Đánh giá tác động của phương pháp giảng dạy của giảng viên đến năng lực tổ chức dạy học của sinh viên

1. Mở đầu Trong Tâm lí học, bên cạnh trường phái đề cao vai trò của thực hành, luyện tập đối với phát triển năng lực, thuyết học tập nhận thức xã hội của A. Bandura khẳng định rằng học tập có thể diễn ra trên cơ sở quan sát hành vi của người khác. Ông cho rằng có hai quá trình trong nhận thức xã hội là tiếp thu kiến thức (học tập qua hành động của bản thân) và việc thực hiện quan sát hành vi của người khác và hệ quả của nó. [3, 6]. Lí thuyết học tập nhận thức xã hội của A. Bandura xuất phát từ luận điểm: Không phải bao giờ hành vi của cá nhân cũng được hình thành bằng con đường huấn luyện trực tiếp từ các kích thích bên ngoài, theo như các nghiên cứu của J. Watson; B.F Skiner [3], mà còn có thể được hình thành từ quan sát và bắt chước hành vi của người khác. Trong lí thuyết học tập nhận thức xã hội, phương pháp thử và sai được thay thế bằng phương pháp quan sát và chỉ dẫn. Kết quả của quan sát sẽ giúp SV mô hình hóa biểu tượng về phương pháp dạy học, phong cách dạy học, đồng thời có xu hướng bắt chước mô hình đó. [3, 6, 7]. Vận dụng lí thuyết đó vào đào tạo giáo viên, vấn đề đặt ra là sinh viên (SV) có thể hình thành được năng lực tổ chức dạy học thông qua học tập bắt chước phương pháp dạy học (PPDH) của giảng viên (SV) hay không? Hay nói cách khác, PPDH của GV tác động đến năng lực tổ chức dạy học của SV ở mức độ nào? Nếu cơ chế này hiệu quả thì đây là biện pháp tốt để góp phần hình thành năng lực sư phạm cho sinh viên. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy của giảng viên đến năng lực tổ chức dạy học của sinh viên, thông qua cơ chế quan sát bắt chước hành vi của GV, trong điều kiện sinh viên chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm, nhằm kiểm nghiệm lí thuyết học tập nhận thức xã hội của A. Bandura.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác động của phương pháp giảng dạy của giảng viên đến năng lực tổ chức dạy học của sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0042 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 180-187 This paper is available online at ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN ĐẾN NĂNG LỰC TỔ CHỨC DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN Nguyễn Thị Hằng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu này được thiết kế theo mô hình thực nghiệm, thiết kế một nhóm đo trước - đo sau thực nghiệm, nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy của giảng viên đến năng lực tổ chức dạy học của sinh viên sư phạm, trong điều kiện sinh viên chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Kết quả trong phạm vi thực nghiệm với mức ý nghĩa thống kê p-value < 0,05; hệ số ảnh hưởng tính theo Cohen’s ES = 2,05 cho phép kết luận có sự ảnh hưởng lớn giữa 2 yếu tố trên. Từ khóa:Mức độ ảnh hưởng, năng lực, năng lực tổ chức dạy học, thuyết học tập nhận thức xã hội, thuyết bắt chước. 