Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất thành phố Sơn La (Giai đoạn 2003 - 2014)

Tóm tắt. Biến động sử dụng đất ở thành phố Sơn La giai đoạn 2003 - 2014 được đánh giá trên cơ sở phân tích các bản đồ sử dụng đất và biến động sử dụng đất thành lập bằng phương pháp viễn thám và GIS. Khu vực thành phố Sơn La có 14 loại hình sử dụng thuộc ba nhóm đất chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Biến động sử dụng đất cho thấy Sơn La có những chiều hướng tích cực như: sự tăng lên về diện tích đất nông nghiệp, sự giảm đi về đất đồi núi chưa sử dụng. Các biến động này thể hiện khu vực đã và đang được đầu tư, phát triển kinh tế, đô thị hóa và phát triển hạ tầng. Bên cạnh tác động tích cực kể trên, có những biến động, thoạt có thể không tốt đối với sự phát triển của khu vực như: sự tăng lên về diện tích núi đá không có rừng, sự giảm đi về diện tích một số loại rừng. Hiện tượng này sẽ làm giảm diện tích che phủ gây ra những tác động xấu đến môi trường, làm gia tăng các dạng thiên tai như: xói mòn, trượt lở đất, lũ bùn đá, lũ quét, ngập lụt Những biến động có tính tiêu cực như vậy cần xem xét, cân nhắc, hạn chế để đảm bảo phát triển bền vững khu vực.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất thành phố Sơn La (Giai đoạn 2003 - 2014), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
199 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0024 Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 199-210 This paper is available online at ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ SƠN LA (GIAI ĐOẠN 2003 - 2014) Trần Thị Thúy Vân1, Nguyễn Thu Nhung2 và Mai Thành Tân3 1Phòng Địa lí Sinh vật, Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2Phòng Môi trường Địa lí, Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3Phòng Địa chất Đệ tứ, Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tóm tắt. Biến động sử dụng đất ở thành phố Sơn La giai đoạn 2003 - 2014 được đánh giá trên cơ sở phân tích các bản đồ sử dụng đất và biến động sử dụng đất thành lập bằng phương pháp viễn thám và GIS. Khu vực thành phố Sơn La có 14 loại hình sử dụng thuộc ba nhóm đất chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Biến động sử dụng đất cho thấy Sơn La có những chiều hướng tích cực như: sự tăng lên về diện tích đất nông nghiệp, sự giảm đi về đất đồi núi chưa sử dụng. Các biến động này thể hiện khu vực đã và đang được đầu tư, phát triển kinh tế, đô thị hóa và phát triển hạ tầng. Bên cạnh tác động tích cực kể trên, có những biến động, thoạt có thể không tốt đối với sự phát triển của khu vực như: sự tăng lên về diện tích núi đá không có rừng, sự giảm đi về diện tích một số loại rừng. Hiện tượng này sẽ làm giảm diện tích che phủ gây ra những tác động xấu đến môi trường, làm gia tăng các dạng thiên tai như: xói mòn, trượt lở đất, lũ bùn đá, lũ quét, ngập lụt Những biến động có tính tiêu cực như vậy cần xem xét, cân nhắc, hạn chế để đảm bảo phát triển bền vững khu vực. Từ khóa: Biến động sử dụng đất, thành phố Sơn La. 1. Mở đầu Đánh giá biến động sử dụng đất là quá trình xác định trạng thái khác nhau của một đơn vị sử dụng đất được quan sát tại các thời điểm khác nhau. Trước đây, công việc này được tiến hành theo phương pháp truyền thống (trên bản đồ giấy) và dựa vào các số liệu ngoài thực địa, các số liệu thống kê. Ngày nay, đánh giá biến động sử dụng đất đã được ứng dụng bằng hệ thống thông tin địa lí (GIS) kết hợp với công nghệ Viễn thám hoặc kết hợp với chuỗi Markov là cách tiếp cận có hiệu quả vì không những thống kê diện tích biến động mà còn cho thấy sự biến động, luân chuyển mục đích sử dụng