Đánh giá rủi ro do tiếp xúc với các hơi khí độc đối với người lao động tại các nhà máy chế biến thủy sản khu vực miền Trung

TÓM TẮT Chế biến thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực miền Trung, trong quá trình làm việc người lao động vẫn phải thường xuyên đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn, đặc biệt là các nguy cơ liên quan đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Người lao động trong ngành chế biến thủy sản làm việc thủ công, nặng nhọc và tiếp xúc với nhiều yếu tố có hại trong môi trường chủ yếu là các hơi khí độc phát sinh trong quá trình sản xuất. Kết quả đánh giá mức độ rủi ro khi tiếp xúc với các khí này cho thấy người lao động khi tiếp xúc với khí Mercaptan có 18,75% người lao động đang tiếp xúc ở mức rủi ro rất cao, 81,25% người lao động ở mức rủi ro cao; khí NH3 50% người lao động tại các cơ sở đang ở mức rủi ro cao; khí CO2 45,84% ở mức cao, khí H2S hầu hết người lao động ở các cơ sở khảo sát đang tiếp xúc ở mức cao.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá rủi ro do tiếp xúc với các hơi khí độc đối với người lao động tại các nhà máy chế biến thủy sản khu vực miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2018 97 1. MỞ ĐẦU Ngành thủy sản có vị trí đặc biệt quantrọng trong chiến lược phát triển kinhtế - xã hội Việt Nam. Trong những năm qua sản xuất thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng kể và đóng góp cho GDP khoảng 4,46% [1]. Vùng duyên hải miền Trung có chiều dài bờ biển khoảng hơn 1.000km, biển vùng này thuận lợi cho việc phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản [2]. Các cơ sở chế biến thủy sản chủ yếu tập trung ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng cho sản lượng lớn [3]. Trong quá trình chế biến thủy sản rất nhiều yếu tố độc hại phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Người lao động trong ngành chế biến thủy sản tiếp xúc với yếu tố hơi khí độc vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép chiếm tỷ lệ 10%, cảm nhận có mùi khó chịu lên tới 95,1%, môi trường lạnh 89,5% [4]. Bên cạnh đó người lao động thường xuyên phải làm việc đứng liên tục trong suốt 8 giờ và thậm chí lên tới 12-14 giờ đối với các tháng cao điểm đánh bắt và chế biến thủy sản [5]. Đặc điểm của lao động ngành chế biến thủy sản là lao động thủ công, người lao động thường xuyên tiếp xúc với các điều kiện bất lợi về vi khí hậu, hơi khí độc, vi sinh vật phát sinh trong quá trình sản xuất. Đo đó đánh giá rủi ro do tiếp xúc với các hơi khí độc này đối với người lao động chế biến thủy sản là một công việc hết sức cần thiết. Trong nội dung bài báo này, tác giả sẽ trình bày các số liệu khảo sát và đánh giá rủi ro do tiếp xúc về các hơi khí độc đặc trưng phát sinh trong quá trình sản xuất tại các nhà máy chế biến thủy sản. Kết quả nghiên cứu KHCN ĐÁNH GIÁ RỦI RO DO TIẾP XÚC VỚI CÁC HƠI KHÍ ĐỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN KHU VỰC MIỀN TRUNG Lê Đức Anh, Võ Trọng Quang Phân viện Khoa học ATVSLĐ&BVMT Miền Trung TÓM TẮT Chế biến thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực miền Trung, trong