Tóm tắt. Nghiên cứu khái quát một số nội dung chủ yếu của quản lí trường hợp người
khuyết tật và đặc biệt là vấn đề đánh giá toàn diện người khuyết tật trong thực hành quản
lí trường hợp đối với người khuyết tật. Nghiên cứu nhấn mạnh tới việc tìm hiểu nội dung
đánh giá người khuyết tật và gia đình của người khuyết tật, các nguồn lực và dịch vụ trợ
giúp, từ đó ứng dụng đánh giá một trường hợp người khuyết tật. Kết quả cho thấy, việc
đánh giá toàn diện có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện công tác quản lí trường hợp
người khuyết tật.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá toàn diện trong quản lí trường hợp người khuyết tật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0039
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 121-127
This paper is available online at
ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN TRONG QUẢN LÍ TRƯỜNG HỢP
NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Đỗ Nghiêm Thanh Phương và Nguyễn Duy Cường
Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nghiên cứu khái quát một số nội dung chủ yếu của quản lí trường hợp người
khuyết tật và đặc biệt là vấn đề đánh giá toàn diện người khuyết tật trong thực hành quản
lí trường hợp đối với người khuyết tật. Nghiên cứu nhấn mạnh tới việc tìm hiểu nội dung
đánh giá người khuyết tật và gia đình của người khuyết tật, các nguồn lực và dịch vụ trợ
giúp, từ đó ứng dụng đánh giá một trường hợp người khuyết tật. Kết quả cho thấy, việc
đánh giá toàn diện có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện công tác quản lí trường hợp
người khuyết tật.
Từ khóa: Quản lí trường hợp, người khuyết tật, đánh giá toàn diện, nguồn lực, dịch vụ.
1. Mở đầu
Quản lí trường hợp là một phương pháp trong thực hành công tác xã hội, trong tiếng Anh
được gọi là Case Management, phương pháp này được áp dụng phổ biến trong ngành công tác xã
hội ở trên thế giới để trợ giúp các đối tượng yếu thế, tuy nhiên nó lại là vấn đề mới đối với Việt
Nam, về cả lí luận và thực tiễn. Quản lí trường hợp được ứng dụng trong việc hỗ trợ rất nhiều đối
tượng yếu thế trong xã hội như người nhiễm/ảnh hưởng bởi HIV, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, người lạm dụng chất gây nghiện. . . và đặc biệt là người khuyết tật.
Ngày 6 tháng 1 năm 2015, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ra Thông tư Số
01/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn về quản lí trường hợp người khuyết tật và có hiệu lực thi
hành từ ngày 25 tháng 2 năm 2015. Thông tư đã đưa ra những hướng dẫn khá cụ thể về những vấn
đề liên quan đến Quản lí trường hợp người khuyết tật như định nghĩa, quy trình, nhiệm vụ cũng
như cách thức tổ chức, trách nhiệm của các cơ quan, các dịch vụ trong quản lí trường hợp người
khuyết tật. Đây là một thông tư có ý nghĩa to lớn trong việc trợ giúp người khuyết tật tại nước ta,
nếu được thực hiện tốt, một mặt, nó sẽ giúp cho người khuyết tật được trợ giúp một cách toàn diện
và có hệ thống, được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tốt nhất có thể; mặt khác, việc thực hiện thông tư
quản lí trường hợp người khuyết tật cũng sẽ đảm bảo một cơ chế phối hợp thống nhất giữa những
đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ người khuyết tật của các ngành như y tế, giáo dục, lao động và các
ban ngành đoàn thể khác trong xã hội.
