Đào tạo theo học chế tín chỉ từ góc nhìn của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã bắt đầu thực hiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2009. Qua hai năm thực hiện, ngoài những ưu điểm rõ rệt, phương thức đào tạo này cũng đã cho thấy có những khó khăn, hạn chế nhất định. Để xác định nguyên nhân của những hạn chế nhằm tìm biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo thì một trong những kênh thông tin cần thu thập là ý kiến phản hồi của sinh viên. Bài viết này phản ánh kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên K59 về những mặt hạn chế và những khó khăn khi học tập theo phương thức đào tạo mới. Các ý kiến này rất có ý nghĩa cho nhà trường trong việc tìm ra những biện pháp nhằm thực hiện tốt phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo theo học chế tín chỉ từ góc nhìn của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 4, pp. 41-47 ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TỪ GÓC NHÌN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn Trọng Khanh∗, Nguyễn Thị Hoa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ∗Email: khanhnt57@yahoo.com.vn Tóm tắt. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã bắt đầu thực hiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2009. Qua hai năm thực hiện, ngoài những ưu điểm rõ rệt, phương thức đào tạo này cũng đã cho thấy có những khó khăn, hạn chế nhất định. Để xác định nguyên nhân của những hạn chế nhằm tìm biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo thì một trong những kênh thông tin cần thu thập là ý kiến phản hồi của sinh viên. Bài viết này phản ánh kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên K59 về những mặt hạn chế và những khó khăn khi học tập theo phương thức đào tạo mới. Các ý kiến này rất có ý nghĩa cho nhà trường trong việc tìm ra những biện pháp nhằm thực hiện tốt phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Từ khóa: Tín chỉ, phương thức đào tạo, định lượng, định tính, hiệu quả đào tạo. 1. Đặt vấn đề Đào tạo theo tín chỉ là một phương thức đào tạo tiên tiến nhưng hiện nay vẫn còn là phương thức đào tạo khá mới mẻ đối với giáo dục đại học ở nước ta. Thực hiện đào tạo theo tín chỉ sẽ đưa giáo dục đại học Việt Nam lên ngang tầm với khu vực và thế giới, tạo sự bình đẳng về chất lượng và giá trị văn bằng với các đại học trên thế giới. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã bắt đầu thực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ từ năm 2009. Qua hai năm thực hiện với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên; với phương châm vừa triển khai thực hiện vừa xem xét, đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời, đến nay đào tạo theo phương thức này đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn nảy sinh những bất cập, hạn chế cần phải tìm biện pháp khắc phục. Để xác định được những hạn chế và nguyên nhân của nó nhằm tìm biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo theo phương thức mới thì một trong những kênh thông tin cần thu thập là ý kiến phản hồi của sinh viên. Có thể coi đây như là ý kiến của “khách hàng” bởi sinh viên là những người trực tiếp thụ hưởng phương thức đào tạo mới này. 41 Nguyễn Trọng Khanh, Nguyễn Thị Hoa 2. Nội dung nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra những nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình thực hiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của một số sinh viên khóa K59 của trường. Phiếu khảo sát được biên soạn gồm 30 câu trắc nghiệm và một câu tự luận loại câu