đất khu vực nghiên cứu. Mertens, Lambin (2000) đã sử dụng ảnh Landsat MSS (năm 1973, 1986) và SPOT X (từ năm 1991 đến 1996) để làm rõ hơn sự phức tạp của quá trình phá rừng đồng thời xác định các dự báo không gian về nạn phá rừng trong tương lai ở Cameroon. Kết quả nghiên cứu đã xác định được tốc độ phá rừng ở phía Nam Cameroon diễn ra rất cao mà nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hóa (sự xuất hiện của hệ thống đường giao thông, gia tăng khả năng tiếp cận của con người đối với rừng) chứ không phải do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp [1]. Pan D và cộng sự (1999) xây dựng mô hình biến động không gian và thời gian của hiện trạng sử dụng đất ở Haut-Saint-Laurent (Quebec, Canada); sau đó, với sự hỗ trợ của GIS các tác giả đã liên kết mô hình này với các thuộc tính vật lí của cảnh quan (địa mạo, địa chất) nhằm hạn chế việc sử dụng đất [2]. Trong khi đó, Serneels và Lambin (2001) bằng việc sử dụng các Ngày nhận bài: 20/8/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thu Nhung, e-mail: nthunhung@gmail.com Trần Thị Thúy Vân, Nguyễn Thu Nhung và Mai Thành Tân 200 dữ liệu về ảnh vệ tinh Landsat-MSS (1975), Landsat-TM (1985, 1995) và hệ thống bản đồ (giao thông, thủy văn, dân cư, sử dụng đất) vùng Kenya tỉ lệ 1/250.000 và phương pháp phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định các nguyên nhân chính gây biến động hiện trạng sử dụng đất ở huyện Narok. Các nguyên nhân chính được xác định là do cơ giới hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn đã làm thay đổi hiện trạng lớp phủ ở khu vực này [3]. Cùng với đó, Rogan và cộng sự (2003) đã sử dụng ảnh Landsat TM đa thời gian (năm 1990, 1996) và một vài biến phụ (độ cao, độ dốc, nhiệt độ, độ ẩm,) để xây dựng cây phân loại nhằm theo dõi biến động lớp phủ thực vật ở San Diego (Mỹ), từ đó thành lập bản đồ biến động lớp phủ giai đoạn 1990 - 1996 [4]. Tương tự, Selçuk Reis (2008) đã sử dụng ảnh Landsat MSS (1976), Landsat ETM+ (2000) và công nghệ GIS để phân tích sự biến động hiện trạng sử dụng đất/lớp phủ ở Rize (Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ) [5]. Các nước Châu Á như Ấn Độ, Rawat J.S và Manish Kumar (2015) sử dụng ảnh Landsat Thematic Mapper (1990, 2010), sự hỗ trợ của phần mềm ERDAS 9.3 để giám sát sử dụng/thay đổi diện tích đất của Hawalbagh, quận Almora, Uttarakhand [6]. Ở Iran, Mahrooz Rezaei1 và cộng sự (2016) đã điều tra tác động của việc thay đổi việc sử dụng/che phủ đất và quản lí đất đai đối với khả năng xói mòn do gió ở miền nam Iran bằng ảnh Landsat ETM+ (2004) và Landsat 8 (2013). Các kết quả cho thấy tiềm năng xói mòn do gió ở Iran đã tăng lên trong thập kỷ qua tập trung vào khu vực trầm tích cao sự thay đổi tiềm năng xói mòn so với sự thay đổi sử dụng/thay đổi độ che phủ đất tăng lên do sự gia tăng diện tích canh tác nông nghiệp. Hơn nữa, kết quả cho thấy việc tăng độ cát trong khu vực nghiên cứu cũng là bằng chứng rõ ràng về sự gia tăng xói mòn đất [7]. Ở Việt Nam, ứng dụng Viễn thám và GIS vào nghiên cứu lớp phủ/hiện trạng được quan tâm rất lớn; có thể thể đến Nguyen Dinh Duong (2004) đã sử dụng tư liệu ảnh MODIS để thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ Việt Nam năm 2002 với 14 loại hình che phủ (rừng kín thường xanh cây lá rộng, rừng thưa cây lá rộng, rừng rụng lá cây lá rộng,) [8]. Sau này, Lê Đức Hạnh và cộng sự (2013) thành lập bản đồ biến động sử dụng đất ở Nam Định từ tư liệu ảnh SPOT (2003, 2008, 2011) với sự hỗ trợ của GIS kết hợp các dữ liệu bản đồ (địa hình, hiện trạng sử dụng đất, kết quả điều tra khảo sát ngoài thực địa). Các tác giả đã tính toán được