quá trình làm việc người lao động vẫn phải thường xuyên đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn, đặc biệt là các nguy cơ liên quan đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Người lao động trong ngành chế biến thủy sản làm việc thủ công, nặng nhọc và tiếp xúc với nhiều yếu tố có hại trong môi trường chủ yếu là các hơi khí độc phát sinh trong quá trình sản xuất. Kết quả đánh giá mức độ rủi ro khi tiếp xúc với các khí này cho thấy người lao động khi tiếp xúc với khí Mercaptan có 18,75% người lao động đang tiếp xúc ở mức rủi ro rất cao, 81,25% người lao động ở mức rủi ro cao; khí NH3 50% người lao động tại các cơ sở đang ở mức rủi ro cao; khí CO2 45,84% ở mức cao, khí H2S hầu hết người lao động ở các cơ sở khảo sát đang tiếp xúc ở mức cao. 98 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2018 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hơi khí độc phát sinh và người lao động làm việc trong 8 công đoạn sản xuất của 06 cơ sở chế biến thủy sản. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Tiến hành phỏng vấn người lao động ở 08 công đoạn sản xuất tại các nhà máy chế biến thủy sản. Thu thập, thống kê các tài liệu liên quan, các số liệu từ các báo cáo của cơ sở, các đề tài nghiên cứu liên quan. 2.2.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích Để đánh giá thực trạng chất lượng các hơi khí độc phát sinh trong quá trình sản xuất của các nhà máy chế biến thủy sản. Chúng tôi đã tiến hành đo đạc các chỉ tiêu H2S, NH3, CH3HS, CO2 tại 08 bộ phận sản xuất gồm tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, tinh chế-phân cỡ, cân xếp khuôn, cấp đông, tách khuôn, bao gói và bảo quản trong kho lạnh. 2.2.3. Phương pháp đánh giá rủi ro Phương pháp đánh giá rủi ro sử dụng trong đề tài - Phương pháp MCHRA (Malaysia Chemical Health Risk Assessment) của Bộ Lao động Malaysia [6]. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả khảo sát dây chuyền công nghệ Phân chia đơn vị công việc nhằm chia người lao động thành các nhóm có nguy cơ tương tự nhau hay đơn vị công việc sao cho việc đánh giá có thể tiến hành được đối với mỗi đơn vị công việc nơi có sự tiếp xúc với mối nguy. Mỗi đơn vị công việc sẽ có cùng khu vực làm việc, tiếp xúc cùng mối nguy và thực hiện các công việc tương tự nhau. Do đó cần phải phân người lao động thành các nhóm đơn vị công việc sẽ giúp việc đánh giá được dễ dàng và đầy đủ hơn. Kết quả khảo sát của 06 cơ sở chế biến thủy sản cho thấy mặc dù các sản phẩm khác nhau như cá đông lạnh nguyên con, cá hấp, cá tẩm bột, tôm đông lạnh? nhưng quy trình công nghệ đều trải quả các công đoạn gần tương tự nhau. Một quy trình chế biến thủy sản chung bao gồm các công đoạn như sau: Nguyên liệu tươi sau khi được đưa vào kiểm tra và tiếp nhận, được rửa sạch, phân loại, xử lý và đưa vào sơ chế (tùy theo loại thủy sản, nếu là tôm sẽ được bóc vỏ, bỏ đầu, còn cá sẽ cắt đầu và lấy nội tạng, tách và lột da cả hai miếng phi lê có thể bằng thủ công hoặc máy). Thủy sản sau khi sơ chế sẽ được rửa sạch và đưa vào cấp đông, thành phẩm thủy sản được chạy đông dưới dạng Block hoặc những miếng phi lê rời. 