1. Mở đầu Trong Tâm lí học, bên cạnh trường phái đề cao vai trò của thực hành, luyện tập đối với phát triển năng lực, thuyết học tập nhận thức xã hội của A. Bandura khẳng định rằng học tập có thể diễn ra trên cơ sở quan sát hành vi của người khác. Ông cho rằng có hai quá trình trong nhận thức xã hội là tiếp thu kiến thức (học tập qua hành động của bản thân) và việc thực hiện quan sát hành vi của người khác và hệ quả của nó. [3, 6]. Lí thuyết học tập nhận thức xã hội của A. Bandura xuất phát từ luận điểm: Không phải bao giờ hành vi của cá nhân cũng được hình thành bằng con đường huấn luyện trực tiếp từ các kích thích bên ngoài, theo như các nghiên cứu của J. Watson; B.F Skiner [3], mà còn có thể được hình thành từ quan sát và bắt chước hành vi của người khác. Trong lí thuyết học tập nhận thức xã hội, phương pháp thử và sai được thay thế bằng phương pháp quan sát và chỉ dẫn. Kết quả của quan sát sẽ giúp SV mô hình hóa biểu tượng về phương pháp dạy học, phong cách dạy học, đồng thời có xu hướng bắt chước mô hình đó. [3, 6, 7]. Vận dụng lí thuyết đó vào đào tạo giáo viên, vấn đề đặt ra là sinh viên (SV) có thể hình thành được năng lực tổ chức dạy học thông qua học tập bắt chước phương pháp dạy học (PPDH) của giảng viên (SV) hay không? Hay nói cách khác, PPDH của GV tác động đến năng lực tổ chức dạy học của SV ở mức độ nào? Nếu cơ chế này hiệu quả thì đây là biện pháp tốt để góp phần hình thành năng lực sư phạm cho sinh viên. Ngày nhận bài: 8/2/2018. Ngày sửa bài: 5/3/2018. Ngày nhận đăng: 12/3/2018. Liên hệ: Nguyễn Thị Hằng, e-mail: hangnguyenthi0039@gmail.com 180 Đánh giá tác động của phương pháp giảng dạy của giảng viên đến năng lực tổ chức... Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy của giảng viên đến năng lực tổ chức dạy học của sinh viên, thông qua cơ chế quan sát bắt chước hành vi của GV, trong điều kiện sinh viên chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm, nhằm kiểm nghiệm lí thuyết học tập nhận thức xã hội của A. Bandura. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mô hình và đối tượng nghiên cứu Mô hình nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo mô hình thực nghiệm một nhóm có kiểm tra trước và sau thực nghiệm (The One-Group Pretest-Posttest Design). Kết quả của thực nghiệm được xác định bằng việc so sánh điểm trung bình của SV ở hai thời điểm: đo trước - đo sau thực nghiệm. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của PPDH của GV đến năng lực tổ chức dạy học của SV được thực hiện theo công thức tính độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của Cohen [13]. Việc chọn mẫu được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 39 sinh viên năm thứ hai, khoa Lí luận chính trị và Giáo dục công dân, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, là những sinh viên chưa được đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong đó chọn ngẫu nhiên 4 SV tham gia vào nghiên cứu đơn thể, nhằm đánh giá sâu hơn về từng nội dung: kiến thức, thái độ kĩ năng tổ chức hoạt động dạy học. 2.2. Quy trình nghiên cứu 2.2.1. Quy trình các bước thực nghiệm - Giai đoạn 1. Đo trước thực nghiệm: Đánh giá kiến thức, thái độ, kĩ năng tổ chức hoạt động dạy học của các nghiệm thể; - Giai đoạn 2. Tác động, điều chỉnh biến độc lập: Điều chỉnh PPDH của GV; - Giai đoạn 3. Đo sau thực nghiệm: Đánh giá kiến thức, thái độ, kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học của các nghiệm