúng được trộn đều và lấy một phần thể tích để phân tích. Chi tiết của việc lấy mẫu tổ hợp phụ thuộc vào điều kiện tại chỗ và mục đích phân tích, khó đưa ra được một chỉ dẫn có thể áp dụng đại trà cho các trường hợp khác nhau. Trong rất nhiều trường hợp, mẫu phân tích riêng lẻ (số mẫu nhiều hơn, tốn kém hơn về chi phí) tỏ ra hữu ích hơn mẫu tổ hợp, ví dụ xem xét sự biến động (tối đa, tối thiểu) của chúng. Do đặc tính biến động tự nhiên của một số đặc trưng nên mẫu lấy theo kiểu tổ hợp sẽ không thích hợp cho mục đích phân tích định lượng (xác định hàm lượng). Các đặc trưng không thích hợp bao gồm: độ kiềm, độ axit, BOD, khí CO2, clo dư, iot, crom(VI), nitrat, chất hữu cơ dễ bay hơi, oxy hòa tan, ozon và pH. Mẫu lấy được cần đảm bảo sao cho các giá trị phân tích thể hiện đúng thành phần tại thời điểm đó. Những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến kết quả đánh giá là sự có mặt của các chất gây đục (độ đục), phương pháp tách chất gây đục, sự thay đổi về vật lý và hóa học do quá trình thấm khí và bảo quản mẫu. Cần phải có chỉ dẫn cụ thể chuẩn bị mẫu trước khi tiến hành phân tích (ví dụ trộn mẫu, lọc, lắng, kết tủa), các chỉ tiêu liên quan đến kim loại nặng hoặc các chất hữu cơ dễ bay hơi. Chỉ dẫn lấy mẫu với đặc trưng đồng đều luôn phải có khi lập kế hoạch lấy mẫu, nhìn chung là phải tách được các chất gây đục bằng cách lắng, ly tâm, lọc. Khi phân tích kim loại nặng, thích hợp hơn cả là lấy được cả hai loại mẫu: lọc và chưa lọc để đánh giá hàm lượng kim loại hòa tan (trong mẫu lọc) và tổng kim loại (trong mẫu chưa lọc). Với các mẫu cần phân tích kim loại nặng, trước tiên phải đưa một lượng axít vào mẫu sao cho pH của mẫu phải thấp hơn 2 (chú ý tới mức độ pha loãng mẫu). Đối với mẫu lọc, hãm mẫu với axít tiến hành sau lọc. Các mẫu nước cần được nhận dạng bằng cách gán các ký hiệu và thông tin cho chúng, tốt nhất là dán các nhãn lên từng chai lọ. Các thông tin cần thiết bao gồm: vị trí lấy mẫu, nhiệt độ của nước cũng như các thông tin liên quan khác như điều kiện thời tiết, độ sâu lấy nước (mức nước), tốc độ dòng chảy, quãng đường vận chuyển. Trên nhãn nên dành chỗ trống để bổ xung thêm các thông tin khác như ngày, thời gian vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm. 3.2. Vị trí lấy mẫu Yêu cầu về giám sát chất lượng nước (trích dẫn tiêu chuẩn, quy định) đối với các công trình cấp nước nông thôn đòi hỏi phải thu thập và xét nghiệm mẫu nước thô, nước đã được xử lý và nước trong hệ thống đường ống phân phối nước. Việc chọn vị trí lấy mẫu cần được tiển hành hết sức cẩn thận nhằm đảm bảo mẫu đại diện chính xác cho chất lượng nước được lấy mẫu. 3.2.1. Nước thô Nước thô là nước nguồn cho hệ thống cấp nước. Đặc tính của nước nguồn là yếu tố cần thiết để quyết định các yêu cầu xử lý. Thay đổi về nhiệt độ, pH, độ kiềm, mầu sắc, độ đục và chất lượng sinh học của nước nguồn sẽ ảnh hưởng đến công năng của quá trình xử lý và có thể là yếu tố để xem xét các quy trình xử lý thay thế khác. Tất cả các mẫu nước cần được thu thập trước bất kỳ một quá trình xử lý nào. Thu mẫu từ nước giếng khoan chỉ thực hiện khi bơm đã hoạt động sau một khoảng thời gian nào đó sao cho mẫu thu được là từ giếng chứ không phải từ ống thu nước của giếng. Đối với tốc độ bơm nước từ giếng cũng cần được ấn định khi lấy mẫu phân tích nhằm thu được các đặc trưng phụ thuộc vào tốc độ nạp nước vào giếng bơm. Đối với các hệ thống cấp nước có nhiều giếng khoan, cần tiến hành lấy mẫu phân tích vi sinh (mẫu đơn) từ tất cả các