Quản lí trường hợp NKT là một lĩnh vực thực hành trong CTXH, song, làm rõ các vấn đề lí
luận liên quan đến QLTH NKT và ứng dụng nó trong thực hành như thế nào sẽ giúp cho người cán
Ngày nhận bài: 5/1/2016. Ngày nhận đăng: 2/5/2016
Liên hệ: Đỗ Nghiêm Thanh Phương, e-mail: donghiemphuong@gmail.com
121
Đỗ Nghiêm Thanh Phương và Nguyễn Duy Cường
bộ QLTH dễ tiếp cận hơn trong công tác của mình. Trong QLTH nói chung và QLTH NKT nói
riêng, vấn đề đánh giá toàn diện là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Đánh giá trong QLTH
là “Đánh giá một hoàn cảnh và con người trong hoàn cảnh đó” (Brill, 1998). Đó là việc rà soát về
nhu cầu một cách có tổ chức nhằm xác định các ưu tiên, bao gồm việc thu thập thông tin cần thiết
để đánh giá những gì cần phải thay đổi, những nguồn lựcnào cần có để đem lại thay đổi, những
vấn đề nào có thể xảy ra do thay đổi,. . . Khi đánh giá, NVQLTH sẽ đặt ra những câu hỏi: Vấn đề
đang tạo ra những tác động như thế nào? NKTđã và đang đối phó với vấn đề ra sao? NKT có cần
hỗ trợ không? Hỗ trợ như thế nào? Đánh giá toàn diện là quá trình thu thập, phân tích thông tin
không chỉ về bản thân của NKT, gia đình của NKT, tình trạng KT mà còn đánh giá cả mối quan hệ
của NKT với môi trường xung quanh của họ. Mặt khác, đánh giá toàn diện còn xem xét các thực
tế nguồn lực và hệ thống dịch vụ trợ giúp NKT giải quyết các khó khăn.
Xuất phát từ những lí do trên, việc làm rõ các vấn đề lí luận của đánh giá toàn diện trong
QLTH NKT và thực tiễn việc thực hiện đánh giá troàn diện với NKT như thế nào sẽ giúp cho công
tác QLTH người khuyết tật được dễ dàng hơn, hiệu quản hơn, trợ giúp được nhiều hơn đối với
những NKT.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng cơ sở lí luận của phương pháp đánh giá toàn diện
trong QLTH người khuyết tật và ứng dụng những vấn đề lí luận đó trên một trường hợp cụ thể
nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu lí luận như phân tích, tổng
hợp, hệ thống hoá, khái quát những lí thuyết cũng như các công trình nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước được đăng tải trên sách, tạp chí, báo, đề tài về các vấn đề liên quan tới Quản lí
trường hợp người khuyết tật và đánh giá toàn diện trong QLTH NKT để làm rõ nội dung, nguyên
tắc, mục đích, phương pháp, công cụ đánh giá toàn diện trọng QLTH NKT.
Bên cạnh phương pháp nghiên cứu lí luận, nghiên cứu này của chúng tôi cũng được thực
hiện thông qua phương pháp thực nghiệm. Dựa trên phần lí luận, chúng tôi tiến hành áp dụng đánh
giá toàn diện trên một trường hợp NKT và từ kết quả thu được, một mặt, nó làm sáng rõ các vấn
đề lí luận của đánh giá toàn diện, mặt khác, chúng tôi đưa ra những đề xuất để công tác đánh giá
toàn diện NKT trong thực tiễn được thuận lợi hơn.
2.2. Những vấn đề lí luận của đánh giá toàn diện trong quản lí trường hợp người
khuyết tật
2.2.1. Định nghĩa
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đánh giá toàn diện trong QLTH NKT, Hartman cho
rằng: “là việc thu thập những thông tin liên quan tới hoàn cảnh của thân chủ vàbản thân thân chủ
trong suốt tiến trình QLTH” (Hartman, 1994, p.27).
Meyer cho rằng, tiến trình đánh giá toàn diện thực chất là “làm sáng tỏ những thông tin của
thân chủ, môi trường sống của thân chủ và phạm vi, bối cảnh của các dịch vụ dịch vụ trợ giúp và
nguồn lực, khung thời gian và vấn đề của thân chủ” (Meyer, 1995b, p.267). Đánh giá toàn diện
cũng chính là việc xem xét sự tác động, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa môi trường và cá nhân, đặc
122
Đánh giá toàn diện trong quản lí trường hợp người khuyết tật
biệt là sự ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau (Germain & Gitterman, p.28)
Như vậy, có khá nhiều quan niệm khác nhau về đánh giá toàn diện trong công tác QLTH
NKT, song tựu chung lại, đều thống nhất đánh giá toàn diện là quá trình thu thập, phân tích thông
tin không chỉ về bản thân của NKT, gia đình của NKT, tình trạng KT mà còn đánh giá cả mối quan
hệ của NKT với môi trường xung quanh của họ. Mặt khác, đánh giá toàn diện còn xem xét các
thực tế nguồn lực và hệ thống dịch vụ trợ giúp NKT giải quyết các khó khăn. CBQLTH cùng với
nhóm liên ngành phân tích các thông tin thu thập được xác định được vấn đề mấu chốt của NKT,
xác định được các tiềm năng của NKT, gia đình NKT và nguồn lực cộng đồng trong việc tham gia
giải quyết vấn đề của NKT. Dựa vào kết quả tổng hợp cuối cùng này, CBQLTH cùng nhóm liên
ngành, NKT và gia đình NKT sẽ xây dựng kế hoạch can thiệp hiệu quả.
