Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững sự nghiệp văn hóa

Tóm tắt Đội ngũ cán bộ luôn là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa và phát triền bền vững đất nước. Thực hiện quan điềm của Đảng, vận dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật, ngành văn hóa đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo nên đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ gìn giữ, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh hiện nay, các cơ sở đào tạo cần xác định nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp phù hợp để hoạt động đào tạo ngày một chất lượng và hiệu quả.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững sự nghiệp văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SỰ NGHIỆP VĂN HÓA BỘ TRƯỞNG NGUYỄN NGỌC THIỆN Tóm tắt Đội ngũ cán bộ luôn là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa và phát triền bền vững đất nước. Thực hiện quan điềm của Đảng, vận dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật, ngành văn hóa đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo nên đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ gìn giữ, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh hiện nay, các cơ sở đào tạo cần xác định nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp phù hợp để hoạt động đào tạo ngày một chất lượng và hiệu quả. Từ khóa: Đào tạo, cán bộ văn hóa nghệ thuật, phát triển bền vững Abstract Personnel is always an important and decisive factor in the cause of building culture and sustainable development of the nation. Implementing the Party’s viewpoint, applying President Ho Chi Minh’s thoughts on culture and educating human resources on culture and arts, the culture sector has made important contributions to creating the contingent of cadres who are implementing the task of preserving and developing an advanced Vietnamese culture imbued with national identity, contributing to national building and defense. However, in order to meet the requirements of the nation in the current context, training institutions need to determine the key tasks and appropriate solutions so that the training activites becomes more and more effective. Keywords: Training, officials working in the field of culture and arts, sustainnable development 1. Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về văn hóa và đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm phát triển sự nghiệp văn hóa. Từ rất sớm, Đảng và Bác đã xác định việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam phải được đặt ngang tầm với những nhiệm vụ quan trọng khác: “trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải chú ý đến, cần phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa” (10, tr.345). Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định: văn hóa không chỉ là động lực để phát triển kinh tế, xã hội mà còn là động lực để phát triển đối với một quốc gia, dân tộc. Người chỉ rõ sức mạnh nội sinh của văn hóa có tác động “sửa xã hội cũ, xây xã hội mới; văn hóa tạo sức mạnh để chiến thắng bạo tàn” (1). Người cũng chỉ ra mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa: kinh tế chính là cơ sở, điều kiện cho sự hình thành và phát triển văn hóa. Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, Đảng ta đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa nước nhà song hành cùng với công cuộc kiến thiết và xây dựng đất nước. Và vì thế, ngay từ năm 1943, trong khi đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết và quan trọng nhất để tiến tới tổng khởi nghĩa, 6NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 giành lại chính quyền từ tay kẻ thù xâm lược, Đảng ta vẫn dành tâm sức để xây dựng và ban hành Đề cương văn hóa Việt Nam - chiến lược đầu tiên về văn hóa của nước ta. Bản Đề cương có vai trò định hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động văn hóa và dẫn dắt nền văn hóa dân tộc trước bối cảnh thù trong, giặc ngoài, đồng thời khẳng định sự nhất quán quan điểm của Đảng với vấn đề văn hóa: “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa), ở đó, người cộng sản phải hoạt động. Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa. Đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hóa tiên phong. Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả” (13, tr.318). Vì vậy, chỉ sau hơn một năm từ ngày giành độc lập, ngày 24 tháng 11 năm 1946, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã được tổ chức. Tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra luận điểm quan trọng, mang tính chất kim chỉ nam của văn hóa: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi, văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Chính vì vậy, “phải xúc tiến công tác văn hóa để đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” (12, tr.173). Nền văn hóa cách mạng có nhiệm vụ soi đường và dẫn dắt cho dân tộc đi trên con đường độc lập, tự cường và tự chủ. Trong bức thư gửi Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai ngày 15-7-1948, một lần nữa Người nhấn mạnh vai trò của văn hóa và căn dặn các cán bộ văn hóa: “Trong sự nghiệp vĩ đại kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta, văn hóa gánh một phần rất quan trọng. Chúng ta phải xây đắp một nền văn hóa kháng chiến kiến quốc của toàn dân. Muốn đi đến kết quả đó, tôi thiết tưởng các nhà văn hóa ta cần tổ chức chặt chẽ và đi sâu vào quần chúng” (11, tr.464). Trên nền tảng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn có những chủ trương, quyết sách kịp thời để nền văn hóa dân tộc đi đúng hướng theo tôn chỉ của nền văn hóa cách mạng phục vụ nhân dân, như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa VII xác định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”, hay Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (tháng 6 năm 1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là Nghị quyết đầu tiên, toàn diện của Ban chấp hành Trung ương Đảng về văn hoá và được coi như bản Đề cương văn hóa lần thứ hai - chiến lược văn hóa của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Nghị quyết