3.2. Kết quả khảo sát chất lượng một số hơi khí độc đặc trưng trong quá trình chế biến thủy sản Để đánh giá rủi ro do tiếp xúc với các hơi khí độc đối với sức khỏe người lao động tại các nhà máy chế biến thủy sản, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xác định các hơi khí độc chính thường phát Kết quả nghiên cứu KHCN Hình 1: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến đông lạnh Nguyên liệu Rửa và xử lý Cấp đôngChế biến(cắt cưa) Hấp, sấy Tách khay, phủ bảng Bao gói, đóng thùng Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2018 99 sinh trong quá trình chế biến thủy sản ở khu vực miền Trung. Đó là khí CH3SH, CO2, NH3, H2S, tại 08 vị trí làm việc (mỗi vị trí tiến hành đo đạc 03 mẫu) ở 06 cơ sở chế biến thủy sản khu vực miền Trung. Qua diễn biến nồng độ khí Mercaptan tại các vị trí làm việc trong các nhà máy chế biến thủy sản cho thấy ở các khu vực tiếp nhận nguyên liệu trung bình 0,886±0,413mg/m3, sơ chế 1,129±0,654mg/m3, tinh chế, phân cỡ 1,152±0,662mg/m3 vượt ngưỡng cho phép tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định 3733/2002/BYT (Hình 1). Nồng độ khí CO2 tại các vị trí làm việc của 06 cơ sở khảo sát cho thấy hầu hết đều vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (Hình 2), với nồng độ trung bình cao nhất nằm ở 02 vị trí Sơ chế 1652±464mg/m3, Tinh chế, phân cỡ 1605±357mg/m3, đây là vị trí thường tập trung số lượng lớn người lao động trong các nhà máy chế biến thủy sản. Bên cạnh đó 02 khí còn lại NH3, H2S không vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên theo ý kiến của người lao động tại các cơ sở cho thấy đều cảm nhận thấy có mùi hôi khó chịu, nguyên nhân có thể do quá trình xử lý và chế biến thủy sản làm phát sinh mùi tanh, hôi. 3.3. Kết quả đánh giá rủi ro do tiếp xúc với một số hơi khí độc đặc trưng trong quá trình chế biến thủy sản 3.3.1. Kết quả xác định mức độ mối nguy Các loại hơi khí độc đã xác định gồm những loại hơi khí độc chính thường phát sinh trong quá trình sản xuất, chế biến thủy sản trong các cơ sở tại khu vực miền Trung. Đó là CO2 , NH3, H2S, CH3SH. Trên cơ sở tổng hợp thông tin các hơi khí độc từ các nguồn thông tin khác nhau, tác giả đã đối chiếu với các hóa chất trên và xác định mức độ mối nguy riêng đối với từng hơi khí độc phát sinh tại cơ sở như Bảng 1. Qua bảng tổng hợp cho thấy rằng mức độ mối nguy đối với khí H2S được xếp hạng ở mức rất cao, khí NH3 và CH3SH được xếp mức cao. Kết quả nghiên cứu KHCN Hình 1. Diễn biến nồng độ khí Mercaptan tại các cơ sở chế biến thủy sản Hình 2. Diễn biến nồng độ khí CO2 tại các cơ sở chế biến thủy sản 100 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2018 3.3.2. Kết quả xác định mức độ tiếp xúc Mức độ tiếp xúc được ước tính đối với các tuyến đường tiếp xúc khác nhau. Các tuyến đường xâm nhập hoặc tiếp xúc được quyết định bằng cách xem xét cấu trúc hóa học, vật lý của hóa chất và tác dụng của nó có thể thông qua các đường xâm nhập hay tiếp xúc. Ước tính mức độ tiếp xúc dựa trên thông số sau: - Tần suất tiếp xúc F (Frequency of Exposure) - Thời gian tiếp xúc D (Duration of Exposure) - Cường độ/mức độ tiếp