Hiện nay có 3 tiêu chí cơbản đánh giá tính hiệu quảcủa công tác quản trị
nguồn nhân lực theo quan điểm hiện đại, đó là :
- Năng suất lao động.
- Chi phí nhân công.
- Mức độhài lòng của nhân viên đối với DN.
Trong quản lý, ba tiêu chí này có liên quan với nhau, đồng thời cũng mâu
thuẫn với nhau ởmức độnào đó. VD : năng suất cao, chi phí lao động cao thì mức
độhài lòng của NV tăng lên nhưng giá thành sẽcao và thịphần có thểsẽgiảm.
Nếu năng suất lao động cao, chi phí lao động thấp thì giá thành sẽgiảm, thịphần
tăng nhưng mức độhài lòng của nhân viên giảm, khảnăng họsẽrời bỏDN và
cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Do đó, trong quản lý cần làm thếnào để3
mặt đó được giải quyết hài hòa và cân đối với nhau.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2816 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực
Hiện nay có 3 tiêu chí cơ bản đánh giá tính hiệu quả của công tác quản trị
nguồn nhân lực theo quan điểm hiện đại, đó là :
- Năng suất lao động.
- Chi phí nhân công.
- Mức độ hài lòng của nhân viên đối với DN.
Trong quản lý, ba tiêu chí này có liên quan với nhau, đồng thời cũng mâu
thuẫn với nhau ở mức độ nào đó. VD : năng suất cao, chi phí lao động cao thì mức
độ hài lòng của NV tăng lên nhưng giá thành sẽ cao và thị phần có thể sẽ giảm.
Nếu năng suất lao động cao, chi phí lao động thấp thì giá thành sẽ giảm, thị phần
tăng nhưng mức độ hài lòng của nhân viên giảm, khả năng họ sẽ rời bỏ DN và
cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Do đó, trong quản lý cần làm thế nào để 3
mặt đó được giải quyết hài hòa và cân đối với nhau.
* Để nâng cao mức độ hài lòng, cần xem xét các điều kiện sau :
- Tiền đề phát triển của tổ chức và cá nhân.
- Xây dựng quan hệ tốt giữa người với người.
- Áp dụng phương thức quản lý có sự tham gia của NV.
- Duy trì quan hệ lao động hòa thuận.
* Để kiểm soát chi phí lao động hiệu quả, cần chú ý :
- Phân công trách nhiệm giữa các bộ phận một cách rõ ràng, thiết lập quan
hệ hợp tác hữu hiệu giữa các bộ phận.
- Nghiên cứu xác định trách nhiệm của mỗi công việc, mỗi chức vụ.
- Lựa chọn người làm việc phù hợp với chuyên môn.
- Phối hợp cá nhân và tổ chức với công việc một cách hiệu quả.
* Để nâng cao năng suất lao động, cần chú ý :
- Thiết kế công việc một cách hợp lý.
- Lựa chọn phương pháp làm việc hữu hiệu.
- Xác định khối lượng công việc bình quân hàng ngày.
- Xây dựng chế độ, quy định một cách hoàn chỉnh.
- Giám sát và chỉ đạo một cách hữu hiệu.
Cách tính toán một số chỉ tiêu kinh tế để đánh giá : Năng suất lao động
và chi phí nhân công.
Trước khi đi vào tính toán một số chỉ tiêu kinh tế để đánh giá : Năng suất
lao động và chi phí nhân công; ta cần tìm hiểu về khái niệm giá trị gia tăng.
Giá trị gia tăng là chỉ số đầu ra quan trọng nhất. Giá trị gia tăng phản ánh
giá trị mới tạo thêm nhờ sự đóng góp chung của mọi người trong Công ty và của
những người đầu tư vốn (Công ty không có hình thức đầu tư này).
Giá trị gia tăng (Added Value – AV) khác với doanh thu hoặc giá trị sản
lượng ở chỗ nó không bao gồm : giá trị của cải do bên cung ứng của Công ty tạo
ra; vì thế AV đánh giá giá trị thực do Công ty tạo ra. AV được tạo dùng để phân
bổ cho những người đóng góp tạo ra nó dưới dạng : tiền lương, phụ cấp, tiền
thưởng, lãi suất vay vốn, thuế, lợi nhuận. Do đó, khái niệm AV liên quan đến khía
cạnh quan trọng là việc tạo ra của cải và việc phân phối của cải.
