Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La với sự trợ giúp của viễn thám và GIS

Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá các điều kiện tự nhiên nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc phát triển cây cao su trong quy hoạch sử dụng đất đai, góp phần khai thác tốt các tiềm năng tự nhiên phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu được triển khai trên cơ sở tích hợp viễn thám, GIS và phương pháp phân tích thứ bậc AHP. Bảy yếu tố tác động đến sinh thái cây cao su (địa hình, độ dốc, thổ nhưỡng, lượng mưa, nhiệt độ, lớp phủ và sương muối) được xử lý thành các bản đồ đánh giá tương ứng, sau đó, tiến hành xác định trọng số của các yếu tố ảnh hưởng bằng phương pháp AHP. Kết quả đã chia ra các vùng có mức độ thích nghi khác nhau đối với cây cao su là: vùng có mức thích nghi cao chiếm 12,6%, vùng có mức thích nghi: chiếm tỷ lệ 24,6%, vùng ít thích nghi: chiếm 22%, vùng không thích nghi: chiếm 40,8%. Dựa trên bản đồ thích nghi, có thể rút ra thông tin hữu ích và tin cậy để xây dựng các dự án quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch môi trường, tạo điều kiện phát triển công ăn việc làm cho cuộc sống của người dân trong huyện và thu được lợi ích kinh tế lớn cho sự phát triển của huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

pdf16 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La với sự trợ giúp của viễn thám và GIS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 121-136 121 Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La với sự trợ giúp của viễn thám và GIS Nguyễn Ngọc Thạch*, Lê Phương Nhung, Bùi Quang Thành, Trần Tuấn Anh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 21 tháng 5 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 6 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 13 tháng 6 năm 2018 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá các điều kiện tự nhiên nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc phát triển cây cao su trong quy hoạch sử dụng đất đai, góp phần khai thác tốt các tiềm năng tự nhiên phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu được triển khai trên cơ sở tích hợp viễn thám, GIS và phương pháp phân tích thứ bậc AHP. Bảy yếu tố tác động đến sinh thái cây cao su (địa hình, độ dốc, thổ nhưỡng, lượng mưa, nhiệt độ, lớp phủ và sương muối) được xử lý thành các bản đồ đánh giá tương ứng, sau đó, tiến hành xác định trọng số của các yếu tố ảnh hưởng bằng phương pháp AHP. Kết quả đã chia ra các vùng có mức độ thích nghi khác nhau đối với cây cao su là: vùng có mức thích nghi cao chiếm 12,6%, vùng có mức thích nghi: chiếm tỷ lệ 24,6%, vùng ít thích nghi: chiếm 22%, vùng không thích nghi: chiếm 40,8%. Dựa trên bản đồ thích nghi, có thể rút ra thông tin hữu ích và tin cậy để xây dựng các dự án quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch môi trường, tạo điều kiện phát triển công ăn việc làm cho cuộc sống của người dân trong huyện và thu được lợi ích kinh tế lớn cho sự phát triển của huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Từ khóa: Đánh giá thích nghi, GIS, AHP, cây cao su, quy hoạch. 1. Mở đầu Đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang là yêu cầu cấp bách nhằm kiến tạo một hệ thống nông nghiệp bền vững, có hiệu quả về kinh tế mà không làm suy thoái _______  Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-913032680. Email: nguyenngocthachhus@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4256 đất đai. Với sự phát triển của công nghệ GIS, quá trình đánh giá đất đai trở nên nhanh chóng và chính xác [1-3]. Mường La là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La 42 km về phía Đông Bắc có diện tích đất tự nhiên là 142.924 ha, mang đặc trưng của miền núi Tây Bắc. Địa bàn huyện là một trong 62 huyện nghèo đặc biệt khó khăn của cả nước cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo định định hướng nghiên cứu cây trồng của Chính phủ và chiến lược phát triển N.N. Thạch và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 