Tóm tắt. Bài viết đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông giảng
dạy học sinh dân tộc thiểu số với cỡ mẫu 511 trên 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông bằng
phương pháp tính điểm trung bình của 25 tiêu chí theo thông tư 30/2009/TT-BGDĐT. Kết
quả nghiên cứu cho thấy các tiêu chí như Ứng xử với học sinh, Đạo đức nghề nghiệp, Tìm
hiểu đối tượng giáo dục, Môi trường giáo dục, Sử dụng các phương tiện dạy học, Vận dụng
các phương pháp dạy hay Xây dựng môi trường học có mức độ đáp ứng thấp. Trong đó, với
đối tượng người dân tộc thiểu số thì việc phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng để
vận động con em tới trường là rất quan trọng, nhưng mức độ đáp ứng của giáo viên tại khu
vực này còn yếu. Do vậy, nhà trường cần có những biện pháp khuyến khích hoặc đánh giá
cao hơn vào những tiêu chí quan trọng này để giảm thiểu tỉ lệ bỏ học của học sinh.
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông tại vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0191
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 11-22
This paper is available online at
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG TẠI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN
Nguyễn Tố Như, Phan Thị Thanh Trúc
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
Tóm tắt. Bài viết đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông giảng
dạy học sinh dân tộc thiểu số với cỡ mẫu 511 trên 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông bằng
phương pháp tính điểm trung bình của 25 tiêu chí theo thông tư 30/2009/TT-BGDĐT. Kết
quả nghiên cứu cho thấy các tiêu chí như Ứng xử với học sinh, Đạo đức nghề nghiệp, Tìm
hiểu đối tượng giáo dục, Môi trường giáo dục, Sử dụng các phương tiện dạy học, Vận dụng
các phương pháp dạy hay Xây dựng môi trường học có mức độ đáp ứng thấp. Trong đó, với
đối tượng người dân tộc thiểu số thì việc phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng để
vận động con em tới trường là rất quan trọng, nhưng mức độ đáp ứng của giáo viên tại khu
vực này còn yếu. Do vậy, nhà trường cần có những biện pháp khuyến khích hoặc đánh giá
cao hơn vào những tiêu chí quan trọng này để giảm thiểu tỉ lệ bỏ học của học sinh.
Từ khóa: năng lực nghề nghiệp, giáo viên, Tây Nguyên, trung học phổ thông, dân tộc thiểu
số.
1. Mở đầu
Tại Việt Nam, giáo dục phổ thông tiếp tục được cải thiện thông qua việc nâng cao các chỉ
số tiếp cận, đi học đều và hoàn thành bậc học. Tuy nhiên, sự chênh lệch về kết quả học tập vẫn còn
tồn tại với một vài nhóm có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt trong số những người nghèo, vùng sâu
vùng xa và khá phổ biến trong nhóm người dân tộc thiểu số (DTTS). Nhóm DTTS chiếm khoảng
13% tổng dân số. Tỉ lệ biết chữ của người DTTS là 90% trong khi đó tỉ lệ này của người Kinh là
96%. Chính vì vậy, để người DTTS bắt kịp và tiếp cận với khoa học công nghệ cải thiện sinh kế
cho chính bản thân thì vai trò giáo dục đặt ra vô cùng cấp bách [1].
Khu vực Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, Đăk Nông, Lâm Đồng
với đa dạng về tộc người như Ba Na Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng. . . chiếm gần 50% tổng
dân số. Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi nhưng đây là những địa phương thuộc diện khó khăn nhất
cả nước, tỉ lệ học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ cao. Theo thống kê của Ban chỉ đạo Tây Nguyên, đến hết
quý 3-2015, trong tổng số 1.185.000 học sinh phổ thông toàn vùng thì có khoảng 0,49% nghỉ học
(hơn 5.800 học sinh), trong đó chủ yếu là người DTTS [4].
Thêm nữa, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) là một giai đoạn chuyển tiếp trong
sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và tuổi trưởng thành. Đây là lứa tuổi có
bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần cho phép tạo nội dung cơ bản và sự khác biệt về mọi mặt
Ngày nhận bài: 25/7/2016. Ngày nhận đăng: 17/10/2016.