Phân tích giá trị gia tăng cho phép Công ty biết rõ hiệu quả kinh doanh và
đua ra các biện pháp nhằm cải tiến, nâng cao năng suất một cách hợp lý. Hơn nữa,
việc phân bổ AV còn cho người lao động biết rõ mối quan hệ giữa thu nhập của
người lao động với sự thành công của Công ty; từ đó khích lệ người lao động tham
gia tích cực hơn trong công việc hoàn thiện các họat động của Công ty vì lợi ích
chung và riêng của từng người.
Giá trị gia tăng được tính theo 2 cách :
Cách 1 : Phương pháp trừ lùi (Cách tiếp cận tạo ra của cải)
[Giá trị gia tăng = Tổng đầu ra - Nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào]
Trong đó :
# Tổng đầu ra gồm : + Doanh thu ròng.
+ (Thành phẩm tồn kho cuối kỳ - đầu kỳ)
+ (Bán thành phẩm cuối kỳ - đầu kỳ)
+ Xây dựng tự có.
+ Thu nhập từ bán hàng hóa không qua gia công (mua vào để bán lại).
+ Thu nhập từ dịch vụ cho thuê.
# Nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào gồm :
+ (Nguyên vật liệu tiêu thụ + hàng cung ứng, dụng cụ, in ấn, dầu nhờn).
+ Giá vốn bán hàng không qua gia công (hàng mua vào để bán lại)
+ (Chi phí sử dụng điện, nước, nhiên liệu)
+ Thanh toán hợp đồng phụ.
+ (Thanh toán cho công việc do người khác thực hiện, kho hàng và cung
ứng).
+ Thanh toán các dịch vụ phi sản xuất.
Cách 2 : Phương pháp cộng dồn (Cách tiếp cận của cải)
[Giá trị gia tăng = Lợi nhuận + Lãi suất + Thuế + Chi phí nhân công
+ Khấu hao]
1. Nhóm chỉ tiêu cạnh tranh về chi phí lao động.
Một trong những khả năng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường, đó là việc sử dụng hợp lý chi phí lao động (đầu tư
có hiệu quả); hay nói cách khác là việc sử dụng hợp lý lao động để đem lại hiệu
quả tối ưu.
Nếu theo quan điểm cũ chi phí lao động; để hạ giá thành lao động, doanh
nghiệp sẽ cắt giảm lao động hoặc các khoản chi phí lao động, …vv thì có thể đem
lại những hậu quả tiêu cực, mang tính phiến diện.
Do đó, quản lý một cách hiệu quả chi phí lao động tức là biết sử dụng và
khuyến khích những lao động có chất lượng đem lại những lợi ích cho Công ty.
Chỉ tiêu cạnh tranh về chi phí lao động cho thấy khả năng cung ứng dịch vụ ở mức
chi phí lao động thấp nhất có thể; nhóm chỉ tiêu cạnh tranh về chi phí lao động
gồm 4 chỉ tiêu chính :
1.1 Giá trị gia tăng trên chi phí lao động.
- Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí cho lao động sẽ tạo ra được bao
nhiêu giá trị gia tăng hay lượng giá trị gia tăng phân bổ cho lao động.
- Xét ở góc độ nhà quản lý, thường mong muốn chỉ tiêu này đạt giá trị cao
vì khả năng tạo ra thu nhập từ một đồng chi phí lao động cao, làm tăng khat năng
cạnh tranh về giá.
- Tuy nhiên ở khía cạnh khác, nếu tỷ số này cao phản ánh việc phân chia
thành quả đạt được cho người lao động không công bằng.
- Nếu tỷ số này thấp thể hiện chi phí lao động cao, không cân xứng với giá
trị gia tăng được tạo ra.
- Đơn vị tính : số học thuần túy.
1.2 Chi phí lao động cho một lao động.
- Tỷ số này đánh giá mức tiền công trung bình cho một lao động.
- Nó phản ánh chế độ ưu đãi của Công ty đối với lao động và chất lượng lao
động có tay nghề cao.
- Cần kết hợp với chỉ tiêu AV/số lao động để thất được việc tăng phúc lợi
cho lao động có tương xứng với AV tạo ra không.
- Tỷ số này cao có nghĩa người lao động có thu nhập cao hơn hoặc phản
ánh Công ty đang đầu tư phát triển lao động; tỷ số này thấp có ý nghĩa ngược lại.
- Đơn vị tính : giá trị / 1 lao động.
1.3 Chi phí lao động trong tổng đầu ra.
- Tỷ số này thể hiện phần chi phí lao động chiếm tỷ trọng trong tổng đầu ra.