121-136 122 kinh tế - xã hội của đảng bộ huyện Mường La, cây cao su là một sự lựa chọn ưu tiên nhằm phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Việc phát triển cây cao su gắn với mô hình “Bản mới phát triển toàn diện” của huyện. Cho đến nay vẫn chưa có đầy đủ căn cứ khoa học cũng như mô hình thực tiễn để khẳng định chắc chắn cây cao su sẽ thích nghi hoàn toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng núi phía Bắc [4, 5]. Theo khuyến cáo của của nhiều nghiên cứu cần có kế hoạch khảo nghiệm kỹ ở quy mô hợp lý để khẳng định về khả năng phát triển, hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của cây cao su trước khi nhân rộng. Vì vậy, việc phát triển trồng cây cao su ở huyện Mường La để đảm bảo cho chất lượng cây trồng thì cần phải nghiên cứu thật kĩ điều kiện khí hậu, thủy văn, địa hình, cũng như có những đánh giá phân hạng đất thích hợp cho việc trồng cây cao su. Từ thực tế trên, đề tài “Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ cho phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La”được thực hiện nhằm góp phần khai thác tốt các tiềm năng tự nhiên phục vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường. 2. Khái quát về khu vực nghiên cứu 2.1. Đặc điểm chung Mường La có toạ độ địa lý: 20°15' - 21°42' vĩ độ Bắc, 103°45' - 104°20' kinh độ Đông, là một huyện miền núi phía Đông Bắc của tỉnh Sơn La, nơi có nhà máy thuỷ điện Sơn La và các công trình thuỷ điện cỡ nhỏ như: Nậm Chiến, Huổi Quảng. Mường La còn là địa bàn để phát triển mở rộng đô thị xung quanh công trình thủy điện Sơn La [6-8] Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Mường La, tỉnh Sơn La. N.N. Thạch và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 121-136 123 Hình 2. Bước đầu phát triển cao su ở Mường la với sự tham gia của nhân dân địa phương. Mường La có tổng diện tích đất tự nhiên là 142.924 ha, mang nhiều đặc điểm đặc trưng của miền núi Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Theo số liệu thống kê đến 31/12/2012 dân số toàn huyện là 83.710 nhân khẩu. Mật độ dân số bình quân 59 người/km2, nhưng phân bố không đều. Toàn huyện có 7 dân tộc anh em cùng chung sống, bao gồm: dân tộc Thái, Mông, Kinh, La Ha, Xá, Kháng, Khơ Mú. Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, còn du canh du cư. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 25,03%, tổng GDP đạt 287,9 tỷ, thu nhập bình quân đầu người 3,7 triệu đồng. Từ năm 2008, trong phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, Mường La đã lựa chọn phát triển cây cao su là nội dung cơ bản nhằm triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của địa phương [6, 9]. 2.2. Điều kiện tự nhiên Mường La mang nhiều đặc điểm đặc trưng của miền núi Tây Bắc với địa hình phức tạp và chia cắt mạnh bởi các con suối lớn và các đỉnh nhọn có độ cao từ 1000m đến gần 3000m, bao gồm hai dạng địa hình chính là địa núi cao, dốc và núi trung bình, hướng thấp dần từ Tây sang Đông và Bắc xuống Nam. Khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Vào mùa đông, từ cuối tháng 12 đến tháng 2, ở Mường La có thể xuất hiện sương muối ở khu vực có độ cao ≥ 600 mét [7, 8]. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình trong năm là 22°C. Tổng lượng mưa bình quân 1.347 mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 với lượng mưa chiếm 76% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 24% tổng lượng mưa cả năm, độ ẩm trung bình là 85%. Về thủy văn, ngoài dòng sông Đà chảy qua huyện với chiều dài 50km, Mường La còn có hệ thống suối dày đặc thuộc lưu vực sông Đà như: Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Păm, Nậm Pia, Nậm Pàn với tổng chiều dài khoảng 200km và nhiều con suối nhỏ khác, mật độ sông suối khoảng 1,7 km/km2. Do địa hình của huyện chia cắt mạnh, dốc nên phần lớn các con suối có lưu vực nhỏ, hẹp, ngắn và đều bắt nguồn từ núi cao do đó độ dốc lưu vực lớn đã tạo nên tính đa dạng về chế độ dòng chảy và lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệch lớn. Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La, tài nguyên đất của huyện có 3 nhóm chính: Đất Feralit: bao gồm hầu hết ở vùng đồi núi; đất phù sa sông suối, phân bố chủ yếu ven các suối Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Pàn, Nậm Pia, Nậm Păm; đất dốc tụ: phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng. Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện N.N. Thạch và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 121-136 124 có độ dày tầng đất từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng [8]. 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm ArcMap 10.2, chi tiết về dữ liệu thu thập được mô tả ở Bảng 1. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn (MCA) Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn là một kỹ thuật phân tích tổ hợp các tiêu chuẩn khác nhau nhằm đưa ra kết quả cuối cùng. Phân tích đa tiêu chuẩn (Multi - Criteria Analysis - MCA) cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng khác nhau của các tiêu chuẩn khác nhau hay là trọng số của các tiêu chuẩn liên quan. Trong đánh giá thích nghi đất đai bền vững, thường sử dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phân tích khả năng thích nghi, kỹ thuật tổ hợp các tiêu chuẩn khác nhau để cho ra kết quả cuối cùng được sử dụng như là công cụ hỗ trợ ra quyết định. Để đánh giá đất đai, những nguồn thông tin có thể được sử dụng, bao gồm ảnh vệ tinh, bản đồ sử dụng đất, thông tin địa giới hành chính, phân bố thực vật và thông tin thống kê kinh tế, xã hội, môi trường. Thêm vào đó, bởi vì tính thích nghi của bất kỳ đơn vị đánh giá nào cũng phụ thuộc vào từng loại hình sử dụng đất, nên mục tiêu quá trình đánh giá thích nghi đất đai có thể đạt được thông qua phỏng vấn các bên liên quan và phân tích chính sách. Do đó, đánh giá thích nghi đất đai là vấn đề ra quyết định đa tiêu chí và phương pháp MCA được sử dụng để phân loại và tính trọng số các tiêu chí [10]. Trong vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn, bước đầu tiên quan trọng nhất là xác định tập hợp các tiêu chuẩn đánh giá cho từng chỉ tiêu, tiếp theo, lượng hóa các tiêu chuẩn, xác định tầm quan trọng tương đối của những phương án tương ứng với mỗi tiêu chuẩn đánh giá. Phương pháp này đã được trình bày trong nhiều tài liệu [11-16]. Bảng 1. Hệ thống cơ sở dữ liệu Dữ liệu thu thập Dữ liệu sau khi xử lý Nguồn dữ liệu Hành chính - Bản đồ hình chính Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La Ảnh Landsat 8-OLI, độ phân giải 30m. (Thu ngày 11/12/2016) Bản đồ phân cấp thích nghi của yếu tố lớp phủ thực vật – sử dụng đất Cục Địa chất Hoa Kỳ (USGS ) Địa hình, đường bình độ với khoảng cao đều 10m. Bản đồ phân cấp thích nghi của yếu tố độ caođịa hình. Bản đồ phân cấp thích nghi của yếu tố độ dốc địa hình Sở Tài nguyên vàMôi trường tỉnh Sơn La. Bộ TN và MT Thổ nhưỡng Bản đồ phân cấp thích nghi của yếu tố thổ nhưỡng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La Khí hậu - Nhiệt độ trung bình năm - Lượng mưa trung bình năm - Bản đồ phân cấp thích nghi của yếu tố nhiệt độ trung bình năm - Bản đồ phân cấp thích của nghi yếu tố lượng mưa trung bình năm Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La. Tổng cục Khí tượng thủy văn .Bộ TN và MT. Sương muối và nhiệt độ thấp Bản đồ phân cấp vùng an toàn với sương muối Viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Bộ TN và MT N.N. Thạch và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 121-136 125 Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng GIS và MCA trong ánh giá thích nghi đất đai như trong nghiên cứu của Alejandro Ceballoss - Silva và Jorge Lopez – Blanco, Godilano, E. C, Boje G và cộng sự, Henok Mulugeta [11-13, 17]. Ở Việt Nam trong lĩnh vực đánh giá thích nghi hầu hết các nghiên cứu đều ứng dụng GIS, chủ yếu tập trung nghiên cứu theo các hướng dẫn của FAO. Một số nghiên cứu điển hình: Huỳnh Văn Chương, Lê Cảnh Định, Trần Trọng Đức, Trần Thúy Hằng, Võ Thị Phương Thúy,Nguyễn Thoại Vũ [3, 5, 14, 18].Trong những nghiên cứu này , các yếu tố đánh giá