Đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính

Đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật hành chính nói riêng luôn là một nhiệm vụ trọng yếu của Nhà nước ta. Việc xác lập một hệ thống vi phạm hành chính, chế tài hành chính và cách thức quy định chúng trong các văn bản pháp luật trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ trật tự, an ninh xã hội, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý Nhà nước

doc13 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Làm Lời nói đầu Đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật hành chính nói riêng luôn là một nhiệm vụ trọng yếu của Nhà nước ta. Việc xác lập một hệ thống vi phạm hành chính, chế tài hành chính và cách thức quy định chúng trong các văn bản pháp luật trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ trật tự, an ninh xã hội, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý Nhà nước. Đặc biệt là những quy định của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả đem lại hiệu quả rất lớn. Trước yêu cầu đổi mới của sự phát triển hiện nay, tính hợp lý của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả ngày càng được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn những điểm cần đổi mới và hoàn thiện nhằm góp phần tăng cường hiệu quả của hoạt động xử phạt. Nội dung I. Vi phạm phạm hành chính, các hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả trong vi phạm hành chính 1. Định nghĩa vi phạm hành chính Điều 1 Pháp lệnh xử phạt VPHC năm 1989 nêu định nghĩa tổng quát về VPHC. Định nghĩa VPHC cũng được nêu gián tiếp tại Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý VPHC năm 1995 và khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002. Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng quan niệm về VPHC trong các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất về những dấu hiệu bản chất của loại vi phạm pháp luật này: là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt hành chính. Việc xác định rõ thế nào là VPHC tạo tiền đề cho việc quy định đúng hành vi vi phạm, tránh tình trạng quy định lấn sang tội phạm mà vẫn xử lý theo thủ tục hành chính là không phù hợp với dân chủ. 2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả. Xử phạt VPHC là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác đối với các tổ chức, cá nhân VPHC. Pháp lệnh xử phạt VPHC năm 1989, Pháp lệnh xử lý VPHC năm 1995, Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2008, đều đưa ra các hình thức xử phạt chính, các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả. Về hình thức xử phạt chính, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) quy định bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền và trục xuất. Về hình thức xử phạt bổ sung, bao gồm tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm, trục xuất vừa là hình thức xử phạt chính vừa là hình thức xử phạt bổ sung. Ngoài hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện; Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại; Và biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ (Điều 12 Pháp lệnh xử lý VPHC). II. Đánh giá tính hợp lý của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả. 1. Những điểm tích cực của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả. 1.1. Các hình thức xử phạt chính 1.1.1.Cảnh cáo Cảnh cáo là hình thức xử phạt chính áp dụng đối với cá nhân, tổ chức gây ra vi phạm hành chính nhỏ, vi phạm lần đầu có tình tiết giảm nhẹ, hoặc đối với mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện, được quyết định bằng văn bản hoặc hình thức khác. Xuất phát từ những sửa đổi về chính sách quản lý đối với người chưa thành niên VPHC mới được quy định tại khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh VPHC năm 2002, đó là không phạt tiền đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi VPHC. Sự sửa đổi này nhằm phù hợp và đồng bộ với chính sách xử lý hình sự đối với người chưa thành niên quy định trong BHLS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính chất cưỡng chế nhà nước nhưng mang nặng ý nghĩa giáo dục. Việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính chỉ được thực hiện khi đó là vi phạm lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Điều 8 Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002: “Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra; Vi phạm do trình độ lạc hậu.” Quy định này thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật, đặc biệt là trong xử phạt VPHC bởi mục đích của hình thức xử phạt cảnh cáo VPHC mang nặng tính giáo dục đối với tổ chức, cá nhân VPHC. Đây là quy định rất hợp lý trong hình thức xử phạt cảnh cáo đối với VPHC. Có thể nói, hình phạt cảnh cáo đã phát huy được những hiệu quả nhất định , đặc biệt là trong lĩnh vực trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông. Cùng với thời gian, ý thức pháp