Liên hệ: Nguyễn Tố Như, e-mail: nguyentonhu210@gmail.com
11
Nguyễn Tố Như, Phan Thị Thanh Trúc
phát triển: thể chất, trí tuệ, giao tiếp, tình cảm, đạo đức. . . của các em. Bởi vậy, bản thân giáo
viên giảng dạy ở bậc này không chỉ là người thầy, người cô truyền đạt kiến thức mà cần nhiều hơn
những năng lực nghề nghiệp khác.
Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT như của Vũ
Thị Sơn (2012), Phạm Hồng Quan (2013), Lương Thị Thanh Hương (2013), Hà Văn Út (2013). . .
Hiện các nghiên cứu này tiếp cận theo hai xu hướng: thứ nhất dựa vào những mô hình mới như
“nghiên cứu bài học” nhằm đề xuất giải pháp phát triển năng lực nghề; thứ hai là đánh giá năng
lực giáo viên thông qua chuẩn nghề nghiệp theo thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10
năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo theo các khía cạnh như giáo viên tự đánh giá, Tổ
bộ môn và Ban giám hiệu, tìm kiếm sự khác biệt giữa các nhóm, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện
năng lực nghề.
Bài viết tập trung đánh giá thực trạng năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT khu vực Tây
Nguyên trên địa bàn có tỉ lệ học sinh người DTTS tham gia học tập. Tuy nhiên, khác với đánh giá
của các Sở giáo dục và Đào tạo cũng như các nghiên cứu trước đây, bài báo tập trung vào công tác
tự đánh giá của năng lực giáo viên theo hai khía cạnh: mức độ đạt được tiêu chí và sự nhận thức về
tầm quan trọng của tiêu chí đó. Từ đó làm căn cứ để đánh giá đề xuất giải pháp cải thiện và nâng
cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình phát triển của
địa phương.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khung tiếp cận
Theo Epstein và Hundert thì năng lực nghề nghiệp là việc sử dụng thường xuyên và chính
xác các thông tin liên lạc, kiến thức, kĩ năng kĩ thuật, cảm xúc, giá trị và phản ánh trong thực tế
hàng ngày vì lợi ích của cá nhân và cộng đồng [15].
Dựa vào quan điểm này, Mạc Văn Trang đã đề cập chi tiết hơn các yếu tố cấu tạo nên năng
lực nghề nghiệp “Giá trị của nghề ở tri thức chuyên môn, kĩ năng hành nghề, thái độ phục vụ, đó
cũng là cái làm nên giá trị hàng hóa sức lao động” [10]. Dựa vào khái niệm này chúng ta dễ dàng
đánh giá được năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
Theo như Kodzhaspirova G.M., năng lực nghề nghiệp được xem như là sự tổng hòa những
kiến thức và kĩ năng cần thiết, quyết định đến sự hình thành những hoạt động dạy học, sự giao
tiếp và nhân cách như là người tạo ra những giá trị, lí tưởng và ý thức sư phạm. Trong tương lai,
định nghĩa này được hoàn thiện bởi những tác giả và nó được xem như là một sự kết hợp giữa kiến
thức, kinh nghiệm và những kĩ năng một cách linh hoạt công nghệ giáo dục, tìm ra những ý nghĩa
tốt nhất để ảnh hưởng đến sinh viên dựa trên nhu cầu, sự quan tâm, quyền lợi và lựa chọn những
phương pháp hành động và ứng xử [16, tr. 287].
Để đo lường năng lực nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu sử dụng chuẩn nghề nghiệp. Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo
đức lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Dựa vào các yếu tố của năng lực giáo viên và biểu
hiện của các yếu tố này ra bên ngoài thế giới khách quan, các nhà khoa học giáo dục sẽ khái quát
hóa những biểu hiện này thành các tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của giáo viên. Năng lực giáo
viên là “chất” bên trong của mỗi giáo viên, chuẩn nghề nghiệp là công cụ để đo lường “chất” bên
trong này.