thể. - Giai đoạn 4. Đánh giá kết quả tác động thực nghiệm và hệ số ảnh hưởng của PPDH của SV đến năng lực tổ chức dạy học của SV. 2.2.2. Tác động thực nghiệm Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 20 tuần, 60 tiết, từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016. GV được chọn là người có uy tín với SV, có nhiều kinh nghiệm tổ chức dạy học, có phong cách dạy học ổn định. GV được yêu cầu thực hiện đúng kĩ thuật, đa dạng và chuẩn mực các phương pháp, kĩ thuật dạy học, phù hợp với đặc thù môn học. Trước thực nghiệm, GV và người nghiên cứu đã có trao đổi kĩ về đặc thù của môn học Giáo dục môi trường. Đây là môn học đòi hỏi phải sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học; đặc biệt sử nhiều nhiều kĩ thuật dạy học theo nhóm, thuyết trình kết hợp truyền thông đa phương tiện, hội thi và trò chơi học tập. Từ đó, GV được yêu cầu lập kế hoạch dạy học cụ thể, chỉ rõ các hình thức dạy học tương ứng với từng nội dung, thực hiện đúng kĩ thuật và chuẩn mực các hình thức dạy học đó trên lớp. Mục đích nhằm sau khi hoàn thành 60 tiết dạy học về Giáo dục môi trường, GV tuyệt đối không giảng dạy về phương pháp dạy học, nhưng vẫn có thể giúp SV hình thành biểu tượng rõ ràng về từng phương pháp, kĩ thuật dạy học mà thầy/cô đã sử dụng trong quá trình dạy học môn này. 181 Nguyễn Thị Hằng Việc tổ chức hoạt động học tập cho sinh viên của GV hướng đến tạo cơ hội cho SV quan sát và thực hành các kĩ thuật dạy học.Trong suốt quá trình thực nghiệm, nghiệm thể có cơ hội được quan sát và thực hành các phương pháp mà GV sử dụng. Cụ thể, được quan sát và thực hành hoạt động học tập theo nhóm với nhiều hình thức, kĩ thuật khác nhau; thuyết trình bằng lời kết hợp truyền thông đa phương tiện; tranh luận phản biện; tham gia các trò chơi học tập. 2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu, đo lường kết quả - Phiếu đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên được xây dựng dựa trên các mức độ chuẩn kiến thức, thái độ, kĩ năng dựa theo thang nhận thức của Bloom (1956,1990); thang thái độ của Harrow (1972) và thang hành động của Dave (1975) [2, 11, 2]. Từng khía cạnh của kiến thức, thái độ, kĩ năng được đánh giá theo thang Likert 5 bậc. Mỗi mức độ đạt 1 điểm / 5 điểm. - Đối với nghiên cứu trên 4 đơn thể: Bài trắc nghiệm và tự luận kiến thức về tổ chức dạy học; Thiết kế giáo án và thực hành tổ chức dạy học trên lớp, mỗi sinh viên thực hiện 2 tiết dạy học. 2.2.4. Phân tích dữ liệu * Phân tích định tính Quan sát GV thực hiện các các phương pháp, kĩ thuật dạy học trên lớp; Quan sát, phân tích giáo án và kĩ năng tổ chức dạy học của 4 đơn thể trong 2 tiết dạy. *Phân tích thống kê Các phương pháp thống kê mô tả (tần suất, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, điểm cao nhất, điểm thấp nhất. . . ) được sử dụng để mô tả kết quả kiến thức, thái độ, kĩ năng của 39 nghiệm thể tại hai thời điểm: đo trước và đo sau thực nghiệm. Các phương pháp thống kê suy luận được sử dụng để phân tích, đánh giá tác động thực nghiệm đến việc phát triển năng lực tổ chức dạy học của SV, trong đó bao gồm: Xác định khoảng tin cậy và mức ý nghĩa của số liệu thu được; Sử dụng kiểm định t để so sánh giá trị trung bình NLSP của SV trước và sau thực nghiệm; Kiểm định 2 mẫu độc lập; Kiểm định mẫu cặp trước và sau thực nghiệm; Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tác động thực nghiệm. Do hạn chế về kích thước mẫu nghiên cứu, các so sánh lát cắt (giới tính, nhóm ngành. . . ) không thể thực hiện vì kích thước mẫu không đảm bảo hiệu lực thống kê. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,72 cho thấy sự nhất quán cao trong đánh giá, điều này phần nào phản ánh độ tin cậy của thang đo. Các phương pháp phân tích thống kê trên được thực hiện bằng SPSS, phiên bản 20.0, chạy trên Windows. 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Sự khác biệt về năng lực tổ chức dạy học của sinh viên trước và sau thực nghiệm Để có cơ sở kết luận sự khác biệt về năng lực tổ chức dạy học của 39 nghiệm thể trước và sau thực nghiệm có ý nghĩa thống kê hay không, chúng tôi sử dụng kiểm định t để so sánh điểm trung bình và kiểm định mức ý nghĩa; kiểm định mẫu cặp phụ thuộc trước và sau tác động. Các bước tiến hành phép kiểm định như sau: (1) Đặt giả thiết: Giả thiết H0: không có sự khác nhau về năng lực tổ chức dạy học của sinh viên trước và sau thực nghiệm; Giả thiết thay thế Ha: có sự khác nhau về năng lực tổ chức dạy học của sinh viên trước và sau thực nghiệm; (2) Xác định mức ý nghĩa α; (3) Tính trị số của thống kê kiểm định; (4) Tìm trị số p-value. Kết quả kiểm định t về 182 Đánh giá tác động của phương pháp giảng dạy của giảng viên đến năng lực tổ chức... sự khác biệt điểm trung bình năng lực tổ chức hoạt động học tập của SV trước và sau thực nghiệm như sau: Sự khác biệt về năng lực tổ chức dạy học của sinh viên trước và sau thực nghiệm được kiểm định bằng Paired Samples Test được mô tả ở Bảng 1. Bảng 1. Khác biệt về năng lực tổ chức dạy học của sinh viên trước và sau thực nghiệm Năng lực tổ chức Kết quả kiểm định mẫu cặp p-value dạy học của SV Mean (1) Std Mean (2) Std 95% Confidence Interval (3) (4) Điểm kiến thức 1,25 0,44 2,55 0,60 -1,54 -1,16 < 0,0001 Điểm thái độ 1,94 0,84 2,45 0,50 -0,98 -0,52 < 0,0001 Điểm hành động 0,56 0,50 2,40 0,59 -1,92 -1,58 < 0,0001 Ghi chú. (1) = Điểm trung bình và độ lệch chuẩn năng lực tổ chức dạy học của SV trước thực nghiệm; range = 1 - 5; (2) = Điểm trung bình và độ lệch chuẩn năng lực tổ chức dạy học của SV sau thực nghiệm; range = 1 - 5; (3) = Khoảng khác biệt tin cậy ở mức 95%; (4) = Hệ số khác biệt ý nghĩa (Significant 2-tailed p-value). Kết quả Bảng 1 cho thấy có sự khác nhau, tăng lên rõ rệt về điểm trung bình các mặt: kiến thức, thái độ, kĩ năng tổ chức dạy học của SV giữa 2 lần đo trước và sau thực nghiệm. Kết quả kiểm định các mẫu cặp về năng lực tổ chức dạy học của sinh viên trước và sau thực nghiệm cho biết: Điểm kiến thức: Trị số p-value < 0,0001 cho phép bác bỏ giả thiết Ho chấp nhận giả thiết thay thế Ha. Kết quả có ý nghĩa thống kê. Điểm thái độ: Trị số p-value < 0,0001 cho phép bác bỏ giả thiết Ho chấp nhận giả thiết thay thế Ha. Sự khác biệt có sự khác biệt có ý nghĩa. Điểm hành động: Trị số p-value < 0,0001 cho phép bác bỏ giả thiết Ho chấp nhận giả thiết thay thế Ha. Kết quả có ý nghĩa thống kê - sự khác biệt có ý nghĩa. Nhìn chung, kết quả kiểm định Paired Samples Test về trung bình sự khác nhau trước và sau thực nghiệm cho thấy sự khác biệt và sự tiến bộ về năng lực tổ chức hoạt động học tập của SV trước và sau thực nghiệm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với mức p <0,0001. 2.3.2. Kết quả nghiên cứu đơn thể về năng lực tổ chức dạy học của sinh viên trước và sau thực nghiệm Nghiên cứu đơn thể kết hợp với nghiên cứu chuỗi thời gian [13] được thực hiện trên 4 sinh viên khoa Lí luận chính trị & GDCD, trong tổng số 39 nghiệm thể với mục đích nghiên cứu biến đổi về năng lực tổ chức dạy học của sinh viên trước và sau thực nghiệm về từng mặt cụ thể gồm kiến thức, thái độ, kĩ năng thực hành tổ chức dạy học, sau 60 tiết được học tập, quan sát GV thực hiện chuẩn mực các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Việc đánh giá sự tiến bộ về năng lực tổ chức dạy học của SV được thực hiện thông qua 3 lần đo: trước, trong và sau thực nghiệm. Các nội dung đánh giá bao gồm: (1) Bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận kiến thức về phương pháp tổ chức dạy học, theo thang điểm 10; (2) Thực hành thiết kế giáo án và dạy thử nghiệm một số nội dung thuộc học phần Giáo dục môi trường, theo thang điểm 10. 183 Nguyễn Thị Hằng Thời điểm đo được chọn gồm 3 thời điểm T1; T2; T3: (1) Thời điểm T1:Trước khi bắt đầu học phần GDMT - SV chưa được tiếp xúc với GgV dạy học phần Giáo dục môi trường (2) Thời điểm T2:Trong khi học học phần GDMT- SV đã được tiếp xúc với GV qua 3 tiết dạy đầu tiên, được trải nghiệm về các phương pháp dạy học mà GV sử dụng. Tác động của GV thời điểm này đối với SV là: thực hiện một cách cơ bản phương pháp dạy học theo nhóm. (3)Thời điểm T3: Sau khi học xong học phần GGMT - SV đã được tiếp xúc với GV qua 60 tiết dạy. Tác động của GV thời điểm này đối với SV là: thực hiện một cách đa dạng tất cả kĩ thuật dạy học theo nhóm; lúc này SV đã có hiểu biết đầy đủ và có thể vận dụng các kĩ thuật dạy học theo nhóm khác nhau ảnh hưởng bởi GV. Kết quả thu được qua 3 lần đo: Bảng 2. Kết quả điểm năng lực tổ chức dạy học của các đơn thể sinh viên T1 T2 T3 Các đơn thể Điểm kiến thức Điểm thực hành TCDH Điểm kiến thức Điểm thực hành TCDH Điểm kiến thức Điểm thực hành TCDH F 4,5 5 5 7 6 6,5 G 5 5 6,5 6,5 7 7 A 5 6 8 8 9 9 S 6 5,5 6, 5 6 7 7 Chú thích. T1: Kết quả trước thực nghiệm; T2: Kết quả trong thực nghiệm; T3: Kết quả sau thực nghiệm. Kết quả thu được cho thấy: Thời điểm T1 trước thực nghiệm điểm kiến thức và kĩ năng của 4 đơn thế khá đồng đều ở mức thấp đến trung bình. Ở hai lần đo sau tác động, thời điểm T2 và T3 điểm số đều tăng lên nhưng tăng không hoàn toàn đồng đều ở 1-2 đơn thể. Kết quả ở từng trường hợp: Đơn thể F: Điểm số trung bình tăng nhưng không cao và không ổn định, tại thời điểm T3 điểm thực hành phương pháp giảm xuống so với T1. Đơn thể G: Điểm trung bình tăng đều nhưng không nhiều. Đơn thể S: điểm trung bình tăng khá đồng đều nhưng không tăng cao. Riêng đơn thể A có điểm trung bình tăng cao và tăng ổn định. Kết quả quan sát giờ dạy thử nghiệm, kết quả điểm kiểm tra kiến thức và đánh giá năng lực thực hành phương pháp dạy học trong tình huống dạy học thực tiễn thực tiễn của SV cho thấy năng lực vận dụng phương pháp dạy học phương pháp dạy học của các em có tiến bộ trong các lần đo sau thực nghiệm. Chỉ 1/3 trường hợp điểm thực hành giảm xuống do quản lí thời gian chưa tốt. Kết quả phỏng vấn sinh viên tham gia nghiên cứu này cho thấy: trong điều kiện chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm, nhưng khi được học với các GV có phong cách giảng dạy ổn định, GV thực hiện đa dạng và đúng kĩ thuật dạy học, thì SV sẽ quan sát, bắt chước PPDH của GV. Kết quả quan sát và phân tích băng hình giờ dạy của SV cho thấy SV thực hiện lặp lại hoàn toàn các phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học của GV. 184 Đánh giá tác động của phương pháp giảng dạy của giảng viên đến năng lực tổ chức... 2.3.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp dạy học của giảng viên đến năng lực tổ chức dạy học của sinh viên Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp dạy học của giảng viên đến năng lực tổ chức dạy học của sinh viên được tính theo công thức của Cohen [13]. Các tiêu chí mức độ ảnh hưởng theo Cohen phân ra các mức từ “không đáng kể” đến “rất lớn”. Trong đó: ES > 1,00 mức độ ảnh hưởng rất lớn. ES = 0,80 - 1,00 mức độ ảnh hưởng lớn; ES = 0,50 - 0,79 mức độ ảnh hưởng trung bình; ES = 0,20 - 0,49 mức độ ảnh hưởng nhỏ; ES < 0,20 mức ảnh hưởng rất nhỏ, không đáng kể. Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng/tác động của việc dạy học các môn khoa học chuyên ngành đối với năng lực sư phạm của sinh viên thu được như sau: setlongtables Bảng 3. Mức độ ảnh hưởng của phương pháp dạy học của giảng viên đến năng lực tổ chức dạy học của sinh viên Nội dung STN TTN Mức độ ảnh hưởng Mean Std Mean Std (Cohen’s d) Kiến thức 2.55 0.60 1.25 0.44 2.95 Thái độ 2.45 0.50 1.94 0.84 0.61 Kĩ năng 2.40 0.59 0.56 0.50 3.65 Trung bình chung 2.47 0.56 1.25 0.59 2.05 Kết quả thu được cho thấy PPDH của GV ảnh hưởng đến kiến thức về tổ chức dạy học của SV ở mức rất lớn ES = 2,95, ảnh hưởng đến thái độ của SV ở mức trung bình ES = 0,61; ảnh hưởng đến kĩ năng thực hành tổ chức dạy học của SV ở mức rất lớn ES = 3,65. Với kết quả trung bình chung ES = 2,05, hệ số ảnh hưởng tính theo Cohen’s d đã xác nhận phương pháp dạy học của GV trong thực nghiệm này có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực tổ chức dạy học của SV. 2.3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả của thực nghiệm này đã chứng minh rằng, trong điều kiện SV chưa được học nghiệp vụ sư phạm, nhưng nếu được quan sát, tiếp xúc với các GV có phong cách dạy học ổn định trong thời gian dài, đồng thời GV thực hiện chuẩn mực các hình thức dạy học, thì SV sẽ có cơ hội quan sát bắt chước, từ đó hình thành được trong đầu biểu tượng về các phương pháp dạy học mà GV đã sử dụng. Từ đó, nếu cơ hội thực hành, các em sẽ thực hiện theo đúng mô hình về phương pháp dạy học mà các em đã quan sát được từ giảng viên. Hệ số ảnh hưởng = 2,05 đã xác nhận mức độ ảnh hưởng rất lớn của phương pháp dạy học của GV đến năng lực tổ chức dạy học của SV. Từ đó, có thể thấy trong trường sư phạm, ngoài các GV phụ trách đào tạo nghiệp vụ sư phạm, các GV còn lại đều có vai trò lớn và có khả năng góp phần hình thành năng lực tổ chức dạy học cho SV thông qua cơ chế học tập nhận thức xã hội của A. Bandura. Để có thể thực hiện được điều này, các GV cần tạo lập uy tín và phong cách giảng dạy ấn tượng với SV. Kết quả nghiên cứu trên 4 đơn thể SV cho thấy trong giai đoạn đầu của thực nghiệm, SV sẽ học tập bắt chước phong cách giảng dạy của GgV, hoàn toàn tuân thủ theo cơ chế học tập nhận thức xã hội của A.Bandura. Nhưng đến giai đoạn sau thực nghiệm, khi một số kĩ năng dạy học đã hình thành, có kinh nghiệm hơn, một số kĩ năng dạy học của SV đã thành thục, và các em cũng chú ý đến việc sáng tạo hơn trong việc tổ chức dạy học. 185 Nguyễn Thị Hằng Ngoài ra, có một số hạn chế xuất hiện trong nghiên cứu của chúng tôi. Trong điều kiện thời gian và nhiều yếu tố khách quan khác chi phối, kết quả của thực nghiệm này chỉ đánh giá mức độ ảnh hưởng của PPDH của một GV đến một số sinh viên trong phạm vi thực nghiệm. Năng lực tổ chức dạy học của SV có thể được hình thành dưới các tác động khác, ví dụ: qua được tiếp xúc với GV dạy phổ thông, qua tiếp xúc với các GV dạy môn học khác. Như vậy, để kết quả thực nghiệm được chính xác, cần loại trừ các yếu tố gây nhiễu. Mặt khác, việc học tập bắt chước phong cách giảng dạy của sinh viên phụ thuộc nhiều vào tâm thế học tập và mục tiêu phấn đấu trở thành giáo viên tốt. Mặc dù kết quả kiểm định sự khác biệt năng lực tổ chức dạy học của SV trước và sau thực nghiệm có ý nghĩa thống kê, hệ số ES ở mức cao nhưng kết quả thực nghiệm này không có giá trị khái quát cho tất cả giảng viên và sinh viên sư phạm. Nếu lặp lại nghiên cứu này ở các GV, SV và các môn học khác nhau thì kết quả thu được sẽ đa dạng và có sự khác nhau. 3. Kết luận Trong phạm vi thực nghiệm này, kết quả cho thấy phương pháp dạy học của GV có tác động, ảnh hưởng lớn đến năng lực tổ chức dạy học của SV. Phát hiện từ nghiên cứu này một lần nữa kiểm chứng thuyết học tập nhận thức xã hội của A.Bandura là đúng trong giai đoạn đầu của quá trình đào tạo sư phạm, trong điều kiện SV chưa chịu tác động của đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Nếu các GV thực hiện ổn định, chuẩn mực và chuyên nghiệp các phương pháp dạy học, thì điều đó có ảnh hưởng lớn tích cực đến năng lực tổ chức dạy học của sinh viên. Kết quả nghiên cứu đã một lần nữa chứng minh lí thuyết học tập nhận thức xã hội của A. Bandura có giá trị trong thực tiễn đào tạo GV, nhất là trong giai đoạn đầu, khi SV chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm. Điều đó góp phần khuyến nghị các GV sư phạm xây dựng hình ảnh, phong cách giảng dạy độc đáo, từ đó tạo ấn tượng tốt đẹp để SV sư phạm học tập làm theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Hằng, 2010. Xác định kĩ năng quản lí lớp học cần hình thành cho sinh viên sư phạm. Tạp chí Khoa học, số 58, tháng 7, 2010. [2] Phan Trọng Ngọ, 2014. Tiếp cận năng nghề dạy học trong đào tạo giáo viên. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 56, Number 6A, 2014, trang 9-15. [3] Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2015. Giáo trình các lí thuyết phát triển Tâm lí người. [4] Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2017. Khung năng lực sư phạm của giáo viên phổ thông. Tạp chí Tâm lí học, trang 1-11. [5] Khúc Năng Toàn, 2015. Thực trạng kĩ năng quản lí
Tài liệu liên quan