1.1 Giao dịch dân sự:
1.1.1 Khái niệm:
Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng của cá
nhân, pháp nhân và của các chủ thể khác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (BLDS).
Hành vi pháp lý
đơn phương
Hợp đồng dân
sự
Quyền
nghĩa
vụ
dân
sự
Phát sinh
Thay đổi hoặc chấm
dứt
ý chí của chủ thểmục đích - động cơ
Đáp ứng điều
kiện có hiệu lực
45 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư bất động sản - Chương 1: Những khái niệm cơ bản về giao dịch bất động sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN
1.1 Giao dịch dân sự:
1.1.1 Khái niệm:
Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng của cá
nhân, pháp nhân và của các chủ thể khác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (BLDS).
Hành vi pháp lý
đơn phương
Hợp đồng dân
sự
Quyền
nghĩa
vụ
dân
sự
Phát sinh
Thay đổi hoặc chấm
dứt
ý chí của chủ thể mục đích - động cơ
Đáp ứng điều
kiện có hiệu lực
Chủ thể giao dịch: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
Nhà nước chủ thể đặc biệt
GDDS =
Hành vi PL đơn phương:
• Là giao dịch
• Thể hiện ý chí của một
bên
• Làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự
Hợp đồng dân sự:
• Là giao dịch
• Thể hiện ý chí của 2
hay nhiều bên
• Làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự
1.1.2 Mục đích, động cơ:
a) Mục đích của giao dịch dân sự: Là lợi ích hợp pháp mà các bên mong
muốn đạt được khi xác lập giao dịch (BLDS).
b) Động cơ xác lập giao dịch dân sự: Là nguyên nhân thúc đẩy các bên
tham gia giao dịch.
1.1.3 Hình thức của giao dịch dân sự:
Hình thức của GDDS là cách thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới một hình
thức nhất định của các bên tham gia giao dịch, là chứng cứ xác nhận các
quan hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm dân sự khi
có hành vi vi phạm xảy ra.
Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông
điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
Quyền dân sự:
Là cách xử sự được
phép của người có
quyền
• Quyền nhân thân
• Quyền sở hữu,
quyền đối với tài sản
• Quyền thừa kế
• Quyền tham gia vào
quan hệ dân sự
Nghĩa vụ dân sự:
Là việc mà theo đó
bên có nghĩa vụ phải
chuyển giao tài sản,
quyền, trả tiền, thực
hiện hoặc không thực
hiện một công việc
nhất định vì lợi ích
của bên có quyền.
Không ảnh hưởng
(Ngoại trừ trở thành điều
khoản của giao dịch)
Động cơ không đạt
Mục đích không đạt Giao dịch vô hiệu
Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện
bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin
phép thì phải tuân theo các quy định đó.
1.1.4 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong
trường hợp pháp luật có quy định.
1.1.5 Giao dịch dân sự vô hiệu:
Lời nói
Văn bản
Công chứng,
chứng thực,
đăng ký
Thường
Hình thức của
giao dịch dân sự
Thông điệp dữ liệu :
phương tiện điện tử
Hành vi cụ thể
• Không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ của
các bên bên kể từ thời
điểm giao kết.
• Không hợp pháp.
• Không được Nhà nước
thừa nhận.
Tuyên bố một giao dịch
dân sự vô hiệu
Thẩm quyền thuộc về
Tòa án
Thông qua một bản án
hoặc một quyết định
tuyên bố một giao dịch
dân sự là vô hiệu cùng
với những hậu quả
pháp lý của giao dịch
Do không tuân thủ một
trong 4 ĐK có hiệu lực
1.2 Khái quát về hợp đồng dân sự:
1.2.1 Khái niệm về hợp đồng dân sự:
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức
xã hội;
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
1.2.2 Hình thức của Hợp đồng:
Các
loại
giao
dịch
dân
sự
vô
hiệu
2. Vô hiệu do vi phạm hình thức
1. Vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật,
trái đạo đức xã hội
3. Vô hiệu do không có sự tự nguyện của
người tham gia giao dịch
4. Vô hiệu do người xác lập, thực hiện không
đủ năng lực hành vi dân sự
5. Vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật,
trái đạo đức xã hội
Hậu
quả
pháp
lý
của
giao
dịch
dân
sự
vô
hiệu
Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận;
Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ
thời điểm xác lập
Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường
Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải
được giao kết bằng một hình thức nhất định.
Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện
bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép
thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1.2.3 Nội dung của hợp đồng:
Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội
dung sau đây:
• Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc
không được làm;
• Số lượng, chất lượng;
• Giá, phương thức thanh toán;
• Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
• Quyền, nghĩa vụ của các bên;
• Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
• Phạt vi phạm hợp đồng;
• Các nội dung khác.
1.2.4 Địa điểm, thời điểm giao kết:
Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả thuận; nếu không có
thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân
hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả
lời chấp nhận giao kết.
Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà
bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời
chấp nhận giao kết.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa
thuận về nội dung của hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký
vào văn bản.
1.2.5 Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
1.2.6 Hợp đồng dân sự vô hiệu:
1.2.7 Chầm dứt hợp đồng dân sự:
Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
• Hợp đồng đã được hoàn thành;
• Theo thoả thuận của các bên;
• Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm
dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó
thực hiện;
• Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
• Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không
còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi
thường thiệt hại;
• Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
1.3 Giao dịch dân sự về bất động sản:
1.3.1 Khái niệm:
Giao dịch về BĐS bản chất là một giao dịch dân sự, tuy nhiên do đối
tượng của giao dịch là đối tượng đặc thù do đó pháp luật có một số quy định
riêng về loại giao dịch này.
Về đối tượng:
Giao dịch dân sự vô hiệu Hợp đồng dân sự vô hiệu
Đối tượng của hợp đồng
không thể thực hiện được Hợp đồng dân sự vô hiệu
Về hình thức:
Tài sản (nói chung)
Giao dịch BĐS
Đối
tượng
Giao dịch dân sự
Hành vi
dịch vụ
Bản quyền
Sáng chế
Đối
tương
Quyền sử dụng đất
Nhà ở
Công trình trên đất
Bất động sản
Đối tượng đặc thù:
Bất động sản
Đất đai
Nhà ở, công trình XD
Tài sản khác gắn liền với
đất
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
Chủ thể quyền sở hữu là Nhà nước
Người sử dụng đất
Giao quyền
sử dụng
Chủ sở hữu nhà ở
Người tham gia giao dịch BĐS
Nhà ở
Quyền sử
dụng đất
Giao dịch
CT xây
dựng
Hình
thức
Giao dịch dân sự
Lời nói, hành vi
Văn bản thýờng
Văn bản công chứng,
chứng thực, đăng ký...