mở, xoay quanh vấn đề phương thức đào tạo mới đã được gửi tới 300 sinh viên khóa K59. Trong đó có 150 sinh viên của các khoa thuộc khối tự nhiên: Công nghệ thông tin, Sinh học, Sư phạm kĩ thuật và khoa Toán và 150 sinh viên của các khoa thuộc khối xã hội: Lịch sử, Ngữ văn, Quản lý giáo dục, Tâm lý học và khoa Tiếng Pháp. Tổng hợp kết quả ý kiến của sinh viên qua phiếu hỏi như sau: 2.1. Kết quả đánh giá định lượng 1. Mức độ hiểu biết về học chế tín chỉ của bạn: A- Hiểu khá rõ: 28,08% B- Hiểu đôi chút: 60,35% C- Chưa hiểu gì lắm: 11,57% 2. Theo bạn, khi sinh viên nhập trường, trường hoặc khoa nên: A- Phổ biến kĩ về phương thức đào tạo theo tín chỉ: 92,63% B- Phổ biến các vấn đề như vừa qua là được: 3,86% C- Không cần phổ biến, chỉ cần phát tài liệu hướng dẫn: 3,51% 3. Bạn thích học theo phương thức “niên chế” hay “tín chỉ”? A- Thích học theo niên chế: 45,97% B- Thích học theo tín chỉ: 54,03% 4. Theo bạn hiểu thì học theo phương thức nào có lợi cho sinh viên hơn: A- Học theo niên chế: 39,65% B- Học theo tín chỉ: 60,35% 5. Theo bạn, để sinh viên năm thứ nhất nắm được phương pháp tự học thì: A- Khoa phải hướng dẫn: 55,08% B- Không cần hướng dẫn: 3,5% C- Sinh viên tự tìm cách học phù hợp: 41,42% 6. Bạn gặp khó khăn gì nhất khi học theo học chế tín chỉ? A- Thiếu phòng tự học: 9,90% B- Thiếu tài liệu và giáo trình: 8,30% C- Chưa có phương pháp tự học phù hợp: 32,84% D- Đăng ký các môn học trên mạng khó khăn: 48,96% 7. Theo bạn, việc sinh viên tự đăng kí thời khóa biểu là: A- Bình thường: 31,57% B- Tạo thuận lợi cho sinh viên: 36,71% C- Khó khăn: 18,29% D- Rất khó khăn: 13,43% 8. Theo bạn, khoa cần có phòng máy tính công cộng dành cho sinh viên đăng kí thời khóa biểu, xem điểm, tự học...? A- Rất cần: 90,88% B- Không cần: 9,12% 9. Theo bạn, học theo tín chỉ đã giúp bạn phát huy được hết khả năng về: 42 Đào tạo theo học chế tín chỉ từ góc nhìn của sinh viên đại học Sư phạm Hà Nội A- Học tập: 15,06% B- Về hoạt động xã hội: 5,91% C- Về các kĩ năng xây dựng kế hoạch cá nhân: 79,03% 10. Theo bạn, nhà trường nên cho phép sinh viên có học lực khá học nhiều học phần hơn theo quy định trong học kì để rút ngăn thời gian khóa đào tạo? A- Nên: 77,82% B- Không nên: 22,18% 11. Học theo tín chỉ cần tự học rất nhiều, các bạn có được giảng viên hướng dẫn cách tự học? A- Hoàn toàn không: 16,78% B- Có hướng dẫn nhưng sơ sài: 73,22% C- Hướng dẫn rất đầy đủ: 10% 12. Bạn thường sử dụng thời gian không lên lớp vào việc nào là chủ yếu? 288 A- Tự học ở ngay nơi ở của mình: 34,72% B- Lên thư viện hoặc giảng đường để tự học: 9,72% C- Tự học và tranh thủ đi làm thêm: 18,42% D- Tự học một chút, còn chủ yếu là làm việc khác: 37,16% 13. Bạn đã lên thư viện trường hoặc phòng tư liệu của khoa? A- Có lên thường xuyên: 12,63% B- Thỉnh thoảng: 64,07% C- Chưa bao giờ lên thư viện: 5,21% D- Chưa bao giờ lên phòng tư liệu của khoa: 18,09% 14. Theo bạn, cách đánh giá kết quả theo học chế tín chỉ là: A- Có lợi cho sinh viên: 18,63% B- Bình thường: 58,43% C- Không có lợi cho sinh viên: 22,94% 15. Theo bạn thì bạn thích: A- Học theo lớp đăng kí: 41,13% B- Học theo lớp của mình: 58,87% 16. Thời gian qua bạn thường được ai tư vấn nhiều về học tập: A- Ban Chủ nhiệm khoa: 14,70% B- Cán bộ giáo vụ khoa: 21,32% C- Cán bộ quản lí sinh viên khoa: 17,29% D- Giáo viên chủ nhiệm lớp: 46,69% 17. Giáo viên chủ nhiệm có tư vấn cho các bạn về phương pháp học tập không? A- Tư vấn rất đầy đủ: 14,18% B- Có tư vấn đôi chút: 56,75% C- Không tư vấn: 29,07% 18. Theo các bạn khi học theo học chế tín chỉ có cần giáo viên chủ nhiệm không? A- Có cần: 67,80% B- Không cần: 32,20% 19. Theo bạn, khi học theo tín chỉ có cần duy trì sinh hoạt lớp? A- Cần thiết: 52,72% B- Không cần thiết: 13,95% C- Cần thiết nhưng phải thay đổi phương thức hoạt động hiện nay: 33,33% 20. Nếu tiếp tục duy trì lớp học thì có cần lớp trưởng và bí thư không? 