Tóm tắt. Bài báo đề cập đến quan niệm “Tam vị nhất thể” trong tôn giáo và văn
hóa Ấn Độ đã chi phối nguyên tắc tổ chức hành động của nhân vật anh hùng trong
sử thi Mahabharata. Nếu “Tam vị nhất thể” nhằm biểu lộ ba chức năng của cùng
một nguyên lý sáng tạo vũ trụ thì ba anh hùng Bhima, Arjuna và Yudhisthira cũng
nhằm một ý nghĩa tương tự. Bhima tiêu biểu cho sức mạnh thể chất, Arjuna tiêu
biểu cho trí tuệ và tài năng còn Yudhisthira tiêu biểu cho trí tuệ và đạo đức. Phải
nhìn chúng trong mối quan hệ tổng thể mới thấy được khuôn mẫu anh hùng mà
Mahabharata muốn tạc dựng.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dấu ấn của quan niệm “Tam vị nhất thể” trong sử thi Mahabharata, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 72-77
This paper is available online at
DẤU ẤN CỦA QUAN NIỆM “TAM VỊ NHẤT THỂ”
TRONG SỬ THIMAHABHARATA
Nguyễn Thị Tuyết Thu
Khoa Kiến thức Giáo dục Đại cương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến quan niệm “Tam vị nhất thể” trong tôn giáo và văn
hóa Ấn Độ đã chi phối nguyên tắc tổ chức hành động của nhân vật anh hùng trong
sử thi Mahabharata. Nếu “Tam vị nhất thể” nhằm biểu lộ ba chức năng của cùng
một nguyên lý sáng tạo vũ trụ thì ba anh hùng Bhima, Arjuna và Yudhisthira cũng
nhằm một ý nghĩa tương tự. Bhima tiêu biểu cho sức mạnh thể chất, Arjuna tiêu
biểu cho trí tuệ và tài năng còn Yudhisthira tiêu biểu cho trí tuệ và đạo đức. Phải
nhìn chúng trong mối quan hệ tổng thể mới thấy được khuôn mẫu anh hùng mà
Mahabharata muốn tạc dựng.
Từ khóa: Tam vị nhất thể, sử thi Mahabharata, bảo vệ, sáng tạo, hủy diệt.
1. Mở đầu
Thế giới quan của người Ấn Độ nói riêng và người phương Đông nói chung, không
quen chia cắt sự vật theo lối phân tích, mà nhìn nhận nó trong mối tương quan với nhau.
Người Ấn Độ đặc biệt chú trọng mối quan hệ giữa con người và vũ trụ. Con người thích
ứng, hoà đồng cùng vũ trụ. Mỗi cá nhân là một biểu hiện của vũ trụ, con người là một
mảnh của tự nhiên. Đặt vấn đề: Nguyên tắc tổ chức hành động nhân vật anh hùng trong
Mahabharata mang dấu ấn của quan niệm “tam vị nhất thể” là xuất phát từ quan niệm
trên. Trong văn hoá Ấn Độ, biểu tượng “tam vị nhất thể” là bộ ba thần tượng của Hindu
giáo. “Tam vị nhất thể” là những biểu hiện khác nhau của cùng một bản thể thống nhất, ba
chức năng của một nguyên lý sáng tạo vũ trụ, thường được thể hiện bằng một đầu người
có ba bộ mặt tạo thành một chu trình khép kín, bất tận.
Quan niệm đó, chi phối tư duy nghệ thuật của Mahabharata khá sâu đậm. Trong
Mahabharatamỗi cá nhân anh hùng chỉ tiêu biểu xuất sắc về một phương diện, tương ứng
một loại hành động đặc tả phẩm chất riêng. Trong khi Iliad mỗi cá nhân anh hùng thực
Ngày nhận bài 21/10/2012. Ngày nhận đăng 25/02/2013.
