Đánh giá hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh

1. Mở đầu Dạy học là một quá trình hoạt động có tính mục đích gồm nhiều thành tố liên quan mật thiết và chi phối lẫn nhau như mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm tra - đánh giá. Như thế, kiểm tra - đánh giá là một khâu quan trọng không thể nằm ngoài hoạt động dạy học, vừa diễn ra như một thành tố cuối chu trình dạy học, vừa lồng ghép xuyên suốt chu trình. Đối với các chủ thể của quá trình dạy học, kiểm tra - đánh giá đúng mức và đúng hướng đều mang đến lợi ích. Về phía giáo viên, kiểm tra - đánh giá giúp thu nhận hiệu quả của việc lập kế hoạch, tổ chức dạy học, phản hồi của học sinh,. qua đó gợi ý giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp, kĩ thuật. Về phía học sinh, kiểm tra - đánh giá giúp tạo ra sự khám phá, tự phản hồi chất lượng học tập nhằm biết được thay đổi của bản thân (Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội, 2018). Với ý nghĩa như vậy, kiểm tra - đánh giá là động lực thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học (Nguyễn Công Khanh và Đào Thị Oanh, 2015). Đánh giá hoạt động trải nghiệm không nằm ngoài quỹ đạo của đánh giá kết quả học tập nhưng vẫn có những điểm riêng cần lưu ý. Theo Nguyễn Thị Liên (2016), đánh giá học sinh qua hoạt động trải nghiệm là khẳng định khả năng tham gia, thể hiện ở kĩ năng hoạt động, giao tiếp của các em trong những tình huống phong phú, đa dạng. Đánh giá cá nhân học sinh qua hoạt động trải nghiệm xét đến cùng là sự xem xét mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra ban đầu, tập trung ở những điểm chính yếu gồm: mức độ hiểu biết của học sinh về nội dung các hoạt động trải nghiệm; trình độ đạt được các kĩ năng khi tham gia hoạt động trải nghiệm; thái độ, tình cảm của học sinh đối với hoạt động trải nghiệm. Để làm được điều này, theo tác giả, có thể sử dụng một số hình thức đánh giá tiêu biểu như quan sát, phiếu hỏi, bài viết, điểm số, tọa đàm, bài tập và trình diễn. Hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn thể hiện nhiều nét đặc thù, trước hết là về mục tiêu: giúp học sinh tham gia vào giao tiếp văn học và giao tiếp đời sống hiệu quả hơn; tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân, định hướng mỗi cá nhân trở thành một chủ thể giao tiếp độc lập, sáng tạo; nâng cao khả năng cảm thụ và đánh giá cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ, làm giàu vốn sống, hiểu biết xã hội (Phạm Thị Thu Hương, 2017). Nói cách khác, hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn đặt ra những tình huống có vấn đề gắn liền với trải nghiệm xúc cảm của mỗi học sinh, tạo điều kiện giúp các em trau dồi vốn sống; bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm ngày càng phong phú; hình thành những phẩm chất tốt đẹp và giá trị sống nhân văn (Trần Hoài Phương, 2018). Vì thế, đánh giá hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn nhằm nắm bắt được khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh vào thực tiễn sinh động; khả năng tham gia và làm chủ hoạt động khi phát hiện những vấn đề khác nhau của đời sống, sự hình thành nhân cách, phẩm chất, giá trị, quan điểm. cho bản thân học sinh. Với tinh thần ấy, cần thiết phải xác định các yêu cầu có tính nguyên tắc, quy trình đánh giá cũng như xây dựng tiêu chí, thang đánh giá hoạt động sao cho phù hợp.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 38-42 ISSN: 2354-0753 38 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Trần Hoài Phương Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: phuongth@hnue.