43 Nguyễn Trọng Khanh, Nguyễn Thị Hoa A- Có cần: 54,31% B- Không cần: 7,4% C- Cần nhưng phải thay đổi phương pháp/thức làm việc: 38,29% 21. Theo bạn, giáo viên chủ nhiệm nên tổ chức họp lớp theo lịch? A- Mỗi tuần 1 lần: 21,10% B- Mỗi tháng 1 lần: 65,45% C- Mỗi học kì 1 lần: 10,18% D- Mỗi năm học 1 lần: 3,27% 22. Ảnh hưởng lớn nhất của học theo tín chỉ tới hoạt động lớp bạn là gì: A- Sinh viên trong lớp ít học cùng nhau nên sinh hoạt lỏng lẻo, vô vị: 51,94% B- Thay đổi các cơ cấu lớp làm cho sinh viên trở nên năng động hơn: 27,36% C- Thay đổi làm cho sinh viên lúng túng, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập: 20,7% 23. Hiện nay các hoạt động của Đoàn đã đáp ứng được nguyện vọng của bạn chưa: A- Hoàn toàn đáp ứng: 7,77% B- Chỉ một phần: 60,08% C- Chưa đáp ứng: 32,15% 24. Theo bạn, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên đã hỗ trợ cho bạn chủ yếu về: A- Hoạt động tập thể: 35,91% B- Hoạt động học tập: 3,16% C- Hoạt động văn thể: 10,91% D- Chưa hỗ trợ được gì nhiều: 50,02% 25. Học theo tín chỉ có ảnh hưởng gì đến việc phấn đấu vào Đảng của các bạn: A- Khó phấn đấu: 23,10% B- Dễ phấn đấu hơn: 9,74% C- Chưa biết rõ: 67,16% 26. Để giúp sinh viên thì khoa cần chú trọng hơn tới mặt công tác nào nhất: A- Giáo viên chủ nhiệm: 28,72% B- Đoàn thanh niên: 19,29% C- Cán bộ quản lí sinh viên: 28,19% D- Giáo vụ: 23,80% 27. Theo bạn, nếu học theo học chế tín chỉ thì ở nội trú hay ngoại trú tốt hơn? A- Ở kí túc xá tốt hơn: 38,87% B- Ở nhà trọ tốt hơn:10,24% C- Ở đâu cũng như nhau: 50,89% 28. Theo bạn thì khoa có cần liên lạc với gia đình sinh viên: A- Mỗi học kì 1 lần: 33,46% B- Mỗi năm học 1 lần: 24,91% C- Chỉ liên lạc khi có việc bất thường: 26,62% D- Không cần liên lạc: 15,01% 29. Theo bạn giáo viên chủ nhiệm có cần thăm nơi ở của sinh viên: A- Thăm thường xuyên: 12,81% B- Thỉnh thoảng thăm cũng được: 30,96% C- Chỉ cần thăm khi sinh viên bị ốm đau hoặc có chuyện gì đó: 56,23% 30. Bạn thích thành phần nào trong khoa đến thăm nơi ở của sinh viên nhất: A- Ban lãnh đạo khoa: 10% B- Cán bộ quản lí sinh viên: 11% C- Giáo viên chủ nhiệm lớp: 40,8% D- Cả ba thành phần trên: 38,2% 44 Đào tạo theo học chế tín chỉ từ góc nhìn của sinh viên đại học Sư phạm Hà Nội 2.2. Kết quả đánh giá định tính Tổng hợp ý kiến trả lời câu tự luận của sinh viên trong 300 phiếu khảo sát có thể rút ra một số ý kiến chủ yếu như sau: a) Về hiểu biết của sinh viên với phương thức đào tạo mới: - Sinh viên còn khá bỡ ngỡ, lúng túng với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ do sự hiểu biết về phương thức đào tạo này còn hạn chế. Thời khóa biểu hiện nay chưa hợp lí và không ổn định nên gây khó khăn cho sinh viên ở ngoại trú và việc tự học của sinh viên. Nhà trường và khoa cần phổ biến, giải thích thật cụ thể quy chế học chế tín chỉ cho sinh viên ngay từ khi nhập trường và vào đầu mỗi học kì. Đặc biệt là cách đăng kí thời khóa biểu, cách tính điểm theo chữ cái, cách học lại, thi lại, thi nâng điểm, học vượt v.v... - Với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ thì việc tự học của sinh viên là rất quan trọng, nhưng với sinh viên, nhất là sinh viên năm thứ nhất thì còn khá lúng túng về phương pháp tự học. b) Về hoạt động đoàn thể của sinh viên với phương thức đào tạo mới: - Khi học theo học chế tín