Liên lạc Nguyễn Thị Tuyết Thu, e-mail: giasuiq@gmail.com
72
Dấu ấn của quan niệm “Tam vị nhất thể” trong sử thi Mahabharata
Hình 1. Quan niệm tam vị nhất thể thế giới quan của người Ấn Độ
hiện đủ các loại hành động, thể hiện sự xuất sắc trên mọi phương diện. Chuyên luận Sử
thi Ấn Độ của Phan Thu Hiền với cái nhìn khái quát, đã chỉ ra: TrongMahabharata “nhân
vật chỉ là một mặt của bức tượng N vị nhất thể” [2;72]. Về vấn đề này P.A.Grinser cũng
đã nhận định: “Diện mạo chung của nhân vật anh hùng sử thi dường như được phân chia
cho từng người, để mỗi một người đều thể hiện một nét quan trọng nào đó của diện mạo
ấy. Trong Mahabharata, cái điển hình thường lấn át cái cá nhân. Vì thế, hình ảnh anh em
Pandava tuy có nhiều cái khác biệt về cá tính, nhưng xét cho cùng những sự khác biệt đó
là sự thể hiện những phương diện khác nhau của hình ảnh nhân vật tráng sĩ mang tính
truyền thống” [3;32]. Những nhận định hợp lý trên đã gợi ý cho chúng tôi đi vào hành
động nhân vật. Diện mạo chung của nhân vật anh hùng sử thi được biểu hiện trên những
phương diện cụ thể như sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm, đạo đức và trí tuệ, được nhận
biết thông qua hành động của các cá nhân anh hùng trong tác phẩm. Đó là vấn đề then
chốt của nghệ thuật sử thi. Sự tổ chức hành động thường được diễn ra theo dạng quy tụ,
qua hành động của một cá nhân anh hùng nhận biết được diện mạo thời đại.
Với Mahabharata, tình hình diễn ra không hẳn như vậy. Chúng tôi chú trọng vào
ba nhân vật chiếm số trang miêu tả nhiều hơn cả trong tác phẩm, để thấy rõ ý đồ tư tưởng
nghệ thuật của tác giả (Yudhisthira chiếm 10% số trang, Arjuna chiếm 7,3% số trang,
Bhima chiếm 7,3% số trang của tác phẩm). Như vậy, Mahabharata là tác phẩm tiêu biểu
cho việc xây dựng những hành động đặc tả phẩm chất của nhân vật anh hùng dưới ánh
sáng của quan niệm “Tam vị nhất thể”.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Hành động đặc tả sức mạnh thể chất của người anh hùng biểu hiện
qua nhân vật Bhima
Khi vừa được sinh ra cậu bé Bhima rớt từ lòng mẹ xuống một tảng đá khổng lồ,
khiến tảng đá đó vỡ thành trăm mảnh. Khi còn thơ ấu, chơi với anh em Kaurava nhiều khi
Bhima túm tóc và nhấc bổng chúng lên, lôi chúng trên mặt đất, dìm chúng xuống nước,
bẻ gãy cành cây nơi các Kaurava sợ hãi trốn ở đó... Hành động của Bhima, nhắc chúng
ta nhớ tới một số anh hùng trong các sử thi khác như Gingamesh, Roland... Khi lớn lên
Bhima vẫn giữ nguyên cốt cách như vậy. Trong lần anh em Pandava chạy trốn khỏi lâu đài
bằng sáp, Bhima đã cõng mẹ và bốn anh em khác trên vai, mà vẫn đi thênh thênh như con
73
Nguyễn Thị Tuyết Thu
voi đầu đàn, vạch đường xuyên rừng và dùng bộ ngực vạm vỡ gạt đổ những cây cối mở lối
đi... Thời kì sống ở trong rừng chàng chiến đấu với quái vật. Đó là những cuộc giao tranh
long trời lở đất, giết bọn yêu tinh và quỷ ăn thịt người, giải phóng đất đai đem lại sự bình
yên cho dân lành, giết Bakasura, Hidimva, Varka, Kirmira...
