Đánh giá các tác động xã hội của các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, chế xuất và công nghệ cao về việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT Nghiên cứu đánh giá các tác động xã hội của các doanh nghiệp hoạt động bên ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất, và khu công nghệ cao trong công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐND của Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những vấn đề rất cần thiết đối với công tác bảo vệ môi trường. Các tác động xã hội được phân tích trong nghiên cứu này bao gồm các tác động về nhận thức, thái độ và hành vi. Quá trình nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp như lựa chọn cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn giản, phân tích và thống kê mô tả. Kết quả từ 577 phiếu khảo sát cho thấy việc thu và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đã có những tác động tích cực đến nhận thức cũng như hành vi của các doanh nghiệp, song việc chấp hành các quy định vẫn chưa đầy đủ. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu và nộp phí bảo vệ môi trường các doanh nghiệp đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố, nhóm nghiên cứu đề xuất những kiến nghị điều chỉnh về chính sách, công thức, phương thức và lộ trình thu phí phù hợp với điều kiện hiện nay.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá các tác động xã hội của các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, chế xuất và công nghệ cao về việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 71 (05/2020) No. 71 (05/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 14 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI KHU CÔNG NGHIỆP, CHẾ XUẤT VÀ CÔNG NGHỆ CAO VỀ VIỆC NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Social impact of enterprises outside industrial zones, export processing zones, and high-tech parks on environmental protection fees for industrial wastewater in Ho Chi Minh City TS. Nguyễn Thị Minh Thu(1), ThS.NCS. Đoàn Tuân(2), PGS.TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến(3) (1),(2),(3)Trường Đại học Sài Gòn TÓM TẮT Nghiên cứu đánh giá các tác động xã hội của các doanh nghiệp hoạt động bên ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất, và khu công nghệ cao trong công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐND của Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những vấn đề rất cần thiết đối với công tác bảo vệ môi trường. Các tác động xã hội được phân tích trong nghiên cứu này bao gồm các tác động về nhận thức, thái độ và hành vi. Quá trình nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp như lựa chọn cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn giản, phân tích và thống kê mô tả. Kết quả từ 577 phiếu khảo sát cho thấy việc thu và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đã có những tác động tích cực đến nhận thức cũng như hành vi của các doanh nghiệp, song việc chấp hành các quy định vẫn chưa đầy đủ. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu và nộp phí bảo vệ môi trường các doanh nghiệp đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố, nhóm nghiên cứu đề xuất những kiến nghị điều chỉnh về chính sách, công thức, phương thức và lộ trình thu phí phù hợp với điều kiện hiện nay. Từ khóa: nước thải công nghiệp, phí bảo vệ môi trường, tác động xã hội ABSTRACT This study assesses social impact of enterprises outside industrial zones, export processing zones, and high-tech parks on environmental protection fees for industrial wastewater according to resolution no.02/2018/NQ-HDND in Ho Chi Minh City, which is very essential in terms of environmental protection. In the study, the social influence includes perception, attitude and behaviour. The study applies simple random sample size selection, exploratory data analysis method, and descriptive statistical method. Though results from 577 surveys show positive impacts on perception and behavior, compliance attitude with regulations of most samples is not positive. Therefore, proposals of policies, fee calculation, methods and fee increase scheme are recommended