luật của công dân ngày càng được nâng cao, vai trò của hình thức xử phạt cảnh cáo ngày càng lớn và càng mang tính phổ biến và đạt được mục đích áp dụng của hình thức xử phạt chính này là mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật. 1.1.2. Phạt tiền Phạt tiền là biện pháp cưỡng chế hành chính được quy định sớm nhất trong pháp luật về xử phạt VPHC ở nước ta, đồng thời được quy định áp dụng đối với hầu hết các loại VPHC. Hình thức này đóng vai trò chủ yếu trong hệ thống các hình thức xử phạt VPHC. Phạt tiền là biện pháp tác động có mức độ nghiêm khắc cao hơn so với cảnh cáo, được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh xử phạt VPHC năm 1995, Điều 14 Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008). Tuy trong điều này không định nghĩa hình thức phạt tiền nhưng ngay trong thuật ngữ “phạt tiền” đã chỉ rõ rằng: cá nhân, tổ chức vi phạm bị phạt tiền phải nộp phạt bằng tiền mặt (tiền đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ trong các trường hợp do Chính Phủ quy định). Đây là hình thức xử phạt áp dụng phổ biến đối với nhiều loại VPHC từ những vi phạm về trật tự an toàn xã hội đến những vi phạm trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thuế...Phạt tiền tác động đến vật chất của người vi phạm, gây cho họ bất lợi về tài sản. Điều 13 Pháp lệnh xử lý VPHC năm 1995 quy định các mức phạt tiền khác nhau (tối thiểu là 5000 đồng và tối đa là 100.000.000 đồng). Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 quy định mức phạt tiền trong xử phạt VPHC từ 5.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002, sửa đổi, bổ sung năm 2008 quy định mức phạt tiền trong xử phạt VPHC là từ 10.000 đến 500.000.000đồng. Quy định mức phạt tiền tối thiểu là 10.000 đồng, đây là điểm mới so với quy định tại khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002. Bởi hiện nay, mức sống, sinh hoạt, thu nhập của người dân nói chung cao hơn rất nhiều so với trước kia, việc tăng mức tối thiểu hình thức tiền phạt nhằm tăng tính răn đe, giáo dục cá nhân, tổ chức vi phạm . Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm nặng hay nhẹ mà pháp luật quy định cụ thể các mức phạt tiền khác nhau, Điều 14 Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002, sửa đổi, bổ sung năm 2008 quy định các mức phạt tiền khác nhau nhằm đảm bảo tính hợp lý đối với các trường hợp vi phạm trong từng lĩnh vực cụ thể. Những sửa đổi trong quy định về phạt tiền trong Pháp lệnh 2008 là nhằm khắc phục những bất cập trong thực tiến xử phạt VPHC hiện nay. Mức tiền phạt trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước được phân theo tính chất, phạm vi của từng lĩnh vực và giới hạn ở mức tối đa là cơ sở để xây dựng các mức phạt tiền cụ thể trong các nghị định về xử phạt VPHC, khắc phục được tình trạng quy định mức phạt tiền quá cao trong các nghị định về xử phạt hành chính hiện nay. Ngoài ra, về quy định thu tiền phạt, “trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định xử phạt tại chỗ” (Điều 54 Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2008), quy định này là điểm mới nhằm tránh tốn kém thời gian, không gây khó khăn, phiền hà cho người nộp phạt. Bởi các trường hợp vi phạm bị xử phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thường diễn ra khá thường xuyên, phổ biến, nếu việc quy định không thu tiền phạt tại chỗ mà tại kho bạc nhà nước thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người nộp phạt, nhất là tại các tỉnh miền núi, vùng cao, vùng hải đảo, biên giới. Tiền phạt trong xử phạt VPHC được đưa vào ngân sách Nhà nước bởi tổ chức, cá nhân VPHC chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Hình thức xử phạt này cũng thể hiện tính cưỡng chế của Nhà nước, đồng thời cũng mang tính giáo dục cao. 1.1.3. Trục xuất Trục xuất là hình thức xử phạt mới được quy định trong Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002. Trục xuất buộc người có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được áp dụng đối với người nước ngoài VPHC tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những hình thức xử phạt VPHC rất quan trọng, thể hiện sự nghiêm khắc của Nhà nước ta đối với người nước ngoài VPHC tại Việt Nam, đồng thời nhằm giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật hành chính nói riêng cũng như pháp luật Việt Nam nói chung đối với người nước ngoài tại nước ta. Hình thức này cũng giáo dục ý thức tôn trọng các quy tắc của đời sống cộng đồng, phòng ngừa các VPHC có thể xảy ra đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, nó còn tạo thuận lợi cho quan hệ ngoại giao của nước ta với các nước trên thế giới, thể hiện tinh thần nhân đạo của Nhà nước ta đối với người nước ngoài VPHC tại Việt nam. 1.2. Các hình thức xử phạt bổ sung Về hình thức xử phạt bổ sung, bao gồm tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề do những người có thẩm quyền được pháp luật quy