Hiện nay, hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam cũng có những quy định cụ thể cho việc
đánh giá năng lực của giáo viên. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên THPT
được đánh giá theo quy định tại thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của
12
Đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông tại vùng dân tộc...
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT được đánh giá trên
các khía cạnh như phẩm chất chính trị đạo đức lối sống; năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường
giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực chính trị, xã hội; năng lực phát triển nghề
nghiệp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu định tính thông qua việc tổng hợp tài liệu nghiên cứu
trước đây để đưa ra những vấn đề có tính lí luận và thực tiễn liên quan đến năng lực nghề nghiệp
của giáo viên THPT. Ngoài ra để đánh giá mức độ quan trọng và sự đáp ứng của từng tiêu chí trong
25 tiêu chí theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nghiên cứu này tiến hành thu thập dữ liệu
định lượng bằng phương pháp phỏng vấn giáo viên THPT thông qua bảng hỏi. Cụ thể: bảng khảo
sát được xây dựng dựa vào 25 tiêu chí này trên thang đo 4 điểm (theo thang đo của thông tư 30),
thu thập ý kiến của giáo viên trên hai góc độ:
- Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố trong chuẩn nghề nghiệp (1: ít quan trọng
nhất đến 4: quan trọng quan trọng nhất).
- Tự đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân so với chuẩn nghề nghiệp (1: Đáp ứng rất thấp,
4 đáp ứng cao).
Việc đánh giá các tiêu chí dựa trên hai mức độ này được thực hiện bằng việc thống kê giá
trị trung bình dựa vào số điểm tự đánh giá của giáo viên.
Việc chọn mẫu khảo sát được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo cách
thuận tiện. Nhóm tác giả tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo
tại Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông đến tại các trường có tỉ lệ học sinh DTTS chiếm trên 50%, để
tiến hành phát phiếu, cụ thể mẫu khảo sát như sau:
Bảng 1. Thống kê mẫu khảo sát giáo viên THPT khu vực Tây Nguyên
TT Ngành
đào tạo
Tổng
số
Giới tính Thâm niên công tác Khu vực
Nam Nữ
Trên 5
năm
Từ 3-5
năm
< 3
năm
Kon
Tum
Gia
Lai
Đăk
Nông
1 Chính trị 63 28 35 17 40 6 33 25 5
2 Địa lí 34 15 19 0 0 34 19 13 2
3 Hóa học 68 30 38 0 36 32 26 24 18
4 Lịch sử 60 22 38 24 22 14 16 15 29
5 Ngữ văn 69 22 47 22 12 35 23 27 19
6 Sinh học 52 17 35 7 21 24 17 21 14
7 Tiếng
Anh
47 15 32 11 26 10 9 17 21
8 Toán 53 24 29 24 12 17 27 12 14
9 Vật lí 65 24 41 20 18 27 24 14 27
Tổng 511 197 314 125 187 199 194 168 149
Kết quả được xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng bằng việc tính giá trị trung bình của 25 tiêu chí theo mức độ quan trọng và mức độ đáp
ứng mà các giáo viên tự đánh giá.
13
Nguyễn Tố Như, Phan Thị Thanh Trúc
Trong nghiên cứu này, mức độ quan trọng và mức độ đáp ứng được đánh giá dựa theo quy
ước cho mỗi câu hỏi như sau:
Bảng 2: Quy ước thang đánh giá mức độ đáp ứng/
mức độ quan trọng theo chuẩn ở từng tiêu chí
Mức độ đáp ứng/ mức độ quan trọng Điểm trung bình/câu (tiêu chí)
Tốt > 3.50
Khá 3.00-3.500
Trung bình 2.50-2.99
Yếu (chưa đạt) <2.50
Nguồn: Căn cứ vào quy định xếp loại giáo viên theo thông tư số 30/2009/ TT-BGDĐT
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm giúp cải thiện năng lực nghề
nghiệp của giáo viên đồng thời giúp giảm tỉ lệ bỏ học ở học sinh khu vực này. Nhóm tiêu chuẩn
năng lực tìm hiểu đối tượng giáo dục và môi trường giáo dục, năng lực chính trị, xã hội, năng lực
phát triển nghề nghiệp có 6 tiêu chí nên được gom thành một nhóm để đánh giá mức độ đáp ứng.
