TỔNG QUAN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
1.1 Khái niệm
SGDCK là một thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại
một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính.
Lịch sử ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán gắn liền với Sở giao dịch chứng
khoán.
1.2 Hình thức sở hữu
SGDCK là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo qui định của pháp luật.
Lịch sử phát triển trải qua các hình thức:
1.3 Chức năng của Sở giao dịch chứng khoán
- Thiết lập thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức
- Chức năng xác định giá cả công bằng trong việc tạo ra một thị trường liên tục
- Đưa ra một cách chính xác, liên tục thông tin về các chứng khoán, tình hình hoạt động của
các tổ chức niêm yết, các công ty chứng khoán.
19 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đầu tư chứng khoán - Chương 4: Sở giao dịch chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 1
CHƯƠNG 4: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
1. TỔNG QUAN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
1.1 Khái niệm
SGDCK là một thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại
một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính.
Lịch sử ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán gắn liền với Sở giao dịch chứng
khoán.
1.2 Hình thức sở hữu
SGDCK là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo qui định của pháp luật.
Lịch sử phát triển trải qua các hình thức:
1.3 Chức năng của Sở giao dịch chứng khoán
- Thiết lập thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức
- Chức năng xác định giá cả công bằng trong việc tạo ra một thị trường liên tục
- Đưa ra một cách chính xác, liên tục thông tin về các chứng khoán, tình hình hoạt động của
các tổ chức niêm yết, các công ty chứng khoán.
1.4 Thành viên của SGDCK
Thành viên SGD là các công ty CK được UBCK cấp phép hoạt động và được SGD chấp
nhận là thành viên của SGD.
Công ty chứng khoán là thành viên của SGD phải đáp ứng các yêu cầu về thu nạp thành
viên của SGD và được hưởng các quyền, cũng như nghĩa vụ do SGD qui định.
1.5 Niêm yết chứng khoán
Niêm yết CK là việc đưa CK có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao
dịch tập trung
Tiêu chuẩn niêm yết tại HOSE và HNX (NĐ 58)
Danh sách một số công ty chuyển niêm yết qua TTGD HN
Quy trình niêm yết lần đầu tại HOSE
Ưu - nhược điểm của việc niêm yết chứng khoán
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 2
2. HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH TRÊN SGDCK
2.1 Kỹ thuật giao dịch:
2.1.1 Hệ thống giao dịch thủ công:
Với hệ thống giao dịch thủ công, sàn giao dịch được phân chia thành nhiều quầy giao dịch.
Mỗi quầy dành để giao dịch một số loại chứng khoán nhất định.
Các đối tượng hoạt động trên sàn giao dịch bao gồm:
* Môi giới hưởng hoa hồng;
* Môi giới hai đô-la (chỉ ở NYSE);
* Người kinh doanh có đăng ký;
* Chuyên gia.
2.1.2 Hệ thống giao dịch bán tự động:
Khi áp dụng hệ thống giao dịch bán tự động, người đầu tư đặt lệnh tại văn phòng công ty
chứng khoán, sau đó lệnh được chuyển vào hệ thống giao dịch của TTCK tập trung bằng
một hệ thống máy tính hoặc thông qua điện thoại, fax,
2.1.3 Hệ thống giao dịch tự động hoàn toàn:
Đặc điểm nổi bật của hệ thống giao dịch này là toàn bộ các công việc liên quan đến hoạt
động giao dịch đều được tự động hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, chức năng làm môi giới trung
gian của các CtyCK thành viên vẫn không thay đổi.
2.2 Quy trình giao dịch trên TTCK tập trung
1. Mở tài khoản giao dịch
2. Đặt lệnh giao dịch
3. Chuyển phiếu lệnh đến phòng GD CTCK
4. Chuyển lệnh đến người môi giới tại SGDCK
5. Chuyển lệnh đến bộ phận khớp lệnh
6. Khớp lệnh và thông báo kết quả giao dịch
7. Báo cáo kết quả về CTCK
8. Xác nhận giao dịch và làm thủ tục thanh toán
9. Thanh toán và hoàn tất giao dịch
2.3 Đơn vị giao dịch
trading unit: Khối lượng chứng khoán giao dịch nhỏ nhất, thay đổi tùy theo quy định của
mỗi Sở giao dịch.
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 3
Đơn vị giao dịch có thể bao gồm:
Lô lớn
Lô chẵn
Lô lẻ
Đơn vị giao dịch trong phương thức giao dịch khớp lệnh tại HOSE được quy định như sau:
Cổ phiếu, CCQ : 10 CP
Trái phiếu: không có quy định đối với giao dịch thỏa thuận
2.4 Đơn vị yết giá
quotation unit: Là bước giá tối thiểu trong giao dịch chứng khoán, thể hiện mức biến động
giá tối thiểu của một loại CK
Giao dịch trái phiếu:
Đơn vị yết giá là 100 đ với mọi mức giá.