định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm là việc người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp tịch thu để sung vào công quỹ Nhà nước các tài sản, vật dụng, hàng hóa, tiền....dùng để thực hiện hành vi VPHC. Tuy là hình thức xử phạt bổ sung nhưng tước quyền sử dụng giấy phép là biện pháp nghiêm khắc. Tước quyền sử dụng giấy phép có hai mức độ nghiêm khắc khác nhau: tịch thu có thời hạn và tịch thu không thời hạn các loại giấy phép của người vi phạm, hình thức xử phạt này có tác dụng răn đe, giáo dục lớn đối với người vi phạm bởi mức độ nghiêm khắc được quy định như trên. Tước quyền sử dụng giấy phép có thể được xem là phương tiện cuối cùng để đấu tranh với VPHC khi việc áp dụng các hình thức xử phạt chính chưa hẳn có khả năng phòng ngừa vi phạm từ phía người vi phạm. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm là hình thức xử phạt, hình thức này được quy định trong pháp lệnh xử lý VPHC là rất hợp lý, phù hợp với thực tiễn xử phạt VPHC. Ví dụ, khi xử phạt VPHC về hành vi đua xe trái phép rồi gây tai nạn nghiêm trọng thì bên cạnh việc xử phạt bằng hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì tịch thu phương tiện giao thông của người vi phạm là rất cần thiết. Đây là hai biện pháp xử phạt được áp dụng kèm theo với hình thức xử phạt chính. Hai hình thức xử phạt bổ sung này nhằm tăng thêm tính răn đe của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức VPHC. 1.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả Từ khía cạnh của pháp luật, biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là việc thực hiện những biện pháp nhất định theo các quy định mang tính pháp lý để khắc phục những thiệt hại do hành vi VPHC gây ra. Những biện pháp khắc phục hậu quả này hiện được coi như là một phần không thể thiếu trong một thể thống nhất các quy định pháp luật được thể hiện ở luật dân sự, luật hình sự cũng như nhiều luật chuyên ngành khác. Tuy nhiên, khác với các ngành luật nói trên mới chỉ dừng lại ở mức quy định chung, mang tính nguyên tắc cơ bản thì có thể nói chỉ có pháp luật về xử lý VPHC hiện hành mà cụ thể là Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002, Pháp lệnh xử lý VPHC của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 04/2008/UBTVQH12 ngày 2/4/2008 cùng các văn bản hướng dẫn đã xây dựng một cách khá đầy đủ và hệ thống những quy định về biện pháp khắc phục hậu quả. Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 quy định thủ tục, thời hạn áp dụng, thẩm quyền quy định các biện pháp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài ra, Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2008 quy định thêm phần chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Biện pháp khắc phục hậu quả có vị trí quan trọng trong công tác xử phạt VPHC dựa trên nguyên tắc “mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật” (Điều 3 Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002) và tinh thần này được gắn liền với mỗi văn bản cũng như các quy định về xử phạt hành vi VPHC cụ thể. Thực tế cho thấy, trong xử phạt VPHC, bên cạnh việc xử dụng các hình thức xử phạt để trừng phạt, răn đe và ngăn ngừa những đối tượng vi phạm cũng như các cá nhân, tổ chức khác không thực hiện hành vi VPHC thì việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả góp phần đảm bảo khắc phục những thiệt hại, tác động do hành vi VPHC gây ra, duy trì trật tự quản lý nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội và thể hiện được tính kiên quyết, triệt để trong xử lý VPHC. Các biện pháp khắc phục hậu quả thể hiện được nội dung bao quát tới hầu hết các hành động, cách thức cần thiết để thực hiện việc khắc phục hậu quả và trên thực tế, hầu hết các nghị định quy định xử phạt VPHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đều quy định áp dụng các biện pháp này đối với những hành vi VPHC cụ thể. Để chi tiết hơn nữa nội dung các biện pháp khắc phục hậu quả, Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 quy định nội dung từng biện pháp tại các Điều 18, 19, 20, 21. Có thể nói, đây là những quy định rất cụ thể của pháp luật về xử lý VPHC nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xử phạt VPHC hiện nay. 2. Những điểm hạn chế của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả. Thứ nhất, xét từ góc độ hiệu lực pháp luật và tính thống nhất của pháp chế thì các hành vi VPHC và hình thức xử phạt đối với từng hành vi đó phải quy định tại Pháp lệnh (hoặc sau này phải là Luật hay Bộ luật xử phạt hành chính). Tuy nhiên vì các lý do là: khối lượng VPHC nhiều lại luôn thay đổi cần phải được điều chỉnh kịp thời...