biến động diện tích của các loại hình sử dụng đất [9]. Năm 2014, bằng ảnh SPOT 4 (2000), SPOT 5 (2005, 2010), bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự đã đánh giá biến động sử dụng đất/lớp phủ huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) giai đoạn 2000 - 2010. Các tác giả mới chỉ dừng lại ở quá trình đánh giá biến động sử dụng đất qua 02 giai đoạn (2000 - 2005 và 2005 - 2010) và thể hiện chúng trên bản đồ biến động sử dụng đất chứ chưa xác định nguyên nhân gây biến động cũng như cách thức biến động [10]. Gần đây, Van Cu Pham và cộng sự (2015) sử dụng ảnh vệ tinh Landsat qua các năm 1993, 2000, 2007 để nghiên cứu chuyển đổi đất nông nghiệp tại ngoại ô thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã trả lời cho các câu hỏi về mối quan hệ cũng như ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, cấu trúc mạng lưới giao thông tới biến động diện tích đất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội nhưng sự biến động loại hình sử dụng đất nông nghiệp chưa được chú ý [11]. Thành phố Sơn La, thủ phủ của tỉnh Sơn La được chuyển lập từ thị xã cùng tên theo Nghị định số 98/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2003 đến 2014 khu vực này đã có nhiều thay đổi về mặt hành theo hướng tăng số lượng phường nội đô, giảm số lượng xã ngoại ven đô [12, 13]. Việc thay đổi hành chính đã dẫn đến sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu sử dụng đất theo hướng giảm tỉ lệ đất nông nghiệp và tăng tỉ lệ đất phi nông nghiệp; đặc biệt, sự biến động giữa loại hình sử dụng đất nông nghiệp. Sử dụng công nghệ viễn thám và GIS kết hợp với tư liệu địa phương là một cách làm hết sức có hiệu quả, tiết kiệm chi phí thời gian và kinh phí để đánh giá biến động sử dụng đất một cách định lượng theo không gian và theo thời gian cho thành phố Sơn La. Đây cũng là cơ sở quan trọng để tìm hiểu nguyên nhân, quy luật biến động sử dụng đất, giúp địa phương xây dựng các kế hoạch, quy hoạch sử dụng lãnh thổ, góp phần phát triển kinh tế bền vững và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các lĩnh vực, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lí, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và theo đúng quy định của Luật Đất đai. Đánh giá biến động sử dụng đất thành phố Sơn La (giai đoạn 2003 – 2014) 201 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu *Dữ liệu nghiên cứu - Bản đồ nền địa hình thành phố Sơn La tỉ lệ 1/50.000, lưới chiếu VN 2000 - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Sơn La tỉ lệ 1/100.000 năm 2000, năm 2005, 2010. - Ảnh vệ tinh SPOT5 năm 2003, 2009, SPOT7 1/7/2014 và SPOT7 15/12/2014, độ phân giải 2,5 m đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao và chuyển về lưới chiếu VN 2000. *Phương pháp - Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lí số liệu, trước hết được sử dụng nhằm chuẩn hóa dữ liệu đầu vào, chuẩn xác cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính; sau đó, tiến hành phân tích đánh giá xác định xu hướng thay đổi về sử dụng đất. - Phương pháp viễn thám và GIS được sử dụng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở các thời điểm năm 2003, 2009 và 2014. Căn cứ vào đặc trưng của ảnh viễn thám SPOT khu vực thành phố Sơn La để đoán đọc các đối tượng sử dụng đất bằng phương pháp giải đoán bằng mắt. Dựa trên Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ tài nguyên môi trường số 22/2007-QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 [14], ảnh vệ tinh SPOT độ phân giải cao cùng với các bản đồ chuyên đề, hệ thống chú giải bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Sơn