giếng. Nếu hệ thống cấp nước lấy nước từ nhiều giếng khoan và nước được trộn lẫn trước khi bơm đẩy hoặc tại vị trí bơm đẩy, cần lấy các mẫu nước thô từ mỗi giếng trước khi nước được trộn lẫn. Khi tiến hành công tác lấy mẫu trong trường hợp này, coi như đã có sẵn hệ thống đường ống dẫn nước và vòi nước trước khi nước đi vào hệ thống xử lý. Nếu không có vòi nước trước khi nước được dẫn vào hệ thống xử lý, có thể phải tắt máy bơm và mở nút vệ sinh. Lý tưởng nhất, mẫu cần được lấy từ vòi nước được lắp trên đường ống dẫn nước thô càng gần giếng khoan càng tốt. Thông thường người ta sử dụng vòi nước trong trạm bơm (trạm bơm cấp 1 nối với nguồn nước ngầm). Đôi khi vòi nước luôn được mở, trong trường hợp đó luôn có nước mới đại diện cho nước thô. Tuy nhiên, khi lấy nước tránh để nước thải hoặc đã qua sử dụng chảy ngược vào giếng khoan. Mẫu nước thô phải được lấy tốt nhất trước khi nước đi vào bể chứa/bể áp lực và tất nhiên là trước khi xử lý. Nếu mẫu nước được lấy sau bể chứa, bể cần được sục rửa thay mới hoàn toàn nước trước khi lấy mẫu. Nếu lấy mẫu trước các bể chứa, cần mở các van, đầu vòi để tránh nước trong bể chứa chảy ngược vào giếng. Nếu phải dừng hệ thống khử trùng để lấy mẫu nước thô, nước chảy ra cần bỏ đi không cho chảy vào hệ thống đường ống phân phối nước. Khi lấy mẫu từ các đường ống dẫn nước, trước khi lấy cần phải xả đi một lượng nước nhất định, ví dụ đối với mẫu từ đường ống dẫn nước sinh hoạt, vòi (gia đình) cần mở xả tối đa trong vòng 2-3 phút trước khi lấy mẫu. Đối với các hệ thống nước mặt, có thể khó lấy mẫu tại điểm thu nước nằm xa bờ. Không nên lấy mẫu nước gần bờ do nước thường có độ đục cao, nhiều tảo và vi khuẩn và thường không đại diện chính xác cho chất lượng nước tại điểm thu nước. Để nêu đặc trưng đầy đủ nguồn nước thô nên lấy mẫu nước trước các hệ thống làm thoáng, ôxy hóa và tiền khử trùng bằng clo. Nếu hệ thống sử dụng nhiều nguồn nước mặt hoặc trộn lẫn nước mặt và nước ngầm, cần lấy mẫu riêng từng nguồn nước trước khi chúng được trộn lẫn. Mẫu nước lấy từ sông, suối, từ các dòng chảy có đặc trưng biến động theo độ sâu, tốc độ dòng chảy, khoảng cách kể từ bờ đến điểm lấy mẫu, khoảng cách giữa hai bờ. Nếu điều kiện thiết bị lấy mẫu cho phép thì nên lấy mẫu tổ hợp ở các độ sâu khác nhau tại giữa dòng chảy. Mẫu được lấy theo cách trên sẽ đại diện cho dòng chảy. Nếu chỉ lấy mẫu đơn lẻ thì nên lấy tại vị trí giữa dòng và ở độ sâu ở tại điểm giữa của cột nước. Nước từ các nguồn tĩnh (ao, hồ) có đặc trưng biến động theo mùa (phân tầng nhiệt), do nước mưa, nước chảy tràn và gió. Xác định vị trí, độ sâu và tần xuất mẫu phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của địa hình và mục đích đánh giá. 3.2.2. Nước đã được xử lý Nước đã được xử lý là tất cả các loại nước đã qua một hoặc nhiều quá trình xử lý như lọc có sự hỗ trợ của hóa chất, xử lý sắt và mangan, khử trùng sơ bộ, kiểm soát ăn mòn, làm mềm nước, flo hóa nước, v.v… Cần lựa chọn các điểm lấy mẫu nước đã được xử lý sao cho đảm bảo các mẫu đại diện cho nước đã được xử lý sau khi tất cả các quá trình xử lý đã được hoàn tất. Vị trí lấy mẫu phải là điểm xuất phát của nước đã được xử lý và đi vào hệ thống đường ống phân phối nước, sau khoảng thời gian tiếp xúc khử trùng tối thiểu và trước khi đến đối tượng sử dụng đầu tiên. Các mẫu cần được lấy trước các cây nước và bể nước trên cao hoặc bể chứa nước đã xử lý. 3.2.3. Nước trong hệ thống phân phối Hệ thống phân phối là toàn bộ mạng lưới bể chứa, bồn chứa, cây nước, trạm bơm, bơm, van, đồng hồ nước và các đường ống dịch vụ cấp nước đã được xử lý đến các đối tượng xử dụng nước. Vị trí lấy mẫu phải là những điểm cách nơi nước đã được xử lý đi vào hệ thống phân phối khá xa. Những vị trí này cần đại diện và bao phủ hệ thống phân phối, đặc biệt là những vị trí có thể suy thoái chất lượng nước và lượng clo dư và những nơi có khả năng tạo thành các sản phẩm phụ của hóa chất khử trùng. Các vị trí lấy mẫu cần thiết như các bể nước trên cao của hệ thống mạng lưới phân phối, các điểm chết, các đường ống chính lâu năm, các vòng tròn phân phối, các điểm có khả năng xảy ra hiện tượng nước bên ngoài chảy ngược vào hệ thống và những điểm đặc biệt khác trong hệ thống phân phối. Trong một số trường hợp khử trùng thứ cấp được tiến hành trong hệ thống (như tại một trạm bơm clo). Cần lấy mẫu ngay sau khi khử trùng thứ cấp được tiến hành. Mục tiêu là kiểm tra chất lượng nước được cấp cho người sử dụng. Nếu lấy mẫu nước từ các hộ dân, cần lấy mẫu nước từ vòi nước lạnh để loại trừ ảnh hưởng của cặn lắng trong trong bồn nước nóng. Mẫu nước cần được lấy trước khi nước được làm mềm hoặc các thiết bị xử lý nước hộ gia đình khác và nên được lấy từ các vòi nước nằm trên đường ống dịch vụ nối thẳng với đường ống chính. Cần tránh các vấn đề khác như xâm nhập đường ống, đấu nối trái phép vào bể chứa nước gây thâm nhập nước chưa được xử lý vào hệ thống. Tránh lấy mẫu nước từ các vòi nước ít được sử dụng do sự phát triển cục bộ của vi sinh và cặn khoáng trong đường ống có thể ảnh hưởng đến mẫu. Khi lấy mẫu phân tích vi sinh không để các mẫu nước bị ô nhiễm bởi các loại vi khuẩn không mang tính đại diện trong qua trình lẫy mẫu. Tránh lấy mẫu tại các đường ống trong đó áp lực nước không ổn định do những thay đổi áp suất tạm thời trong đường ống có thể làm bung các mảng vi sinh và cặn khoáng bám và thành ống và do đó làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu. Cũng không nên lấy mẫu tại các vòi nước dò rỉ và những vòi nước chảy ngược lên trên. Một vấn đề cần quan tâm là tính đại diện của mẫu vì một mẫu nước được lấy tại vòi nước phải đại diện chính xác cho nước trong các đường ống và các bộ phận khác của hệ thống phân phối. Trong thực tiễn, quyết định về tính đại diện của mẫu nước thường được dựa trên cơ sở kiến thức về hệ thống đường ống phân phối nước của người lấy mẫu. Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ của nước là một dấu hiệu rõ rệt nhất về sự ổn định của dòng chảy và người lấy mẫu có thể cảm nhận được thậm chí cả khi đeo găng tay. Nhiệt độ nước ổn định phản ánh dòng chảy nước ổn định trong hệ thống phân phối nước. Khi lấy mẫu từ điểm lấy mẫu trong hệ thống xử lý nước không cần phải xả nước trước do dòng chảy luôn lưu thông trong hệ thống ống dẫn. Trong khi lấy mẫu nước từ vòi hoặc điểm lấy mẫu trong hệ thống xử lý nước cần hết sức cẩn thận để tránh làm ô nhiễm mẫu nước. Trước khi xả nước có thể rửa các vòi nước bị bẩn bằng chất tẩy rửa không chứa phốt phát và dùng nước của vòi để rửa. Tuyệt đối không rửa vòi nước bằng các chất hóa học như methanol, hexane hoặc các loại cồn. Không lấy mẫu từ các vòi cứu hỏa hoặc vòi nước tưới cây và các thiết bị khác gắn với vòi nước và luôn phải thay những vòi nước bị han rỉ hoặc rò rỉ trước khi lấy mẫu. Đôi khi phải lấy mẫu nước tĩnh trong hệ thống đường ống hoặc bình nước nóng, v.v… để xác định xem nước có bị ô nhiễm chì hoặc các chất ô nhiễm khác hay không. Trong trường hợp đó mục đích của chúng ta là lấy mẫu nước tĩn
Tài liệu liên quan