in this study to improve the effect of environmental protection fee system for industrial wastewater. Keywords: industrial wastewater, environmental protection fee, social impact Email: phngktuyen@gmail.com NGUYỄN THỊ MINH THU và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 15 1. Đặt vấn đề Phí bảo vệ môi trường (BVMT) là phí đánh vào lượng chất thải thực tế của cơ sở sản xuất, với mức phí được xác định dựa trên các chi phí cần thiết để làm giảm một đơn vị ô nhiễm. Đây là một trong những công cụ kinh tế nhằm hạn chế và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra, đồng thời tạo nguồn thu để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Trên thế giới, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được áp dụng khá sớm tại một số nước như Phần Lan (1950), Ireland (2002) [1]. Ở khu vực Đông Nam Á, phí nước thải đã được áp dụng ở Malaysia, Philippines và Thái Lan từ những năm 2000 [2], [3]. Tại Việt Nam, từ năm 2003 Chính phủ đã có nhiều quy định về thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp, và nhiều nghiên cứu về đánh giá tác động của việc thu phí bảo vệ môi trường đối với các đối tượng nộp phí đã được thực hiện trên cả nước [4]. Trải qua nhiều thay đổi, hiện Nghị định 154/2016/NĐ-CP (NĐ154) năm 2016 là văn bản có hiệu lực cao nhất quy định về hình thức và cách thức thu phí, có hiệu lực áp dụng trên cả nước [5]. Tuy nhiên, đến ngày 01 tháng 07 năm 2020, Nghị định này (NĐ154) được thay thế bởi Nghị định 53/2020/NĐ-CP được ban hành vào ngày 05 tháng 05 năm 2020 [6]. Để triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 03 năm 2018, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Nghị Quyết 02/2018/NQ-HĐND (NQ02) về điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 [7]. Sau hơn một năm triển khai NQ02, số phí thu được cao hơn nhiều lần so với trước đây thu theo NĐ154. Từ đó, các quy định của NQ02 được dự đoán sẽ gây nhiều tác động lên các đối tượng doanh nghiệp (DN) nộp phí, đặc biệt là nhóm DN sản xuất kinh doanh hoạt động bên ngoài các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao (KCNC). Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 cơ quan này đang thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành đối với khoảng 3.460 DN, trong đó có khoảng 3.344 DN nằm trong danh mục thu phí của năm. Đặc điểm của nhóm DN này là đa số có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, phân bố rải rác và nhiều nhất tại các quận, huyện vùng ven Thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh như Bình Tân, Bình Chánh, Củ Chi, Quận 12, Thủ Đức, Quận 9, nhưng có chất lượng nước thải công nghiệp không đồng đều. Đây là nhóm DN được dự đoán chịu nhiều tác động từ việc thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp theo quy định của NQ02. Song, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá chuyên sâu về các tác động này đối với các DN trên địa bàn Thành phố. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá các tác động xã hội của các DN hoạt động ngoài các KCN, KCX, KCNC trên địa bàn TP.HCM trong việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp khi áp dụng quy định thu phí theo NQ02. Qua kết quả khảo sát các khó khăn và tồn tại của việc thu nộp phí hiện nay được xác định, hệ thống hóa, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện công tác thu và nộp phí đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Kết quả của nghiên cứu này còn là cơ sở giúp cho các SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 71 (05/2020) 16 cơ quan quản lý hoạch định chính sách, xây dựng phương hướng, kế hoạch, lộ trình thu nộp phí bảo vệ môi trường một cách hiệu quả và phù hợp hơn. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học đối với các DN là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Theo đó, các nội dung nghiên cứu chính trong đề tài là khảo sát bằng phiếu điều tra, thống kê kết quả và đánh giá kết luận. Để thực hiện các nội dung trên, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu dưới đây: 2.2. Phương pháp điều tra khảo sát Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát để tiến hành thu thập thông tin. Phương pháp này có ưu điểm là cho phép thu thập các thông tin khách quan và chủ quan trong phạm vi lớn, với kết quả khảo sát mang tính chất thống kê. Theo đó, các bước thực hiện điều tra gồm có xây dựng cỡ mẫu khảo sát, nội dung khảo sát, thiết kế phiếu khảo sát và phương pháp thu thập thông tin [8]. 