Đánh giá tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Việt Nam đối với khách du lịch (Trường hợp trò chơi dân gian diều sáo ở xã Đại Trà, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng)

Tóm tắt. Trò chơi dân gian Việt Nam đang được coi là một dạng di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn khẩn cấp. Một trong những giải pháp thiết thực là khai thác giá trị của chúng cho hoạt động kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, yếu tố cốt lõi mang lại thành công cho một sản phẩm du lịch là sức cuốn hút du khách của tài nguyên. Bởi vậy, tham luận sử dụng phương pháp khoa học chủ yếu là điều tra xã hội học để xác định mong muốn tham gia trải nghiệm trò chơi dân gian của khách du lịch. Từ đó bài viết xác định các tiêu chí để một trò chơi dân gian trở thành một sản phẩm du lịch và áp dụng đánh giá trong một trường hợp điển hình.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Việt Nam đối với khách du lịch (Trường hợp trò chơi dân gian diều sáo ở xã Đại Trà, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 152-158 This paper is available online at ĐÁNH GIÁ TÍNH HẤP DẪN CỦA TRÒ CHƠI DÂN GIAN VIỆT NAM ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH (TRƯỜNG HỢP TRÒ CHƠI DÂN GIAN DIỀU SÁO Ở XÃ ĐẠI TRÀ, HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG) Đặng Thị Phương Anh Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trò chơi dân gian Việt Nam đang được coi là một dạng di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn khẩn cấp. Một trong những giải pháp thiết thực là khai thác giá trị của chúng cho hoạt động kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, yếu tố cốt lõi mang lại thành công cho một sản phẩm du lịch là sức cuốn hút du khách của tài nguyên. Bởi vậy, tham luận sử dụng phương pháp khoa học chủ yếu là điều tra xã hội học để xác định mong muốn tham gia trải nghiệm trò chơi dân gian của khách du lịch. Từ đó bài viết xác định các tiêu chí để một trò chơi dân gian trở thành một sản phẩm du lịch và áp dụng đánh giá trong một trường hợp điển hình. Từ khóa: Du lịch, trò chơi dân gian, tính hấp dẫn, diều sáo. 1. Mở đầu “Tính hấp dẫn của tài nguyên là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên đó có khả năng đưa vào khai thác du lịch bởi nó quyết định động cơ của khách du lịch” [3]. Để đánh giá một tài nguyên có hấp dẫn du khách hay không và ở mức độ nào là một công việc khó khăn bởi nó tùy thuộc vào đặc điểm tâm sinh lí của cá nhân con người. Trò chơi dân gian là một loại di sản văn hóa phi vật thể đang dần bị mai một trước sự biến động của thời cuộc. Cho nên việc xem xét, đánh giá để bảo tồn và phát huy chúng là một việc làm cấp bách. Bởi vậy, bài nghiên cứu bước đầu tìm hiểu sự phù hợp trong việc đưa trò chơi dân gian vào khai thác du lịch bằng phương pháp điều tra xã hội học, thu thập ý kiến của khách du lịch để xác định các tiêu chí đo lường tính hấp dẫn của trò chơi dân gian [1]. Ngày nhận bài: 21/5/2013. Ngày nhận đăng: 21/10/2013 Liên lạc: Đặng Thị Phương Anh, e-mail: dangphuonganh2000@gmail.com. 152 Đánh giá tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Việt Nam... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của trò chơi dân gian đối với khách du lịch Trước tiên, bài viết xác định tài nguyên văn hóa phi vật thể trò chơi dân gian có khả năng đưa vào khai thác du lịch hay không. Bởi vậy cuộc điều tra được tiến hành với tất cả các đối tượng du khách về sự hiểu biết và sự hứng thú của họ đối với trò chơi dân gian. Trong khuôn khổ cuộc điều tra, chúng tôi đã phát ra 200 phiếu khảo sát cho đối tượng người Việt Nam ở các lứa tuổi học sinh, sinh viên, người trưởng thành, trung niên, người cao tuổi và 50 phiếu khảo sát cho người nước ngoài. Kết quả cuộc điều tra cho thấy: - 97% khách du lịch trong nước có biết đến các trò chơi dân gian và 93% mong muốn tham gia nếu có cơ hội. Biểu đồ 1. Tỉ lệ khách du lịch Việt Nam biết, không biết và tham gia, không tham gia vào TCDG - 57% khách du lịch nước ngoài có biết đến trò chơi dân gian Việt Nam và 94% sẵn sàng tham gia bất kì trò chơi nào nếu có cơ hội. Biểu đồ 2. Tỉ lệ khách du lịch quốc tế biết, không biết và tham gia, không tham gia vào TCDG Những con số này nói lên sự phổ biến, tính phong phú, nét đặc trưng cho truyền thống văn hóa của trò chơi dân gian Việt Nam và sự mong muốn, nhu cầu được trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc này của đông đảo du khách. Điều này cũng minh chứng cho việc khai thác các giá trị của trò chơi dân gian phục vụ phát triển du lịch có tính khả thi cao. Tuy nhiên, trong kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam trên khắp các miền của tổ quốc, lại cần tìm ra trò chơi nào có tính hấp dẫn lớn hơn cả và có khả năng đưa vào khai 153 Đặng Thị Phương Anh thác du lịch thiết thực hơn cả. Trong khuôn khổ cuộc điều tra, chúng tôi đã tham vấn ý kiến du khách trong và ngoài nước về các tiêu chí mà trò chơi dân gian có thể lôi cuốn họ bằng cách đưa ra rất nhiều tiêu chí và lựa chọn tiêu chí được số đông công nhận ( 50% số người được tham vấn đồng ý với tiêu chí đưa ra) làm yếu tố đại diện tiêu biểu [2]. Chúng tôi đề xuất 8 tiêu chí về nội dung, 10 tiêu chí về hình thức và kết quả thu được như Bảng 1, Bảng 2. Bảng 1. Đề xuất 8 tiêu chí và kết quả thu được Tiêu chí Tỉ lệ số người đồng ý Mô tả đời sống sinh hoạt của con người Việt Nam cổ truyền 55% Mang dấu ấn về đời sống tâm linh và tín ngưỡng của con người Việt Nam cổ truyền. 38% Phát huy tính cộng đồng, hợp tác và tương trợ lẫn nhau. 84% Giúp rèn luyện sức khỏe, độ khéo léo. 79% Mang tính thư giãn, giải trí. 78% Mang tính thi đấu. 22% Mang tính cầu may. 14% Độc đáo, đặc sắc, khác lạ giữa các vùng. 55% Bảng 2. Đề xuất 10 tiêu chí và kết quả thu được Tiêu chí Tỉ lệ số người đồng ý. Hoàn toàn mới mẻ và khác lạ so với những gì mà bạn biết. 22% Có đông người tham gia. 73% Luật chơi dễ. 61% Cách làm đồ chơi đơn giản. 50% Quá trình chơi an toàn. 70% Có thể dễ dàng tham gia vào bất cứ công đoạn nào của trò chơi. 44% Diễn ra trong một không gian rộng. 50% Diễn ra trong một không gian giới hạn. 16% Diễn ra vào bất cứ thời gian nào có thể. 51% Diễn ra trong khuôn khổ của lễ hội hay sự kiện. 27% Dựa vào kết quả trên thì những tiêu chí có tỉ lệ số người đồng ý chiếm ưu thế sẽ trở thành các tiêu chí đại diện để đánh giá tính hấp dẫn của một trò chơi dân gian. Trong đó, có 5 tiêu chí về nội dung. Đó là: (1) Mô tả đời sống sinh hoạt của con người Việt Nam cổ truyền (55%) (2) Phát huy tính cộng đồng, hợp tác và tương trợ lẫn nhau (84%) (3) Giúp rèn luyện sức khỏe, độ khéo léo (79%) (4) Mang tính thư giãn, giải trí (78%) 154 Đánh giá tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Việt Nam... (5) Độc đáo, đặc sắc, khác lạ giữa các vùng (55%) Và 6 tiêu chí về hình thức. Đó là: (1) Có đông người tham gia (73%) (2) Luật chơi dễ (61%) (3) Cách làm đồ chơi đơn giản (50%) (4) Quá trình chơi an toàn (70%) (5) Diễn ra trong một không gian rộng (50%) (6) Diễn ra vào bất cứ thời gian nào có thể (51%) Theo các tiêu chí này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát từng trò chơi dân gian để đánh giá các mức độ hấp dẫn của nó theo các cấp bậc sau: - Rất hấp dẫn: một trò chơi dân gian đáp ứng được 4 – 5 tiêu chí về nội dung và 5 – 6 tiêu chí về hình thức. - Hấp dẫn: một trò chơi dân gian đáp ứng được 3 tiêu chí về