Đánh giá nguy cơ thiếu hụt nguồn nước vùng ven biển tỉnh Bến Tre & một số giải pháp khắc phục

Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng ven biển tỉnh Bến Tre nói riêng bị thiếu nước ngọt một cách nghiêm trọng, đặc biệt vào các tháng mùa khô, do lượng mưa mùa khô chỉ chiếm 4 - 6% lượng mưa năm. Vùng ven biển của tỉnh Bến Tre bao gồm: huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, là phần cuối cùng giáp biển của ba cù lao với diện tích tự nhiên khoảng 116.700 ha, dân số của vùng khoảng 4.571.707 người. Mặt khác tỉnh nằm ở cuối nguồn của sông Tiền, nơi thoát nước ra và là vùng bị ảnh hưởng mạnh thủy triều của biển Đông làm cho xâm nhập mặn sâu. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, vấn đề khai thác nước quá mức từ thượng lưu hiện nay, đã gây ra các yếu tố bất lợi và các yếu tố thời tiết cực đoan cho tài nguyên nước như suy thoái, hạn hán, xâm nhập mặn, làm cho chất lượng nước của vùng đang ngày càng xấu đi. Bên cạnh những thiệt hại nghiêm trọng về con người và vật chất do lũ lụt gây ra, việc thiếu hụt nguồn nước ngọt vào mùa khô ở vùng nghiên cứu cũng đã và đang trở nên trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết đánh giá tình hình thiếu hụt nguồn nước ngọt ở vùng ĐBSCL và phân tích một số giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm khắc phục tình trạng trên, giảm thiểu tác động của nó và góp phần ổn định chính trị và an ninh nguồn nước cho vùng.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá nguy cơ thiếu hụt nguồn nước vùng ven biển tỉnh Bến Tre & một số giải pháp khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 139 ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ THIẾU HỤT NGUỒN NƯỚC VÙNG VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE & MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ThS. Trần Ký Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM TÓM TẮT Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng ven biển tỉnh Bến Tre nói riêng bị thiếu nước ngọt một cách nghiêm trọng, đặc biệt vào các tháng mùa khô, do lượng mưa mùa khô chỉ chiếm 4 - 6% lượng mưa năm. Vùng ven biển của tỉnh Bến Tre bao gồm: huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, là phần cuối cùng giáp biển của ba cù lao với diện tích tự nhiên khoảng 116.700 ha, dân số của vùng khoảng 4.571.707 người. Mặt khác tỉnh nằm ở cuối nguồn của sông Tiền, nơi thoát nước ra và là vùng bị ảnh hưởng mạnh thủy triều của biển Đông làm cho xâm nhập mặn sâu. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, vấn đề khai thác nước quá mức từ thượng lưu hiện nay, đã gây ra các yếu tố bất lợi và các yếu tố thời tiết cực đoan cho tài nguyên nước như suy thoái, hạn hán, xâm nhập mặn, làm cho chất lượng nước của vùng đang ngày càng xấu đi. Bên cạnh những thiệt hại nghiêm trọng về con người và vật chất do lũ lụt gây ra, việc thiếu hụt nguồn nước ngọt vào mùa khô ở vùng nghiên cứu cũng đã và đang trở nên trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết đánh giá tình hình thiếu hụt nguồn nước ngọt ở vùng ĐBSCL và phân tích một số giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm khắc phục tình trạng trên, giảm thiểu tác động của nó và góp phần ổn định chính trị và an ninh nguồn nước cho vùng. Từ khóa: Thực trạng tài nguyên nước, Bến Tre, vùng khan hiếm nước ngọt. ABSTRACT The coastal areas of the Mekong Delta in general and scarce freshwater coastal areas of Ben Tre province in particular are severely depleted of fresh water, especially in the dry season due to the dry season only 4 - 6% of annual rainfall.. The Coastal areas of Ben