Đầu tư chứng khoán - Chương 4: Thị trường chứng khoán sơ cấp

Hiểu rõ các chủ thể chính tham gia trên TTCK Việt nam. Hiểu các phương án phát hành chứng khoán và điều kiện cần thỏa mãn cho từng phương án phát hành đó.

pdf26 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư chứng khoán - Chương 4: Thị trường chứng khoán sơ cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26/12/2012 1 CHƢƠNG 4 THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN SƠ CẤP www.dinhtienminh.net Th.S Đinh Tiên Minh Mục tiêu 2 Hiểu rõ các chủ thể chính tham gia trên TTCK Việt nam. Hiểu các phương án phát hành chứng khoán và điều kiện cần thỏa mãn cho từng phương án phát hành đó. 26/12/2012 2 Th.S Đinh Tiên Minh Nội dung 1. Chủ thể tham gia thị trường sơ cấp 2. Công ty Cổ phần 3 3. Các phương thức phát hành chứng khoán 4. Các điều kiện phát hành chứng khoán 5. Bảo lãnh phát hành chứng khoán 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Th.S Đinh Tiên Minh4 Nguồn: Lê Văn Thành - Trung tâm NCKH&ĐT Chứng khoán Chi nhánh TP.HCM 26/12/2012 3 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Th.S Đinh Tiên Minh5 Nguồn: Lê Văn Thành - Trung tâm NCKH&ĐT Chứng khoán Chi nhánh TP.HCM 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Khái niệm thị trƣờng sơ cấp:  Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán lần đầu các chứng khoán mới phát hành.  Thị trường sơ cấp còn có tên gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành.  Ở thị trường sơ cấp, tổ chức phát hành thu được tiền, còn ở thị trường thứ cấp thì không. Th.S Đinh Tiên Minh6 26/12/2012 4 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Một vài con số:  1998: TPCP phát hành: 8.600 tỷ đồng.  1999: TPCP phát hành: 10.000 tỷ đồng.  2007: TPCP phát hành 7.000 tỷ đồng.  2008: TPCP phát hành 20.000 tỷ đồng.  2009: Kế hoạch phát hành TPCP là 55.000 tỷ đồng. Th.S Đinh Tiên Minh7 Nguồn: Lê Văn Thành - Trung tâm NCKH&ĐT Chứng khoán – Chi nhánh TP.HCM 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Các chủ thể tham gia thị trƣờng sơ cấp: Chính phủ: Trung ương và Địa phương. Doanh nghiệp. Quỹ đầu tư. Th.S Đinh Tiên Minh8 26/12/2012 5 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Các loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần. Công ty TNHH. Công ty Hợp danh. Doanh nghiệp Tư nhân. Theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 Th.S Đinh Tiên Minh9 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam: Công ty Cổ phần (CTCP): •Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. •Số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. •Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Th.S Đinh Tiên Minh10 26/12/2012 6 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam: Công ty Cổ phần (CTCP) (tt): •Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. •CTCP có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. •CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Th.S Đinh Tiên Minh11 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam: Ƣu điểm Công ty Cổ phần (CTCP): •Chế độ trách nhiệm của CTCP là trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao. •Khả năng hoạt động của CTCP rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề. Th.S Đinh Tiên Minh12 26/12/2012 7 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam: Ƣu điểm Công ty Cổ phần (CTCP) (tt): •Khả năng huy động vốn của CTCP rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần; •Việc chuyển nhượng vốn trong CTCP là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia CTCP là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của CTCP. Th.S Đinh Tiên Minh13 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam: Nhƣợc điểm Công ty Cổ phần (CTCP): •Việc quản lý và điều hành CTCP rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích. •Việc thành lập và quản lý CTCP phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán. Th.S Đinh Tiên Minh14 26/12/2012 8 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên (CT TNHHMTV): •Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. •Không được quyền phát hành cổ phần. CT TNHH MTV có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Th.S Đinh Tiên Minh15 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam: Ƣu điểm CT TNHHMTV: •Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; •Số lượng thành viên công ty không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp; •Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty Th.S Đinh Tiên Minh16 26/12/2012 9 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Th.S Đinh Tiên Minh17 LOẠI HÌNH ƯU ĐIỂM HẠN CHẾ Doanh nghiệp Tư nhân Một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của Doanh nghiệp Không có tư cách pháp nhân Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ Doanh nghiệp Công ty TNHH Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh Có tư cách pháp nhân Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp không có Công ty Cổ phần Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh Có tư cách pháp nhân Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỉ lệ vốn góp Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát Công ty Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp thuận lợi, công chúng có thể dễ dàng tham gia vào công ty bằng hình thức mua cổ phiếu của Công ty (tính chất mở của Công ty) Công ty Hợp danh Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh Các thành viên hợp danh có thể hoạt động nhân danh công ty Công ty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên Các thành viên cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản liên quan đến các hoạt động của Công ty. Không có tư cách pháp nhân 1. Các chủ thể tham gia thị trường sơ cấp Các loại hình Quỹ đầu tƣ: Quỹ đóng: chỉ tạo vốn qua một lần bán CK, không mua lại những CK đã phát hành Quỹ mở: luôn phát hành thêm CK mới và mua lại những CK đã phát hành Th.S Đinh Tiên Minh18 26/12/2012 10 2. Công ty cổ phần Khái niệm: Công ty cổ phần là công ty mà vốn điều lệ được chia ra làm nhiều phần bằng nhau, mỗi phần được gọi là một cổ phần. Tổ chức của công ty cổ phần: Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát. Ban điều hành. Th.S Đinh Tiên Minh19 2. Công ty cổ phần (tt) Những trƣờng hợp giải thể: Công ty tự giải thể đúng thời hạn. Công ty xin phép giải thể trước thời hạn. Công ty bị bắt buộc phải giải thể. Công ty bị tuyên bố phá sản. Th.S Đinh Tiên Minh20 26/12/2012 11 2. Công ty cổ phần (tt) Những trƣờng hợp giải thể: Công ty bị bắt buộc phải giải thể: •Không chấp hành đúng những quy định trong điều lệ công ty. •Không hoạt động đúng phương hướng mục tiêu kinh doanh đã đăng ký với nhà nước. •Kinh doanh các mặt hàng, các ngành nghề không được phép. •Vi phạm nghiêm trọng các chính sách chế độ của NN. •Đã được cấp giấy phép nhưng để quá 12 tháng không hoạt động. Th.S Đinh Tiên Minh21 2. Công ty cổ phần (tt) Những trƣờng hợp giải thể: Công ty bị tuyên bố phá sản: •Kinh doanh thua lỗ, mất ¾ vốn điều lệ. •Các chủ nợ đại diện cho trên 50% tổng số vốn và tài sản mà công ty còn mắc nợ yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền tuyên bố công ty bị phá sản. •Làm ăn kém hiệu quả, nhưng công ty không có biện pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, vẫn tiếp tục trì trệ, thua lỗ. Th.S Đinh Tiên Minh22 26/12/2012 12 2. Công ty cổ phần (tt) Những trƣờng hợp giải thể: Tại VN, Luật Công ty quy định trong điều 22, công ty chỉ được giải thể trong các trường hợp: •Kết thúc thời hạn đã ghi trong điều lệ. •Hoàn thành mục tiêu đã định. •Mục tiêu ban đầu của công ty không thể thực hiện được hoặc không còn có lợi. •Có yêu cầu chính đáng của số cổ đông đại diện cho 2/3 vốn điều lệ của công ty. •Công ty bị thua lỗ mất ¾ vốn điều lệ, hoặc đang gặp những khó khăn không thể giải quyết nổi. Th.S Đinh Tiên Minh23 2. Công ty cổ phần (tt) Cơ cấu vốn của công ty cổ phần:  Vốn chủ sở hữu: còn gọi là vốn riêng, vốn tự có của công ty. Đây là số vốn mà cty toàn quyền định đoạt trong quá trình sử dụng để kinh doanh.  Vốn cổ phần.  Vốn vay.  Vốn bổ sung từ lợi nhuận. Th.S Đinh Tiên Minh24 26/12/2012 13 3. Các phương thức phát hành chứng khoán Phát hành riêng lẻ (Private placement):  Theo quy định của Luật tại Việt Nam, là việc chào bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp (không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng) cho một trong các đối tượng sau: • Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (các nhà đầu tư tổ chức); • Dưới 100 nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; Th.S Đinh Tiên Minh25 3. Các phương thức phát hành chứng khoán Phát hành riêng lẻ (Private placement):  Đối tượng phát hành: • Công ty Cổ phần; • Doanh nghiệp chuyển đổi thành Công ty Cổ phần, ngoại trừ các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần. Th.S Đinh Tiên Minh26 26/12/2012 14 3. Các phương thức phát hành chứng khoán Phát hành riêng lẻ (Private placement):  Nguyên nhân