1.3.2 Điều kiện giao dịch hợp pháp:
• Các điều kiện theo quy định của BLDS
• Giấy tờ hợp pháp:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
1.3.3 Các loại giao dịch dân sự về bất động sản:
a) Giao dịch về quyền sử dụng đất
• Chuyeån ñoåi, chuyeån nhöôïng quyeàn söû duïng ñaát
• Thueâ, thueâ laïi quyeàn söû duïng ñaát
• Theá chaáp, baûo laõnh, goùp voán baèng quyeàn söû duïng ñaát
• Taëng cho, thöøa keá quyeàn söû duïng ñaát
b) Giao dịch về nhà ở
• Mua baùn nhaø, coâng trình xaây döïng
• Thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng
• Taëng cho nhaø ôû
• Ñoåi nhaø ôû
• Thöøa keá nhaø ôû
• Theá chaáp nhaø ôû
Giao dịch BĐS
Hình
thức
Văn
bản
Công chứng,
chứng thực
Đăng ký,
xin phép
Nếu một bên là tổ
chức, cá nhân
kinh doanh BĐS
Văn bản
không cần
công chứng,
chứng thực
• Cho möôïn, cho ôû nhôø nhaø ôû
c) Giao dịch liên quan đến kinh doanh bất động sản:
Mua bán, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản giữa:
Mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản giữa:
Tổ chức, cá nhân
kinh doanh BĐS
Tổ chức, cá nhân
kinh doanh BĐS
Mục đích sinh lợi
Tổ chức, cá nhân
không kinh doanh BĐS
Tổ chức, cá nhân
kinh doanh BĐS
Lợi nhuận
CHƯƠNG 2
GIAO DỊCH VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2.1 Khái niệm và đặc điểm:
2.1.1 Khái niệm:
2.1.2 Đặc điểm:
QSD đất là một loại quyền dân sự đặc thù, trong đó người có QSD đất
chuyển quyền này cho người khác bằng các hình thức chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp theo quy định của pháp luật;
QSD đất là một loại quyền dân sự đặc thù vì:
- Đó là quyền tài sản gắn liền với một tài sản đặc biệt đó là đất đai;
- Phạm vi chủ thể tham gia bị hạn chế;
- Hình thức, thủ tục, điều kiện thực hiện các quyền năng của người
sử dụng đất được pháp luật quy định chặt chẽ
2.1.3 Quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản:
Chuyển quyền sử dụng đất
Là sự chuyển dịch QSD
đất từ chủ thể này sang chủ
thể khác theo quy định của
pháp luật
phương thức
Chuyển nhượng QDS đất
Chuyển đổi QDS đất
Thuê, thuê lại QSD đất
Thừa kế QSD đất
Thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
QSD đất
Tặng cho QSD đất
Giao dịch về quyền sử dụng đất Chuyển quyền sử dụng đất
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền
và nghĩa vụ dân sự của các bên
=
Đất được tham gia thị trường bất động sản bao gồm:
- Đất mà Luật Đất đai cho phép người sử dụng đất có một trong các
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho
quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
- Đất thuê mà trên đó có tài sản được pháp luật cho phép tham gia vào thị
trường bất động sản.
Điều kiện để đất tham gia thị trường bất động sản:
Đất được tham gia thị trường bất động sản nếu người sử dụng đất đó có
đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 106 của Luật Đất đai:
a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Đối với trường hợp đất mà Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện các dự
án đầu tư thì phải đầu tư vào đất theo đúng dự án đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xét duyệt.
2.2 Quy định chung về chuyển quyền sử dụng đất:
2.2.1 Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất
Đất đai thuộc hình thức sở hữu nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản
lý.
Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác
được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử
dụng đất.
Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác
cũng được xác lập do được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp
với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.
2.2.2 Hình thức chuyển quyền sử dụng đất
Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừ
trường hợp thừa kế.
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có
công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Bộ luật
dân sự.
2.2.3 Nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất :
Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác sử dụng đất được pháp
luật cho phép chuyển quyền sử dụng đất mới có quyền chuyển quyền sử
dụng đất.
Khi chuyển quyền sử dụng đất, các bên có quyền thoả thuận về nội dung
của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nhưng phải phù hợp với quy định
của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.
Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích,
đúng thời hạn ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương tại thời điểm chuyển quyền
sử dụng đất.
2.2.4 Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất :
Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2.2.5 Giá chuyển quyền sử dụng đất:
Giá chuyển quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật
quy định.