không những đã đúc kết và hoàn chỉnh được các quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng về việc tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hoá cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà còn đề ra các nhiệm vụ cơ bản quan trọng nhất về văn hoá trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với quan điểm chỉ đạo nhất quán: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng (7, tr.57,58). Nghị quyết đã bổ sung, phát triển, làm sâu sắc, phong phú hơn kho tàng lý luận văn hóa, đường lối văn hóa của Đảng và mở đường cho thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam thu được những thành tựu to lớn. Những nội dung quan trọng này một lần nữa lại tiếp tục được Đảng ta khẳng định và phát triển sâu sắc hơn tại Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (tháng 7 năm 2004) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, với những quan điểm nhất quán, 7Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN xuyên suốt mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải quán triệt và thực hiện là: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng (2, tr.50,52). Đây chính là định hướng kịp thời, đúng đắn của Đảng, kim chỉ nam để xây dựng và phát triển văn hóa. Năm 2014, trên cơ sở tổng kết đánh giá 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Đảng ta tiếp tục ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (tháng 6 năm 2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết lần này nhấn mạnh hơn vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa trong công cuộc phát triển đất nước trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện, với quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách và xây dựng con người để phát triển văn hóa; phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế (8, tr.48,49). Như vậy, từ Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 đến nay, vai trò và vị trí của văn hóa luôn luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặt ngang tầm với kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt ngày nay văn hóa không chỉ là “động lực phát triển” mà quan trọng hơn “văn hóa là động lực phát triển bền vững đất nước”, trong đó “đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng”. Để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ phát triển nền văn hóa ở mỗi thời kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đến vai trò của cán bộ văn hóa và việc đào tạo nguồn nhân lực văn hóa. Trong thời kỳ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều tình cảm, luôn động viên, cổ vũ và đề cao vị trí của cán bộ văn hóa nghệ thuật. Người nói: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy có nhiệm vụ nhất định, phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh. Để làm trọn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững vàng, tư tưởng đúng; phải đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết” (12, tr.368-369). Ngày nay, để đạt được mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, cần có một đội ngũ cán bộ, công chức văn hóa có phẩm chất đạo đức, có năng lực trình độ chuyên môn, am hiểu về hoạt động mang tính đặc thù của ngành văn hóa mới đảm đương được nhiệm vụ. Chính vì vậy, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã đặt ra yêu cầu về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ: “Nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hoá các cấp. Sử dụng và bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có. Xây dựng quy hoạch và thực hiện chương trình đào tạo lớp cán bộ mới (cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên gia) đủ phẩm chất và năng lực đảm đương công việc trong những năm tới” (7, tr.79). Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta xác định: “Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới” (9, tr.180). Bởi thế, để văn hóa thực sự giữ được vai trò, vị trí là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ văn hóa nghệ thuật là nhiệm vụ quan trọng 8NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 mà ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải thường xuyên quan tâm thực hiện. 2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật Xác định nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của công cuộc “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và để văn hóa thực sự trở thành “mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai xây dựng và thực hiện nhiều đề án, chiến lược, quy hoạch nhằm phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong thời kỳ mới1 và coi công tác đào tạo là nhiệm vụ quan trọng. Đến nay công tác đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật đã đạt được nhiều thành tựu: - Hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực về văn hóa nghệ thuật của Bộ đã đào tạo được hàng vạn cán bộ văn hóa có mặt trên mọi miền Tổ quốc, đóng góp trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa cách mạng Việt Nam trong những năm qua. - Bộ đã thực hiện công tác quy hoạch, nâng cấp mạng lưới các trường văn hóa nghệ thuật. Một số cơ sở đào tạo đã được nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng hoặc học viện, đại học, từ sơ cấp lên trung cấp. Hiện cả nước có 54 cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp ở các trình độ khác nhau: trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học, trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý 17 cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật (gồm 03 học viện, 06 trường đại học; 04 trường cao đẳng; 02 trường trung cấp, 01 viện nghiên cứu có đào tạo trình độ tiến sĩ và 01 trường cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch). - Các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật của cả nước nói chung, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói riêng ngày càng được quan tâm đầu tư về mọi mặt. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy được trang bị ngày càng đầy đủ. Một số cơ sở đào tạo đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình đào tạo niên chế sang học chế tín chỉ. Các cơ sở đào tạo đều tập trung đổi mới nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, vì thế, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật ngày càng được nâng cao. - Bộ đã thực hiện một số đề án đào tạo ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên văn hóa nghệ thuật. Ngoài ra, Bộ và các cơ sở đào tạo còn thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên do các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước giảng dạy. - Bên cạnh chương trình đào tạo chính quy, ngành còn thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo các hoạt động của ngành, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, để đáp ứng yêu cầu hoạt động thực tiễn trong bối cảnh mới. Đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật từ Trung ương đến địa phương được tăng cường đào tạo, cập nhật kiến thức và về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng quản lý, có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu nhiệm vụ công tác. - Các thế hệ cán bộ văn hóa nghệ thuật đã biết kế thừa, trao truyền kinh nghiệm và giúp nhau cùng tiến bộ. Bên cạnh những cán bộ, các nhà khoa học giàu vốn sống thực tế và kinh nghiệm nghề nghiệp không ngừng sáng tạo để đóng góp cho ngành nhiều sản phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị, chúng ta đang có một thế hệ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ rất năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nổi bật đã đạt được, công tác đào tạo nguồn lực cán bộ văn hóa nghệ thuật cũng còn bộc lộ một số bất cập cần được khắc phục. Cụ thể: Đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật tuy đã có 9Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN sự lớn mạnh về số lượng và ngày càng được nâng cao chất lượng nhưng chưa thực sự tương xứng, ngang tầm với nhiệm vụ đang đặt ra; chưa xây dựng được một nguồn nhân lực chất lượng thực sự cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn, đội ngũ hoạt động văn hóa nghệ thuật có trình độ chuyên môn cao. Do thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao nên công tác quản lý và hoạt động văn hóa nghệ thuật còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. - Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp còn chưa kịp thời; đang có sự hụt hẫng đối với các thế hệ cán bộ, nhất là lực lượng cán bộ chuyên môn giỏi, có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao, say mê, tận tụy với ngành, với công việc; số lượng các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học giỏi có uy tín còn quá ít so với sự phát triển đa ngành hiện nay. - Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật chưa đạt hiệu quả cao do nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập còn chậm đổi mới, không đồng bộ và thiếu cập nhật kiến thức mới về hội nhập, công nghiệp văn hóa, trình độ tin học, ngoại ngữ...; nhiều ngành đào tạo, cơ sở đào tạo chưa có sự gắn kết giữa công tác đào tạo và yêu cầu thực tiễn nên chưa đáp ứng được yêu cầu của văn hóa nghệ thuật trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật của ngành phục vụ công tác đào tạo còn khá thiếu thốn và lạc hậu. Những bất cập trên đây xuất phát từ các nguyên nhân: Về chủ quan, hoạt động văn hóa nghệ thuật đang chịu sự tác động mạnh mẽ của những mặt trái trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế và sự xâm nhập của những sản phẩm văn hóa ngoại lai làm cho hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng bị chi phối, dẫn đến xuất hiện những tư tưởng phức tạp trong đời sống xã hội, gây khó khăn trong công tác quản lý cũng như tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật. Điều kiện vật chất để xây dựng và phát triển văn hóa còn hạn chế, ngân sách nhà nước và nguồn đầu tư xã hội phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật còn thấp. Đặc biệt, trong bối cảnh thực hiện tinh giản bộ máy, tiết giảm ngân sách chi tiêu công, ngân sách chi cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cán bộ văn hóa nghệ thuật cũng bị ảnh hưởng, trong khi khả năng tự chủ của các cơ sở đào tạo lại bị hạn chế bởi tính đặc thù của ngành nghề nhưng đào tạo các ngành văn hóa nghệ thuật lại cần kinh phí đào tạo cao hơn so với các ngành học thông thường khác. Công tác tuyển sinh đầu vào một số ngành văn hóa nghệ thuật chưa ổn định, thậm chí còn khó khăn do ngành học mang tính đặc thù. Để học những ngành này là khá vất vả, tốn kém, đòi hỏi người học phải có năng khiếu và đam mê thực sự, nhưng ngược lại, khi tốt nghiệp đầu ra không đảm bảo, tuổi nghề hoạt động nghệ thuật ngắn, lương và thu nhập thấp nên không hấp dẫn người học. Về khách quan, nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa trong sự phát triển đất nước, đặc biệt là trong sự phát triển bền vững còn chưa sâu sắc và xác đáng, nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong nội bộ ngành, cơ quan từ Trung ương đến địa phương còn chưa được triển khai tích cực, có nơi còn xem nhẹ công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người. Trong đội ngũ trí thức, một bộ phận các nhà quản lý, các nhà khoa học chưa phát huy hết khả năng đóng góp cho công tác đào tạo nguồn lực cán bộ văn hóa nghệ thuật, do còn thiếu những cơ chế, chính sách mang tính đặc thù để họ có thể cống hiến phục vụ bằng lòng 10 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 nhiệt huyết và say mê. Công tác đào tạo còn chưa hiệu quả do phương pháp giảng dạy và học tập còn chậm đổi mới, không đồng bộ và thiếu cập nhật. 3. Nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay Để “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI đã đưa ra các giải pháp cơ bản mang tính định hướng, như: Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở. Quan tâm xây dựng các trường văn hóa, nghệ thuật, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô đào tạo. Hình thành một số cơ sở đào tạo đại học, trên đại học trọng điểm, đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên giảng dạy các chuyên ngành văn hóa. Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; trọng dụng người có tài. Tăng cường nguồn l
Tài liệu liên quan