Tre Province include Binh Dai District, Ba Tri District, Thanh Phu District, which is the last part of the sea borders three islands with a natural area of 116,700 ha. The population of this region is about 4,571,707 people. On the other hand, this province, located at the end of the Tien River, drains out and is the tidal area of the East Sea. The climate change, rising sea levels, overexploitation of upstream water caused adverse factors and extreme weather factors for the water resources such as degradation, drought, salinity intrusion led to the water quality of this region is more deteriorate. In addition, the serious damage on the human and substances caused by floods and the lack of freshwater resources in the dry season in the Mekong Delta have also been exacerbated, affecting Socio-economic development. This paper assesses the shortage of freshwater resources in the Mekong Delta and analyzes some immediate and long- term solutions to overcome this situation in order to mitigate the above impacts and contribute to political stabilization and water source security for these areas. Keywords: Reality of water resource, Ben Tre, scarce freshwater coastal areas. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 140 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long [5], nằm cuối nguồn sông Cửu Long, Phía Đông tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km; Phía Bắc giáp với tỉnh Tiền Giang; Phía Nam giáp với Trà Vinh; Phía Tây giáp với Vĩnh Long; Trung tâm của tỉnh Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây qua tỉnh Tiền Giang và Long An. Vùng khan hiếm nước ven biển tỉnh Bến Tre gồm: huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú của tỉnh Bến Tre, là phần cuối cùng giáp biển của ba cù lao với diện tích tự nhiên khoảng 116.700 ha, dân số của vùng khoảng 4.571.707 người. Vùng nghiên cứu có vị trí địa lý của vùng giáp với biển Đông, bị ảnh hưởng bởi chế độ Thủy triều Biển Đông là chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày có hai lần nước lên và hai lần nước xuống. Phần đất trũng, độ cao tối đa không quá 0,5 m, phân bố ở các huyện ven biển như huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Kênh rạch dễ bị bồi lắng, địa hình bờ biển của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành phần chủ yếu là bùn hoặc cát. Khi triều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng ra biển hàng nghìn mét, do vậy, nguồn nước mặt thường bị xâm nhập mặn, nhất là vào mùa khô, qua 3 cửa sông: cửa Đại, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên gây khó khăn nhiều cho Tài nguyên nước nói chung và đặc biệt khó khăn, khan hiếm nước dùng cho sinh hoạt của vùng. Để có thể xây dựng phát triển vùng tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của nó, một trong những vấn đề khó khăn, thách thức cả về trước mắt cũng như lâu dài cần phải chủ động đối phó ngay với tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và cho các ngành kinh tế. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre Nguồn: Viện QHTLMN TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 141 Vị trí địa lý: Tỉnh Bến Tre giới hạn bởi: Phía Bắc giáp với tỉnh Tiền Giang; phía Nam giáp với tỉnh Trà Vinh; phía Đông giáp với biển Đông; Phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Long. Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 27oC. Chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng không quá 30C. Có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khoảng 2,8 ÷ 3,3oC. Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 2.387 – 2.743 giờ, cao nhất là trong mùa khô, hàng ngày có xấp xỉ 8 giờ nắng. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm, là nguồn nước cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, lượng mưa phân phối không đều trong năm, trên 90% lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa gây ra tình trạng thừa nước trong mùa mưa (V - XI), thiếu nước ngọt trong mùa khô (XI - IV). Địa hình: Bến Tre có địa hình bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 1,0 đến 2,0 m so với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 m. Đất trũng, luôn luôn ngập dưới mực nước triều trung bình, gồm có đất đầm mặn và bãi thủy triều, khu đất ruộng lòng chảo xa sông cao độ không nhỏ dưới 0,5 m. Loại địa hình này phân bố chủ yếu ở các huyện Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam và khu đầm mặn ven biển thuộc huyện Bình Đại. 2.2. Tiềm năng nguồn nước nước ngọt Với hệ thống sông rạch phát triển, 4 nhánh sông lớn của sông Tiền (thuộc hệ thống sông Cửu Long) là sông Mỹ Tho (sông Tiền), Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, tổng chiều dài xấp xỉ 600 km. Hệ thống sông này đã đem lại cho tỉnh Bến Tre nguồn nước mặt phong phú. - Sông Mỹ Tho (sông Tiền): chạy suốt theo chiều dọc của tỉnh, chiều dài khoảng 90 km; lưu lượng nước đầu mùa lũ khoảng 6.480 m3/s, vào mùa khô khoảng 1.598 m3/s. - Sông Ba Lai: tổng chiều dài khoảng 71 km; lưu lượng nước khoảng 240 m3/s vào mùa lũ và khoảng 59 m3/s vào mùa khô. - Sông Hàm Luông: có chiều dài khoảng 70 km; là con sông lớn nằm trọn vẹn trong địa giới tỉnh Bến Tre, lòng sông rộng và sâu nên cung cấp lưu lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác. Vào mùa lũ, lưu lượng nước vào khoảng 3.360 m3/s, mùa khô khoảng 828 m3/s. - Sông Cổ Chiên: nằm về phía Nam của tỉnh, có chiều dài khoảng 80 km; là ranh giới tự nhiên giữa Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long. Lưu lượng nước vào mùa lũ khoảng 6.000 m3/s; vào mùa khô lưu lượng nước khoảng 1.480 m3/s. Ngoài ra, còn hệ thống kênh rạch nối các sông lớn với nhau thành mạng lưới chẳng chịt. Theo thống kê, có khoảng 60 kênh rạch chính với tổng chiều dài trên 2.367 km; trong đó quan trọng là các kênh Giao Hòa (Châu Thành - Bình Đại), Mỏ Cày, Cái Cấm, Vàm Thơm (Mỏ Cày), Băng Cung, Eo lói, Khém Thuyền (Thạnh Phú), Sơn Đốc (thị xã Giồng Trôm), Vàm Hố, Cây Da, Mương Đào (Ba Tri). TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 142 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM Trong vòng 10 năm trở lại đây có nhiều công trình thủy lợi lớn, vừa và nhỏ đã được xây dựng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng Ba Lai phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Hiện tại toàn tỉnh có khoảng 50 kênh trục với tổng chiều dài gần 226 km. Nhiều hệ thống trục dẫn tưới đã hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả như sau: - Hệ thống Châu Bình – Vàm Hồ: dẫn nước tưới cho 2/3 diện tích ha đất canh tác của huyện Ba Tri và một phần huyện Giồng Trôm. Nguồn nước ngọt được dẫn từ sông Bến Tre – Chẹt Sậy qua sông Giồng Trôm – Bình Chánh qua hệ thống kênh chính A; Kênh chính B. - Hệ thống cống Cây Da và kênh Cây Da – Ba Tri: thuộc huyện Ba Tri hoàn thành năm 1991 lấy nước từ cống Cây Đa để tưới cho khoảng 8.760 ha. - Hệ thống thủy lợi Cầu Sập: Kênh Rạch Miễu Ong - Hương Điềm - Sơn Đốc - Ba Tri dẫn nước từ sông Bến Tre xuống Ba Tri tưới cho 7.792 ha đất canh tác thuộc huyện Giồng Trôm – Ba Tri. - Công trình thủy lợi Ba Lai: sông Ba Lai dẫn nước từ sông Mỹ Tho, sông Tiền, sông Bến Tre cung cấp nước cho hầu hết dự án. Hình 2. Các trục dẫn ngọt ở khu vực Nam