2.2.6 Điều kiện quyền sử đất được tham gia giao dịch:
Quyền sử
dụng đất
được tham
gia giao
dịch theo
quy định
của pháp
luật về đất
đai
Đất mà Luật đất đai cho phép người sử
dụng đất có một trong các quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền
sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất;
Đất thuê mà trên đó có tài sản được
pháp luật cho phép tham gia vào thị
trường bất động sản
2.2.7 Điều kiện chủ thể tham gia giao dịch:
(xem trong môn pháp luật bất động sản)
2.3 Chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
2.3.1 Chuyển đổi quyền sử dụng đất:
a) Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất :
Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên,
theo đó các bên chuyển giao đất và chuyển quyền sử dụng đất cho nhau theo
quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.
b) Nội dung của hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất:
Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ của các bên;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;
- Thời điểm chuyển giao đất;
- Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển đổi; thời hạn sử dụng đất còn lại
của bên được chuyển đổi;
- Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất, nếu có;
- Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển đổi;
- Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
c) Nghĩa vụ của các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất :
Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:
- Chuyển giao đất cho nhau đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí,
số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;
- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn;
- Chịu lệ phí về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất đối với diện tích đất
mà mình được chuyển đổi và thực hiện các nghĩa vụ của người sử
dụng đất theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai;
- Thanh toán tiền chênh lệch, nếu giá trị quyền sử dụng đất chuyển đổi
của một bên cao hơn, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
d) Quyền của các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất
Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:
- Yêu cầu bên kia giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí,
số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;
- Yêu cầu bên kia giao cho mình toàn bộ giấy tờ hợp pháp về quyền sử
dụng đất;
- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đã chuyển
đổi;
- Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn.
2.3.2 Chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
a) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các
bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và
quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển
nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và
pháp luật về đất đai.
b) Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau
đây:
- Tên, địa chỉ của các bên;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình
trạng đất;
- Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng; thời hạn sử
dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng;
- Giá chuyển nhượng;
- Phương thức, thời hạn thanh toán;
- Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;
- Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất;
- Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
c) Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:
- Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng
đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;
- Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển
nhượng.
d) Quyền của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền được nhận tiền chuyển
nhượng quyền sử dụng đất; trường hợp bên nhận chuyển nhượng chậm trả
tiền thì áp dụng theo quy định tại Điều 305 của Bộ luật dân sự.
e) Nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:
- Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận cho bên
chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
f) Quyền của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:
- Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ
có liên quan đến quyền sử dụng đất;
- Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích,
đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả
thuận;
- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được
chuyển nhượng;
- Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn.
2.3 Thuê, thuê lại quyền sử dụng đất:
a) Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất
Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó
bên cho thuê chuyển giao đất cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn,
còn bên thuê phải sử dụng đất đúng mục đích, trả tiền thuê và trả lại đất khi
hết thời hạn thuê theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.
b) Nội dung của hợp đồng thuê quyền sử dụng đất
Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ của các bên;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng
đất;
- Thời hạn thuê;
- Giá thuê;
- Phương thức, thời hạn thanh toán;
- Quyền của người thứ ba đối với đất thuê;
- Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng;
- Giải quyết hậu quả khi hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hết hạn.
c) Nghĩa vụ của bên cho thuê quyền sử dụng đất
Bên cho thuê quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:
- Đăng ký việc cho thuê quyền sử dụng đất;
- Chuyển giao đất cho bên thuê đủ diện tích, đúng vị trí, số hiệu,
hạng đất, loại đất và tình trạng đất như đã thoả thuận;
- Cho thuê quyền sử dụng đất trong thời hạn được giao, được thuê;
- Kiểm tra, nhắc nhở bên thuê bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất
đúng mục đích;
- Nộp thuế sử dụng đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
- Báo cho bên thuê về quyền của người thứ ba đối với đất thuê.
d) Quyền của bên cho thuê quyền sử dụng đất
Bên cho thuê quyền sử dụng đất có các quyền sau đây:
- Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất trả đủ tiền thuê;
- Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất chấm dứt ngay việc sử dụng
đất không đúng mục đích, huỷ hoại đất hoặc làm giảm sút giá trị sử
dụng của đất; nếu bên thuê không chấm dứt ngay hành vi vi phạm
thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất đang thuê và bồi thư