nội dung và 4 tiêu chí về hình thức. - Hấp dẫn trung bình: một trò chơi dân gian đáp ứng được 2 tiêu chí về nội dung và 3 tiêu chí về hình thức. - Kém hấp dẫn: một trò chơi dân gian đáp ứng được < 2 tiêu chí về nội dung và < 3 tiêu chí về hình thức. 2.2. Tính hấp dẫn của trò chơi dân gian diều sáo, xã Đại Trà, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng Tuy không phải là một trò chơi xa lạ với đại bộ phận cư dân Đông Nam Á nhưng diều sáo tại xã Đại Trà, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng ngày nay lại có những đặc trưng riêng biệt. Xét về mặt nội dung, tục thả diều đã thể hiện nguyên vẹn cả đời sống vật chất và tinh thần của cư dân khu vực này. Người ta vẫn ít nhiều có biết về tục chơi diều sáo có ở nơi đây từ thế kỷ XIII nhưng rõ ràng rằng bất cứ người con nào sinh ra trên mảnh đất này đều nhớ từ khi biết làm ruộng, khi đặt cái cày xuống, ngồi nghỉ dưới gốc đa, khi biết ngắm những bông lúa đang uống nắng, chuẩn bị ngậm đòng là khi đó biết làm diều thả chơi đón gió giữa trời. Chính vì thế nó mang đậm âm hưởng cuộc sống người dân vùng đồng bằng ven biển. Cũng hòa chung vào nền tảng văn hóa của con người nông nghiệp phương Đông, chơi diều mang ước vọng cầu cho mưa thuận gió hòa và giống như toàn vùng Bắc Bộ, gắn sáo để diều có thêm chức năng phỏng đoán thời tiết cho mùa màng bội thu. Nhưng trong đó vẫn có nét đặc trưng cho cuộc sống sinh hoạt của con người khu vực cửa ngõ phía Đông đồng bằng Bắc bộ. Cả một vùng văn hóa phương Đông nông nghiệp mang hơi thở của tín ngưỡng phồn thực nhưng chắc rằng để thổi hồn vào cánh diều thì chẳng vùng đất nào người ta lại muốn mang cả giống đực lên trời trong chiếc Diều Dái và mang cả giống cái lên trời trong hình ảnh Diều Cánh Cốc để nghe chúng ghẹo nhau trong tiếng sáo có âm đối xứng, làm nên cái xuân tình khi có dương và có âm, khi có nam và 155 Đặng Thị Phương Anh có nữ. Cách mượn gió để tạo nên những âm thanh trầm bổng của sáo diều có ở nhiều nơi mà theo nhiều nhà nghiên cứu nó xuất hiện đầu tiên ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng – Hà Nội ngày nay) nhưng dường như sức sống của nó dai dẳng nhất lại ở chính mảnh đất vừa gần biển, vừa gần sông này. Có lẽ bởi thiên nhiên đã ưu ái cho nơi đây cái gió Nam mát rượi những ngày hè mà không hề có sự ảnh hưởng của gió phơn oi nồng như vùng sâu trong đất liền. Cũng nhờ cái gió Nam mà người thợ làm sáo vùng này mặc dù vẫn dựa trên 3 âm cơ bản còn sáng tạo ra những con sáo 9 ống, 11 ống rồi 13 ống như chính cái “ngông” trong tính cách người con vùng biển. Sự đầu tư nhiều thời gian và công sức để làm một con diều như vậy cũng chỉ có ở những vùng mà nghề nông kết hợp với nghề truyền thống. Cho nên, bản thân hình ảnh của con diều đã nói lên toàn bộ bức tranh sinh hoạt của con người nơi đây. Một con diều được làm ra mang cái tinh thần, cái khí lực của tất cả người dân trong làng. Đàn ông tụ tập ở sân đình, người vót tre, người uốn khung, người làm sáo. Phụ nữ vùng này khác các vùng khác bởi sự đảm đang chỉ được đề cao khi thạo quấy hồ, dán giấy. Người lớn làm diều người lớn, trẻ con làm diều trẻ con. Khi đem thả, người cầm giây, người nâng thả, người chạy, người đâm xôn xao một vùng. Và khi cánh diều đã vi vút trên trời cao thì dường như ai cũng thấy như diều làng mình mang mãnh lực lớn nhất. Điều đó xuất phát từ tình tương thân tương ái, từ tính cộng đồng thấm đẫm trong văn hóa dân gian Việt Nam. Tuy không cần đến quá nhiều sức mạnh nhưng việc chế tạo một con diều tỉ mỉ, công phu từ khâu chọn nguyên liệu, tạo hình đến việc làm sáo đã thể hiện sự khéo léo của con người. Ngay cả việc làm thế nào để cánh diều bay cao, để có thể đón gió tạo ra âm thanh vi vút