đều được xem xét theo góc độ mức độ thích nghi mà chưa xét đến các yếu tố cực đoan ít hoặc hoàn toàn không thích nghi cho cây trồng . Phương pháp xác định trọng số theo phân cấp thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP) Một cách tiếp cận để xác định tầm quan trọng tương đối của các chỉ tiêu đánh giá (hay trọng số) trong phân tích đa chỉ tiêu MCA là dựa vào sự so sánh cặp được đề xuất bởi Thomas L.Saaty (1970) [19]. Đây là quy trình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP) nhằm xử lý các vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn phức tạp. AHP cho phép tập hợp các kiến thức chuyên gia về vấn đề của họ, kết hợp các dữ liệu chủ quan và khách quan trong một khuôn khổ thứ bậc logic, cung cấp cho người ra quyết định một cách tiếp cận trực giác theo phán đoán của chuyên gia để đánh giá sự quan trọng của mỗi thành phần thông qua quá trình so sánh cặp các chỉ tiêu. Đây là phương pháp cho phép kết hợp cả hai mặt tư duy của con người cả về định tính và định lượng: định tính là sự sắp xếp thứ bậc và định lượng là sự mô tả các đánh giá và và tính toán thành các con số cụ thể về trọng số của các chỉ tiêu, vấn đề vô hình lẫn hữu hình. Ngày nay AHP được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực quản lý tài nguyên, đánh giá đất đất đai, thương mại Phương pháp này đã được trình bày trong nhiều tài liệu [13-16]. Tích hợp thông tin GIS trong phân tích đa chỉ tiêu Sau khi có được trọng số và giá trị các tiêu chuẩn phân cấp, chồng xếp các lớp bản đồ để tính chỉ số thích nghi tổng hợp cho bản đồ kết quả. Trong đó: - Si: Chỉ số thích nghi chung - wi: Trọng số của tiêu chuẩn i - xi: Giá trị các tiêu chuẩn i - Ci: Giá trị của yếu tố hạn chế C. Trong nghiên cứu tại huyện Mường La, phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu và phương pháp so sánh cặp và phân tích thứ bậc AHP (Saaty 1970) đã được áp dụng cho đánh giá các thông số của tự nhiên và lựa chọn các khu vực thích hợp cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Mường La. Từ những số liệu thu thập được, đề tài tiến hành xử lý bằng phương pháp viễn thám và GIS, kết quả đưa ra được hệ thống các bản đồ phân cấp thích nghi tương ứng với sự phát triển của cây cao. Quy trình nghiên cứu được mô tả trong Hình 3. 4. Khái quát chung về sinh thái cây cao su Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu Euphorbiacea. Cây cao su đòi hỏi những điều kiện sinh thái đặc thù, nếu được chăm sóc rất kỹ lưỡng cũng phải sau 6 - 7 năm mới cho thu hoạch mủ. Ngược lại, nếu trồng không đúng vị trí thì mặc dù cây đã lớn sau vài năm không có sương muối nhưng vẫn có thể bị chết hàng loạt khi có sương muối xuất hiện [4, 5]. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản về nhu cầu sinh thái của cây cao su [4]. (1) N.N. Thạch và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 121-136 126 Hình 3. Quy trình nghiên cứu. Đất đai: Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm, tơi xốp, thành phần sét trong đất thấp. Các loại đất phát triển trên phù sa cổ, đất feralit phát triển trên đá phiến sét, đất feralit phát triển trên đá bazan trẻ, đất pha cát là những loại đất thích hợp cho cây cao su phát triển. Đai cao: cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp: dưới 200m. Bình độ lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là: Vùng xích đạo, trong đó có Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến 500 - 600m. Độ dốc: Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Với độ dốc 8 - 30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các biện pháp chống xói mòn. Độ sâu tầng đất: độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8 - 2m thì vẫn có thể trồng được, độ pH trong đất thích hợp cho cây cao su là 4,5 - 5,5, giới hạn pH đất có thể trồng cây cao su là 3,5 - 7,0. Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt (0 - 30cm) tổi thiểu là 20%, ở lớp đất sâu hơn (>30cm) tối thiểu là 25%. Đất nơi có mùa khô kéo dài thì thành phần sét phải đạt 30 - 40%. Đất có thành phần hạt thô chiếm dưới 50% trong 0,8m lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất. Khí hậu và Nhiệt độ: Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ 22 – 30°C và khoảng nhiệt độ tối thích là 26 - 28°C (Nhiệt độ 25°C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa). Ở nhiệt độ này, môi trường sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm (1giờ - 5giờ), giúp cây sản xuất mủ cao nhất. Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 20 - 28°C. Nhiệt độ thấp hơn 18°C, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp hơn 10°C, hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn, đối với cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài. Nhiệt độ thấp hơn 5°C, đặc biệt là khi có sương muối, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô và cây sẽ bị chết. Nếu nhiệt độ lớn hơn 30°C, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong khai thác, làm giảm năng suất mủ. Nhiệt độ mà cao hơn 40°C, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến cây chết [7]. N.N. Thạch và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 121-136 127 Lượng mưa và ẩm độ: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa 1800 - 2500 mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 - 150 ngày/năm. Ẩm độ không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là trên 75%, đồng thời ẩm độ không khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai thác. Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất quan trọng. Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều thì năng suất càng giảm. Khả năng chịu hạn: Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công nghiệp khác như: tiêu, cà phê. Tuy nhiên, cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong vườn ươm thì không thể chịu hạn quá 1 tháng. Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4 - 5 tháng. Khả năng chịu úng: Cây cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập sâu khoảng 30 - 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa. Với điều kiện sinh thái như trên thì miền nam có rất nhiều nơi phù hợp với cây cao su, song ở miền núi phía bắc thì có nhiều yếu tố trở ngại là địa hình dốc, điều kiện khí hậu quá lạnh, nhiều năm có sương muối và băng giá xuất hiện vào mùa đông. Vì vậy, để triển khai việc trồng cây cao su ở vùng núi phía Bắc thì cần phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng [9, 14]. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Đánh giá thông tin về tự nhiên cho mục tiêu phát triển cây cao su ở Mường La. Thành lập bản đồ đánh giá thích nghi các điều kiện tự nhiên đối với cây cao su a. Địa hình Địa hình là một trong những nhân tố quan trọng. Đối với cây cao su cả hình thái, độ cao và độ dốc địa hình đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển, năng suất và quá trình chăm sóc, khai thác mủ cao su. Vùng có địa hình núi cao và dốc phân bố ở phía Đông và Đông Bắc của huyện. Đây là một phần sườn Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài từ Quỳnh Nhai qua Mường La và kết thúc tại Phù Yên tạo thành ranh giới giữa Sơn La, Lào Cai và Yên Bái. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh bởi các con suối lớn và các đỉnh nhọn có độ cao từ 1000m đến gần 3000m. Khu vực địa hình núi trung bình: Có độ cao từ 300m đến 700m so với mực nước biển, xen kẽ giữa các dãy núi là các phiêng bãi nhỏ hẹp, phân bố ở phía tây nam, hai bên bờ của sông Đà. Độ dốc là yếu tố có ảnh hưởng quyết định trong việc lựa chọn và phân bố loại hình sử dụng đất, đặc biệt trên vùng đất dốc, có nguy cơ rửa trôi và xói mòn đất cao. b. Thổ nhưỡng Đất là yếu tố tiên quyết và quan trọng hàng đầu khi đánh giá thích nghi cây trồng, căn cứ vào đặc điểm sinh thái cây cao su cũng như phân tích các chỉ tiêu hóa lý và thành phần đất khu vực nghiên cứu đề tài đã phân cấp thích nghi yếu tố thổ nhưỡng. c. Khí hậu Là nhân tố sinh thái quan trọng không thể thiếu trong sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sinh vật đặc biệt là thực vật. Mỗi một yếu tố
Tài liệu liên quan