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 20/02/2020 Accepted: 11/3/2020 Published: 20/4/2020 Experimental activities help to add value to learners, because learners are directly involved in different types of activities, experienced the known and unknown things to realize their change towards competency and quality development. Assessing experiential activities is an important step to help teachers and students identify those changes and value systems to adjust the teaching process. The article studies the assessment of experiential activities in Literature, presented in principles, processes, design criteria and evaluation scale. This can be a practical suggestion for teachers to continue researching and building an effective evaluation set for each activity. Keywords Assessment, experiential activity, teaching Literature, competency. 1. Mở đầu Dạy học là một quá trình hoạt động có tính mục đích gồm nhiều thành tố liên quan mật thiết và chi phối lẫn nhau như mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm tra - đánh giá. Như thế, kiểm tra - đánh giá là một khâu quan trọng không thể nằm ngoài hoạt động dạy học, vừa diễn ra như một thành tố cuối chu trình dạy học, vừa lồng ghép xuyên suốt chu trình. Đối với các chủ thể của quá trình dạy học, kiểm tra - đánh giá đúng mức và đúng hướng đều mang đến lợi ích. Về phía giáo viên, kiểm tra - đánh giá giúp thu nhận hiệu quả của việc lập kế hoạch, tổ chức dạy học, phản hồi của học sinh,... qua đó gợi ý giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp, kĩ thuật. Về phía học sinh, kiểm tra - đánh giá giúp tạo ra sự khám phá, tự phản hồi chất lượng học tập nhằm biết được thay đổi của bản thân (Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội, 2018). Với ý nghĩa như vậy, kiểm tra - đánh giá là động lực thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học (Nguyễn Công Khanh và Đào Thị Oanh, 2015). Đánh giá hoạt động trải nghiệm không nằm ngoài quỹ đạo của đánh giá kết quả học tập nhưng vẫn có những điểm riêng cần lưu ý. Theo Nguyễn Thị Liên (2016), đánh giá học sinh qua hoạt động trải nghiệm là khẳng định khả năng tham gia, thể hiện ở kĩ năng hoạt động, giao tiếp của các em trong những tình huống phong phú, đa dạng. Đánh giá cá nhân học sinh qua hoạt động trải nghiệm xét đến cùng là sự xem xét mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra ban đầu, tập trung ở những điểm chính yếu gồm: mức độ hiểu biết của học sinh về nội dung các hoạt động trải nghiệm; trình độ đạt được các kĩ năng khi tham gia hoạt động trải nghiệm; thái độ, tình cảm của học sinh đối với hoạt động trải nghiệm. Để làm được điều này, theo tác giả, có thể sử dụng một số hình thức đánh giá tiêu biểu như quan sát, phiếu hỏi, bài viết, điểm số, tọa đàm, bài tập và trình diễn... Hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn thể hiện nhiều nét đặc thù, trước hết là về mục tiêu: giúp học sinh tham gia vào giao tiếp văn học và giao tiếp đời sống hiệu quả hơn; tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân, định hướng mỗi cá nhân trở thành một chủ thể giao tiếp độc lập, sáng tạo; nâng cao khả năng cảm thụ và đánh giá cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ, làm giàu vốn sống, hiểu biết xã hội (Phạm Thị Thu Hương, 2017). Nói cách khác, hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn đặt ra những tình huống có vấn đề gắn liền với trải nghiệm xúc cảm của mỗi học sinh, tạo điều kiện giúp các em trau dồi vốn sống; bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm ngày càng phong phú; hình thành những phẩm chất tốt đẹp và giá trị sống nhân văn (Trần Hoài Phương, 2018). Vì thế, đánh giá hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn nhằm nắm bắt được khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh vào thực tiễn sinh động; khả năng tham gia và làm chủ hoạt động khi phát hiện những vấn đề khác nhau của đời sống, sự hình thành nhân cách, phẩm chất, giá trị, quan điểm... cho bản thân học sinh. Với tinh thần ấy, cần thiết phải xác định các yêu cầu có tính nguyên tắc, quy trình đánh giá cũng như xây dựng tiêu chí, thang đánh giá hoạt động sao cho phù hợp. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Nguyên tắc đánh giá hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh Với tinh thần khách quan, công bằng, dân chủ và vì sự tiến bộ của người học, chúng tôi cho rằng, đánh giá hoạt động trải nghiệm cần đảm bảo một số nguyên tắc như sau: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 38-42 ISSN: 2354-0753 39 - Đảm bảo tính khoa học: Đánh giá hoạt động trải nghiệm phải cơ bản tuân thủ theo quy trình đánh giá hoạt động thông thường với các thao tác, trình tự nhất định, có kế hoạch chuẩn bị - thực hiện - kết luận rõ ràng. Khi đánh giá, cần xác lập các tiêu chí và thang đo phù hợp với nội dung, hình thức hoạt động cũng như đối tượng học sinh. - Đảm bảo tính thống nhất: Đánh giá hoạt động trải nghiệm cần đạt được sự thống nhất về mục đích, nội dung, phương pháp, kĩ thuật, tiêu chí, thang đo giữa người đánh giá và người được đánh giá. Muốn vậy, bản kế hoạch trải nghiệm không nên chỉ do một mình giáo viên xây dựng theo ý muốn chủ quan của bản thân mà phải tham khảo cả nhu cầu, mong muốn, năng lực của học sinh. Đồng thời, trong khi thực hiện trải nghiệm, giáo viên và học sinh cũng nên theo dõi “độ vênh” giữa thực tiễn với kế hoạch ban đầu để có những điều chỉnh kịp thời, linh hoạt. - Đảm bảo tính khách quan: Được thực hiện thông qua việc đánh giá nhiều chiều. Giáo viên không phải là người có quyền lực duy nhất và tuyệt đối mà chỉ là một đối tượng tham gia. Xét trong phạm vi lớp học thì cùng với giáo viên, học sinh cũng được xem là nhân tố quan trọng. Thông qua hai đối tượng này, có thể thu thập thông tin và số liệu bằng cách tổ chức cho giáo viên đánh giá học sinh, học sinh các nhóm đánh giá lẫn nhau, học sinh cùng nhóm đánh giá lẫn nhau và học sinh tự đánh giá chính sự thay đổi của bản thân mình. Nếu xét cả phạm vi ngoài lớp học, cần tranh thủ đánh giá của các lực lượng giáo dục khác như gia đình, tổ chức đoàn thể... Sự tập trung đa dạng các nguồn đánh giá sẽ giúp cho quá trình và kết quả trở nên khách quan, đáng tin cậy hơn. - Đảm bảo sự phát triển: Với tư cách là một hoạt động giáo dục giúp kết nối bộ môn Ngữ văn và đời sống, trả ngôn ngữ và văn chương về với cội nguồn sáng tạo của nó, hoạt động trải nghiệm cần thu hút học sinh tham gia trên tinh thần tự giác, tự nguyện, hào hứng, tích cực. Vì vậy, việc đánh giá không nhằm xếp loại học sinh, đặt các em vào những thang bậc khô khan cứng nhắc mà hơn thế là có tác dụng thúc đẩy động cơ, giúp các em tự nhận ra sự thay đổi cũng như phát triển ở bản thân sau mỗi lần tham gia hoạt động. Nói cách khác, đánh giá hoạt động trải nghiệm cần mang ý nghĩa động viên, khơi gợi giá trị sống, niềm tin, nỗ lực, mong muốn được hoàn thiện mình hơn nữa ở học sinh chứ không phải tạo ra một áp lực vô hình cản trở hứng thú. - Đảm bảo bám sát đặc trưng môn học: Nhiệm vụ của dạy học Ngữ văn trong nhà trường là trang bị cho người học một công cụ hiệu quả để tiếp nhận tri thức, tham gia giao tiếp đời sống; phát triển những phẩm chất, giá trị, năng lực sáng tạo, năng lực thưởng thức văn chương, biết lay động trước cái đẹp của nghệ thuật và rung cảm với số phận con người. Vì thế, hoạt động trải nghiệm cũng như đánh giá hoạt động trải nghiệm cũng cần đảm bảo nhiệm vụ này. Trong đó, đánh giá trải nghiệm cần hướng tới bản chất giao tiếp, thẩm mĩ và những kết nối sâu sắc trong tâm hồn, tình cảm ở học sinh, làm sao để không những các em ngày càng hòa đồng, thân thiện, giao tiếp nghệ thuật mà vốn sống cũng trở nên sâu sắc, có tinh thần nhân văn tốt đẹp hơn. 2.2. Nội dung và quy trình thực hiện đánh giá hoạt động trải nghiệm Như đã đặt vấn đề, đánh giá hoạt động trải nghiệm có thể tiến hành xuyên suốt quá trình thực hiện (đánh giá quá trình) và khi kết thúc hoạt động (đánh giá tổng kết) nhằm những mục đích thu nhận kết quả, giá trị khác nhau. Trần Hoài Phương trong cuốn Giáo trình Thực hành dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông (Phạm Thị Thu Hương, 2017) đã phân biệt hai dạng đánh giá này về tính chất, nội dung, cách thức như sau: Đánh giá quá trình Đánh giá tổng kết Tính chất - Là đánh giá ngay trong quá trình thực hiện hoạt động, từ lập kế hoạch, trong lúc tổ chức hoạt động cho đến trước khi hoạt động kết thúc. - Là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát kết quả của toàn bộ hoạt động trải nghiệm đã hoàn thành. Nội dung - Năng lực, hiệu quả thực hiện hành động của từng cá nhân. - Khả năng hợp tác trong tập thể. - Kết quả hoàn thành từng giai đoạn. - Năng lực, hiệu quả thực hiện hành động của từng cá nhân. - Khả năng hợp tác trong tập thể. - Kết quả hoàn thành hoạt động trải nghiệm trong sự so sánh với mục tiêu đề ra ban đầu. Cách thức - Khích lệ tự định hướng (tự suy ngẫm, tự đánh giá, thông tin phản hồi từ những người cùng tham gia). - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ so với kế hoạch đã đề xuất (thời gian, tiến độ, hiệu quả). - Có thể không xếp loại. - Khích lệ tự định hướng (tự suy ngẫm, tự đánh giá, thông tin phản hồi từ những người cùng tham gia). - Nhận xét hiệu quả thực hiện kế hoạch của tập thể và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân căn cứ vào kết quả đạt được. - Đánh giá xếp loại hoạt động theo các mức cơ bản: Tốt/ Khá/ Đạt yêu cầu/ Cần cố gắng. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 38-42 ISSN: 2354-0753 40 Trong toàn bộ quá trình, cả giáo viên và học sinh đều tham gia đánh giá nhưng sự quan tâm của mỗi đối tượng sẽ có điểm khác biệt. Về phía giáo viên, cần tập trung đánh giá tính hiệu quả của kế hoạch (sự phù hợp giữa nội dung, hình thức hoạt động với chủ đề; tính khả thi; tính chi tiết...), quá trình thực hiện (tinh thần hợp tác, sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khả năng hoàn thành nhiệm vụ...), kết quả hoạt động (sự đáp ứng mục tiêu ban đầu) và học sinh tham gia (ý thức trách nhiệm, sự hứng thú, nhiệt tình, chủ động, khả năng vận dụng,...). Về phía học sinh, các em đánh giá chính mình và đánh giá đồng đẳng. Tuy vậy, cần hướng chú ý nhiều hơn tới tự đánh giá, tự phản hồi để rút kinh nghiệm, nhận ra ưu điểm, hạn chế đang tồn tại nhằm xác định điều chỉnh phù hợp. Với những đặc điểm như vậy, đánh giá một hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn có thể được tiến hành với quy trình ba giai đoạn như sau: Giai đoạn 1. Chuẩn bị đánh giá - Xác định mục đích, đối tượng đánh giá: đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh vào một tình huống thực tiễn, thể hiện qua tinh thần, thái độ, năng lực của học sinh và chất lượng sản phẩm có được sau hoạt động. - Xác định các năng lực cần đánh giá, nhấn mạnh đến các năng lực chung và năng lực đặc thù mà môn Ngữ văn hướng tới: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ. - Xây dựng tiêu chí, thang đo mức độ với những biểu hiện khác nhau cho từng năng lực. - Thiết kế bộ công cụ đánh giá phù hợp tùy với tính chất của hoạt động. Một số công cụ phổ biến gồm: câu hỏi, bài tập tự luận; câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan; bảng kiểm; phiếu quan sát phản hồi; phiếu đánh giá và phiếu tự đánh giá... Trong khi chuẩn bị, cần có sự thống nhất giữa giáo viên và học sinh về các yếu tố kể trên. Giai đoạn 2. Tổ chức đánh giá - Sử dụng bộ công cụ đánh giá, phản hồi để thu thập thông tin, trong đó chú trọng đến các phiếu đánh giá và phiếu tự đánh giá do học sinh thực hiện. - Thảo luận, trao đổi những vấn đề xung quanh sản phẩm hoạt động và học sinh tham gia trên tinh thần góp ý, xây dựng, động viên. Giai đoạn 3. Rút kinh nghiệm - Nhận xét về sản phẩm hoạt động của học sinh. - Động viên, khích lệ, rút kinh nghiệm với mọi học sinh tham gia. 2.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá và thang đánh giá hoạt động Trong đánh giá nói chung, giai đoạn chuẩn bị nói riêng, việc xây dựng tiêu chí và thang đo có ý nghĩa quan trọng bởi đây là một trong những điểm tựa để người tham gia đánh giá cùng soi mình vào đó. Tùy theo tính chất của hoạt động trải nghiệm, giáo viên và học sinh có thể lựa chọn một số tiêu chí đánh giá năng lực đặc thù của học sinh được thể hiện ra trong quá trình thực hiện hoạt động cũng như ở sản phẩm sau hoạt động. Về cơ bản, các tiêu chí này nên là những tiêu chí quan trọng, phổ biến, có thể quan sát và lượng hóa trong một thời gian ngắn cũng như phù hợp với đối tượng học sinh. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung hoạt động trải nghiệm, có thể xác định một số năng lực và tiêu chí sau: Năng lực Tiêu chí đánh giá Giao tiếp và hợp tác 1. Mức độ tham gia vào hoạt động; 2. Lắng nghe và phản hồi tích cực; 3. Trợ giúp các thành viên khác; 4. Kết quả làm việc; 5. Tinh thần, ý thức trách nhiệm Giải quyết vấn đề và sáng tạo 1. Phát hiện vấn đề; 2. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề; 3. Đề xuất phương pháp giải quyết vấn đề; 4. Thái độ khi giải quyết vấn đề Tự chủ và tự học 1. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ trải nghiệm cho bản thân; 2. Lập kế hoạch trải nghiệm riêng; 3. Thực hiện trải nghiệm với hình thức phù hợp; 4. Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lí thời gian và điều chỉnh thời gian làm nhiệm vụ; 5. Tự kiểm tra, phản hồi về kết quả trải nghiệm của bản thân Ngôn ngữ 1. Nội dung trình bày; 2. Cách thức trình bày; 3. Quản lí thời gian Thẩm mĩ 1. Nhận diện và phân tích giá trị thẩm mĩ; 2. Đề xuất ý tưởng, sử dụng sáng tạo thẩm mĩ Cần lưu ý thêm rằng việc đánh giá hoạt động trải nghiệm không nhằm phán xét hay cho điểm mà nhấn mạnh vào tinh thần, ý thức, trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, khuyến khích học sinh tiến bộ. Vì thế, có thể mã hóa thang đo bằng các mức độ tốt/ khá/ đạt yêu cầu/ cần cố gắng hoặc số điểm tượng trưng để người học tự nhận ra ưu, VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 38-42 ISSN: 2354-0753 41 nhược điểm của bản thân. Dưới đây là một ví dụ cho phiếu đánh giá với tiêu chí và mức độ chi tiết mà giáo viên có thể sử dụng để đánh giá học sinh sau khi hoàn thành một hoạt động: PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC Họ và tên học sinh: ....................................................... Hoạt động trải nghiệm đã tham gia:............................. Thời gian trải nghiệm: .................................................. Nhiệm vụ:...................................................................... Tiêu chí đánh giá Các mức độ 4 3 2 1 1. Mức độ tham gia vào hoạt động - Xung phong, tích cực đề xuất nhiệm vụ cho bản thân - Tích cực, chủ động tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động; đề xuất các ý tưởng mới mẻ, sáng tạo khi làm kế hoạch - Nỗ lực cao để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân - Vui vẻ, sẵn lòng nhận nhiệm vụ khi được giao - Tham gia đầy đủ vào xây dựng kế hoạch hoạt động; nêu được ý kiến cá nhân trước những ý tưởng của thành viên khác - Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân - Đồng ý nhận nhiệm vụ khi được giao - Không tham gia đầy đủ, chủ động vào xây dựng kế hoạch hoạt động; đôi khi nêu được ý kiến cá nhân trước những ý tưởng của thành viên khác trong một số trường hợp - Ít cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân - Thoái thác, miễn cưỡng hoặc từ chối nhận nhiệm vụ - Không tham gia vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động; thụ động chấp nhận ý kiến của thành viên khác và không đóng góp ý kiến cá nhân của mình - Không hoàn thành nhiệm vụ của bản thân Điểm của bạn 2. Lắng nghe và phản hồi tích cực - Tập trung lắng nghe ý kiến của thành viên khác với thái độ tôn trọng, cầu thị; sẵn lòng chia sẻ và chấp nhận ý kiến khác biệt; biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể để biểu lộ thái độ tích cực của bản thân - Tự tin nêu phản hồi, đặt câu hỏi cho thành viên khác trên tinh thần xây dựng, cùng tiến bộ - Lắng nghe ý kiến của thành viên khác với thái độ tôn trọng, cầu thị nhưng đôi khi chưa sẵn lòng chia sẻ, chấp nhận ý kiến khác biệt; sử dụng ngôn ngữ cơ thể đúng lúc, đúng chỗ - Biết nêu phản hồi, đặt câu hỏi cho thành viên khác trong nhiều tình huống với tinh thần xây dựng - Lắng nghe ý kiến của thành viên khác nhưng chưa thật sự tập trung; chưa sẵn lòng chia sẻ, chấp nhận ý kiến khác biệt; đôi khi mới sử dụng ngôn ngữ cơ thể để hỗ trợ bày tỏ thái độ của mình - Ít khi nêu phản hồi, đặt câu hỏi cho thành viên khác - Không lắng nghe và tôn trọng của các thành viên khác; sử dụng ngôn ngữ cơ thể không hợp lí, gây hiểu nhầm hoặc thể hiện thái độ tiêu cực gây tổn thương cho thành viên khác - Không nêu phản hồi, đặt câu hỏi cho các thành viên khác; hoàn toàn thụ động trước mọi ý kiến Điểm của bạn 3. Trợ giúp các thành viên khác - Đoàn kết, chủ động, nhiệt tình hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm trong mọi thời điểm - Đoàn kết, sẵn sàng hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm khi được đề nghị giúp đỡ - Ít hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm - Không hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm dù được đề nghị giúp đỡ Điểm của bạn 4. Kết quả làm việc Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đúng thời gian quy định Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo tiến độ theo quy định Thực hiện khá tốt nhiệm vụ được giao nhưng chưa đảm bảo tiến độ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao Điểm của bạn 5. Tinh thần, ý thức trách nhiệm Thể hiện tinh thần chủ động, nhiệt tình trong suốt thời gian hoạt động; Thể hiện tinh thần chủ động, nghiêm túc trong suốt thời gian Có tinh thần nghiêm túc nhưng chưa thật sự chủ động trong Không có tinh thần nghiêm túc trong suốt thời gian hoạt VJE Tạp chí Giáo dục, Số 476 (Kì 2 - 4/2020), tr 38-42 ISSN: 2354-0753 42 chịu trách nhiệm cao về kết quả làm việc chung hoạt động; đảm bảo trách nhiệm với phần việc của mình suốt thời gian hoạt động; nhiều khi còn thiếu trách nhiệm với công việc động; không có trách nhiệm với mọi công việc Điểm của bạn TỔNG ĐIỂM * Ghi chú: - Nếu bạn đạt 16-20 điểm, bạn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thể hiện năng lực hợp tác và giao tiếp tuyệt vời. Hãy tiếp tục phát huy sự nhiệt tình, trách nhiệm, chủ động và thân ái của mình trong những hoạt động tiếp theo! - Nếu bạn đạt 12-15 điểm, bạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, hợp tác và giao tiếp với các thành viên khác một cách hiệu quả. Đừng quên cố gắng hơn nữa trong những hoạt động tiếp theo và chứng tỏ tiềm năng to lớn của mình nhé! - Nếu bạn đạt điểm 8-11, bạn đã hoàn thành nhiệm vụ, biết cách hợp tác và giao tiếp với mọi người. Tuy còn khó khăn nhưng bạn đã nỗ lực rồi. Hãy chủ động, tích cực hơn ở lần hoạt động trải nghiệm sau để tự khám phá ra những ưu điểm của bản thân! - Nếu bạn có số điểm dưới 8, bạn chưa hoàn thành nhiệm vụ, ít có kết nối và trao đổi. Có thể có lí do nào đó cho sự chậm lại ở hoạt động trải nghiệm này. Lần tới hãy tăng tốc để bắt kịp nhóm nhé. Mọi người đều chờ đợi bạn! Mẫu phiếu đánh giá kể trên có thể được sử dụng đồng thời như một phiếu tự đánh giá để học sinh tự phản hồi hoặc đánh giá đồng đẳng giữa các học sinh. Phiếu này phù hợp với những hoạt động trải nghiệm mang tính tập thể, yêu cầu học sinh phải tích cực kết nối nhằm hoàn thành nhiệm vụ như sân khấu tương tác, đóng vai, diễn đàn nghệ thuật, câu lạc bộ văn học, dự án... Phiếu được thực hiện nhằm đánh giá kết quả tham gia hoạt động của học sinh với số điểm tượng trưng và những lời nhận xét mang tính khích lệ dựa vào điểm đạt được. Nếu nhiều đối tượng sử dụng đồng thời phiếu này (giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá) thì nên có sự đối chiếu điểm để bản thân mỗi học sinh tự nhìn nhận khách quan về chính mình, tránh chủ quan, duy ý chí, đánh giá chưa đúng về
Tài liệu liên quan