của phát hành riêng lẻ: • Công ty không đủ tiêu chuẩn phát hành ra công chúng. • Số lượng vốn cần huy động thấp. • Phát hành cổ phiếu nhằm mục đích duy trì các mối quan hệ kinh doanh. • Phát hành cho cán bộ công nhân viên chức của công ty. • Không phải là đối tượng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Th.S Đinh Tiên Minh27 3. Các phương thức phát hành chứng khoán Phát hành ra công chúng (Public placement):  Theo quy định của Luật tại Việt Nam, là việc chào bán chứng khoán theo phương thức sau: • Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả internet; • Chào bán chứng khoán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; • Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định Th.S Đinh Tiên Minh28 26/12/2012 15 3. Các phương thức phát hành chứng khoán Phát hành ra công chúng (Public placement):  Đặc điểm: • Chi phí cao hơn rất nhiều so với phát hành riêng lẻ. • Có thể niêm yết và giao dịch tại SGDCK. • Giá CK thường cao hơn so với phát hành riêng lẻ. • Quyền kiểm soát công ty của cổ đông hiện tại ít bị ảnh hưởng. Th.S Đinh Tiên Minh29 3. Các phương thức phát hành chứng khoán Phát hành ra công chúng (Public placement):  Hình thức: • Chào bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng; • Chào bán thêm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ra công chúng; • Chào bán trái phiếu ra công chúng Th.S Đinh Tiên Minh30 26/12/2012 16 4. Điều kiện phát hành chứng khoán Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO- Initial Public Offering):  Theo quy định của luật tại Việt Nam, là chào bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng để huy động vốn cho tổ chức phát hành hay chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành. Th.S Đinh Tiên Minh31 4. Điều kiện phát hành chứng khoán Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO- Initial Public Offering):  Cơ quan quản lý thị trường chứng khóan đặt ra các yêu cầu cao đối với các công ty phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng vì: • Bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ không có sự hiểu biết và khả năng phân tích về chứng khoán • Bù đắp sự thiếu hụt về thông tin cho công chúng đầu tư. Th.S Đinh Tiên Minh32 26/12/2012 17 4. Điều kiện phát hành chứng khoán Số liệu IPO Thế giới và Việt Nam:  2006: IPO huy động được 246 tỷ USD trong đó Trung Quốc 56,6 tỷ USD.  2007: 1.979 cuộc huy động 287,1 tỷ USD.  2008: 745 cuộc huy động 95,3 tỷ USD (IPO của tổ chức VISA huy động 17,9 t USD).  IPO Vietcombank ngày 27/12/2007: 97,5 triệu CP được bán, giá bình quân 107,8 ngàn VND, huy động khoảng 10,000 tỷ đồng.  IPO Sabeco ngày 28/01/2008, Bán được 78.362.400 CP, huy động 5.486 tỷ đồng. Th.S Đinh Tiên Minh33 Nguồn: Lê Văn Thành - Trung tâm NCKH&ĐT Chứng khoán, Chi nhánh TP.HCM 4. Điều kiện phát hành chứng khoán Điều kiện định lƣợng cần có để phát hành lần đầu ra công chúng:  Vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng.  Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất.  Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. Th.S Đinh Tiên Minh34 26/12/2012 18 Điều kiện định lƣợng cần có để phát hành lần đầu ra công chúng (tt):  Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phẩn được phát hành. Th.S Đinh Tiên Minh35 4. Điều kiện phát hành chứng khoán (tt) Điều kiện định lƣợng cần có để phát hành lần đầu ra công chúng (tt):  Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc việc phát hành. Th.S Đinh Tiên Minh36 4. Điều kiện phát hành chứng khoán (tt) 26/12/2012 19 4. Điều kiện phát hành chứng khoán Điều kiện định tính cần có để phát hành lần đầu ra công chúng:  Cơ cấu tổ chức của công ty phải hợp lý và phải vì lợi ích của nhà đầu tư.  Thành viên HĐQT và (Tổng) Giám đốc có kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh.  Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu.  Các bản báo cáo tài chính, bản cáo bạch, và các tài liệu cung cấp thông tin của công ty phải có độ tin cậy cao nhất. Th.S Đinh Tiên Minh37 4. Điều kiện phát hành chứng khoán Phát hành bổ sung (Follow-on offering) :  Theo quy định của luật tại Việt Nam: • Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. • Công ty đại chúng chào bán tiếp cổ phiếu ra công chúng để thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ; Th.S Đinh Tiên Minh38 26/12/2012 20 4. Điều kiện phát hành chứng khoán Phát hành bổ sung (Follow-on offering) :  Theo quy định của luật tại Việt Nam (tt): • Công ty quản lý quỹ chào bán thêm chứng chỉ quỹ đóng ra công chúng; • Công ty đầu tư chứng khoán chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng. Th.S Đinh Tiên Minh39 Điều kiện phát hành cổ phiếu bổ sung:  Đã thu hết tiền cổ phiếu phát hành trong đợt trước.  