Là con của thần gió Vayu, Bhima có sức khỏe hơn người và rất phàm ăn. Vì vậy,
chàng mang biệt danh là “Vrikodara” nghĩa là “bụng sói”. Một mình Bhima ăn bằng sức
ăn của bốn anh em còn lại. Nguồn gốc và đặc tính thiên bẩm đó, chi phối cách thể hiện
hành vi của nhân vật. Trận giao đấu thực sự với yêu tinh Bakasura được miêu tả trong
khoảng chục dòng, ngắn gọn và quyết liệt. Nhưng, những sự kiện xảy ra sát lúc đó được
miêu tả dài hơi hơn. Nó gắn liền với hoạt động ăn uống của nhân vật. Chỉ trong 23 dòng
mà có tới 9 lần đề cập đến chuyện ăn: “ăn ngấu nghiến”, “nhai ngồm ngoàm”, “phải ăn
cái đã”, “sợ mình vấy bẩn không thể ăn uống được”, “ăn thức ăn của nó”, “tiếp tục nhai”,
“không ngừng ăn”, “đưa thức ăn lên miệng”, “ăn tận cho đến hũ đậu cuối cùng”, xỉa răng,
súc miệng, thở một hơi khoan khoái...
Quan sát hành động giao tranh giữa người anh hùng Bhima và yêu tinh Bakasura:
“Yêu tinh thân mình to lớn, tóc và râu ở miệng màu vàng hoe”. “Nó nhổ rất nhiều cây và
ném về phía Bhima. Bhima cũng nhổ vô số cây ném về phía Rakshasa...” . “Như một dãy
núi khổng lồ, hai cánh tay của người và yêu tinh chạm nhau chan chát. Trái đất bắt đầu
rung chuyển dưới sức mạnh của hai bên” [5;378]. Ở đây có sự miêu tả tương đồng giữa
người và vật. Rakshasa - Thú vật thì được miêu tả như người, Bhima - Con người thì được
miêu tả như thú vật. Qua những hành động giao tranh, lộ rõ sắc thái miêu tả của tác giả,
nhấn mạnh vẻ siêu nhiên hoang dã trong sức mạnh của người con trai thần gió Vayu.
Kết thúc cuộc giao tranh là một loạt những động tác thể hiện sức mạnh cơ bắp ở
người anh hùng này: “Bhima đùa giỡn... vật ngã... tung lên... ném xuống... tỳ đầu gối... bẻ
xương... yêu tinh rú lên một tiếng ộc máu ra như xối, rồi chết. Bhima lôi xác nó về cổng
thành” [1;105]. Quả là một Bhima lẫm liệt, hoang dã đang “phô bày sức khoẻ kì lạ của
tay chân”, gợi liên tưởng tới hành động chém trằn tinh của chàng dũng sĩ Thạch Sanh. Đó
là những hành động nghĩa hiệp cao cả, gắn với những kì tích siêu phàm, tôn vinh danh dự
chiến binh của người anh hùng sử thi.
Hành động và phẩm chất của Bhima, hoàn toàn nhất quán với vai trò và chức năng
của nhân vật sẽ đảm nhiệm trong năm ẩn giấu thứ mươì ba - Bhima đầu bếp, phục vụ
trong cung Virata. Một Bhima phàm ăn, có sức lực phi thường, chuyên thuần dưỡng bò và
súc vật hoá điên để bảo vệ cuộc sống dân lành, thực hiện chức năng lao động sản xuất.
2.2. Hành động đặc tả trí tuệ và tài nghệ của người anh hùng biểu hiện
qua nhân vật Arjuna
Bản thân cái tên Arjuna có nghĩa là mạnh mẽ và sáng chói. Kết tinh của trí tuệ và
tài năng, Arjuna là một chiến binh lý tưởng khó ai bằng trong thuật bắn cung tên. Khác
74
Dấu ấn của quan niệm “Tam vị nhất thể” trong sử thi Mahabharata
với Bhima, lòng dũng cảm và tinh thần chiến binh trong chàng được kết hợp với sự tự
điều khiển và sự tự kiềm chế. Danh dự, nghĩa vụ của một chiến binh và lòng hào hiệp
được Arjuna đề cao hơn bản thân chiến công: “Bản chất thông thường của con người là
nhìn một cách khinh bỉ những kẻ kém khả năng hơn mình. Anh giàu chế nhạo kẻ nghèo,
anh đẹp chế giễu kẻ bình thường, mạnh chế giễu yếu. Người dũng cảm khinh kẻ nhát gan.
Arjuna không phải là người tầm thường mà là một người cao cả, một anh hùng chân chính,
chàng có ý thức rằng, với tư cách là người có sức khoẻ, dũng cảm thì nhiệm vụ của chàng
là giúp đỡ kẻ khác vươn lên thoát khỏi sự hèn kém” [1;248].