Giao dịch cổ phiếu:
2.5 Biên độ dao động giá
Price change limits: Là giới hạn tối đa (giá trần) và giới hạn tối thiểu (giá sàn) mà giá của
một loại chứng khoán có thể tăng hoặc giảm trong ngày giao dịch.
HOSE:
Đối với CP và CCQ: +/- 7%
Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết: +/- 20%
Đối với TP: không áp dụng biên độ dao động giá
HNX:
Đối với CP: +/- 10%
Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết: +/- 30%
Đối với TP: không áp dụng biên độ dao động giá
Tính giá trần, giá sàn:
Giá trần = Giá tham chiếu + Biên độ dao động giá
Giá sàn = Giá tham chiếu – Biên độ dao động giá
Giá tham chiếu: giá đóng cửa của phiên gần nhất.
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 4
** Ngày giao dịch không hưởng quyền: là ngày giao dịch mà người mua sẽ không
được hưởng các quyền có liên quan (quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát
hành thêm, quyền tham dự đại hội cổ đông)
a. Đối với cổ tức bằng tiền:
Giá tham chiếu = Giá đóng cửa ngày trước đối với HOSE hoặc giá bình quân
đối với HNX - Số tiền cổ tức.
b. Đối với cổ tức bằng cổ phiếu:
Giá tham chiếu = Giá hôm trước * a / (a+b)
Ví dụ: Cổ phiếu A có tỉ lệ chia cổ tức là 2:1. Giá đóng cửa ngày hôm trước là 100
Giá tham chiếu = 100 x 2 / (2+1) = 66.6
c. Đối với quyền mua thêm:
Giá tham chiếu = (Giá hôm trước * a + Giá phát hành * b) / (a+b)
Ví dụ: Thông báo quyền mua tỉ lệ là 5:2.
a =5, b=2, giá đóng cửa hôm trước là 100, giá phát hành là 10 nên:
Giá tham chiếu = ( 100 x 5 + 10 x 2) / (5+2) = 74.285
d. Đối với trường hợp trả cổ tức và quyền mua cổ phiếu phát hành thêm cùng
lúc thì giá tham chiếu được điều chình theo thứ tự ưu tiên sau:
Cổ tức bằng tiền
Cổ phiếu thưởng
Quyền mua.
Các ký hiệu giao dịch không hưởng quyền:
Vào các ngày giao dịch không hưởng quyền, trên bảng điện tử sẽ xuất hiện các ký hiệu giao
dịch tương ứng như sau:
**DS: Chứng khoán thuộc diện cảnh báo
**C: Chứng khoán thuộc diện kiểm soát
**H: Chứng khoán bị tạm ngưng giao dịch không quá 1 phiên
**SP: Chứng khoán bị tạm ngưng giao dịch từ 2 phiên trở lên
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 5
Ví dụ:
Ngày 18/9/2008, CTCP Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) công bố tạm ứng cổ tức năm 2008 với tỷ
lệ 10%/mệnh giá (tương đương với 1.000 đồng/CP). Ngày đăng ký cuối cùng là ngày
29/9/2008 (thứ Hai). [Vào ngày 29/9/2008, tất cả các cổ đông có tên trong sổ đăng ký cổ
đông của SFC sẽ được quyền nhận cổ tức như trên].
Ngày giao dịch không hưởng quyền: ......................
Giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền: giá đóng cửa 24/9/2008: 43.000
SFC =
Giá trần trong ngày giao dịch không hưởng quyền:
Giá sàn trong ngày giao dịch không hưởng quyền:
Tính toán ngày giao dịch không hưởng quyền trong các trường hợp sau:
2.6 Thời gian giao dịch HOSE
2.7 Phương thức giao dịch
Khớp lệnh định kỳ.
Khớp lệnh liên tục.
Giao dịch thỏa thuận
Mã CK
Ngày đăng kí
cuối cùng
Ngày giao dịch không hưởng quyền
Đã thông báo Điều chỉnh
VHC – Vĩnh Hòa 6-9-2010
ACB – NH Á Châu 30-11-2010
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 6
Nguyên tắc so khớp lệnh:
1. Ưu tiên về giá: Các lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
các lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
2. Ưu tiên về thời gian: Đối với các lệnh mua (hoặc lệnh bán) có cùng mức giá thì
lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
2.8 Các loại lệnh giao dịch
2.8.1 Lệnh cơ bản:
Lệnh thị trường (Market Order)
Lệnh giới hạn (Limit Order)
Lệnh dừng (Stop Order)
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 7
Lệnh giới hạn – LO
Là lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá xác định hoặc tốt hơn.
Lệnh có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống cho hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi
huỷ bỏ (trừ lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài).