Bến Tre và Bắc Bến Tre Nguồn: Viện QHTLMN Tuy nhiên các kênh trục hiện nay đã bị bồi lắng nhiều cần phải được nạo vét, đặc biệt là tại các huyện ven biển như Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú nhiều kênh bị bồi lắng do đất cát, cần phải nạo vét như rạch Băng Cung, rạch Cả Bảy, rạch Bến Giông, rạch bến Găng, rạch Cừ, sông Eo Lói (huyện Thạnh Phú). TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 143 Nguồn nước ngầm Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Bến Tre là 115.786 m3/ngày, phân bố trong 4 tầng chứa nước là qh, qp3, n21 và n13. Tầng chứa nước có trữ lượng tiềm năng lớn là Miocen trên và Pliocen dưới, với trữ lượng lần lượt là 38.255 m3/ngày và 43.486 m3/ngày. Đây là các tầng có thể khai thác với quy mô từ trung bình đến lớn. Các tầng chứa nước qh và qp3 do có chiều sâu phân bố nông nên chỉ có thể khai thác với qui mô từ nhỏ đến trung bình. Địa phương có trữ lượng tiềm năng nước dưới đất (NDĐ) lớn là huyện Châu Thành với trữ lượng tiềm năng 70.670m3/ngày, tiếp theo là huyện Chợ Lách với 12.213 m 3/ngày. Các địa phương còn lại có trữ lượng tiềm năng nước dưới đất nhỏ. Trữ lượng có thể khai thác NDĐ được lấy bằng trữ lượng khai thác “tương đối an toàn”, tức là bằng 40% trữ lượng khai thác tiềm năng. Kết quả tính toán cho trữ lượng có thể khai thác toàn tỉnh là 46.314 m3/ngày. Trong đó, tầng n13 và n21 có trữ lượng có thể khai thác lớn nhất là 17.394 m3/ngày và 15.290 m3/ngày. So sánh hiện trạng khai thác với trữ lượng có thể khai thác cho thấy tổng trữ lượng còn lại trên địa bàn tỉnh khoảng 30.679 m3/ngày phân bố chủ yếu trong tầng chứa nước n1 3 và qh. 2.3. Thực trạng khai thác và sử dụng nguồn nước ngọt cho sinh hoạt của vùng khan hiếm nước ven biển Tình hình khan hiếm nước ngọt ven biển tỉnh Bến Tre: Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng ven khan hiếm nước ngọt ven biển tỉnh Bến Tre nói riêng bị thiếu nước ngọt một cách nghiêm trọng, đặc biệt vào các tháng mùa khô, do lượng mưa mùa khô chỉ chiếm 4÷6 % lượng mưa năm, hơn nữa lại là vùng giáp biển, cũng như sự gia tăng xâm nhập mặn trên sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên do biến đổi khí hậu, do khai thác quá mức từ phía thượng lưu, nên việc cấp nước cho sinh hoạt gặp rất nhiều bất lợi. Vùng nghiên cứu của đề tài bao gồm: huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú của tỉnh Bến Tre, là những phần đất cuối cùng giáp biển của ba cù lao với diện tích tự nhiên khoảng 116.700 ha. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của nhân dân ở đây còn vô cùng khó khăn, nhất là vào những tháng khô hạn trong những năm qua, bà con phải chắt chiu từng giọt nước ngọt còn sót lại của mùa mưa và phải mua nước ngọt chưa được xử lý với giá hơn 50.000 đồng/m3 để dành cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Công tác cấp nước sinh hoạt cho người dân tỉnh Bến Tre hiện tại có sự tham gia của Công ty cấp thoát nước Bến Tre, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ngoài ra còn có 1 số doanh nghiệp tư nhân, cùng hộ gia đình. Vùng nghiên cứu có 3 nguồn nước đang được sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất: là nước mưa, nước mặt và nước ngầm, tuy nhiên vùng đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến nguồn nước. Một mặt, nguồn nước, kể cả nước sông, nước ngầm, suy giảm nghiêm trọng; nước mưa thì không có dụng cụ chứa chỉ dùng được thời TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 144 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM gian ngắn, mặt khác, tình trạng lũ lụt, nước biển dâng, triều cường, bồi lắng, sạt lở của