Đánh giá toàn diện nhằm đưa ra một bức tranh tổng quan về NKT. Nó giúp xác định được:
Các khó khăn thực sự của NKT trong các mối quan hệ gia đình và xã hội; điểm mạnh, điểm hạn
chế và các nguồn lực trợ giúp cho việc lập kế hoạch; vấn đề ưu tiên của NKT trong hiện tại. Từ đó
xác định được nhu cầu ưu tiên để chuẩn bị cho bước lập kế hoạch tiếp theo.
2.2.2. Nội dung đánh giá
(1). Đánh giá về sức khỏe thể chất của NKT
Bệnh tật; tiểu sử của bệnh tật, mức độ ảnh hưởng của bệnh tật tơi sức khỏe và khả năng lao
động, hòa nhập; các chi phí cho chữa trị bệnh tật, sự thay đổi của bệnh tật. Trí lực: các dấu hiệu
suy giảm về trí lực của NKT như thế nào? Khả năng giao tiếp, mức độ ổn định tâm lí, khả năng
kiểm soát cảm xúc và hành vi.
(2). Đánh giá về sức khoẻ tinh thần
Kiểm tra tình trạng tâm thần được căn cứ vào quan sát đối với NKT, cách NKT hành động,
cách họ nói và họ hiện diện, họ nhận thức. Việc đánh giá này nhằm tìm hiểu xem NKT có những
dấu hiệu hay hành vi giống người khác không. CBQLTH cũng có thể kiểm tra không chính thức
thông qua quan sát và ghi lại cách NKT tư duy, tình trạng cảm xúc và hành vi.
(3). Đánh giá nhận thức của NKT
Tìm hiểu trình độ học vấn và hiểu biết của NKT.
(4). Các mối quan hệ xã hội của NKT
Các hoạt động xã hội của NKT sẽ chỉ ra khả năng hòa nhập cũng như những tiềm năng về
mạng lưới hỗ trợ. Các hoạt động xã hội này có thể là việc tham gia vào các nhóm đồng đẳng, hội
đồng hương, nhóm chung sở thích, nhóm đi chùa, nhà thờ, nhóm bạn thân. . .
(5). Khả năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân của NKT
Việc đánh giá nhằm tìm hiểu NKT có khả năng tự chăm sóc bản thân không. Khi có việc
xảy ra, NKT có khả năng tự bảo vệ không.
(6). Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Việc đánh giá nhằm tìm hiểu khi có nhu cầu, NKT có tiếp cận được với các dịch vụ cơ bản
dành cho NKT không.
(7). Đánh giá về việc sử dụng thuốc điều trị
Vì là NKT nên thường hay có vấn đề về sức khỏe và việc sử dụng các phương pháp trị liệu
hay thuốc thang là điều tất yếu. Do vậy, CBQLTH cần lưu ý để đưa vào đánh giá điểm mạnh, hạn
chế của mỗi phương pháp, NKT sử dụng phương pháp trị liệu đó như thế nào, có theo chỉ dẫn
123
Đỗ Nghiêm Thanh Phương và Nguyễn Duy Cường
không? Cách làm là cần quan sát tìm tòi, đọc các chỉ dẫn của các loại thuốc mà đối tượng sử dụng
để biết cách hướng dẫn NKT sử dụng một cách hiệu quả cũng như có những can thiệp kịp thời khi
thấy phản ứng của NKT với thuốc, cần chú ý tới những đơn thuốc không được kê đơn bởi bác sỹ vì
rất có thể sẽ cung cấp một thông tin gì đó khác liên quan tới bệnh tật của NKT hoặc phòng ngừa
những tác dụng phụ có hại có thể xảy ra.
(8). Đánh giá người chăm sóc
Người chăm sóc chính là người cần được đánh giá một cách toàn diện về mọi khía cạnh,
sức khỏe, khả năng chăm sóc nuôi dưỡng, thái độ, các mối quan hệ có liên quan. Người chăm sóc
chính có thể là cha mẹ hoặc một người họ hàng hay một người bảo hộ nào đó. Các nội dung đánh
giá có thể bao gồm nguồn lực kinh tế, kiến thức chăm sóc, mối quan hệ, thời gian có thể dành cho
NKT trong việc chăm sóc. . .