Ví dụ: (khớp lệnh định kỳ)
Cổ phiếu AAA Giá tham chiếu: 99
KL Mua Giá Mua Giá bán KL Bán
5000 (A) 100 98 1000 (B)
100 1000 (C)
Ví dụ: (khớp lệnh liên tục)
Cổ phiếu AAA Giá tham chiếu: 99
KL Mua Giá Mua Giá bán KL Bán
(C) 5000 100 98 1000 (A)
100 1000 (B)
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 8
4. CP MTM được giao dịch với phương thức khớp lệnh liên tục
Vào đợt khớp lệnh liên tục, cổ phiếu BBB có các các lệnh đặt mua, đặt bán như sau:
(Ghi chú: Thứ tự thời gian của lệnh thể hiện theo thứ tự chữ cái A B C D)
GTC: 52.5, biên độ dao động giá: ±5%
Lệnh mới: Mua 10.000 cp BBB giá 54.000 VND (lệnh H).
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 9
Lệnh thị trường – MP
Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất và lệnh bán chứng khoán tại
mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
Không được nhập lệnh MP vào hệ thống khi chưa có lệnh đối ứng.
Nếu khối lượng chưa khớp hết thì mức giá tiếp theo sẽ được lựa chọn.
Nếu khối lượng vẫn còn và không thể khớp được nữa thì lệnh MP chuyển thành lệnh
LO mua với mức giá cao hơn một bước giá và bán với mức giá thấp hơn một bước
giá.
Áp dụng cho khớp lệnh liên tục.
Lệnh không ghi giá (ghi MP - giá thị trường)
Trình tự khớp:
Giá tốt kế tiếp: Chờ trên sổ lệnh tại mức giá thực hiện cuối cùng +1 đơn vị yết giá
nếu là lệnh MP mua (-1 đơn vị yết giá nếu là lệnh MP bán)
Ví dụ:
1. Cổ phiếu ABC (giá tham chiếu 14.0; giá trần 14.7; giá sàn 13.3) có sổ lệnh
trong đợt giao dịch liên tục như sau:
Mua Giá Bán
/ 14.7 2800
/ 14.2 3300
/ 14.1 6000
8000 14.0 /
5200 13.9 /
Lệnh thị trường mua 8000 ABC được nhập vào hệ thống giao dịch.
Sổ lệnh sau đó là:
Mua Giá Bán
Tiếp theo, lệnh thị trường bán 15000 ABC được nhập vào hệ thống giao dịch.
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 10
Sổ lệnh sau đó là:
Mua Giá Bán
Sau đó, lệnh thị trường mua 19000 ABC được nhập vào hệ thống giao dịch.
Sổ lệnh cuối cùng là:
Mua Giá Bán
2. Sổ lệnh cổ phiếu BBB như sau:
3. Sổ lệnh cổ phiếu XYZ như sau:
KL Mua Giá mua Giá bán KL Bán
5000 (C) MP 121 2000 (A)
120 1000 (B)
KL Mua Giá mua Giá bán KL Bán
1000 (A) 135 137 1000 (C)
2000 (B) 134 MP 2600 (D)
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 11
Lệnh dừng (Stop Order)
Là loại lệnh đặc biệt để bảo đảm cho các nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận tại một mức độ
nhất định hoặc phòng chống rủi ro trong trường hợp giá chứng khoán chuyển động theo
chiều hướng bất lợi.
Sau khi đặt lệnh, nếu giá thị trường đạt tới hoặc vượt quá mức giá dừng thì khi đó lệnh
dừng thực tế sẽ trở thành lệnh thị trường (MP).
Có 2 loại lệnh dừng:
Lệnh dừng bán: bảo vệ tiền lời trong một thương vụ đã thực hiện
* Lệnh dừng để bán: luôn đặt giá < thị giá.
Lệnh dừng mua: bảo vệ tiền lời của người bán trong một thương vụ bán khống (bán trước
mua sau).
* Lệnh dừng để mua: luôn đặt giá > thị giá.
-------x------ ------l------ -----x-----
dừng bán thị trường dừng mua
2.7.2 Định chuẩn lệnh:
Các quy định kèm theo Lệnh cơ bản
Lệnh dừng - giới hạn
Lệnh có giá trị trong ngày
Lệnh có giá trị cho đến khi bị hủy bỏ
Lệnh thực hiện tại mức giá mở cửa (ATO)
Lệnh thực hiện tại mức giá đóng cửa (ATC)
Lệnh thực hiện ngay hoặc hủy bỏ
Lệnh thực hiện toàn bộ hoặc không
Lệnh không quy trách nhiệm
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 12
Lệnh ATO
Là lệnh đặt mua/bán tại mức giá mở cửa
Lệnh không ghi giá (ghi ATO)
Ví dụ: Nhà đầu tư Nguyễn Văn Trung, CMND: 024011xxx, và người được ủy quyền:
Nguyễn Thị Mận, CMND: 022826xxx, muốn mua 1.700 cp của CTCP Cơ Điện Lạnh tại giá:
ATO
Lệnh ATO ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh.