sông, bờ biển ngày càng trầm trọng, phát triển kinh tế, xã hội, tăng dân số, làm phát sinh những mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước và đang đứng trước nguy cơ suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt, do vậy tỉnh Bến Tre đã phải khai thác nước ngầm, hoặc chuyên chở từ nước từ nơi khác đến cho vùng khan hiếm nước ngọt nên giá thành nước phục cho dân sinh quá cao, khó khăn cho đời sống, mặt khác do khai thác nước ngầm không có quy hoạch, hay dựa trên cơ sở khoa học, gây nên suy thoái nguồn nước của vùng. Từ đặc điểm bất lợi của nguồn nước trong vùng, sự phân bố lượng nướcvề số lượng, chất lượng, không đều theo thời gian, không gian có thể thấy rằng tài nguyên nước của vùng đang phải chịu rất nhiều sức ép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước. Hình 3. Bản đồ vị trí vùng ven biển khan hiếm nước tỉnh Bến Tre Tình hình khai thác và sử dụng: Nước mưa: Là nguồn nước ngọt chính của vùng, đây là nguồn nước có chất lượng tương đối tốt sử dụng trong mùa mưa dùng cho sinh hoạt, theo thông tin từ Trung tâm Nước sạch và vệ sinh Môi trường Nông thôn tỉnh Bến Tre, tại vùng, có 80% các hộ dân sử dụng nguồn nước mưa làm nguồn nước sinh hoạt chính, riêng tại vùng giáp biển khó khăn về nguồn nước ngọt tỷ lệ dùng nước mưa còn cao hơn nữa, nhu cầu dùng nước của các hộ gia đình nông thôn như: ăn uống, tắm, giặt, người dân đã tận dụng tối đa nguồn nước mưa trong sinh hoạt, chính điều này đã làm giảm đáng kể nhu cầu dùng nước giếng khoan, giếng đào và nước kênh, tuy nhiên mức độ này sẽ tăng dần từ vùng nhiều ngọt đến vùng bị nhiễm mặn, do lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng V đến tháng XI. Lượng nước mưa tuy dư thừa nhưng lại phân bố không đều, theo không gian và thời TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 145 gian, mặt khác do điều kiện kinh tế của người dân nông thôn còn nghèo, phương tiện tích trữ quy mô lớn rất ít vì giá thành đầu tư bể chứa nước mưa quá cao, đa số các hộ chỉ có 1 đến 5 cái lu để chứa nước mưa (loại 200 - 250 lít) chỉ đủ để ăn uống trong thời gian rất ngắn. Do vậy việc sử dụng nước mưa thì rất hạn chế. Nước mặt: Vùng có hệ thống sông, kênh ở vùng phía thượng nguồn có nguồn nước không bị nhiễm mặn từ biển Đông và hệ thống thủy lợi nội đồng khá hoàn chỉnh (Vàm Hồ, Vàm Đồn, kênh Cây Da, kênh 9A, kênh Phụ nữ, kênh 9 Thước), hệ thống thủy lợi này với các đặc điểm kiểm soát mặn dẫn ngọt về một số xã trong vùng khá hiệu quả. Người dân sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt bao gồm ăn uống tắm giặt hàng ngày. Tuy nhiên với các xã vùng ven biển vào mùa khô lại không thể dùng nước mặt về mùa khô vì phần lớn nước trong các sông kênh lại chứa một lượng muối khoáng từ 4,5‰ tới trên 20‰, cho nên trong những tháng mùa khô, thường bị thiếu nước ngọt nghiêm trọng và người ta phải tính toán khai thác nước ngầm để bù đắp vào. Khả năng chuyển tải nước ngọt từ sông Tiền của hệ thống kênh rạch đã phân hóa thành các khu vực có khả năng cung cấp nước mặt khác nhau. Phương thức sử dụng nước mặt của người dân: Nước được lấy từ bờ sông, kênh, rạch đổ vào lu, khạp, sau đó đánh phèn dùng cho ăn uống, tắm giặt. Tuy nhiên vào mùa khô nguồn nước ngọt xuất hiện rất ít và nhu cầu nước ngọt từ sông, kênh không đáp ứng đủ, do xâm nhập mặn từ biển cùng những những đợt triều cường sẽ đẩy nước mặn xâm nhập sâu hơn vào đất liền, gây ra tình trạng thiếu nước cho nước sinh hoạt và sản xuất, Trong những năm gần đây ngoài nhiễm mặn, thì sự ô nhiễm của nước mặt diễn ra rất nghiêm trọng do các chất thải sinh hoạt, phân bón sử dụng trong nông nghiệp, xác