(9). Nguồn lực chính thức
Các tổ chức xã hội trong cộng đồng như hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội Chữ thập đỏ,
Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên, các tổ chức địa phương. Cần đánh giá mối quan hệ hiện tại,
khả năng các tổ chức này có thể tham gia giải quyết vấn đề của NKT và gia đình NKT. Các cơ sở
như y tế, công an, nhà trường là những đơn vị sẽ tham gia chính vào quy trình QLTH với NKT.
Ngoài ra, còn có sự tham gia của các cơ sở, trung tâm hỗ trợ, chữa trị và phục hồi chức năng cho
NKT.
(10). Nguồn lực không chính thức
Nguồn lực không chính thức bao gồm hệ thống gia đình mở rộng và bạn bè của NKT. Việc
đánh giá này cũng là đánh giá hệ thống hỗ trợ của NKT. Các thành tố trong hệ thống này luôn có
sẵn trong cộng đồng đặc biệt là ở đất nước đề cao văn hóa cộng đồng, tình làng nghĩa xóm, tương
thân tương ái, và lá lành đùm lá rách. Đó là hàng xóm láng giềng. những tình nguyện viên, những
người người có chung hoàn cảnh.
2.2.3. Kết luận các nguy cơ và xác định các vấn đề của NKT
Sau khi đánh giá vấn đề dựa trên trên 3 cấp độ (Cá nhân - cấp độ “vi mô”; Tổ chức/ cộng
đồng - cấp độ “trung mô”; và Chính sách xã hội/ nhà nước/ văn hoá - cấp độ “vĩ mô”), CBQLTH
cần đưa ra các kết luận về vấn đề của NKT liên quan đến NKT và môi trường chăm sóc.
- Về bản thân NKT, vấn đề thường liên quan đến:
• Sức khoẻ thể chất, tình trạng khuyết tật, các bệnh tật hiện có.
• Sức khoẻ tâm thần: tình cảm, cảm xúc, thái độ đối với bản thân và những người xung
quanh.
• Giáo dục, nhận thức: những khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục.
• Hoà nhập: nhận thức, thái độ, khả năng giao tiếp để hoà nhập.
- Về môi trường nuôi dưỡng, các vấn đề thường liên quan đến:
• Khó khăn trong việc chăm sóc do thiếu tài chính, thiếu kiến thức chăm sóc, không đoàn
kết trong nội bộ gia đình.
• Thiếu hiểu biết và nhận thức sai lệch về tình trạng khuyết tật.
• Cơ sở vật chất không đảm bảo cho việc hoà nhập, tăng khả năng tự lập cho NKT.
• Có thái độ kì thị và phân biệt trong giao tiếp ứng xử với NKT.
124
Đánh giá toàn diện trong quản lí trường hợp người khuyết tật
2.3. Kết quả đánh giá toàn diện trường hợp người khuyết tật
Bảng 1. Tổng hợp kết quả đánh giá toàn diện về cá nhân
và gia đình người khuyết tật
TT Lĩnh vực Những vấn đề Những điểm mạnh của Nhu cầu của người
đánh giá đã được xác định người khuyết tật/gia đình khuyết tật/gia đình
1
Hoàn cảnh
sinh kế
thiết yếu
- Gia đình thuộc hộ nghèo
- Làm nông song ít ruộng
- Mẹ không có việc làm ổn
định
- Nhiều người không có khả
năng lao động hoặc chưa đến
tuổi lao động
- Trẻ nhận được chế độ:
360,000 đồng/tháng
- Bố có công việc ổn
định có lương tháng
- Vườn rộng, có ao, có 1
con bò và chăn nuôi một
số loại gia cầm khác
- Làm chế độ cho
người chăm sóc
- Hỗ trợ vốn để chăn
nuôi theo mô hình hộ
gia đình
2
Chăm sóc
sức khoẻ
và y tế
- Trẻ bại não nằm liệt một
chỗ, toàn thân co cứng
- Suy dinh dưỡng nặng
- Có bệnh về phổi
- Không có các thiết bị y tế
phù hợp
- Đã được đi phụ hồi
chức năng lúc còn nhỏ
- Mẹ được học về kĩ thuật
PHCN
- Mẹ có thời gian chăm
sóc con
- Tập PHCN