theo ba cấp độ cũng cần sự khéo léo của người chơi. Cho nên trò chơi này hoàn toàn có thể giúp con người rèn luyện tính cẩn thận và sự khéo léo. Chơi diều tạo ấn tượng đến mọi giác quan, từ việc mắt chiêm ngưỡng hình ảnh của con diều trên bầu trời trong xanh đến việc tai lắng nghe âm thanh réo rắt của sáo diều. Và chỉ có thể sử dụng cảm giác để lắng đọng cái hương đồng gió nội, cái giao cảm của đất trời khi mỗi cánh diều bay cao. Khi thả diều là lúc con người như thoát khỏi thế giới hiện thực bộn bề, trở về với một vùng siêu linh để biết được rõ nhất bản thân mình và vũ trụ xung quanh. Đã có ai đó cho rằng đây là trò chơi lãng mạn, thi vị sắc màu mục đồng cổ tích bậc nhất. Ngắm nhìn cánh diều, lân lân sợi dây, cho diều bay bổng, mấy ai không trút bỏ hết ưu phiền, hóa thân thành đứa trẻ, một mình căng thả những ước mơ giữa mênh mông đất trời. Bởi vậy chơi diều sáo đáp ứng tiêu chí mang tính thư giãn và giải trí rất cao. Qua đó mà người ta dễ dàng nhận thấy tiêu chí “độc đáo, đặc sắc, khác lạ giữa các vùng” trong trò chơi diều sáo tại đây. Sự độc đáo trong hình dáng mang đặc trưng của văn hóa phồn thực. Sự đặc sắc trong chính tên gọi theo cách tạo hình đó. Mặc dù diều Cánh Cốc ít nhiều đã tồn tại ở những địa phương khác như phản ánh cho phông văn hóa Mẫu hệ Á đông đậm đặc nhưng kết hợp “lưỡng phân, lưỡng nghi” cùng Diều Dái – một cái tên thuần Việt hồn hậu và tự nhiên thì kì lạ thay chỉ có ở vùng đất cửa sông giáp biển này. Nhìn vào sự độc đáo của nghệ thuật làm sáo, sự đặc sắc của những bộ sáo diều được nâng 156 Đánh giá tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Việt Nam... niu, gìn giữ như gia bảo thì đúng như ai đó đã nói: “chỉ cần nhìn vào một thú ăn chơi của vùng đất ấy sẽ thấy hết độ sáng tạo của con người trong việc tô điểm cho vẻ đẹp cuộc sống của mình”. Những con người – chủ nhân của trò chơi dân gian diều sáo đã làm được điều đó. Xét về hình thức, tuy cách làm đồ chơi không hề đơn giản nhưng luật chơi dễ, quá trình chơi tương đối an toàn nếu diễn ra trong không gian rộng và vào bất cứ thời gian nào có thời tiết thuận lợi. Trò chơi mang tính cộng đồng cao nên lôi kéo được số đông người hưởng ứng. Sức lan tỏa cảm xúc của cánh diều không chỉ đối với những người trực tiếp tham gia mà còn đối với số đông những người chứng kiến. Chính bởi vậy mà diều sáo, xã Đại Trà, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng đã đáp ứng được 5 tiêu chí về nội dung, 5 tiêu chí về hình thức. Xét trong thang điểm đánh giá, nó được cho là một trò chơi dân gian “Rất hấp dẫn” đối với khách du lịch. Kết quả trên khẳng định trò chơi dân gian diều sáo tại xã Đại Trà, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là một tài nguyên du lịch có giá trị, có thể đưa vào khai thác du lịch. 2.3. Kết quả nghiên cứu và bình luận, kiến nghị Cuộc điều tra, khảo sát và đánh giá này giúp xác định tiềm năng khai thác du lịch của những tài nguyên vẫn còn đang ở dạng tiềm ẩn. Mặc dù để việc khai thác tài nguyên phục vụ du lịch thành công còn lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như tính liên kết của tài nguyên này với các tài nguyên khác trong vùng; chất lượng cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật; khả năng tiếp cận từ trung tâm gửi khách,. . . Chẳng hạn như, trò chơi dân gian diều sáo tại xã Đại Trà, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng may mắn nằm trong vùng giàu có về tài nguyên; thuận lợi về khoảng cách; đồng bộ, tiện nghi về giao thông, cơ sở vật chất công cộng cũng như trong ngành du lịch;. . . nên diều sáo có thể được đưa vào chương trình du lịch ngay vào thời điểm hiện tại. Khi xu hướng du lịch đang ngày càng hướng đến sự