Giá thực hiện (nếu lệnh được thực hiện) là giá khớp lệnh xác định giá mở cửa
Hiệu lực của lệnh: Trong phiên khớp lệnh định kỳ, xác định giá mở cửa .
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 13
Ví dụ:
1. sổ lệnh CP CCC Giá tham chiếu 80
KL Mua Giá mua Giá bán KL Bán
1500 (C) 84 ATO 1000 (B)
1000 (D) 83 76 2000 (A)
2. Cổ phiếu DDD Giá tham chiếu 100
KL Mua Giá mua Giá bán KL Bán
1500 (C) 105 ATO 2000 (B)
102 2000 (A)
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 14
Lệnh ATC
Là lệnh đặt mua/bán tại mức giá đóng cửa
Lệnh không ghi giá (ghi ATC)
Ví dụ: Mua REE 1.000cp @ATC
Bán SAM 500cp @ATC
Lệnh ATC ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh.
Giá thực hiện (nếu lệnh được thực hiện) là giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa
Hiệu lực của lệnh: Trong phiên khớp lệnh định kỳ, xác định giá đóng cửa.
BÀI TẬP TỔNG HỢP
1. CP TMT được giao dịch với lệnh giới hạn và phương thức khớp lệnh định kỳ.
GTC: 20.5
Xác nhận kết quả giao dịch CP TMT:
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 15
2. Giá tham chiếu của cổ phiếu AAA: 50.000 VNĐ;
Lệnh mua Lệnh bán
Khối lượng Giá Khối lượng Giá
1.000 B ATO 500 D ATO
600 A 52.000 100 E 51.000
300 G 51.000 900 C 50.500
200 F 50.000
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 16
3. Hãy xác định giá và khối lượng giao dịch phiên 1, Biết rằng:
Giá Tham Chiếu: 10.7 Biên độ dao động giá: ±5%
M1 500 10.5 B1 400 10.8
M2 700 10.2 B2 600 11.2
M3 700 10.4 B3 300 10.3
M4 600 10.8 B4 600 10.5
M5 700 11.0 B5 400 11.1
M6 200 10.6 B6 400 10.4
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 17
4. Call Auctions for Price Discovery in Bombay Stock Exchange (BSE)
In the above example, the opening price will be arrived at Rs 254 (Rupee – INR) where
14,000 shares will be bought/ sold.
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 18
Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại HOSE
Khớp lệnh định kỳ
Lệnh MUA nước ngoài nếu không được khớp hoặc chỉ được khớp một phần vào thời điểm
khớp lệnh thì toàn bộ hoặc phần còn lại của lệnh mua đó sẽ TỰ ĐỘNG BỊ HỦY BỎ
Khớp lệnh liên tục
Lệnh MUA nước ngoài không được khớp ngay sẽ tự động bị hủy bỏ.
Khi khối lượng nhà đầu tư nước ngoài được phép mua đã hết, lệnh MUA nước ngoài nhập
vào hệ thống sẽ không được chấp thuận
CHỈ SỐ VN-INDEX
VN- Index =
∑ Pit x Qit
∑ Pi0 x Qi0
x 100
Trong đó:
Pit: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i
Qit: Số lượng niêm yết hiện hành cổ phiếu i
Pi0: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i
Qi0: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i
Ví dụ
(1) Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM có 3 chứng khoán A,B và C
Thời điểm
CP A CP B CP C
KL Giá KL Giá KL Giá
Ngày gốc 1000 15 2300 12 2000 13
16/9/2012 1000 14 2300 13 2000 15
20/9/2012 1000 18 2300 15 2000 14
(2) Tính chỉ số VN-Index
- Thời điểm 16/9/2012: VN Index 16/9/2012
Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương 4: SGD 19
- Thời điểm 20/9/2012: VN Index 20/9/2012
(3) Tính tăng giảm
Số điểm ngày N so với ngày N-1 = 117,35 – 107,73 = 9,62điểm (tăng)
Tỷ lệ % tăng = (80.500 – 73.900) / 73.900 = 6.600 / 73.900 = 8,93%
Hay = (117,35 – 107,73) / 107,73
= 9,62 / 107,73 = 8,93%
7. Một số trường hợp giao dịch đặc biệt
Giao dịch lô lớn
Giao dịch lô lẻ
Giao dịch cổ phiếu mới đưa vào niêm yết
Tách, gộp cổ phiếu
Giao dịch không được hưởng cổ tức và quyền
Giao dịch cổ phiếu quỹ
Giao dịch bảo chứng
Giao dịch thâu tóm
Sự khác biệt của các phương thức khớp lệnh? Ưu nhược điểm của từng phương thức