- Chữa bệnh phổi
- Tư vấn dinh dưỡng
- Cần các thiết bị như
ghế nằm cho NKT,
nẹp chân
3
Giáo dục,
học nghề
và việc
làm
- Trẻ chưa từng được đi học - Trẻ có khả năng học nói Cần hỗ trợ học ngônngữ
4
Môi
trường
sống
- Nhà chưa kiên cố
- Không có nhà vệ sinh tự
hoại
- Vật dụng trong nhà chưa
phù hợp với NKT
- Không gian xung
quanh nhà thoáng mát,
rộng rãi
- Xây nhà vệ sinh mới
- Hỗ trợ sửa chữa nhà
- Bổ sung thêm vật
dụng
5
Các kĩ
năng sống
độc lập
-Không tự mình thực hiện
được các hoạt động như ăn
uống, vệ sinh cá nhân, mặc
quần áo
- Trẻ có thể nhai và nuốt
thức ăn
- Cần hỗ trợ kĩ năng
ăn, uống
- Cần người hỗ trợ
hàng ngày
6 Tham giacộng đồng
-NKT không được đi ra
ngoài
- Không có các hoạt động
giải trí, không có đồ chơi
- Không có tivi để xem
- Thể hiện sự quan tâm
đến mọi người trong gia
đình, khi thấy người thân
đến, trẻ tỏ vẻ vui mừng
- Cần được đi ra
ngoài hàng ngày
- Cần được cung cấp
thêm nhiều đồ chơi
- Cần có ti vi để xem
7 Tâm lí vàtình cảm - Hay la hét - Gần gũi với mẹ
- Cần có người hiẻu
trẻ và trò chuyện với
trẻ hàng ngày
Như vậy, với 7 lĩnh vực đánh giá cá nhân và gia đình NKT, kết quả cho thấy, cả 7 lĩnh vực,
NKT đều gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về chăm sóc y tế, sinh kế của gia đình và các kĩ năng
sống độc lập. Tuy nhiên mỗi lĩnh vực đó, NKT và gia đình cũng có những thuận lợi đáng kể, từ
những thông tin trên, cán bộ QLTH có thế xác định được những nhu cầu chính cần trợ giúp đối với
NKT và gia đình ở mỗi một lĩnh vực cụ thể.
125
Đỗ Nghiêm Thanh Phương và Nguyễn Duy Cường
2.3.1. Kết quả đánh giá toàn diện về dịch vụ và nguồn lực hỗ trợ người khuyết tật
Bảng tổng kết dưới đây đã tổng hợp chi tiết những dịch vụ và nguồn lực trong hỗ trợ NKT
và gia đình NKT. Sau đánh giá, có thể thấy rất nhiều các ngồn lực tại địa phương đã được tính đến,
từ UBND, các hội, đoàn thể cho đến các nguồn lự bên ngoài khác.
Bảng 2. Tổng hợp các nguồn lực và dịch vụ hỗ trợ cho người khuyết tật
TT Nhu cầu cần trợ giúp Nguồn lực hỗ trợ Dịch vụ hỗ trợ
1
- Làm chế độ Bảo trợ xã hội cho người
chăm sóc
- Hỗ trợ vốn để chăn nuôi theo mô hình
hộ gia đình
Uỷ ban nhân dân xã,
Phòng lao động huyện
Ngân hàng chính
sách
2
- Tập PHCN
- Chữa bệnh phổi
- Tư vấn dinh dưỡng
- Cần các thiết bị như ghế nằm cho NKT,
nẹp chân
Mẹ, Cán bộ y tế xã, hội
NKT, hội đoàn thể khác
ở địa phương
Bệnh viện Huyện
3 Học ngôn ngữ Giáo viên mầm non xã Trường mầm non xã
4
- Xây nhà vệ sinh mới
- Hỗ trợ sửa chữa nhà
- Bổ xung thêm vật dụng
Cộng đồng, hàng xóm
Các nhà hảo tâm
Uỷ ban Nhân dân
Đơn vị thi công
5 - Cần hỗ trợ kĩ năng ăn, uống- Cần người hỗ trợ hàng ngày
Mẹ
Hội phụ nữ xã
6
Cần được đi ra ngoài hàng ngày
- Cần được cung cấp thêm nhiều đồ chơi
- Cần có ti vi để xem
Mẹ
Hội, đoàn thể xã
Hàng xóm
7 -Cần có người hiẻu trẻ và trò chuyện vớitrẻ hàng ngày
Mẹ
Hội, đoàn thể xã
Hàng xóm
Các dịch vụ cũng được đánh giá chi tiết và chỉ xem xét các dịch vụ có chất lượng và gần gũi
nơi địa bàn trẻ sinh sống. Thông qua những đánh giá chi tiết này, người CBQLTH hoàn toàn có thể
xây dựng kế hoạch hỗ trợ NKT một cách chính xác, phù hợp với NKT và gia đình của họ.