Chứng minh được hoạt động kinh doanh của công ty đang được quản lý tốt và có hiệu quả.  Được ngân hàng đảm nhiệm giúp đỡ dịch vụ ngân quỹ và kế toán liên quan đến việc phát hành cổ phiếu. Th.S Đinh Tiên Minh40 4. Điều kiện phát hành chứng khoán (tt) 26/12/2012 21 Điều kiện phát hành cổ phiếu bổ sung (tt):  Có chương trình và kế hoạch cụ thể công khai gọi vốn trong công chúng. Chương trình và kế hoạch này phải bảo đảm cho mọi người quan tâm hiểu rõ, hiểu đúng tình hình kinh doanh, thực trạng tình hình tài chính, triển vọng phát triển của công ty để họ có cơ sở quyết định mua cổ phiếu. Th.S Đinh Tiên Minh41 4. Điều kiện phát hành chứng khoán (tt) Điều kiện phát hành cổ phiếu bổ sung (tt):  Giấy phép phát hành cổ phiếu mới phải qui định rõ tổng số vốn gọi thêm, số cổ phiếu được phát hành, thời hạn thực hiện việc gọi thêm vốn.  Giá trị cổ phiếu phát hành thêm không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành.  Lần phát hành thêm phải cách một năm sau lần phát hành trước. Th.S Đinh Tiên Minh42 4. Điều kiện phát hành chứng khoán (tt) 26/12/2012 22 Điều kiện phát hành trái phiếu:  Tuân thủ theo các qui định hiện hành về phát hành trái phiếu công ty.  Tổi thiểu 20% tổng giá trị trái phiếu xin phép phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư, trường hợp tổng giá trị trái phiếu xin phép phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% tổng giá trị trái phiếu. Th.S Đinh Tiên Minh43 4. Điều kiện phát hành chứng khoán (tt) Điều kiện phát hành trái phiếu (tt):  Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng.  Có cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với nhà đầu tư.  Xác định đại diện người sở hữu trái phiếu. Th.S Đinh Tiên Minh44 4. Điều kiện phát hành chứng khoán (tt) 26/12/2012 23 Khái niệm:  Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Th.S Đinh Tiên Minh45 5. Bảo lãnh phát hành chứng khoán Vai trò:  Tư vấn phát hành;  Phân phối chứng khoán ra công chúng và các tổ chức đầu tư;  Bảo hiểm rủi ro trong đợt phát hành chứng khoán. Th.S Đinh Tiên Minh46 5. Bảo lãnh phát hành chứng khoán 26/12/2012 24 Các tổ chức tham gia bảo lãnh: Th.S Đinh Tiên Minh47 5. Bảo lãnh phát hành chứng khoán Nguồn: Lê Văn Thành - Trung tâm NCKH&ĐT Chứng khoán, Chi nhánh TP.HCM Các phƣơng thức bảo lãnh phát hành:  Bảo lãnh với cam kết chắc chắn (Firm Commitment Contract).  Bảo lãnh theo phương thức dự phòng (Standby Underwriting).  Bảo lãnh với cố gắng cao nhất (Best efforts Contract).  Bảo lãnh tất cả hoặc không (All-or-None Contract).  Bảo lãnh tổi thiểu – tối đa. Th.S Đinh Tiên Minh48 5. Bảo lãnh phát hành chứng khoán (tt) 26/12/2012 25 Các phƣơng thức bảo lãnh phát hành:  Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: tổ chức bảo lãnh cam kết mua lại toàn bộ số CK phát hành dù có phân phối hết hay không  Bảo lãnh theo phƣơng thức dự phòng: trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu thường và ưu tiên phát hành cho cổ đông cũ trước. Trong trường hợp không bán hết, tổ chức bảo lãnh sẽ cam kết mua hết và bán lại ra công chúng. Th.S Đinh Tiên Minh49 5. Bảo lãnh phát hành chứng khoán (tt) Các phƣơng thức bảo lãnh phát hành:  Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán CK ra thị trường  Bảo lãnh tất cả hoặc không: TC phát hành yêu cầu TC bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không sẽ hủy toàn bộ đợt phát hành  Bảo lãnh tổi thiểu – tối đa: trung gian giữa bảo lãnh cố gắng cao nhất và bảo lãnh tất cả hoặc không. Th.S Đinh Tiên Minh50 5. Bảo lãnh phát hành chứng khoán (tt) 26/12/2012 26 Ở Việt Nam, theo qui định tại Thông tư 01/1998/TT-UBCK ngày 13/10/1998 của UBCK Nhà nước hướng dẫn Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thì bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau: -Mua toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại. Đây chính là phương thức cam kết chắc chắn vì tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua toàn bộ lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu của đợt phát hành. -Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đây thực chất cũng là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Th.S Đinh Tiên Minh51 5. Bảo lãnh phát hành chứng khoán (tt) www.dinhtienminh.net
Tài liệu liên quan