chỉ sinh viên trong lớp ít có điều kiện học cùng nhau hoặc cùng cả lớp sinh hoạt chung với nhau nên tổ chức lớp dường như bị phá vỡ và không còn nhiều ý nghĩa như trước. Các thành viên trong lớp thường có lịch học khác nhau, thậm chí còn không biết hết nhau khiến cho phong trào hoạt động đoàn thể của lớp ngày càng giảm dần, khó tổ chức những hoạt động chung để xây dựng khối đoàn kết trong lớp; cán bộ lớp không thể phát huy được hết chức năng của mình. - Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay phần lớn mới chỉ dừng ở mức độ phổ biến công việc là chính, vẫn còn lúng túng trong việc tư vấn giúp sinh viên nhanh chóng thích ứng với những yêu cầu/nắm bắt những thay đổi mới mẻ của phương thức đào tạo mới. - Các phong trào của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên còn ít và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các sinh viên hiện nay. c) Về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho phương thức đào tạo mới: Nhìn chung đa số ý kiến đều cho rằng cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay chưa tương xứng, chưa đáp ứng được hoàn toàn các yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ. Chẳng hạn: - Do thiếu giảng viên, thiếu giảng đường, thiếu thiết bị thực hành, thí nghiệm,... nên lịch học vẫn mang tính áp đặt, thậm chí còn lộn xộn hơn so với kế hoạch đào tạo trước đây. Chính vì vậy sinh viên không thể tự do lựa chọn lịch trình học tập thích hợp với cá nhân mình được. - Đào tạo theo học chế tín chỉ thì sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn nhưng môi trường học tập lại chưa đáp ứng đủ như thiếu giảng đường cho sinh viên tự học, phòng tư liệu của khoa thì hầu như không phục vụ, phòng đọc của thư viện thì không đủ chỗ, giáo trình, tài liệu chưa đầy đủ v.v... 45 Nguyễn Trọng Khanh, Nguyễn Thị Hoa - Nhà trường quy định sinh viên đăng kí lịch học qua mạng nhưng chưa có điều kiện trang bị đầy đủ máy tính công cộng để sinh viên đăng kí thời khóa biểu, tra cứu thông tin, sử dụng Internet trong tự học. Ngay chất lượng hoạt động cổng thông tin cũng chưa tốt, nhiều khi bị ngẽn mạch nên có khi do sai sót phần mềm mà sinh viên bị thiếu môn học đăng kí hoặc đăng kí nhưng không được, nhất là môn chuyên ngành nên ảnh hưởng lớn đến học kì tiếp theo của sinh viên. d) Một số ý kiến khác: - Do số sinh viên trong một lớp học không ổn định và không cùng một khoa nên không có lớp trưởng, ban cán sự chỉ đạo các hoạt động. Điều này dẫn đến nhiều bất lợi, ngay cả với việc đơn giản nhất như giặt giẻ lau, mang phấn viết lên lớp, giữ sổ đầu bài v.v... - Không ít sinh viên cho rằng học theo tín chỉ không có ích lợi gì, thậm chí là bất lợi và gây thiệt thòi cho sinh viên. Có ý kiến còn tỏ ra khá bức xúc với cách đăng kí lịch học qua mạng rắc rối và cách xếp thời khóa biểu chưa khoa học như hiện nay. Sinh viên chưa đồng tình với việc đánh giá kết quả học tập quy đổi từ con số sang chữ cái vừa thiếu công bằng vừa thiệt thòi cho sinh viên; việc hạn chế số học phần đăng kí nên không tạo điều kiện cho sinh viên giỏi rút ngắn thời gian đào tạo v.v... - Cũng có sinh viên cho rằng hiện nay hình thức đào tạo của nhà trường là hình thức bán tỉn chỉ, chưa vận dụng đúng đắn đặc điểm và tính chất của hình thức tín chỉ nên còn gây nhiều khó khăn cho sinh viên trong quá trình học tập và đăng kí lịch học. 2.3. Một số ý kiến đề xuất của sinh viên Ngoài các ý kiến trên, sinh viên cũng có một số ý kiến đề xuất với nhà trường như sau: - Đầu khóa học, nhà trường và khoa cần phổ biến thật cụ thể, chi tiết quy chế đào tạo cho sinh viên, lưu ý