La có khả năng thể hiện trên bản đồ tỉ lệ 1/50.000 được đưa ra gồm 14 loại hình sử dụng đất thuộc 3 nhóm (Bảng 1). Các đối tượng đất chuyên dùng trong nhóm đất phi nông nghiệp được xác định có tham khảo thêm nguồn tài liệu địa phương và được gộp lại thành một loại chung đó là đất chuyên dùng để thể hiện trên bản đồ. Các tư liệu của địa phương là cơ sở bổ trợ hữu hiệu giúp chi tiết hóa các đối tượng trong nhóm đất lâm nghiệp như rừng phòng hộ (tự nhiên và trồng), rừng sản xuất (tự nhiên và trồng). Như vậy, các bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở ảnh tổ hợp màu giả SPOT kết hợp với các nguồn tư liệu địa phương. Bản đồ biến động qua các giai đoạn (2003 - 2009; 2009 - 2014) là kết quả của quá trình chồng xếp các lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất bằng phần mềm ArcGIS, vùng biến động của các đối tượng sử dụng đất trên bản đồ sẽ tự động hiển thị. - Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát 2 đợt thực địa (tháng 5/2014, tháng 6/2015) nhằm kiểm chứng khóa giải đoán ảnh vệ tinh và thu thập điều tra thông tin tại địa phương để xác định nguyên nhân gây biến động sử dụng đất. 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Sử dụng đất ở Sơn La - Diện tích nhóm đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất (năm 2003 chiếm 66,7%; năm 2009 chiếm 66,6%; năm 2014 chiếm 68,5%). Trong đó, loại đất có rừng phòng hộ và rừng sản xuất có diện tích lớn nhất, phân bố tập trung ở các xã Hua La, Chiềng Cọ và Chiềng Đen. Tiếp đến, loại đất trồng cây lâu năm và cây ăn quả, phân bố tại các xã Hua La, Chiềng Ngần, Chiềng Cọ và Chiềng Đen. - Diện tích nhóm đất chưa sử dụng chiếm tỉ lệ lớn thứ hai (năm 2003 chiếm 27,3%; năm 2009 chiếm 26,5%; năm 2014 chiếm 27,6%) phân bố ở các xã Chiềng Xôm, Chiềng Đen và Chiềng Ngần. Đây là nhóm đất có tiềm năng lớn cần được khai thác đưa vào sử dụng trong kì quy hoạch sử dụng đất để sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá làm đường giao thông và phát triển lâm nghiệp. - Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ không lớn (năm 2003 chiếm 6,1%; năm 2009 chiếm 6,5%; năm 2014 chiếm 7,1%). Nhóm đất này được khai thác chủ yếu để xây dựng hệ thống dân cư ở nông thôn tại các xã Hua La, Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Ngần và Chiềng Xôm; xây dựng các trụ sở, cơ quan, an ninh - quốc phòng, sản xuất kinh doanh, đất nghĩa trang, di tích lịch sử, tập trung ở Chiềng Lề, Chiềng An, Tô Hiệu, Quyết Thắng, Quyết Tâm, Chiềng Cơi và Chiềng Sinh. Trần Thị Thúy Vân, Nguyễn Thu Nhung và Mai Thành Tân 202 2.2.2. Biến động diện tích sử dụng đất * Giai đoạn 2003 - 2009 Trong giai đoạn từ 2003 đến 2009 có sự tăng lên về diện tích nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp trong khi diện tích nhóm đất chưa sử dụng giảm đi (Bảng 1). Bảng 1. Biến động diện tích theo loại hình sử dụng đất thành phố Sơn La Loại hình sử dụng đất Diện tích sử dụng đất (ha) Biến động diện tích Tăng (+); giảm (-) 2003 2009 2014 2003 - 2009 2009 - 2014 I. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 21668,520 21774,720 21233,732 106,2 -540,9874 Đất trồng cây hàng năm 6872,200 7301,580 7556,322 429,38 254,742 Lúa (LUC) 1250,200 1181,080 1130,493 -69,12 -50,587 Đất trồng cây hàng năm (NHK) 5622,000 6120,500 6425,829 498,5 305,329 Đất trồng cây lâu năm 2460,190 2634,290 2882,941 174,1 248,651 Cây công nghiệp lâu năm (LNC) 1994,950 1979,210 2209,926 -15,74 230,716 Cây ăn quả (LNQ) 465,240 655,080 673,015 189,84 17,935 Đất rừng phòng hộ 10303,780 9830,130 9275,505 -473,65 -554,624 Rừng tự nhiên phòng hộ (RPN) 9542,520 9079,620 8491,074 -462,9 -588,546 Rừng trồng phòng hộ (RPT) 761,260 750,510 784,431 -10,75 33,921 Đất rừng sản xuất 2032,350 2008,720 1518,963 -23,63 -489,757 Rừng tự nhiên sản xuất (RSN) 607,630 541,550 378,501 -66,08 -163,049 Rừng trồng sản xuất (RST) 1424,720 1467,170 1140,462 42,45 -326,708 II. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 1970,150 2096,710 2295,168 126,56 198,458 Đất ở 1403,030 1433,730 1573,351 30,7 139,621 Đất dân cư nông thôn (ONT) 1061,100 1091,800 1214,821 30,7 123,021 Đất dân cư đô thị (ODT) 341,930 341,930 358,530 0 16,600 Đất chuyên dùng 407,280 503,140 561,977 95,86 58,837 Đất chuyên dùng (CDG) 407,280 503,140 561,977 95,86 58,837 Đất sông ngòi, suối 159,840 159,840 159,840 0 0 Hồ ao sông suối (SMN) 159,840 159,840 159,840 0 0 III. NHÓM ĐÂT CHƯA SỬ DỤNG 8855,130 8622,370 8964,898 -232,76 342,528 Đất đồi núi chưa sử dụng (DCS) 6863,230 6001,300 4442,218 -861,93 -1559,081 Núi đá không có rừng (NCS) 1991,900 2621,070 4522,680 629,17 1901,610 TỔNG 32493,800 32493,800 32493,800 0 0 - Nhóm đất nông nghiệp có sự tăng giảm tùy theo từng đối tượng cụ thể, nhưng tổng thể tăng 106,2 ha (0,5%). Trong đó: đất trồng cây hàng năm và lâu năm diện tích tăng lên 6,47% (cây ăn quả tăng mạnh nhất) có thể là hướng phát triển nông nghiệp mới kinh tế hơn với hình thức trang trại trồng cây ăn quả đáp ứng nhu cầu thị trường; đất rừng (phòng hộ và sản xuất) giảm 4,03% (rừng tự nhiên phòng hộ giảm 463 ha). - Nhóm đất phi nông nghiệp tăng tổng thể 6,42% diện tích, mạnh nhất là đất ở nông thôn và đất chuyên dùng. Tỉ lệ diện đất chuyên dùng tăng mạnh tới 23,5% trong khi đất ở đô thị vẫn giữ nguyên cho thấy sự đô thị hóa ở đây có lẽ còn mang tính khiên cưỡng theo hành chính. Các cơ sở hạ tầng được nhà nước cho đầu tư xây dựng trong khi các khu dân cư dạng đô thị chưa được phát triển do chưa có điều kiện. Đánh giá biến động sử dụng đất thành phố Sơn La (giai đoạn 2003 – 2014) 203 - Nhóm đất chưa sử dụng giảm khoảng 2,63% so với diện tích ban đầu, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng được chuyển đổi sang hình thức sử dụng. Đáng chú ý là đất núi đá không có rừng không những giảm đi mà còn tăng lên 32,59% so với ban đầu. Như vậy, trong thời kỳ 2003 - 2009, biến động sử dụng đất theo xu hướng tăng lên bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây ăn quả, núi đá không có rừng và đất chuyên dùng; biến động theo xu hướng giảm bao gồm đất đồi núi chưa sử dụng, rừng tự nhiên phòng hộ, đất lúa và rừng tự nhiên sản xuất. * Giai đoạn 2009 - 2014 Trong giai đoạn 2009 - 2014, có sự tăng lên đối với nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng và giảm đi đối với nhóm đất nông nghiệp (Bảng 1). - Nhóm đất nông nghiệp có sự tăng giảm tùy theo đối tượng cụ thể, nhưng tổng thể diện tích giảm 2,5%. Trong đó đất trồng cây hàng năm và lâu năm có diện tích tăng lên 5,07% (chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp và cây ăn quả), đất rừng phòng hộ và sản xuất giảm đi 8,82% (nhiều nhất là rừng sản xuất). Đây có thể là sự tiếp tục đầu tư mở rộng hướng nông nghiệp mới có hiệu quả kinh tế cao hơn là phát triển trang trại, trồng các cây công nghiệp và cây ăn quả. - Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích tăng gần 9,5%, nhiều nhất là đất ở nông thôn, đất ở đô thị và đất chuyên dùng. Điều đó cho thấy tốc độ đô thị hóa cao hơn hẳn so với giai đoạn trước. - Nhóm đất chưa sử dụng có diện tích giảm đi không nhiều (4% so với diện tích ban đầu). Trong khi đất đồi núi chưa sử dụng giảm khá nhiều (1559 ha) thì diện tích đất núi đá không có rừng tăng lên tới hơn 1900 ha so với ban đầu. Như vậy, trong thời kỳ 