3. Kết luận
Như vậy, dựa trên cơ sở khái quát cách vấn đề lí luận của QLTH với NKT và vấn đề đánh
giá toàn diện trong QLTH, thông qua việc áp dụng nó để đánh giá trên một trường hợp cụ thể cho
ra kết quả tốt đẹp. Nghiên cứu đã đưa ra được một cách hiểu đơn giản song đầy đủ về đánh giá toàn
diện, đó là quá trình thu thập, phân tích thông tin không chỉ về bản thân của NKT, gia đình của
NKT, tình trạng KT mà còn đánh giá cả mối quan hệ của NKT với môi trường xung quanh của họ.
Việc đánh giá toàn diện cần căn cứ việc đánh giá thân chủ là NKT và gia đình của NKT trên bảy
nội dung là sinh kế; chăm sóc sức khoẻ và y tế; giáo dục, học nghề và việc làm; môi trường sống;
các kĩ năng sống độc lập; tham gia cộng đồng; tâm lí và tình cảm, có thể còn nhiều hơn thế. Mặt
khác, việc đánh giá cũng cần tập trung vào đánh giá nguồn lực và các dịch vụ hỗ trợ NKT. Thực
hiện được những công việc trên, người CBQLTH không chỉ có các vấn đề về kiến thức hay hiểu
biết về khuyết tật mà cần có các kĩ năng giao tiếp, đặc câu hỏi, thấu cảm. . . và quan trọng nhất là
biết sử dụng các công cụ, đặc biệt là công cụ đánh giá sinh thái trong đó tiêu biểu là các biểu đồ
126
Đánh giá toàn diện trong quản lí trường hợp người khuyết tật
sinh thái, biểu đồ về vấn đề của NKT và nhu cầu của NKT, biểu đồ về mối quan hệ của NKT, biểu
đồ về nguồn lực và dịch vụ hỗ trợ NKT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Aldine De Gruyter, 1992. Case mamagement in social work. New York: Allyn & Bacon.
[2] Barbara J. Holt, 2000. The Practice of Generalist Case Management. Pearson Higher
Education.
[3] Charle Zastrow, 1985. The practice of social work. The Dorsey Press.
[4] Gursansky, D., Harvey, J., & Kennedy, R., 2003. Case management policy, practice and
professional business. Crows Nest, N.S.W: Allen & Unwin.
[5] Luise Johson, 1995. Social work practice – General approach. Brooks/Cole Publishing
Company
[6] Moxley, D., 2011. Case management. New York: Springer.
[7] Nancy Summers, 2009. Case Management Practice – Skills for the Human Services. Third
Edition. Brooks/Cole.
[8] Quinlivan R, Hough R, Crowell A,., 1997. Service utilization and costs of care for severely
mentally ill clients in an intensive case management program. Psychiatric Services; vc de
46:365–71.
[9] Payne, M., 1997. Modern Social work Theory. New York: Palgrave.
[10] Summers.N., 2009. Fundamentals of case management practice: Skills for the Human
Services. Brooks/Cole
[11] Stuart, P. H., 2008. Social work profession: History. In T. Mizrahi & L. E. Davis
[12] Washington, DC, and New York, (20th ed. Vol. 4). Encyclopedia of social work. NASW Press
and Oxford University Press..
[13] Woodside, M. & McClam, T., 2006. Generalist case management: A method of Human
Service Delivery. Thomson Brook
[14] Ziguras, S.J., & Stuart, G.W., 2000. A meta-analysis of the effectiveness of mental health case
management over 20 years. Psychiatric Services, 51(11), 1410-1421.
ABSTRACT
Comprehensive assessment in case management of people with disabilities
This research looks at case management of people with disabilities, especially
comprehensive assessment of case management practices provided to people with disabilities.
The research looks at assessment content of people with disabilities and their families, and all
resources and support services from applications that assess disability cases. The results show that
comprehensive assessment has important implications in the implementation of case management
of people with disabilities.
Keywords: Case management, people with disabilities, comprehensive assessment,
resources services, support services.
127