sinh viên về đặc điểm của phương thức đào tạo mới, về những điểm cần chú ý trong quá trình học tập, về những khó khăn và cách khắc phục v.v... - Nhà trường cố gắng sắp xếp thời khóa biểu cho hợp lí để sinh viên đỡ phải đi cả ngày mà mỗi buổi chỉ học có 3 tiết, để tạo điều kiện cho những sinh viên khá giỏi có thể đăng kí học vượt. Nhà trường nên phối hợp với các khoa cải tiến cách đăng kí lịch học để tạo thuận lợi cho sinh viên. Tổ chức học kì 3 để sinh viên hoàn thành những học phần của kì trước còn bị nợ, qua đó tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện tiếp tục học theo chương trình. - Các khoa nên tổ chức câu lạc bộ học tập để giúp sinh viên nhanh chóng nắm được phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Giảng viên lên lớp cũng nên tư vấn, hướng dẫn cho sinh viên phương pháp học tập, phương pháp tự học, tự nghiên cứu. - Đào tạo theo phương thức này vẫn cần giáo viên chủ nhiệm lớp nhưng giáo viên chủ nhiệm nên quan tâm tới lớp hơn và phải nắm vững quy chế đào tạo để tư vấn kịp thời và hiệu quả cho sinh viên. Đầu mỗi học kì giáo viên chủ nhiệm cần phổ biến rõ hơn cho 46 Đào tạo theo học chế tín chỉ từ góc nhìn của sinh viên đại học Sư phạm Hà Nội sinh viên về đặc điểm, nhiệm vụ của học kỳ, về những điểm cần chú ý, về những khó khăn và cách khắc phục. Mỗi tháng nên tổ chức sinh hoạt lớp một lần để vừa giải quyết các công việc hành chính vừa giải đáp những vướng mắc mà sinh viên gặp phải. - Đoàn trường cần có sự đổi mới phương thức hoạt động cho phù hợp với phương thức đào tạo mới như thành lập các câu lạc bộ, sinh hoạt chi đoàn theo chủ điểm v.v..... 3. Kết luận Thực hiện phương thức đào tạo mới là một việc không dễ dàng, sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về thói quen và sự thiếu thốn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Tuy nhiên, đào tạo theo học chế tín chỉ là một phương thức đào tạo tiên tiến, cần được áp dụng vào quá trình đào tạo của nước ta nói chung và của trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng. Trong quá trình thực hiện, nhà trường vừa triển khai vừa nghiên cứu để khắc phục khó khăn, tìm ra những giải pháp nhằm thực hiện thành công phương thức đào tạo mới. Kết quả khảo sát trên đây là một ý kiến góp phần vào quá trình tìm những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường khi thực hiện đào tạo theo phương thức mới này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy: ban hành theo quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [2] Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. [3] Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội , ban hành kèm theo quyết định số 2895/QĐ- ĐHSPHN ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội. ABSTRACT Training by credit system of education from the perspective of Hanoi National University of Education students Hanoi National University of Education has started a credit system training model since 2009. After two years, beside some strong advantages, this training model also has some certain limitations and difficulties. In order to specify reasons of the limitations and find out methods to improve the educating effect and quality, one of the necessary infor- mation channels is the students’ feedback. This paper reflects the result after surveying K59 students about the difficulties and limitations when studying follow the new train- ing model. These opinions are very meaningful to the school in order to find out some methods to carry out the training model as credit system of education. 47
Tài liệu liên quan