2.3. Thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT tại vùng DTTS Tây
Nguyên
2.3.1. Thực trạng giáo viên THPT tại vùng có học sinh dân tộc thiểu số Tây Nguyên
Với đặc thù là khu vực với người dân tộc thiểu số chiếm hơn 50%, địa hình chia cắt phức
tạp, nhiều tiểu vùng khí hậu, giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa. Vì vậy, hệ thống
trường lớp tại khu vực Tây Nguyên còn tồn tại một thực trạng mà ít nơi nào đó có là điểm trường
lẻ và lớp ghép. Đây là giải pháp hữu hiệu để tăng cường và duy trì tỉ lệ huy động học sinh, nhất là
vùng sâu và vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Theo số liệu thống kê từ Sở GD ĐT Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng,
đội ngũ giáo viên THPT được thể hiện ở các khía cạnh: độ tuổi, giới tính, chuyên ngành đào tạo
và thành phần dân tộc như bảng sau:
Bảng 3: Thống kê cơ cấu đội ngũ giáo viên THPT giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Tổng số 32413 33239 33997
- Trung học cơ sở 21965 67,8% 23027 69,3% 22941 67,5%
- THPT 10448 32,2% 10212 30,7% 11056 32,5%
Độ
tuổi
Dưới 30 6767 20,9% 7220 21,7% 8069 23,73%
31 -49 23498 72,5% 23987 72,2% 24180 71,12%
Trên 50 2149 6,6% 2031 6,1% 1747 5,14%
Giới
tính
Nam 11020 34,0% 11037 33,2% 11341 33,36%
Nữ 21393 66,0% 22202 66,8% 22656 66,64%
Thạc sĩ 226 0,7% 284 0,9% 377 1,11%
Đại học 32187 99,3% 32955 99,1% 33620 98,89%
Nguồn: Thống kê từ phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục & Đào tạo Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk,
Đăk Nông, Lâm Đồng
14
Đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông tại vùng dân tộc...
So với quy định hiện hành thì số lượng giáo viên THPT của Tây Nguyên cơ bản đã đủ và có
nơi vượt định mức giáo viên/lớp do đặc thù trường ở vùng xa, quy mô lớp nhỏ.
Tỉ lệ giáo viên có độ tuổi từ 31-49 tuổi dao động trong khoảng 70-72%, độ tuổi trên 50
chiếm tỉ lệ nhỏ dưới 7%, điều này khá thuận lợi với khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay.
Về giới tính, nữ chiếm tỉ lệ cao, khoảng từ 66% trở lên qua các năm, trong khi đó nam giới chỉ
chiếm 34%. Về trình độ chuyên môn, giáo viên có trình độ thạc sĩ chiếm tỉ lệ nhỏ, toàn khu vực
chỉ có 377 người, chiếm 1,11%, số còn lại là đại học.
Nhìn chung, lực lượng giáo viên THPT tại Tây Nguyên đáp ứng được những yêu cầu cơ bản
của chương trình giảng dạy. Đặc điểm giáo viên dạy các điểm trường chủ yếu là giáo viên trẻ tuổi
đời lẫn tuổi nghề, đời sống vật chất và tinh thần rất thiếu thốn, kinh nghiệm dạy học chưa có, kĩ
thuật dạy học và phương pháp dạy lớp ghép chưa được trang bị đầy đủ, vì vậy rất khó khăn trong
việc vận động, giảng dạy và giáo dục học sinh. Điều kiện dạy và học rất thiếu thốn, chủ yếu là
bảng đen, phấn trắng và nhà tạm bợ. Điều này phần nào ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục.
Trong quá trình dạy học, nhiều giáo viên thiếu sự quan tâm ân cần, chỉ bảo chu đáo trong
việc rèn luyện cho học sinh. Trước những điều các em không hiểu, không biết hoặc gặp những lỗi
sai phát âm, viết sai chính tả, giáo viên có lúc qua loa, đại khái trong lời nhận xét và uốn nắn, dẫn
đến học sinh không nhận ra những lỗi sai cần phải sửa chữa khắc phục.