2.2.1. Xác định cỡ mẫu Đề tài áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, cỡ mẫu với độ tin cậy 95% được tính theo công thức Yamane [9], [10]: Trong đó: n là cỡ mẫu cần thu thập, N: là số lượng quần thể; e: là mức sai số cho phép. Với e là 0,05 và số DN có xả nước thải công nghiệp được thống kê là 3444, số đơn vị mẫu tối thiểu phải lấy theo công thức này được xác định là 359. Từ đó, 577 phiếu khảo sát đã được thu thập từ các DN để đánh giá. 2.2.2. Nội dung phiếu khảo sát Nội dung phiếu khảo sát được trình bày theo dạng trắc nghiệm chọn nhiều đáp án khả thi, kết hợp với câu hỏi mở. Theo đó, các nội dung chính của khảo sát tập trung vào các tác động xã hội của DN về nhận thức, thái độ và hành vi, bao gồm: - Các tác động đến nhận thức của DN như các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (cách thức thu phí, công thức tính phí, quy trình thu nộp phí), năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của DN (giá thành sản phẩm, lợi thế cạnh tranh, doanh thu và hình ảnh xã hội của DN), tác động đến người lao động tại các DN (thu nhập, thời gian làm việc, phúc lợi, và ý thức bảo vệ môi trường), nhận thức về tác động đến xã hội và cộng đồng (ý thức tiết kiệm nước, sử dụng hiệu quả nguồn nước, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao trách nhiệm với xã hội); - Các tác động đến thái độ thể hiện ở mức độ tuân thủ quy định pháp luật của DN về việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Các tác động đến hành vi như hoạt động tăng giá sản phẩm, các quy trình cải tiến sản xuất (công nghệ sản xuất hiện đại, tăng cường giám sát quy trình sản xuất, cải tiến bao bì sản phẩm, tái sử dụng chất thải, sử dụng nguyên liệu tốt hơn, sử dụng năng lượng tái tạo, thay thế đường ống bị rò rỉ, giảm lưu lượng xả thải, tiết kiệm nước, tăng cường tập huấn chuyên môn và cải thiện các biện pháp an toàn lao động) và các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu vực nhà máy của DN. NGUYỄN THỊ MINH THU và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 17 3.2.3. Thiết kế phiếu khảo sát Phiếu khảo sát được thiết kế gồm các câu hỏi nhiều lựa chọn (checklist) kết hợp với câu trả lời mở (open - ended) để thu thập các thông tin một cách tốt nhất [11]. 3.2.4. Phương pháp khảo sát Phiếu khảo sát được gửi bằng đường bưu điện, hoặc phỏng vấn trực tiếp tại các DN trên địa bàn Thành phố để tiến hành thu thập thông tin. 3.3. Phương pháp xử lý số liệu 3.3.1. Phương pháp xử lý số liệu khảo sát Các thông tin thu thập trong phiếu khảo sát là những thông tin định tính và do đó được áp dụng phương pháp xử lý số liệu khảo sát (Exploratory Data Analysis). Các bước thực hiện bao gồm mã hóa dữ liệu, lập danh sách các nhóm mã, xây dựng bản đồ quan hệ và phân tích trình bày [12], [13]. 3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp tổng hợp các số liệu thu thập được và trình bày diễn giải qua các bảng biểu, đồ thị và các giá trị thống kê của tập hợp như trung bình, trung vị, giá trị cao nhất, giá trị thấp nhất, tần suất, tỷ lệ, phương sai [14]. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Kết quả khảo sát 4.1.1. Tổng số lượng doanh nghiệp và tổng lưu lượng xả thải Theo quy định của NQ02, các DN có mức xả thải dưới 5 m3/ngày-đêm chỉ phải đóng phí cố định (1,5 triệu đồng/năm) mà không xét đến chất lượng nước thải. Các DN có mức xả thải từ 5 m3/ngày-đêm phải chịu thêm phí biến đổi (là hàm số gồm 06 thông số ô nhiễm và tổng lưu lượng xả thải) cùng với phí cố định. Do vậy, nghiên cứu này đánh giá chất lượng nước thải của những DN có lưu lượng xả thải từ 5 m3/ngày-đêm trở lên, gồm COD và TSS. Các thông tin về số lượng, tổng lưu lượng xả thải và tỷ lệ mẫu nước thải đạt chuẩn được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Tóm tắt các thông tin về số lượng, lưu lượng và chất lượng xả thải Phân loại theo lưu lượng (m3/ngày) Số