Các nhà đầu tư đều hiểu việc hoạch định kế hoạch đóng vai trò
sống còn đối với các khoản đầu tư. Nhưng một kế hoạch đầu tư
cũng sẽ là không thể thực hiện được nếu họ không có một cái
nhìn đầy đủ về rủi ro.
Trong bất kì hình thức đầu tư nào cũng luôn luôn tồn tại sự đánh
đổi rủi ro hoặc lợi nhuận. Điều này có nghĩa là sự mạo hiểm càng
lớn, bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro càng cao thì khoản lợi nhuận
tiềm năng cũng sẽ cao hơn nhiều. Đó đơn giản chỉ là phần
thưởng xứng đáng cho những người dám đặt nguồn vốn của
mình vào những kết quả không biết trước.
9 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đầu tư 1 cách an toàn chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu tư 1 cách an toàn -
chứng khoán
Các nhà đầu tư đều hiểu việc hoạch định kế hoạch đóng vai trò
sống còn đối với các khoản đầu tư. Nhưng một kế hoạch đầu tư
cũng sẽ là không thể thực hiện được nếu họ không có một cái
nhìn đầy đủ về rủi ro.
Trong bất kì hình thức đầu tư nào cũng luôn luôn tồn tại sự đánh
đổi rủi ro hoặc lợi nhuận. Điều này có nghĩa là sự mạo hiểm càng
lớn, bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro càng cao thì khoản lợi nhuận
tiềm năng cũng sẽ cao hơn nhiều. Đó đơn giản chỉ là phần
thưởng xứng đáng cho những người dám đặt nguồn vốn của
mình vào những kết quả không biết trước.
Một cách dễ hiểu, mức độ rủi ro và tỉ suất lợi nhuận là hai đại
lượng tỉ lệ thuận.
Bằng việc kết hợp một cách linh hoạt các nguồn thông tin trên thị
trường và những mẹo vặt dưới đây, bạn sẽ chắc chắn tránh
được nguy cơ mất hết vốn liếng và thậm chí có thể thu được lợi
nhuận cao hơn từ đầu tư chứng khoán.
1. Tuân theo nguyên tắc 2%
Không bao giờ đầu tư quá 2% số vốn của bạn cho một dự án.
Với các tài khoản có giá trị nhỏ hơn từ 5000 đô đến 10000 đô, tỉ
lệ này có thể cao hơn một chút.
2. Lệnh Stop Loss Order – người bạn thân thiết
Đây là một trong những lệnh quan trọng nhất cho bất kì giao dịch
nào. Nếu nhà môi giới bạn đang sử dụng không có lệnh này, hãy
đừng chần chừ trong việc thay ngay người khác. Stop loss order
là mệnh lệnh cho phép bạn bán tự động nếu cổ phần rớt hơn
mức mà bạn chấp nhận.
Hãy nhớ luôn sử dụng lệnh Stop Loss Order để bảo vệ nguồn
vốn cũng như lợi nhuận của bạn khi bạn tham gia bất kì một vụ
đầu tư nào. Trên thực tế đa số các nhà đầu tư đều không biết
dừng lại một cách hợp lý theo đúng nghĩa. Bất kì ai chỉ dừng việc
mua bán trên thị trường khi đã đến sát mức nguy hiểm sẽ nhanh
chóng bị loại khỏi trận đấu cam go này.
Các lệnh Stop Loss Order phải đi trước ít nhất hai bước so với
mức giá hiện tại trên thị trường. Điều này được tiến hành dựa
trên những tính toán nhờ vào khung thời gian biến động của cổ
phiếu đó.
Nếu bạn tiến hành giao dịch dựa trên số liệu theo ngày, hãy lấy
số liệu tổng hợp theo tuần làm thước đo để xác định mức giá
“dừng chân” cho lệnh Stop Loss Order của mình.
Rất nhiều nhà đầu tư đặt lệnh này nhưng rồi lại lấn cấn với
những khoản thua lỗ. Họ liên tục thay đổi mức giá (stop) cho lệnh
trong khi thị trường đã đến rất gần. Mức stop cũng phải được sử
dụng sao cho bạn vẫn giữ được vị trí có lợi của mình.
Trên thị trường thường xuyên biến động theo xu hướng, bạn
cũng nên di chuyển mức stop theo xu hướng của thị trường bởi
điều này chắc chắn sẽ đem đến cho bạn một khoản lợi nhuận
nhất định.
Ngay cả khi bạn không thích sử dụng lệnh Stop Loss Order, hãy
luôn tự xác định trong đầu một mốc cụ thể mà nếu thị trường
xuống đến đó, bạn sẽ rút lui khỏi thị trường.
3. Không bao giờ mua quá nhiều (over trade)
Rất nhiều nhà đầu tư over trade trong khi tài khoản có giới hạn.
Các nhà đầu tư thường có xu hướng thích có những khoản đầu
tư quá lớn so với khả năng tài chính thực tế của họ và thường
xuyên giao dịch quá tầm quy mô tài khoản họ có.
4. Bảo vệ lợi nhuận
Không bao giờ được để lợi nhuận biến thành thua lỗ. Ngay khi
giao dịch của bạn đem về lợi nhuận, hãy nhớ đến lệnh Stop Loss
Order để “khóa” khoản lợi nhuận đó lại.
5. Tránh xa những kẻ thất bại trên thị trường
Rất nhiều nhà đầu tư không thèm quan tâm đến những khoản
thua lỗ “nho nhỏ” cũng như không chịu thừa nhận họ đã có quyết
định sai lầm. Nhiều người thường cố bám giữ lấy cổ phiếu của
những kẻ “hơi hơi” thất bại đó trong hi vọng. Kết cục là khi những
thua lỗ của các công ty kia thực sự không còn “nho nhỏ”, họ phải
đối mặt với những thua lỗ khổng lồ của chính mình.
6. Đi theo trào lưu
Hãy đi theo một cách hợp lý những trào lưu trên thị trường trên
cơ sở bạn có thông tin thật sự, chứ không phải chỉ là “a dua”. Chỉ
ngừng đi theo thị trường khi bạn chắc chắn rằng xu hướng đó đã
qua đi.
7. “Khi nghi ngờ, hãy rút lui” (When in Doubt, Get Out)
Khi bạn không chắc chắn về tình hình thị trường, hãy nhanh
chóng rút lui một thời gian. Đó là cách nhanh nhất để đảm bảo
một khoản lợi nhuận vừa phải và cũng tránh một khoản thua lỗ
nặng nề hơn.
8. Hãy quan tâm đến khối lượng cổ phiếu
Hãy tránh xa những thời điểm thị trường đang trì trệ hoặc đang
biến động. Đừng lao vào những thị trường đang có khối lượng cổ
phiếu tăng giảm ít nhất 100.000 theo ngày. Những thị trường này
sẽ chỉ dẫn đến sự biến động giá cả thất thường, sự hạn chế trong
hoạt động.
9. Đa dạng hóa
Đã bao nhiêu lần bạn được nghe nhắc đến từ này? Luôn nhớ đa
dạng hóa các khoản đầu tư và danh mục đầu tư là điều bắt buộc
với mọi nhà đầu tư.
10. Mở một tài khoản thặng dư
Đây là một trong những mẹo quan trọng nhất. Khi bạn thu được
một vài khoản lợi nhuận nhất định, hãy đưa chúng vào đây và chỉ
sử dụng chúng trong trường hợp khẩn cấp.