Hành động của Arjuna bao giờ cũng gắn với cây cung thần. Tài cung tên “siêu quần
bạt chúng” khiến Arjuna giành được ngôi vị thứ nhất trong hàng ngũ chiến binh. Thậm chí
đến cả thần linh cũng phải nhượng bộ, đã 7 lần thần lửa Agni không thực hiện được ý đồ
thiêu cháy rừng Khandava làm thức ăn. Arjuna đã “phủ lên rừng Khandava một vòm trời
bằng cơn mưa mũi tên” [5;504], giúp đỡ thần Lửa. Tài năng của Arjuna đã chiến thắng cả
cơn mưa quyền uy của thần Indra. Trên chiến trường Kurukshetra, sự xuất hiện của Arjuna
đã làm Drona kinh hoàng lùi lại một bước, thay đổi cả cục diện chiến trận: “Đột nhiên
Arjuna xuất hiện trên trận địa, đất rung rầm rập dưới bánh xe của chàng... Drona lùi lại vì
Arjuna đã xuất hiện. Từ chiếc cung thần Gandiva, tên vun vút tuôn ra như một dòng suối.
Chẳng ai có thể trông thấy các mũi tên đã rút ra khỏi túi hoặc đang nằm trên cung. Hình
như từ chiếc cung lớn một dòng nước lũ các mũi tên ào ào vọt ra không ngừng... Drona
rút lui, chiến trận dừng lại, quân Kaurava lòng buồn rầu” [1;362]. Cuộc giao tranh được
miêu tả trong 32 dòng, thì 20 dòng trực tiếp về năng lực cung tên của Arjuna. Mọi ánh
sáng đều tập trung cả về Arjuna. Hình ảnh “dòng suối tên” đã thần diệu hoá tài cung tên
của Arjuna, tôn vinh người anh hùng chói loà rực rỡ. Đó là thứ hành động tạc dựng chân
dung tráng sỹ với vẻ đẹp hài hoà giữa Con người và Thần linh.
2.3. Hành động đặc tả trí tuệ và đạo đức của người anh hùng biểu hiện
qua nhân vật Yudhisthira
Là con của thần Dharma - thần công lý và đạo đức, “tâm trí Yudhisthira mãi mãi
bám chắc vào lẽ phải” [1;291]. “Yudhisthira không bao giờ vì yêu thương hoặc sợ sệt mà
từ bỏ con đường đạo lý” [1;171]. Góc nhìn đạo lý sẽ là tiêu chí để định giá hành động của
Yudhisthira, tạo nên một gam màu riêng biệt cho khuôn mẫu anh hùng Ấn Độ. Hành động
của Yudhisthira là kết tinh cao nhất của trí tuệ và đạo đức:
* Dẫn dắt anh em Pandava thoát khỏi lâu đài bằng sáp, do hiểu được lời tiên báo bí
ẩn của Vidura.
* Giải thoát cho Bhima khỏi sự kìm giữ của rắn Nahusa, bằng cách giải đáp câu hỏi
mà rắn đặt ra.
* Cứu Duryodhana, khi hắn bị Gandharva bắt làm tù binh.
Trước cảnh Duryodhana bị lâm nguy nhục nhã, Bhima vô cùng hả hê vì trả được mối
75
Nguyễn Thị Tuyết Thu
Hình 2. Sự khúc xạ của quan niệm tam vị nhất thể
trong khuôn mẫu anh hùng của sử thi Mahabharata
hận lòng. Song,Yudhisthira thì đau khổ, dằn vặt. Chàng quyết định phải cứu Duryodhana
- kẻ đã gây bao đau khổ cho bản thân mình và người thân của mình. Bởi, Kinh pháp cú
đã dạy: “Không thể lấy hận thù mà dập tắt hận thù”; “Sung sướng thay chúng ta sống
không thù oán giữa những người thù oán, giữa những người thù oán ta sống không thù
oán” [4;49].Và chàng tâm niệm điều đó.