Thực tế tại các trường có đông học sinh DTTS nhiều giáo viên là người Kinh lại không biết
hoặc biết rất ít về tiếng mẹ đẻ của các em. Do vậy, trong quá trình dạy học, thiếu sự tương tác giữa
thầy và trò. Do hạn chế về ngôn ngữ cho nên các em không hiểu rõ hết được những khái niệm mới.
Ngược lại những giáo viên là người DTTS trong quá trình dạy và học cho đối tượng này lại lạm
dụng nhiều tiếng mẹ đẻ của các em nên vốn tiếng Việt của các em không được mở rộng thêm.
2.4. Đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT tại vùng DTTS Tây
Nguyên
Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT được đánh giá dưới nhiều góc độ, đa chiều như
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực chính trị xã hội thể hiện mối quan tâm của giáo
viên với cộng đồng; năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục hướng tới xem giáo viên
có thấu hiểu học sinh ở mức độ nào; năng lực dạy học và năng lực giáo dục xem xét kiến thức giáo
viên và phương pháp giảng dạy có tương thích với học sinh không; năng lực phát triển nghề nghiệp
giúp người giáo viên có cơ hội nhìn nhận lại chính bản thân, cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
Bảng 4. Thống kê mức độ quan trọng tiêu chuẩn phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
TC1: Phẩm chất chính trị 2 4 3,270 0,675
TC2: Lối sống, tác phong 2 4 3,365 0,717
TC3: Ứng xử với đồng nghiệp 3 4 3,471 0,499
TC4: Đạo đức nghề nghiệp 2 4 3,514 0,545
TC5: Ứng xử với học sinh 2 4 3,677 0,596
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống là tiêu chí đo lường mối liên kết giữa giáo viên với
cộng đồng, hành vi của họ với đồng nghiệp, với học sinh. Kết quả bảng 4 cho thấy tất cả các tiêu
chí trong tiêu chuẩn này được đánh giá ở mức cao, thấp nhất là phẩm chất chính trị với giá trị trung
15
Nguyễn Tố Như, Phan Thị Thanh Trúc
bình (TC1) = 3,27; cao nhất là ứng xử với học sinh với giá trị trung bình (TC3) = 3,667. Điều này
khẳng định hoàn toàn phù hợp với điều kiện tại các địa phương do các em khó khăn và hạn chế
giao tiếp trong ngôn ngữ, do vậy việc thiết kế các chuẩn nghề nghiệp với các vùng đặc thù nên lưu
tâm đến điểm này.
Tuy nhiên, mức độ đáp ứng với các chỉ tiêu còn khá hạn chế. “Ứng xử với học sinh” được
đánh giá là quan trọng nhất nhưng mức độ đáp ứng của các giáo viên THPT lại thấp nhất. Tiếp
theo là đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong, phẩm chất chính trị và ứng xử với đồng nghiệp
được đánh giá mức độ đáp ứng từ thấp đến cao (hình 1).
Hình 1: Đánh giá mức độ quan trọng và mức độ đáp ứng của giáo viên THPT
khu vực Tây Nguyên
- Tiêu chuẩn năng lực dạy học
Bảng 5: Đánh giá mức độ quan trọng của giáo viên về năng lực dạy học
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
TC8: Đảm bảo kiến thức môn học 1 4 2,984 0,901
TC9: Vận dụng các phương pháp dạy học 1 4 3,027 0,724
TC10: Sử dụng các phương tiện dạy học 1 4 3,076 0,651
TC11: Xây dựng môi trường học tập 1 4 3,129 0,902
TC12: Xây dựng kế hoạch học tập 1 4 3,181 0,567
TC13: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh
1 4 3,197 0,646
TC14: Đảm bảo chương trình môn học 2 4 3,204 0,637
TC15: Quản lí hồ sơ dạy học 1 4 3,697 0,521
Các tiêu chí đánh giá dựa trên việc xây dựng kế hoạch dạy học có thể hiện rõ mục tiêu, nội
dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo
dục; đảm bảo kiến thức môn học chính xác, có hệ thống cũng như chương trình học, vận dụng đa
dạng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học
sinh; sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với sử dụng máy tính, mạng internet
16
Đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông tại vùng dân tộc...