- Tỷ số này cao thể hiện chi phí lao động cao và ngược lại.
- Đơn vị tính : số học thuần túy.
1.4 Phần trăm (%) chi phí lao động trong tổng đầu vào.
- Tỷ số này thể hiện phần chi phí lao động chiếm tỷ trọng trong tổng đầu
vào.
- Tỷ số này cao thể hiện chi phí lao động chiếm phần lớn trong tổng đầu
vào.
- Đơn vị tính : phần trăm (%)
2. Năng suất lao động.
Năng suất lao động (Labour Power – LP) là một trong những chỉ tiêu cơ
bản nhất trong đánh giá năng suất chung; nó biểu thị lượng của cải, vật chất do
mỗi lao động tạo ra, LP đánh giá hiệu quả của mỗi lao động trong việc tạo ra giá
trị gia tăng hoặc tổng đầu ra.
Lao động được xem là một trong những nguồn đầu vào quan trọng nhất, vì
thế được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Yếu
tố lP chịu ảnh hưởng của : chất lượng lao động, khả năng lao động có thể tạo ra
của cải vật chất, tức là những điều kiện cần thiết để phát huy được yếu tố lao động
đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, việc đánh giá LP sẽ giúp chúng ta nhìn nhận tính
hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Năng suất lao động được đánh giá qua 2 tỷ số :
2.1 Năng suất lao động tính theo giá trị gia tăng.
[Năng suất lao động = Giá trị gia tăng / Số lượng lao động]
- Tỷ số này phản ánh lượng của cải, vật chất tạo ra từ số lượng lao động
trong Công ty, tỷ số này chịu ảnh hưởng :
+ Hiệu quả quản lý : nếu cơ cấu và phương thức quản lý phù hợp, sẽ giúp
cho sử dụng hợp lý lao động, khuyến khích và phát huy lao động sáng tạo và giảm
được các lãng phí trong quá trình.
+ Thái độ làm việc : tinh thần làm việc tốt sẽ giúp mọi người nỗ lực đóng
góp tạo ra giá trị gia tăng trong DN. Một lao động sẽ có ý thức tập trung, phát huy
khả năng để đem lại giá trị cao hơn.
+ Giá cả thị trường : yếu tố này có thể tác động tới giá trị gia tăng được tạo
ra. Nếu giá thị trường được tăng lên, mà giá thành về sản phẩm vẫn có thể duy trì
ở mức ổn định hoặc giảm dần (khai thác những nguồn vạt liệu ổn định, chất lượng
lao động, công nghệ cao, dẫn đến làm giảm lãng phí trong sản xuất, …) sẽ làm cho
phần giá trị gia tăng trong cấu thành sản phẩm tăng lên.
- Nhu cầu về sản phẩm : nếu tăng lên thì sản phẩm có thể tiêu thụ mạnh trên
thị trường cũng dẫn đến khả năng đem lại giá trị gia tăng và lợi nhuận cao. Yếu tố
này phụ thuộc vào chất lượng hàng hóa, khả năng chiếm lĩnh thị trường, những lợi
thế của DN so với các đối thủ cạnh tranh khác, …
- Tỷ số này cao chỉ ra năng suất lao động cao thuận lợi cho DN trong quá
trình tạo ra của cải vật chất.
- Tỷ số này thấp nghĩa là quá trình làm việc không thuận lợi như : chi phí
nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào cao hoặc tăng lãng phí thời gian, nhân lực.
- Đơn vị tính : giá trị/1 lao động
2.2 Tổng đầu ra tính theo số lượng lao động.
[Năng suất lao động = Tổng đầu ra / Số lượng lao động]
- Phản ánh lượng đầu ra trên mỗi lao động. Nhìn chung tỷ số này cao phản
ảnh điều kiện thuận lợi cho DN. Tuy nhiên để đánh giá đúng chỉ tiêu này cần xem
xét đến một số yếu tố khác. VD : tổng đầu ra tăng lên do giá nguyên vật liệu đầu
vào tăng chứ không do giá trị mới tạo ra của DN tăng lên thì như vây không thể
gọi là hiệu quả. Hoặc trong tổng đầu ra đó, lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá
lớn, hàng hóa ứ đọng không tiêu thụ được thì cũng không thể đánh giá là hiêu quả.
Vì vậy, để đánh giá được tỷ số này cần dụa vào nhiều yếu tố khác.
- Đơn vị tính : giá trị/1 lao động.