xúc: M (Intensity of Magnidude of Exposure) Để đánh giá khả năng xảy ra các ảnh hưởng cấp tính, tần số tiếp xúc có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tiếp xúc. Ví dụ tần suất phơi nhiễm lớn gấp hai lần sẽ làm tăng tiếp xúc gấp đôi. Tần suất tiềm tàng có thể ước tính từ quan sát các hoạt động làm việc và phản ánh từ người lao động và nhà quản lý. a. Tần suất tiếp xúc b. Thời gian tiếp xúc Phân hạng về thời gian tiếp xúc (Bảng 3) để đánh giá các phơi nhiễm thông thường hay kéo dài. Thời gian tiếp xúc cũng có ảnh hưởng đáng kể đến phơi nhiễm, thời gian tiếp xúc dài gấp đôi sẽ làm tăng phơi nhiễm lên gấp đôi. Để đánh giá phơi nhiễm kéo dài người ta thường dùng thời gian tiếp xúc tổng cộng thay cho tần số tiếp xúc. Thời gian tiếp xúc tổng cộng là tích của các lần tiếp xúc và thời gian trung bình mỗi lần tiếp xúc. c. Cường độ tiếp xúc Phân hạng cường độ thực hiện trên cơ sở so sánh các kết quả đo và giới hạn cho phép hoặc giới hạn tiếp xúc cực đại, chọn cái nào có mức phân hạng cao hơn (Bảng 4). Qua kết quả đo đạc và khảo sát về thời gian, tần suất tiếp xúc và nồng độ các hơi khí độc tại các vị trí khảo sát trong các nhà máy chế biến thủy sản cho thấy rằng: Đối với khí NH3, mức độ tiếp xúc ở mức trung bình 15/48 vị trí khảo sát, chiếm 31,25%, mức thấp chiếm 68,75%; đối với khí H2S, mức độ tiếp xúc ở mức trung bình chiếm 27,08%, mức thấp chiếm 72,92%; Khí CO2 người lao động tiếp xúc ở mức rất cao với 47,96%, mức cao 37,88%, mức trung bình 4,16%; khí Mercaptan người lao động tiếp xúc ở mức rất cao chiếm 18,75%, mức cao 56,25%, mức trung bình chiếm 25%. Kết quả tổng hợp xác định mức độ tiếp xúc được trình bày ở Bảng 5. Kết quả nghiên cứu KHCN Bảng 1. Phân hạng mức độ mối nguy (HR) Bảng 2. Phân hạng tần suất tiếp xúc TT Tên hóa chҩt Phân hҥng mӕi nguy bҵQJÿӝc tӕ cҩp tính Theo LC50 (mg/lit) Phân hҥng mӕi nguy dӵa trên các mô tҧ vӅ mӕi nguy Phân hҥng Mӕi nguy (HR) 1 CO2 846 - 2 2 NH3 5,11 R10, R23, R34, R50 4 3 H2S 0,992 R: 12, 26, 50 5 4 CH3SH 2,656 R12, R23, R50/53 4 Phân hҥng Mô tҧ ĈӏQKQJKƭD 5 7Kѭӡng xuyên TiӃp xúc tiӅm tàng mӝt hoһFKѫQ mӝt lҫn trong ca sҧn xuҩt 4 Có khҧ QăQJ TiӃS[~FKѫQOҫn trong tuҫn 3 ThӍnh thoҧng TiӃS[~FKѫQOҫn trong tháng 2 Ít TiӃp xúc lӟQKѫQOҫQWURQJQăP 1 Không có khҧ QăQJ TiӃS[~FtWKѫQOҫQWURQJQăP Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2018 101 3.3.3. Kết quả xác định mức độ rủi ro Trên cơ sở xác định được các đánh giá mối nguy và đánh giá tiếp xúc, sử dụng công thức dưới đây để đánh giá rủi ro chính. RR=√(HR×ER) Trong đó: HR: Phân hạng mối nguy tính từ 1-5 ER: Phân hạng tiếp xúc tính từ 1-5 Khi căn bậc hai RR không phải là một số nguyên thì số nguyên lớn tiếp theo được sử dụng để đánh giá nguy cơ (Bảng 6). Qua kết quả xác định phân hạng mức độ mối nguy (HR) và kết quả xác định phân hạng tiếp Kết quả nghiên cứu KHCN Bảng 3: Phân hạng thời gian tiếp xúc Phân hҥng Tәng thӡi gian tiӃp xúc (*) 5 % Thӡi gian làm viӋc Thӡi gian /8 giӡ ca hoһc 40h/tuҫn > 87,5% > 7giӡ/ca hay > 35giӡ/tuҫn 4 50 ÷ 87,5% 4 ÷ 7giӡ/ca; 20 ÷ 35giӡ/tuҫn 3 25÷ 50% 2 ÷ 4giӡ/ca; 10 ÷ 20giӡ/tuҫn 2 12,5 ÷ 25 % 1 ÷ 2giӡ/ca; 5 ÷ 10giӡ/tuҫn 