trải nghiệm tại điểm đến thì các sản phẩm như cho du khách tham gia từng phần việc chế tạo diều, sáo; sau đó tự tay cầm những cánh diều đón gió, thả bay những ước mơ trên những bãi biển trải dài, thơ mộng sẽ thu hút một lượng khách không nhỏ, cả trong và ngoài nước. Việc hướng tới những sản phẩm du lịch trải nghiệm như thế này không những mang lại doanh thu lớn cho địa phương mà còn giúp trực tiếp cải thiện đời sống cộng đồng. Đây là một hướng phát triển bền vững cần sự tham gia ngay của các bên liên quan: - Địa phương cần nhận thức được thế mạnh của mình để phát huy giá trị di sản thông qua tuyên truyền, quảng cáo và trao truyền, giáo dục. - Doanh nghiệp du lịch và các nhà đầu tư cần nắm bắt nhu cầu thị trường để tạo ra ngày càng nhiều các sản phẩm đa dạng, có sức cuốn hút. - Quản lí nhà nước các cấp cần xây dựng các phương án quy hoạch cụ thể, rõ ràng, có sự tham vấn của chuyên gia từ việc thẩm định, đánh giá tài nguyên đến các biện pháp bảo tồn di sản văn hóa, xây dựng hệ thống cơ sở du lịch phù hợp và tổ chức xúc tiến, quảng bá có quy mô. 157 Đặng Thị Phương Anh 3. Kết luận Xây dựng tiêu chí để đánh giá tài nguyên đã được rất nhiều chuyên gia áp dụng trong việc nghiên cứu tiềm năng phát triển của một địa bàn. Nhưng các công trình trước đây thường hướng đến các tài nguyên tự nhiên hay tài nguyên văn hóa vật thể có các tính chất cụ thể và định lượng. Trên cơ sở kế thừa phương pháp, chúng tôi tìm một hướng nghiên cứu mới ở một dạng tài nguyên văn hóa phi vật thể định tính – trò chơi dân gian. Sau đó, bài nghiên cứu thử nghiệm áp dụng cho một trò chơi trên một địa bàn cụ thể - diều sáo, xã Đại Trà, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Kết quả mang lại khá tích cực khi mở ra được một hướng phát triển kinh tế cho địa phương đồng thời bảo tồn được một loại di sản đang dần bị mai một. Tuy nhiên, bài viết sẽ có những thiếu sót do việc xây dựng tiêu chí ít nhiều mang tính chất chủ quan. Bởi thế tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các chuyên gia, các doanh nghiệp và những người yêu du lịch, đam mê khám phá các giá trị văn hóa Việt Nam để kết quả nghiên cứu của bài viết có thể có được những đóng góp có ích cho thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Trung Lương (chủ biên), 1996. Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch. Đề tài khoa học cấp ngành. [2] Lê Hồng Lí (chủ biên), 2010. Giáo trình quản lí di sản văn hóa với sự phát triển du lịch. Giáo trình do quỹ Ford tài trợ trường Đại học Văn hóa. [3] Dallen J. Timothy, Stephen W. Boyd, 2003. Heritage Tourism. Prentice Hall. ABSTRACT Appraising the attraction of vietnamese folk game to tourists (Case study of “Dieu sao” folk game at Dai Tra commune, Kien Thuy district, Hai Phong city) Nowadays, Vietnamese folk games are at risk of going extinct, the cause being a lack of interest in these games as young people yearn for new, modern andWestern things. Folk games are a kind of intangible culture heritage which need to be conserved. One way to encourage the continued practice of folk games is to display them to tourists. However, would foreign tourists want to see Vietnamese folk games being played?. That is the important question and the title of this article is “Evaluating the Attraction of Vietnamese Folk Game for Tourists” (a case study in Dieu Sao at Dai Tra Commune, Kien Thuy District, in the city of Hai Phong). We mainly used the scientific method to make a sociological investigation into discovering the degree of tourists’ desire to witness or experience a Vietnamese folk game. We then created criteria to evaluate a folk game used in tourism and looked at a typical case. 158