Giữa ba quân giáo gươm sáng chói, chuẩn bị vào cuộc chém giết đẫm máu,
Yudhisthira đã bỏ vũ khí, xuống xe, đi bộ về phía các bậc huynh trưởng. Chàng tới chỗ
Bhisma “cúi thấp xuống sờ chân người ông đáng kính”, rồi tới gặp Drona “vòng tay cúi
đầu trước vị sư phụ”... Yudhisthira xin phép những bậc cao niên này để được tiến hành
cuộc chiến.
Có thể nói cả hai hành động cứu Duryodhana và xin ban phúc trước khi trận chiến
nổ ra, xét về động cơ đều xuất phát từ nguồn ánh sáng nội tâm, từ nguồn tình cảm đạo lý
thuần khiết. Hành động của Yudhisthira nhấn mạnh sự tuân thủ các quy tắc danh dự, đạo
nghĩa nhiều khi trở thành hình tượng thuyết minh cho đạo lý, khiến nhân vật thiếu cá tính
và sự sinh động như Arjuna và Bhima. Ở Yudhisthira, chân lý, sự công bằng, quy luật và
76
Dấu ấn của quan niệm “Tam vị nhất thể” trong sử thi Mahabharata
nghĩa vụ được thực hiện bởi một khát vọng cao cả của lòng thương yêu, hoà hợp và hướng
thiện. Đó hoàn toàn không phải là đặc trưng tính cách của nhân vật anh hùng trong các sử
thi truyền thống. Không chỉ năng lực chinh chiến nơi trận tiền, mà ý nghĩa đạo đức toát ra
từ hành động tạo vị thế và nét đẹp, khiến Yudhisthira trở thành người anh hùng trung tâm
của thế giới nhân vật trongMahabharata.
Trên đây, chúng tôi đã xem xét từng loại hành động riêng biệt: hành động đặc tả sức
mạnh; hành động đặc tả tài nghệ; hành động đặc tả đạo đức của nhân vật anh hùng trong
Mahabharata. Với kiểu tổ chức này, tác giảMahabharata dường như chịu ảnh hưởng quan
niệm “tam vị nhất thể” (Trimutir) trong thần thoại Ấn Độ. Dưới ánh sáng của quan niệm
“Tam vị nhất thể” chúng tôi lược đồ hoá đặc trưng hành động của nhân vật anh hùng trong
Mahabharata như Hình 2.
3. Kết luận
Nếu “tam vị nhất thể” nhằm biểu lộ ba chức năng của cùng một bản thể, thì ba nhân
vật Yudhisthira - Arjuna - Bhima cũng nhằm một ý nghĩa tương tự. Sự lựa chọn loại hành
động để thể hiện mỗi nhân vật chỉ tập trung làm nổi bật một mặt của khuôn mẫu anh
hùng trong các sử thi truyền thống. Phải nhìn chúng trong quan hệ tổng thể mới thấy được
khuôn mẫu anh hùng màMahabharatamuốn tạc dựng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] C. Rajagopalachari, 1979.Mahabharata (Cao Huy Đỉnh và Phạm Thủy Ba dịch). Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[2] Phan Thu Hiền, 1999. Sử thi Ấn Độ, tập 1, Mahabharata. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3] Mahabharata và Ramayana, 1970. Bản tiếng Nga, Nxb Khoa học, Matxcơva.
[4] Thích Thiện Siêu, 1993. Kinh pháp cú. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
[5] Vyasa, Krishna Dwaipayana, 1955. The Mahabharata I. Translated by Pratap Chandra
Roy, Second Edition, Oriental Publishing Co.llD, Calcutta - 12.
ABSTRACT
Inspiration of the notion of the Trinity in the epicMahabharata
The article looks at the notion of Trinity in Indian religion and culture which
dominates the principle of controlled action by the heroes in the Epic of Mahabharata.
The doctrine of the Trinity expresses the belief in three functions under one principle that
creates this universe (i.e. three divine persons coexisting consubstantially as one in being).
Similarly, the three pilgrims Bhima, Arjuna and Yudhisthira represent one being. Bhima
represents physical strength, Arjuna represents wisdom and talent, while Yudhisthira
represents intelligence and morals. One needs to consider all of these in a comprehensive
relationship in order to recognize the protagonist model that theMahabharata depicted.
77