1 < 12,5% <1giӡ/ ca; 8giӡ < 5h/ tuҫn Bảng 4: Mức độ tiếp xúc trên cơ sở đo đạc không khí hô hấp Bảng 5. Kết quả xác định mức độ tiếp xúc NӗQJÿӝ tӕLÿDKRһc nӗQJÿӝ trung bình trong sӕ thӡi gian Phân hҥng FѭӡQJÿӝ (MR) •î2(/(*) 5 •2(/QKѭQJî2(/ 4 •2(/QKѭQJ2(/ 3 •2(/QKѭQJ2(/ 2 < 0,1 O.E.L 1 TT ĈѫQYӏ công viӋc Phân hҥng tiӃp xúc (ER) XNK TS miӅn Trung Hҧi Thanh Khang Thông 6ѫQ Trà Thiên Mã Minh 1JKƭD A M΁Fÿͱ ti͗p xúc vͳi khí NH3 1 TiӃp nhұn & Bҧo quҧn nguyên liӋu 2 2 3 2 2 2 2 6ѫFKӃ 3 3 3 3 3 3 3 Tinh chӃ, phân cӥ 3 3 2 3 2 2 4 Cân, xӃp khuôn 3 3 2 3 3 2 5 CҩSÿ{QJ 3 3 2 2 2 2 6 Tách khuôn, mҥ EăQJ 3 3 2 2 2 2 7 Bao gói 3 3 2 2 2 2 8 Bҧo quҧn trong kho lҥnh 3 3 3 2 2 3 B M΁Fÿͱ ti͗S[~Fÿͩi vͳi khí H2S 1 TiӃp nhұn & Bҧo quҧn nguyên liӋu 2 2 3 2 2 2 102 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2018 xúc (ER) tương ứng, chúng tôi tiến hành tổng hợp, xác định mức rủi ro ảnh hưởng của các loại hóa chất đối với người lao động trong các đơn vị chế biến thủy sản tại khu vực miền Trung như sau (Bảng 7): mức độ rủi ro của người lao động khi tiếp xúc với khí Mercaptan có 18,75% người lao động đang tiếp xúc ở mức rủi ro rất cao, 81,25% người lao động ở mức rủi ro cao; khí NH3 50% người lao động tại các cơ sở đang ở mức rủi ro cao, 50% ở mức trung bình; khí CO2 45,84% ở mức cao, 54,16% ở mức trung bình, khí H2S hầu hết người lao động ở các cơ sở khảo sát đang tiếp xúc ở mức cao. Kết quả nghiên cứu KHCN 2 6ѫFKӃ 3 3 3 3 3 3 3 Tinh chӃ, phân cӥ 3 3 2 3 2 2 4 Cân, xӃp khuôn 3 3 2 3 3 2 5 CҩSÿ{QJ 3 3 2 2 2 2 6 Tách khuôn, mҥ EăQJ 3 3 2 2 2 2 7 Bao gói 3 3 2 2 2 2 8 Bҧo quҧn trong kho lҥnh 3 3 2 2 2 3 C M΁Fÿͱ ti͗S[~Fÿͩi vͳi khí CO2 1 TiӃp nhұn & Bҧo quҧn nguyên liӋu 4 4 5 4 4 4 2 6ѫFKӃ 5 5 5 5 5 5 3 Tinh chӃ, phân cӥ 5 5 4 5 4 4 4 Cân, xӃp khuôn 5 5 4 5 5 4 5 CҩSÿ{QJ 5 5 4 4 4 4 6 Tách khuôn, mҥ EăQJ 5 5 4 4 4 3 7 Bao gói 5 5 4 4 4 3 8 Bҧo quҧn trong kho lҥnh 5 5 5 4 4 4 D M΁Fÿͱ ti͗p [~Fÿͩi vͳi khí Mecaptan 1 TiӃp nhұn & Bҧo quҧn nguyên liӋu 4 4 4 4 4 4 2 6ѫFKӃ 5 5 4 5 5 4 3 Tinh chӃ, phân cӥ 5 5 3 5 4 3 4 Cân, xӃp khuôn 4 4 3 5 5 3 5 CҩSÿ{QJ 4 4 3 4 4 3 6 Tách khuôn, mҥ EăQJ 4 4 3 4 4 3 7 Bao gói 4 4 3 3 4 3 8 Bҧo quҧn trong kho lҥnh 4 4 4 4 4 3 Bảng 6. Bảng phân hạng rủi ro 3KkQKҥQJ ;ӃSORҥL 1 Không quan tâm 2 7KҩS 3 Trung bình 4 Cao 5 5ҩWFDR Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2018 103 Bảng 7. Kết quả xác định mức độ rủi ro Kết quả nghiên cứu KHCN TT ĈѫQYӏ công viӋc Phân hҥng rӫi ro (RR) XNK TS miӅn Trung Hҧi Thanh Khang Thông 6ѫQ Trà Thiên Mã Minh 1JKƭD A M΁Fÿͱ rͿi ro khi ti͗p xúc vͳi khí NH3 1 TiӃp nhұn & Bҧo quҧn nguyên liӋu 3 3 4 3 3 3 2 6ѫFKӃ 4 4 4 4 4 4 3 Tinh chӃ, phân cӥ 4 4 3 4 3 3 4 Cân, xӃp khuôn 4 4 3 4 4 3 5 CҩSÿ{QJ 4 4 3 3 3 3 6 Tách khuôn, mҥ EăQJ 4 4 3 3 3 3 7 Bao gói 4 4 3 3 3 3 8 Bҧo quҧn trong kho lҥnh 4 4 4 3 3 4 B M΁Fÿͱ rͿi ro khi ti͗p xúc vͳi vͳi khí H2S 1 TiӃp nhұn & Bҧo quҧn nguyên liӋu 4 4 4 4 4 4 2 6ѫ chӃ 4 4 4 4 4 4 3 Tinh chӃ, phân cӥ 4 4 4 4 4 4 4 Cân, xӃp khuôn 4 4 4 4 4 4 5 CҩSÿ{QJ 4 4 4 4 4 4 6 Tách khuôn, mҥ EăQJ 4 4 4 4 4 4 7 Bao gói 4 4 4 4 4 4 8 Bҧo quҧn trong kho lҥnh 4 4 4 4 4 4 C M΁Fÿͱ rͿi ro khi ti͗p