doanh nghiệp Tổng lưu lượng xả thải (m3/ngày-đêm) Tỷ lệ % số mẫu đạt tiêu chuẩn cột A - QCVN 40:2011/BTNMT Số lượng % Lưu lượng % COD TSS Dưới 5 m3/ngày-đêm 2.862 83 14.310 10,6 - - Từ 5m3/ngày-đêm trở lên 582 17 121.213,5 89,4 68,5 77,5 Tổng 3.444 100 135.523,5 100 - - Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Thành phố 4.1.2 Tình hình thu và nộp phí Qua thống kê năm 2019, có 3.344 DN nằm trong danh sách nộp phí, đạt tỷ lệ 97%. Mặc dù có số lượng DN nộp phí và số thu phí cao nhất qua các năm từ 2016 đến 2019, nhưng tỷ lệ nộp phí đầy đủ của năm 2019 lại chiếm tỷ lệ thấp nhất (đạt 52%) so với các năm trước (Bảng 2). SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 71 (05/2020) 18 Bảng 2. Tóm tắt số DN, số nộp phí qua các năm từ 2016 đến 2019 Năm Tổng số DN nộp phí Tổng số DN nộp phí đầy đủ Số thu phí (tỷ đồng) Số lượng % 2016 2.550 2.073 81% 8,0 2017 2.740 2.013 73% 10,8 2018 2.816 1.837 65% 10,7 2019 3.344 1.731 52% 34,0 Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Thành phố 4.1.3. Kết quả phiếu khảo sát Nhu cầu sử dụng nước và nhu cầu xả thải nước thải Khảo sát 577 DN đang hoạt động ngoài các KCN, KCX, KCNC cho thấy 100% các DN đều sử dụng nguồn nước được cấp (nước máy) làm nguyên liệu sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các DN còn sử dụng nước ngầm tập trung ở các quận huyện vùng ven và có trữ lượng lớn như quận 9, 12, quận Bình Tân, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn. Đối với nước mặt, kết quả khảo sát cũng cho thấy một tỷ lệ nhỏ các DN ở quận 7, các huyện Bình Chánh, Củ Chi và Hóc Môn vẫn còn sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất. Về lưu lượng nước sử dụng, 70% các DN (401/577 DN) được khảo sát có lưu lượng sử dụng nước dưới 12,5 m3/ngày- đêm và 19% (109/577 DN) có mức sử dụng trên 25 m3/ngày-đêm. Nhìn chung các DN có mức lưu lượng sử dụng nước vẫn còn thấp và nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam, từ 22 đến 45 m3/ngày-đêm với diện tích nhà xưởng trung bình khoảng 1 ha [15]. Kết quả khảo sát các tác động xã hội của DN Các DN ngoài các KCN, KCX, KCNC đa phần là các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ đến vừa, đã có hoặc chưa có hệ thống xử lý nước thải; lưu lượng nước thải công nghiệp có nhiều khác biệt và chất lượng nước thải cũng không đồng đều. Vì vậy, đây là nhóm DN chịu tác động rõ rệt nhất từ việc thu phí theo quy định của NQ02. Kết quả các tác động xã hội của các DN ngoài các KCN, KCX, KCNC được trình bày trong Bảng 3. NGUYỄN THỊ MINH THU và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 19 Bảng 3. Kết quả tổng hợp các tác động xã hội Các tác động xã hội Có Không Nhận thức về các quy định thu và nộp phí 95% 5% Nhận thức về tác động đến năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh về giá thành sản phẩm 25% 75% về lợi thế cạnh tranh 23% 77% về doanh thu 20% 80% về hình ảnh xã hội của DN 36% 64% Nhận thức về tác động đến người lao động tại DN về thu nhập 17% 83% về thời gian làm việc 12% 88% về phúc lợi 14% 86% về ý thức bảo vệ môi trường 39% 61% Nhận thức về tác động của việc thu phí bảo vệ môi trường đến xã hội và cộng đồng về nâng cao ý thức tiết kiệm nước 68% 32% về sử dụng hiệu quả nguồn nước 44% 56% về bảo vệ môi trường 49% 51% về hạn chế ô nhiễm 48% 52% về nâng cao trách nhiệm xã hội 38% 62% Thái độ tuân thủ quy định về thu và nộp phí bảo vệ môi trường 91% 9% Hoạt động tăng giá thành sản phẩm 7% 93% Hoạt động cải tiến quy trình sản xuất (03 giải pháp chính) tiết kiệm nước 69% 31% thay thế đường ống nước bị rò rỉ 53% 47% giảm lưu lượng xả thải 43% 57% Hoạt động bảo vệ môi trường dọn vệ sinh khu vực nhà máy công xưởng 73% 27% tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng 48% 52% đóng góp tài chính 41% 59% tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường 27% 73% 4.2. Đánh giá kết quả 4.2.1. Tổng lưu lượng xả thải Với tổng số DN hoạt động ngoài các KCN, KCX, KCNC vào khoảng 3.444 DN, các DN có lượng xả thải nhỏ (dưới 5 m3/ngày-đêm) chiếm tỷ lệ lớn (83%), tuy nhiên chất lượng xả thải vẫn chưa được kiểm tra và kiểm soát tốt. Chất lượng xả thải của nhóm DN có mức xả thải vừa và lớn (trên 