2009 - 2014, biến động theo xu hướng tăng lên bao gồm núi đá không có rừng, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất dân cư nông thôn; biến động theo xu hướng giảm đi bao gồm đất đồi núi chưa sử dụng, rừng tự nhiên phòng hộ, rừng trồng sản xuất và rừng tự nhiên sản xuất. * Đánh giá chung về biến động diện tích sử dụng đất 2003 - 2014 Xét về mặt diện tích cho thấy nhóm đất phi nông nghiệp luôn có xu thế tăng lên trong khi hai nhóm đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có diện tích biến động phức tạp và có chiều hướng ngược nhau. Đất nông nghiệp có diện tích tăng trong giai đoạn 2003 - 2009 và giảm trong giai đoạn 2009 - 2014. Ngược lại, đất chưa sử dụng có diện tích giảm trong giai đoạn 2003 - 2019 và tăng trong giai đoạn 2009 - 2014. Sự biến động tăng giảm trong thời kì này tùy thuộc theo từng đối tượng cụ thể. Biến động theo xu hướng tăng nhiều nhât là đất trồng cây hàng năm và núi đá không có rừng. Biến động sử dụng đất theo xu hướng giảm đáng kể nhất là đất đồi núi chưa sử dụng, rừng tự nhiên phòng hộ và rừng tự nhiên sản xuất. Biến động về mặt diện tích sử dụng đất thành phố Sơn La, các giai đoạn 2003 - 2009; 2009 - 2014 cho thấy: (1) Quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh, thể hiện ở sự gia tăng diện tích đất chuyên dùng; đất ở. (2) Có sự chuyên hóa các vùng sản xuất nông nghiệp thể hiện gia tăng diện tích trồng cây hàng năm và cây lâu năm. (3) Độ che phủ rừng giảm đi khá mạnh thể hiện trong sự suy giảm diện tích đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất. (4) Chưa chú trọng khai thác và khai thác chưa hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng. Hệ quả tốt của sự biến động này sẽ giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, nâng cao mức thu nhập kinh tế của người dân. Bên cạnh đó, hệ quả xấu là sự gia tăng của diện tích núi đá không có rừng, sự suy giảm diện tích đất rừng phòng hộ sẽ góp phần làm gia tăng xói mòn, trượt lở đất, lũ bùn đá, lũ quét, ngập lụt . 2.2.3. Biến động hình thức sử dụng đất * Giai đoạn 2003 - 2009 Trong giai đoạn 2003 - 2009, khu vực nghiên cứu có 3672,02 ha (11,3%) diện tích đất tham gia vào quá trình chuyển đổi từ hình thức sử dụng đều thuộc nhóm đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng; nhóm đất phi nông nghiệp hoàn toàn không bị chuyển đổi. Nhóm đất nông nghiệp có diện tích tăng 0,5% so với ban đầu nhưng có 6,65% diện tích bị chuyển đổi sang hình thức sử dụng khác. Có 1188,97 ha đất chuyển đổi bị bỏ hoang, 124,90 ha Trần Thị Thúy Vân, Nguyễn Thu Nhung và Mai Thành Tân 204 đất được chuyển đổi thành đất nông nghiệp và 126,56 ha thành đất phi nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp tăng lên do khai thác quỹ đất từ nhóm đất hoang với tổng diện tích 1421,74 ha. Đất trồng lúa có 6% diện tích được chuyển thành đất trồng cây hàng năm (đất màu). Đất màu có 3% diện tích bị chuyển đổi thành đất cây công nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng; song đất màu được bổ sung thêm 11,7% diện tích từ đất lúa và đồi núi hoang. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm có 7% diện tích bị chuyển thành đất đồi núi chưa sử dụng; song được bù lại từ đất trồng cây hàng năm, đất rừng trồng phòng hộ, khai hoang đất đồi núi khiến cho diện tích chỉ giảm 1% so với ban đầu. Đất trồng cây ăn quả được bổ sung mở rộng thêm 41% so với diện tích ban đầu nhờ khai khẩn diện tích đất đồi núi chưa sử dụng. Mặc dù đất rừng tự nhiên sản xuất giảm đi đáng kể (11%) do chặt phá rừng nhưng được trồng bổ sung thêm từ đất đồi núi hoang, do đó quỹ đất vẫn tăng thêm 3%. Đất rừng
Tài liệu liên quan