xúc vͳi khí CO2 1 TiӃp nhұn & Bҧo quҧn nguyên liӋu 3 3 4 3 3 3 2 6ѫFKӃ 4 4 4 4 4 4 3 Tinh chӃ, phân cӥ 4 4 3 4 3 3 4 Cân, xӃp khuôn 4 4 3 4 4 3 5 CҩSÿ{QJ 4 4 3 3 3 3 6 Tách khuôn, mҥ EăQJ 4 4 3 3 3 3 7 Bao gói 4 4 3 3 3 3 8 Bҧo quҧn trong kho lҥnh 4 4 4 3 3 3 104 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2018 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người lao động đang làm việc trong môi trường có nồng độ khí Mercaptan ở công đoạn tiếp nhận nguyên liệu trung bình 0,886±0,413mg/m3, sơ chế 1,129±0,654mg/m3, Tinh chế - phân cỡ 1,152±0,662mg/m3, đối với khí CO2 hầu hết vượt ngưỡng cho phép với mức trung bình cao nhất cũng ở 02 công đoạn sơ chế và tinh chế lần lượt 1652±464mg/m3, 1605±357mg/m3. Đây cũng là 02 công đoạn tập trung lượng lớn người lao động. Kết quả đánh giá mức độ rủi ro khi tiếp xúc với các khí này cho thấy người lao động khi tiếp xúc với khí Mercaptan có 18,75% người lao động đang tiếp xúc ở mức rủi ro rất cao, 81,25% người lao động ở mức rủi ro cao; khí NH3 50% người lao động tại các cơ sở đang ở mức rủi ro cao; khí CO2 45,84% ở mức cao, khí H2S hầu hết người lao động ở các cơ sở khảo sát đang tiếp xúc ở mức cao. Trong quá trình làm việc, người lao động tại các cơ sở chế biến thủy sản ngoài làm việc trong môi trường có hơi khí độc với thời gian làm việc kéo dài nên dẫn đến mức rủi ro do tiếp xúc với các hơi khí độc này cũng tăng lên. Do đó việc bố trí lao động và bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý nhằm hạn chế thời gian tiếp xúc với các hơi khí độc, bên cạnh đó cũng cần cải thiện nhà xưởng và chất lượng môi trường không khí trong khu vực làm việc để mang lại điều kiện làm việc tối ưu nhất cho người lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2011), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020. [2]. Trang Sĩ Trung, Nguyễn Văn Minh, Huỳnh Long Quân, Phát triển ngành bảo quản, chế biến thủy sản vùng duyên hải miền Trung, Tạp chí phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, trang 31-36. [3]. Tổng cục Thủy sản – Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (2012), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. [4]. Lê Văn Hoàn, Nguyễn Đình Sơn và cộng sự (2010), Nghiên cứu điều kiện lao động và tình hình sức khoẻ bệnh tật của lao động nữ tại công ty cổ phần phát triển thuỷ sản Huế, Trung tâm Y tế Dự phòng Thừa Thiên Huế. [5]. Nguyễn Thùy Trang (2017), Đánh giá gánh nặng lao động qua các chỉ tiêu nặng nhọc và căng thẳng trong quá trình lao động của công nhân chế biến thủy sản khu vực miền Trung, Tạp chí Khoa học an toàn vệ sinh lao động, trang 10-18. [6]. Deparment of Occupational Safety and Health, Ministry of Human Resources (2012), Assessment of the health risks arising from the use of hazardous chemical in the work- place, Malaysia. Kết quả nghiên cứu KHCN D M΁Fÿͱ rͿi ro khi ti͗p xúc vͳi khí Mecaptan 1 TiӃp nhұn & Bҧo quҧn nguyên liӋu 4 4 4 4 4 4 2 6ѫFKӃ 5 5 4 5 5 4 3 Tinh chӃ, phân cӥ 5 5 4 5 4 4 4 Cân, xӃp khuôn 4 4 4 5 5 4 5 CҩSÿ{QJ 4 4 4 4 4 4 6 Tách khuôn, mҥ EăQJ 4 4 4 4 4 4 7 Bao gói 4 4 4 4 4 4 8 Bҧo quҧn trong kho lҥnh 4 4 4 4 4 4