5m3/ ngày- đêm) khá tốt với tỷ lệ mẫu đạt tiêu chuẩn là 68%. Trong đó, các DN có mức xả thải từ 5 – 20 m3/ ngày-đêm có mức ô nhiễm lớn nhất (78,7% tổng hàm lượng COD và 82% tổng hàm lượng TSS) trên tổng số DN có mức xả thải từ 5 m3/ngày-đêm trở lên. 4.2.2. Tổng số thu phí Tính đến quý 3 năm 2019, tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thực tính là 55,7 tỷ đồng, trong đó đã thu được 46,83 tỷ đồng (84%) và số phí chưa thu được là 8,9 tỷ đồng (16%). Trong SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 71 (05/2020) 20 tổng số phí thực tính 55,7 tỷ đồng, tỷ lệ phí cố định là 64% (35,69 tỷ đồng) và phí biến đổi chiếm 36% (20,02 tỷ đồng). Thống kê về tình hình thu và nộp phí trong các năm từ 2016 đến 2019 cũng cho thấy, năm 2019 có tỷ lệ số DN nộp phí đầy đủ thấp nhất (52%) so với các năm còn lại. 4.2.3. Kết quả khảo sát tác động xã hội của các DN Về nhận thức, một số ít các DN vẫn chưa nắm rõ các quy định về thu và nộp phí, chẳng hạn có 5% số DN không biết được cách thức đo lượng nước thải công nghiệp làm cơ sở tính phí. Về tác động của việc nộp phí đối với chính DN và người lao động, đa số các DN cho rằng không có ảnh hưởng. Bên cạnh đó, hầu hết các DN nhận thức rất rõ về các tác động tích cực của việc thu phí đối với xã hội và cộng đồng, gồm nâng cao ý thức tiết kiệm nước, sử dụng hiệu quả nguồn nước, hạn chế ô nhiễm và nâng cao trách nhiệm xã hội. Khảo sát thái độ của DN đối với việc tuân thủ theo các quy định về thu và nộp phí, hầu hết các DN tự nhận xét đã nộp phí đầy đủ và đúng hạn. Tuy nhiên, số liệu khảo sát cũng cho thấy, có đến 25% DN cho biết đã không kê khai việc nộp phí bảo vệ môi trường, đặc biệt số lần trễ hạn nộp phí năm 2019 của các DN ở mức cao nhất trong các năm từ 2016 đến 2019. Bên cạnh đó, dữ liệu về số thu phí cũng cho thấy số DN chưa nộp phí năm 2019 chiếm tỷ lệ 42%, cùng với số phí chưa thu được chiếm tỷ lệ hơn 20% (5,29 tỷ đồng). Điều này phản ánh thái độ tuân thủ chưa nghiêm túc của một số DN đối với các quy định về thu và nộp phí bảo vệ môi trường. Về đánh giá các tác động đến hành vi của DN, đa số DN sản xuất kinh doanh vẫn chưa tính phí bảo vệ môi trường vào đơn giá sản phẩm (93%). Hầu hết các DN áp dụng nhiều cách thức cải tiến quy trình sản xuất và có nhiều hoạt động bảo vệ môi trường đối với chính DN và cộng đồng nhằm nâng cao ý thức, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường. Như vậy, thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của các DN ngoài các KCN, KCX, KCNC trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo NQ02 đã có tác động nhiều đối với DN. Chính vì vậy, cần có các giải pháp thu và nộp phí một cách hiệu quả nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triên bền vững của thành phố. 4.3. Thảo luận 4.3.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy các tác động tích cực về nhận thức, thái độ và hành vi của DN khi áp dụng quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Các hoạt động cải tiến sản xuất đơn giản như tiết kiệm nước và thay thế đường ống nước thường được các DN lựa chọn để giảm lưu lượng nước sử dụng. Bên cạnh đó, một điều đáng lưu ý ở kết quả nghiên cứu này chính là sự khác biệt giữa kết quả phiếu khảo sát về mức độ chấp hành quy định (đóng phí đầy đủ) của DN (91% DN cho rằng chấp hành đóng phí đầy đủ và đúng hạn) và số lượng DN đóng phí đầy đủ trên thực tế chỉ đạt 58% trong năm 2019. Từ kết quả này, các nghiên cứu chuyên sâu về hành vi tuân thủ quy định của DN cần được tiến hành để có thể đánh giá rõ ràng hơn về các tác động của việc thu phí. 4.3.2. Đề xuất các giải pháp Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội hiện nay, việc điều chỉnh các quy định thu phí cần đảm bảo yêu cầu không gây áp lực quá lớn lên các DN, không làm xáo trộn đến đời sống và tạo điều kiện cho DN có thời gian thích ứng. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp về chính sách, phương thức, lộ trình thu phí như sau: Về chính sách Mục tiêu đầu tiên trước khi điều chỉnh tăng phí là cần phải ban hành các chính sách và quy định rõ mức xử lý, các tiêu chí, NGUYỄN THỊ MINH THU và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN