Đánh giá thực trạng tài nguyên nước mặt tỉnh Cà Mau và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước

Tỉnh Cà Mau là một tỉnh ven biển nằm trong chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nói riêng và cả nước, nói chung. Trong vài thập niên qua, với đường lối đổi mới của Đảng, cùng với cả nước Cà Mau đã có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản mà sản phẩm chính là lương thực và nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh sự phát triển một cách nhanh chóng về sản xuất nông nghiệp, hệ thống hạ tầng cơ sở trong vùng cũng có những phát triển đáng kể. Tuy nhiên, để phát triển đúng với tiềm năng vốn có, tỉnh Cà Mau còn phải đương đầu với biết bao khó khăn, thử thách. Nằm ở vị trí cuối nguồn của sông Mekong, đang phải đối diện với các thách thức với sự khai thác quá mức từ thượng nguồn, tình trạng thiếu nước trong mùa khô, ngập triều, ngập úng trong mùa mưa; tình trạng phèn, mặn hóa. Đặc biệt, sự tự ý chuyển đổi sản xuất (nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản) của người dân đang ngày càng gia tăng, các mâu thuẫn giữa các đối tượng dùng nước: nông nghiệp, thủy sản, rừng đang diễn ra hết sức gay gắt, gây những ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của tỉnh. Vì vậy việc đánh giá thực trạng nước mặt cho tỉnh Cà Mau trong điều kiện BĐKH-NBD và đề xuất một số giải pháp khai thác và bảo vệ môi trường nước mặt cho tỉnh Cà Mau trong điều kiện BĐKH-NBD, là rất cần thiết.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng tài nguyên nước mặt tỉnh Cà Mau và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 182 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH CÀ MAU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SURFACE WATER SOURCE ASSESSEMENT IN CA MAU PROVINCE AND SOLUTIONS PROPOSAL FOR WATER SOURCE IMPROVEMENT Trần Ký, Hoàng Trung Thống Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM TÓM TẮT Tỉnh Cà Mau là một tỉnh ven biển nằm trong chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nói riêng và cả nước, nói chung. Trong vài thập niên qua, với đường lối đổi mới của Đảng, cùng với cả nước Cà Mau đã có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản mà sản phẩm chính là lương thực và nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh sự phát triển một cách nhanh chóng về sản xuất nông nghiệp, hệ thống hạ tầng cơ sở trong vùng cũng có những phát triển đáng kể. Tuy nhiên, để phát triển đúng với tiềm năng vốn có, tỉnh Cà Mau còn phải đương đầu với biết bao khó khăn, thử thách. Nằm ở vị trí cuối nguồn của sông Mekong, đang phải đối diện với các thách thức với sự khai thác quá mức từ thượng nguồn, tình trạng thiếu nước trong mùa khô, ngập triều, ngập úng trong mùa mưa; tình trạng phèn, mặn hóa. Đặc biệt, sự tự ý chuyển đổi sản xuất (nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản) của người dân đang ngày càng gia tăng, các mâu thuẫn giữa các đối tượng dùng nước: nông nghiệp, thủy sản, rừng đang diễn ra hết sức gay gắt, gây những ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của tỉnh. Vì vậy việc đánh giá thực trạng nước mặt cho tỉnh Cà Mau trong điều kiện BĐKH-NBD và đề xuất một số giải pháp khai thác và bảo vệ môi trường nước mặt cho tỉnh Cà Mau trong điều kiện BĐKH-NBD, là rất cần thiết. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉnh Cà Mau có đặc thù là vùng đệm giữa môi trường nước ngọt, lợ và môi trường nước mặn, là một vùng đa dạng về sinh thái, giàu tiềm năng phát triển, đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất lương thực, xuất khẩu thủy sản, xong chưa được đầu tư một cách đúng mức, do vậy chưa phát huy được các tiềm năng mà thiên nhiên đã ban tặng. Bên cạnh sự phát triển một cách nhanh chóng về sản xuất nông nghiệp, hệ thống hạ tầng cơ sở trong vùng cũng có những phát triển đáng kể. Các trung tâm dân cư, các hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã đã, đang được hình thành, hoàn thiện góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của vùng. Những kết quả trên cho thấy, nông nghiệp của tỉnh có những bước phát triển khả quan nhưng chưa thể nói quá trình phát triển nông nghiệp Cà Mau là bền vững. Bởi trên thực tế, do còn nhiều tồn tại và không ít khó khăn thách thức như: Hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa hoàn chỉnh. Trình độ đầu tư thâm canh của nông dân Cà Mau ở mức trung bình. Thất thoát sau thu hoạch còn rất lớn; tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng dẫn TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 183 đến các hiểm họa thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất,), liên tiếp xảy ra với tần suất cao và sức tàn phá mạnh hơn, gây thiệt hại to lớn cả về người và của cải vật chất. Tình hình cung cấp nước sinh hoạt và nước cho các cụm công nghiệp trong tỉnh Cà Mau gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện tự nhiên hiện tại. Nguồn nước mặt toàn tỉnh hầu như bị mặn quanh năm chỉ trừ vùng Bắc Cà Mau bị nhiễm mặn trong các tháng mùa khô, vào các tháng mùa mưa thì ngọt nhưng cũng bị nhiễm phèn không sử dụng được cho sinh hoạt. Do đó nước phục vụ cho sinh hoạt và các khu công nghiệp chủ yếu là khai thác nước ngầm, từ đó dẫn đến tình hình khai thác nước ngầm của tỉnh Cà Mau ngày càng tăng về số và lượng làm cho suy thoái nguồn nước ngầm, gây sụt lún đất cho tỉnh. Sự xuất hiện và đi vào hoạt động sản xuất trên quy mô lớn của công nghiệp Điện – Đạm (Khánh An) và sự ra đời ba khu công nghiệp khác: Hòa Trung, Sông Đốc, Năm Căn đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến nguồn nước và môi trường. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các hoạt động khai thác, phát triển của các nước thượng nguồn, khiến cho Cà Mau phải đương đầu với tình trạng thiếu nước trong mùa khô, ngập triều, ngập úng trong mùa mưa; tình trạng phèn, mặn hóa ngày càng gia tăng. 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Vị trí địa lý: Cà Mau là tỉnh cực Nam của tổ quốc, có diện tích là 5.294,88 km2; giới hạn bởi: Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang; phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Nam, Đông Nam giáp biển Đông Khí hậu và thời tiết: mang đặc trưng khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao (nhiệt độ trung bình năm 26,60C đến 26,70C). Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Lượng mưa trung bình năm là 2.360 mm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa cao nhất là từ tháng 8 đến tháng 10. Mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Số giờ nắng trung bình 2.300 đến 2.600 giờ/năm. Địa hình: Địa hình trong vùng nói chung bằng phẳng, thấp, cao độ trung bình từ 0,5 - 1,0 m, những khu vực có cao độ mặt đất thấp (< 0,3 m), như: vùng U Minh, Trần Văn Thời, Thanh Tùng, Quách Phẩm, Nam Tân Tiến thuộc huyện Đầm Dơi. Phần lớn diện tích thuộc dạng đất ngập nước ven biển, nền đất yếu. 3. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Vùng Bắc Cà Mau (bao gồm Quản Lộ - Phụng Hiệp): Nguồn nước tưới của vùng chủ yếu từ sông Hậu đổ về theo kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp, Chắc Băng với chất lượng nước tốt (nếu có cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô và hệ thống cống trên đê biển Kiên Giang vận hành tốt), cộng với lượng nước mưa được trữ lại đảm bảo phục vụ tưới quanh năm. Phần lớn diện tích còn lại thường bị ngập úng trong mùa mưa, độ sâu ngập từ 0,3 – 0,5 m, khu vực đất cao ven biển Tây và sông Ông Đốc ngập từ 0,2 – 0,3 m, thời gian ngập phổ biến từ 2-3 tháng. Vùng Nam Cà Mau: Đây là vùng đất có cao trình tương đối cao so với các vùng khác trong vùng, là vùng khó khăn trong việc tìm nước ngọt trong mùa khô, diễn biến dòng chảy trong khu vực còn mang tính tự nhiên, nước chuyển từ biển Đông sang biển Tây, triều cường thường hay gây tràn bờ gây xâm nhập mặn làm thiệt hại rất lớn đến sản xuất, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân có xu hướng ngày càng tăng. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 184 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM Nguồn nước mưa: Nước mưa có chất lượng nước tốt, sử dụng cho sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Lượng mưa năm đạt 2.360 mm. Đặc điểm thủy văn: Chịu tác động của chế độ thủy triều biển Đông (bán nhật triều) và biển Tây (nhật triều không đều). Biên độ triều biển Đông từ 3-3,5 m (ngày triều cường), biên độ triều biển Tây từ 0,5-1 m (ngày triều cường). Sâu vào trong nội địa biên độ triều giảm khá nhanh, triều lên ngắn đi, thời gian triều xuống dài ra so với vùng cửa sông; hệ thống sông ngòi chằng chịt và mang nhiều phù xa gây bồi lắng; mặn quanh năm ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển và Nam huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân. Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở Cà Mau gồm có: Nguồn nước xả thải từ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; nguồn nước thải công nghiệp và khu chế biến thủy sản; nguồn nước xả thải sinh hoạt từ các thành phố thị xã; nguồn nước chua phèn; nguồn nước mang mầm bệnh thủy sản. 4. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THỦY LỢI Hệ thống thủy lợi của tỉnh chưa được xây dựng đồng bộ, việc đầu tư còn dàn trải. Chưa có tiểu vùng nào được đầu tư hoàn chỉnh, dẫn đến chưa phát huy được công năng hiệu quả của các công trình đã xây dựng. Tác động của triều cường tràn bờ vẫn xảy ra hàng năm chưa có giải pháp khắc phục, gây thiệt hại rất lớn do hệ thống đê biển và các tuyến đê sông chưa được đầu tư xây dựng hoặc chưa hoàn thiện, các tuyến bờ bao nội đồng có quy mô thấp. 5. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG ĐIỀU KIỆN BĐKH • Đánh giá hiện trạng: Giới thiệu mô hình: Mô hình thủy lực Mike11 được lược chọn để tính toán mô phỏng. Trong nghiên cứu này một số môđun chính được ứng dụng vào tính toán như: Mô đun mưa dòng chảy (RR), Mô đun thủy lực (HD), Mô đun chất tải khuếch tán (AD). Sơ đồ mô hình: Mô hình toán thủy lực toàn vùng BĐCM được sử dụng để mô phỏng tài nguyên nước tỉnh Cà Mau. Hình 1. Sơ đồ thủy lực vùng Bán Đảo Cà Mau Bảng 1. Thông tin về mô hình vùng Bán Đảo Cà Mau Stt Thông số Số lượng 1 Số điểm tính 12.350 2 Sông, kênh 823 3 Chiều dài mô phỏng 9.474 4 Mặt cắt 2.369 5 Biên 44 6 Công trình 153 Tiểu lưu vực mưa 51 TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 185 Hình 2. Vị trí trạm và các đặc trưng dùng cho hiệu chỉnh và kiểm định Biên mực nước: Gồm các trạm Long Xuyên, Mỹ Thanh, Gành Hào, Ông Đốc và Rạch Giá. Biên mưa: Gồm 7 trạm vùng BĐCM là Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Vị Thanh và Rạch Giá. Nhu cầu nước mặn, ngọt: Số liệu sản xuất được cập nhật cho năm 2012 theo các tiểu vùng thủy lợi. Mô hình mưa xây dựng dựa trên ô thủy lợi: Gồm 51 tiểu lưu vực. Số liệu địa hình:Tài liệu địa hình các mặt cắt sông kênh được sử dụng chung trong hệ thống cơ sở dữ liệu với mô hình toán toàn ĐBSCL. • Hoàn nguyên và kiểm định mô hình Mô phỏng năm 2008: Mô hình được tính toán từ 1/1 – 31/12/2008, các kết quả mô phỏng được trích xuất và so sánh trong mùa kiệt và mùa lũ. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 186 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM Đánh giá kết quả kiểm định mô hình: So sánh chuỗi số liệu mực nước thực đo và tính toán tại các trạm kiểm định trong cả mùa kiệt và mùa lũ với hệ số tương quan tốt với R>0,85. Các trạm kiểm định mặn cho thấy phù hợp về xu thế, cũng như giá trị giữa thực đo và tính toán Kết luận:Mô hình phản ảnh phù hợp chế độ thủy văn, thủy lực của vùng nghiên cứu, có thể dùng mô hình dùng mô phỏng dự báo môi trường nước. 6. DỰ BÁO TÀI NGUYÊN NƯỚC CHO TỈNH CÀ MAU TRONG ĐIỀU KIỆN BĐKH-NBD • Mô tả các kịch bản dự báo tài nguyên nước Kịch bản dự báo tài nguyên nước tỉnh Cà Mau được xây dựng dựa vào dự báo TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 187 nguồn nước thượng lưu sông Mê Công do phát triển thượng nguồn và biến đổi khí hậu, dự báo nước biển dâng và sự điều tiết nguồn nước vùng BĐCM bằng công trình thủy lợi. Các kịch bản dự báo như sau: Hiện trạng (HT): Hệ thống công trình thủy lợi hiện trạng năm 2015, nguồn nước mặn và ngọt ở tỉnh Cà Mau chưa chủ động điều tiết. Điều kiện biên năm 2012. Dự báo đến năm 2020 (BĐKH2020): Hệ thống công trình thủy lợi theo dự thảo quy hoạch thủy lợi của tỉnh với phương án chọn là lên đê bao toàn tỉnh theo 18 tiểu vùng. Biến đổi khí hậu và khai thác sử dụng nước thượng lưu sông Mê Kông làm suy giảm 5% lượng dòng chảy xuống châu thổ hạ du. Mực nước biển dâng nội suy theo kịch bản BĐKH là 12 cm. Dự báo đến năm 2030 (BĐKH2030): Hệ thống công trình thủy lợi như BĐKH2020 thượng lưu sông Mê Kông suy giảm 10% lượng dòng chảy xuống châu thổ hạ du. Mực nước biển dâng theo kịch bản BĐKH là 17 cm. Dự báo đến năm 2050 (BĐKH2050): Hệ thống công trình thủy lợi như BĐKH2020 và thượng lưu sông Mê Kông suy giảm 15% lượng dòng chảy xuống châu thổ hạ du. Mực nước biển dâng theo kịch bản BĐKH là 30 cm. Ngoài ra xét thêm trường hợp có công trình thủy lợi kiểm soát mặn và tiếp nước ngọt vùng BĐCM được xây dựng như các cống Cái Lớn-Cái Bé, hệ thống cống dọc sông Hậu, các cống nam kênh Chắc Băng, hoàn chỉnh hệ thống đê và cống ven biển Tây (theo quyết định 1397/QĐ-TTg năm 2012). a) Đánh giá diễn biến tài nguyên nước hiện trạng Nhìn chung độ mặn trên các trục cấp chính cho các tiểu vùng thuộc vùng Nam Cà Mau từ tháng 2÷5 là lý tưởng cho nhất việc lấy mặn nuôi tôm (10÷18 g/l). Vào các tháng 1, 6, 7, 8 độ mặn trung bình nước kênh rạch các tiểu vùng II, III, VII chỉ đạt 3÷6 g/l sẽ làm khả năng sinh trưởng của con tôm thấp. Độ mặn lớn nhất đạt mức trên 24‰ trên phạm vi hầu như toàn tỉnh, trừ vùng rừng U Minh và một phần nhỏ phía bắc Cà Mau giáp với tỉnh Kiên Giang. Khu vực sản xuất ngọt có mực nước trung bình -0,15 đến +0,30 m, vào các tháng 2÷8 là giai đoạn kiệt nhất trong năm. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 188 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM b) Dự báo tài nguyên nước và môi trường đến năm 2020 Trên sông Hậu: Nhìn chung phân bố lưu lượng các dòng chính ở các PA2020 ít thay đổi do các tác động công trình điều tiết nước hầu như không có và – nước biển dâng được xem xét như nhau tại tất cả các biên. Lưu lượng về sông Cửu Long giảm do sự sụt giảm lưu lượng thượng nguồn. Với tác động biến đổi khí hậu – nước biển dâng độ mặn max gia tăng đáng kể từ 0,0 – 2,44 g/l so với hiện trạng, độ mặn max tăng từ 1,52 g/l lên 2,50 g/l tại cửa kênh Nàng Mau, ranh mặn 4g/l lên cao hơn từ 1 – 3 km. Mực nước bình quân các tháng mùa kiệt dọc sông Hậu gia tăng khoảng 10 – 12 cm do ảnh hưởng của nước biển dâng (bình quân 12 cm), mực nước max tăng từ 10 – 16 cm tùy vị trí. Xâm nhập mặn dọc sông Cái Lớn – Cái Bé khi xảy ra biến đổi khí hậu – nước biển dâng mặn max tăng từ 0 – 3,0 g/l. Toàn tỉnh Cà Mau nhìn chung độ mặn ít thay đổi, ranh giới vùng độ mặn max tăng dần về phía Bắc Cà Mau vùng giáp tỉnh Kiên Giang. Hình 3. Bản đồ dự báo độ mặn max đến năm 2020 do BĐKH-NBD Đối với những vùng xa nguồn nước ngọt như vùng cuối của Quản Lộ – Phụng Hiệp, vùng U Minh Hạ và U Minh Thượng thì mức độ gia tăng mực nước bình quân ở các phương án khi có biến đổi khí hậu là ít hơn (tăng từ 5 – 10 cm). c) Dự báo tài nguyên nước và môi trường đến năm 2030 Đến năm 2030, với lưu lượng thượng nguồn giảm 10%, nước biển dâng bình quân 17 cm thì xâm nhập mặn sẽ vào sâu hơn từ 3 – 5 km (ranh mặn 4g/l) tùy từng khu vực. Tuy nhiên, cũng như trường hợp I việc kiểm soát mặn bằng công trình cống dọc sông là có thể thực hiện được. Xâm nhập mặn khu vực BĐCM và dọc sông Cái Lớn – Cái Bé khi xảy ra biến đổi khí hậu – nước biển dâng mặn max tăng từ 0 – 3,0 g/l, tuy nhiên mặn max sẽ không xâm nhập vào sâu so với hiện trạng có thể do nước từ sông Hậu dồn về nhiều hơn khi xảy ra nước biển. Hình 4. Bản đồ dự báo độ mặn max đến năm 2030 do BĐKH-NBD TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 189 Hình 5. Bản đồ dự báo độ mặn max đến năm 2050 do BĐKH-NBD Vùng BĐCM gia tăng mực nước max và bình quân là đáng kể (trên 10 cm), điều này sẽ thuận lợi hơn cho việc cấp nước ngọt cho sản xuất và dân sinh ở những khu vực thuận lợi nguồn nước. Đối với những vùng ngọt hóa ven biển như Quản Lộ - Phụng Hiệp, thì khả năng thời gian không lấy được nước (hoặc hạn chế lấy nước) từ dòng chính sẽ gia tăng hơn. d) Dự báo tài nguyên nước và môi trường đến năm 2050 Do BĐKH-NBD độ mặn max gia tăng đáng kể từ 0,0 – 6,60 g/l so với hiện tại, mặn max tăng từ 0,16 g/l lên 1,10 g/l tại Cần Thơ, ranh mặn 4g/l lên cao hơn từ 5 – 10 km. Khi có các công trình kiểm soát mặn dọc sông Hậu có xu thế tăng từ 0 – 2,85 g/l so với hiện tại và khi có cống Hàm Luông mặn max dọc sông Hậu gia tăng hơn trường họp không có cống do dòng triều có thể từ sông Hậu bị đẩy qua sông Tiền. Xâm nhập mặn dọc sông Cái Lớn – Cái Bé khi xảy ra biến đổi khí hậu – nước biển dâng mặn max tăng từ 0 – 4,59 g/l trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, do thế nước từ sông Hậu về nhiều hơn nên mặn 4 g/l lại không xâm nhập vào sâu như hiện nay. Phương án có công trình vùng BĐCM và cửa sông thì mặn đã được kiểm soát triệt để. Xu thế diễn biến mực nước trên sông Hậu khi xảy ra biến đổi khí hậu – nước biển dâng mực nước bình quân tháng II có xu thế tăng từ 24 – 30 cm. Phương án có cống trên sông Hàm Luông và Cổ Chiên, mực nước bình quân đoạn từ Châu Đốc đến Long Xuyên có xu thế giảm (từ 1 – 8 cm). Đối với những vùng xa nguồn nước ngọt như vùng cuối của Quản Lộ - Phụng Hiệp, vùng U Minh Hạ và U Minh Thượng thì mức độ gia tăng mực nước bình quân từ 13 – 29 cm khá thuận lợi cho cấp nước. 7. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP • Giải pháp công trình: Hoàn chỉnh hệ thống công trình kiểm soát mặn, lợ, ngọt nhằm đáp ứng khả năng phục vụ của hệ thống công trình thủy lợi, trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho phù hợp với thực tế. Về cấp trữ và cấp nước cho sinh hoạt: Trữ nước mưa từ các hộ dân bằng cách xây các bể chứa nhỏ, ao trữ nhỏ dưới 2.000 m3 có thể dùng trong 2 - 3 tháng cho 3 hoặc 4 hộ , tận dụng lu vại cho các hộ. Bổ sung các công trình kiểm soát nguồn nước đầu các sông kênh, cải tạo các diện tích mặt nước làm hồ chứa nước. TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 190 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM Về cấp nước nước ngọt cho sản xuất: Tăng cường trữ ngọt bằng cách lợi dụng các đoạn sông kênh ít có phương tiện đi lại hoặc kênh cụt, đắp đập tạm 2 đầu, nạo vét gia cố dùng để chứa nước mưa cuối mùa mưa hay nước mặt. Đối với Bắc Cà Mau tiếp tục hoàn thiện ô bao để có thể giữ nước ngọt trên hiện trạng kênh mương phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Về cấp nước nước mặn cho nuôi trồng thủy sản: Cấp thoát riêng biệt theo mặt bằng là xây dựng kênh cấp riêng và kênh thoát riêng đến từng ao của khu nuôi. Mô hình này thường áp dụng trong các khu nuôi công nghiệp của doanh nghiệp. • Giải pháp phi công trình: Theo dõi chặt chẽ diễn biến hạn-mặn trên toàn đồng bằng và ngay tại địa phương để có biện pháp phòng chống hiệu quả. Ở vùng ven biển, đan xen lúa-tôm cần có kế hoạch đóng mở cống hợp lý, kiểm soát ranh mặn, có biện pháp kịp thời trong khống chế và ngăn chặn nước ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản. Tăng khả năng trữ, cấp nước ngọt cho vùng mặn, dự báo nguồn nước, xây dựng mô hình tiết kiệm nguồn nước. Đối với hệ thống thủy lợi liên tỉnh, các tỉnh cần thống nhất phối hợp vận hành hệ thống để tránh xảy ra tình trạng tranh chấp trong việc sử dụng nguồn nước. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nghiên cứu chọn lựa cho ra các loại giống thích nghi hạn, mặn, bố trí thời vụ hợp lý để giảm lượng nước tưới mùa kiệt và thực thi tiết kiệm nước. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước; xây dựng chiến lược liên vùng, liên ngành trong khai thác, bảo vệ tài nguyên nước. 8. KẾT LUẬN Tài nguyên nước của tỉnh Cà Mau ngày càng chịu nhiều sức ép từ phát triển kinh tế, từ khai thác ở thượng nguồn, gia tăng dân số, đô thị hóa, phát triển công nghiệp và nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có chiều hướng ngày càng gia tăng. Việc khai thác quá mức nước từ thượng lưu và tác động của biến đổi khí hậu- nước biển gây bất lợi đến chế độ thủy lực ở hạ lưu. Đặc biệt các hồ chứa ở thượng lưu tích nước vào đầu tháng 2, tháng 3, khi ở hạ lưu là thời điểm cần nước, nó có tác động tiêu cực đến lịch canh tác ở hạ lưu gây tiêu cực cho đến chế độ dòng chảy, trong mùa mưa thì có sự lệch pha dòng chảy làm ảnh hưởng gây ngập úng, nước biển dâng là tác nhân cho mặn xâm nhập theo không gian và thời gian, đối với tỉnh Cà Mau. Theo Dự báo tài nguyên nước và môi trường đến năm 2020; 2030, 2050 do tác động của BĐKH-NBD mức độ gia tăng mực nước bình quân từ 5÷10 cm; 13÷17 cm, 13÷29 cm kết hợp với hoạt động khai thác nước từ thượng nguồn, diện tích bị nhiễm mặn có thể lên đến gần 20% tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân khu vực. Hiện trạng cơ sở hạ tầng Tài nguyên nước, còn chưa đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Việc khai thác tài nguyên thời gian qua còn nhiều bất cập, lãng phí, TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2016 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 191 chưa chú ý đến yếu tố bảo vệ để sử dụng lâu dài. Cần chủ động ứng phó với tình trạng thiếu nước ngọt hiện nay, có kế hoạch phòng chống cạn kiệt, suy thoái nguồn nước (hạn, mặn). Vận hành đóng các cửa cống để trữ ngọt; tận dụng các hệ thống công trình có khả năng