một cách sáng tạo; xây dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, cộng tác; quản lí hồ sơ học
sinh, bổ sung cập nhật thường xuyên tình hình của các em; kiểm tra kết quả học tập của học sinh
đảm bảo chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan được đánh giá cao và đạt trên mức trung
bình. Trong đó, việc quản lí hồ sơ dạy học quan trọng nhất bởi vì nếu quản lí khoa học sẽ nắm bắt
tình hình từng học sinh sẽ giúp giáo viên có thể thấu hiểu hơn về hoàn cảnh, tính cách từng học
sinh nên sẽ có biện pháp ứng phó kịp thời với những biến cố mà các em gặp phải.
Tuy nhiên việc quản lí hồ sơ dạy học tại các địa phương này có mức đáp ứng thấp hơn so
với tầm quan trọng mà các giáo viên đánh giá. Bởi vì, mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của
công tác này nhưng do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn trong việc lưu trữ hồ sơ học sinh cho
nên đây là mảng khiến các giáo viên còn bỏ ngỏ.
Năng lực dạy học chú trọng mảng kiến thức cần có của học sinh, chính vì vậy việc đảm bảo
chương trình môn học cũng như kiểm tra đánh giá kết quả học sinh là những nhóm tiêu chí được
đánh giá quan trọng tiếp theo và hầu như giáo viên đều đáp ứng được khối lượng kiến thức cho
học sinh ở mức cao.
Hình 2: Đánh giá mức độ quan trọng và mức độ đáp ứng của giáo viên THPT
khu vực Tây Nguyên về tiêu chuẩn năng lực dạy học
- Tiêu chuẩn năng lực giáo dục
Năng lực giáo dục thể hiện cách thức mà giáo viên có thể truyền tải được cho học sinh nhận
thức thêm, tự chiêm nghiệm bản thân thông qua các hoạt động cộng đồng, qua môn học. . . Các tiêu
chí này đều được đánh giá trên mức trung bình. Theo các giáo viên thì năng lực giáo dục của giáo
viên quan trọng nhất thông qua việc “đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh” một cách
chính xác, có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu của học sinh bằng việc giáo viên đó có phối hợp chặt
chẽ với gia đình, đồng nghiệp, cộng đồng và tổ chức đoàn. Với sự đa dạng trong đánh giá sẽ giúp
học sinh có cái nhìn đa chiều hơn về bản thân mình từ đó làm bàn đạp để các em tự tin phấn đấu
và điều chỉnh những thay đổi cần có.
Cũng theo các giáo viên, với các em người đồng bào DTTS thì ngoài thời gian học tập trên
lớp các em tham gia phụ giúp gia đình cải thiện thu nhập và sinh kế, cho nên thời gian cho các lao
động công ích, xã hội rất hạn chế. Đó cũng là lí do “Giáo dục qua các hoạt động cộng đồng” được
đánh giá ít quan trọng nhất.
17
Nguyễn Tố Như, Phan Thị Thanh Trúc
Bảng 6: Đánh giá mức độ quan trọng của giáo viên về năng lực giáo dục
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
TC16: Giáo dục qua các hoạt động cộng
đồng 1 4 2,906 0,818
TC17: Xây dựng kế hoạch các hoạt động
giáo dục
1 4 2,929 0,613
TC18: Vận dụng các nguyên tắc, phương
pháp, hình thức tổ chức giáo dục 1 4 3,035 0,713
TC19: Giáo dục qua môn học 2 4 3,262 0,662
TC20: Giáo dục qua các hoạt động giáo
dục 2 4 3,282 0,586
TC21: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo
đức của học sinh
1 4 3,363 0,751
Tự đánh giá mức độ đáp ứng của giáo viên về năng lực giáo dục cho thấy hầu hết đều trên
mức trung bình. Tuy nhiên, “đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức còn học sinh” và “giáo dục qua
môn học” còn khoảng cách khá xa so với