động vật, các khu công nghiệp, các cảng cá vì vậy nếu không xử lý nước sẽ không thể sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt và nước mặt cũng chỉ sử dụng được cho đến đầu mùa khô. Nước ngầm: Trong vùng nước ngầm có trữ lượng và chất lượng phân bố không đều, khu vực thuận lợi huyện Chợ Lách và phía Tây của huyện Châu Thành, tầng nước ngầm có thể khai thác nằm ở phía Đông huyện Châu Thành với tầng nước khá sâu (trên 290 m), tại vùng nghiên cứu: một số khu vực ở huyện Thạnh Phú (có tầng nước ở độ sâu từ 40 - 60 m) với lưu lượng khai thác < 3 m³/giờ. Nhưng phải khai thác một cách hợp lý bởi ranh giới mặn nhạt của tầng chứa nước có thể bị thu hẹp; khu vực khó khăn về nước ngầm, thuộc các huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú; khu vực này nước ngầm bị nhiễm mặn, phèn thuộc ven biển của tỉnh, BIỂU ĐỒ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC CỦA VÙNG MẶN CÙ LAO MINH 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng % Nước mưa Nước kênh Giếng khoan Giếng đào Nước máy M ua xe bồn Nguồn khác BIỂU ĐỒ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC CỦA VÙNG MẶN CÙ LAO BẢO 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng % Nước mưa Nước kênh Giếng khoan Giếng đào Nước máy M ua xe bồn Nguồn khác BIỂU ĐỒ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC CỦA VÙNG MẶN CÙ LAO AN HOÁ 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng % Nước mưa Nước kênh Giếng khoan Giếng đào Nước máy M ua xe bồn Nguồn khác Hình 4. Biểu đồ các loại hình sử dụng nước vùng nghiên cứu TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018 146 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM Chất lượng nước ngầm chỉ tạm sử dụng cho sinh hoạt trong thời gian rất ngắn vì vào mùa khô độ mặn đo được từ 0,35 - 0,8‰, trong khi tiêu chuẩn Bộ Y tế chỉ là 0,3‰. Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn tỉnh Bến Tre, do biến đổi khí hậu, nguồn nước ngọt ở Bến Tre hiện nay thiếu trầm trọng. 2.4. Nguy cơ và khó khăn do thiếu hụt nguồn nước ngọt Thách thức đối với vấn đề quản lý khai thác nguồn nước ở Bến tre cũng là bài toán nan giải cho các nhà quản lý tài nguyên nước của các bộ ngành Trung ương đến các Sở, ban ngành địa phương, nhằm giảm thiểu các vấn đề lũ, triều cường, mặn, thiếu nước ngọt, vấn đề sạt lở bờ sông, cửa sông, vấn đề ô nhiễm môi trường... Trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề thiếu hụt nguồn nước ngọt và những hệ lụy cơ bản mà nó gây ra. Theo dự báo trong báo cáo của các cơ quan nghiên cứu khoa học [2]; [4]; [5], trong những năm tới mực nước biển sẽ ngày một dâng cao, khả năng xâm nhập mặn sẽ rất lớn. Lưu lượng nước thượng nguồn về bị giảm sút sẽ không đủ lưu lượng đẩy mặn, nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, thực tế có những năm ở một số sông mặn xâm nhập sâu: Vùng thuận lợi nước mặt: Thuộc huyện Chợ Lách, huyện Châu Thành tuy nhiên nước mặt tại Châu Thành lại bị nhiễm phèn gây khó khăn trong sinh hoạt. Vùng thiếu nước ngọt: Vùng thiếu từ 2 đến 3 tháng bao gồm: Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm; Vùng thiếu từ 1 tháng là Mỏ Cày Bắc. Vùng khó khăn khan hiếm nguồn nước của tỉnh Bến Tre: Là 03 huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, (gồm các xã Thừa Đức, Thái Thuận, Thạnh Phước của huyện Bình Đại; Xã An Thủy của huyện Ba Tri; Xã An Điền, An Nhơn, Thạnh Phong, Thanh Hải, Giao Thạnh của huyện Thạnh Phú) thường xuyên thiếu nước ngọt trong mùa khô và vấn đề suy thoái, ô nhiễm nguồn nước gây xâm nhập mặn hầu như ảnh hưởng đến toàn bộ diện tích; ngoài ra, các hoạt động phát triển kinh