để từ đó quy định tại các Nghị định mà thực tế, Chính phủ đã ban hành hơn 40 Nghị định quy định về xử phạt VPHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước nhưng hiện nay vẫn còn nhiều hành vi vi phạm chưa được quy định, đồng thời hệ thống hình thức xử phạt VPHC hiện tại chưa đủ để có thể đấu tranh có hiệu quả đối với các VPHC. Trong các hình thức được quy định tại chương II của Pháp lệnh xử lý VPHC (gồm 9 hình thức, biện pháp) chỉ có 5 hình thức mang tính chất xử phạt còn các biện pháp khắc phục hậu quả (4 biện pháp) chỉ mang ý nghĩa giải quyết hậu quả. Kinh nghiệm lịch sử nước ta và kinh nghiệm các nước cho thấy còn có nhiều hình thức xử phạt hành chính rất có hiệu quả mà ta cần nghiên cứu vận dụng. Thứ hai, việc quy định hai hình thức phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm) chỉ được áp dụng cùng với hình thức phạt chính trên thực tế là không phù hợp. Nhiều trường hợp, đối tượng vi phạm chạy nên không áp dụng được hình phạt chính, từ đó cũng không thể áp dụng hình thức phạt bổ sung được. Do vậy, cần nghiên cứu xác định lại tính chất và nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt. Ngoài ra, về hình thức xử phạt chính như cảnh cáo và phạt tiền cũng có nhiều điểm chưa hợp lý. Phạt cảnh cáo ít được áp dụng trong thực tế, nếu áp dụng lại mang tính hình thức, không thể hiện sự nghiêm minh. Hay nói cách khác, các đối tượng vi phạm bị xử phạt không sợ hình thức xử phạt này. Vì vậy, trong thực tiễn xử lý VPHC, hình thức phạt tiền được áp dụng rất phổ biến, có thể nói đây là sự lạm dụng còn hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng hạn chế. Trong một số trường hợp, mức xử phạt còn thấp nên chưa đủ tính răn đe, phòng ngừa cho các vi phạm tiếp theo, điều này đòi hỏi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải nâng mức xử phạt. Ví dụ, Nghị định số 34 của Chính Phủ quy định người điều khiển ôtô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị phạt 600.000-800.000 đồng, trong khi mức phạt trước đây tại Nghị định 176 chỉ 200.000–400.000 đồng. Mức phạt tăng sẽ làm tăng tính răn đe đối với những người không chấp hành luật giao thông đường bộ. Do đó cũng làm tăng hiệu quả của công tác xử phạt VPHC, hạn chế những hành vi VPHC xảy ra. Về hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, Pháp lệnh xử lý VPHC không quy định giới hạn tối đa của mức tịch thu, do đó khi áp dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn sẽ bị vận dụng một cách tùy tiện, dẫn đến tình trạng bất bình, kiện cáo, gây hoang mang trong nhân dân. Khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh xử lý VPHC quy định: ... Ngoài ra, các biện pháp khắc phục hậu quả được mô tả còn chung chung, chưa thể hiện được tính điển hình trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước nên không đảm bảo tính khả thi và không dễ dàng cho người thực thi pháp luật vận dụng chính xác trong trường hợp cụ thể. Điểm a Khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh xử lý VPHC quy định: “ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép” mang tính ước lượng rất khó áp dụng đối với nhiều hành vi VPHC cụ thể trong một số lĩnh vực như quản lý và bảo vệ rừng, đốt rừng làm nương của bà con dân tộc thiểu số, không thể xác định thực hiện như thế nào để có thể khôi phục lại tình trạng rừng ban đầu. Do đó, các biện pháp khắc phục hậu quả nên được quy định rõ ràng sao cho các cơ quan thực thi có thể dễ dàng thực hiện đúng pháp luật, áp dụng chính xác vào việc xử phạt các hành vi VPHC cụ thể. Bên cạnh nhiều điểm tích cực, thì các hình thức xử phạt VPHC, các biện pháp khắc phục hậu quả cũng có những điểm hạn chế nhất định. Tuy nhiên, muốn phát huy hiệu quả của công tác xử phạt VPHC thì cần có sự tham gia, giám sát, kiểm tra của xã hội trong việc áp dụng các hình thức xử phạt cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả. Phải đảm bảo đầy đủ cho việc xử lý nghiêm minh, triệt để là trách nhiệm của người thực thi công vụ, sao cho các quy định của Pháp lệnh được áp dụng đúng đắn, khách quan, kịp thời, đúng đối tượng, phù hợp với tính chất và mức độ vi phạm, khắc phục triệt để hậu quả do VPHC gây ra.. Có thể nói, bên cạnh việc quy định các hình thức xử phạt sao cho hợp lý thì công tác xử lý, áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn, công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước cũng như của nhân dân trong công tác xử phạt VPHC cũng đóng vai trò rất quan trọng. Kết luận Vi phạm hành chính cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trật tự quản lý của Nhà nước trên mọi lĩnh vực. Vì vậy, việc đấu tranh phòng, chống các vi phạm hành chính là một đòi hỏi, một yêu cầu khách quan tất yếu của Nhà nước và xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ này, bên cạnh các biện pháp giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân cần phải tiến hành hoạt động xử lý VPHC. Xử phạt VPHC là biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng nhằm xử lý các cá nhân, tổ chức thực hiện việc VPHC, giáo dục người vi phạm. Bên cạnh những điểm tích cực, hợp lý, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả cũng có những điểm hạn chế. Tuy nhiên, xử phạt vi