CKPS là những hợp đồng tài chính, hay công cụ tài chính mà giá trị của nó được xác định dựa vào giá trị của một công cụ khác, thường gọi là công cụ cơ sở (the underlying)
Các hợp đồng quyền lựa chọn hay các quyền chọn ( Options ).
Hợp đồng quyền lựa chọn là một kiểu hợp đồng giữa hai bên, trong đó một bên cho bên kia được quyền mua hoặc bán một loại hàng hóa cụ thể hoặc một lượng chứng khoán nào đó với một giá xác định trong một thời hạn nhất định.
31 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư chứng khoán - Chương 4: Thị trường công cụ phái sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ PHÁI SINHGV: TS Trần Thị Mộng Tuyết*CHƯƠNG 41. Khái niệm*CKPS là những hợp đồng tài chính, hay công cụ tài chính mà giá trị của nó được xác định dựa vào giá trị của một công cụ khác, thường gọi là công cụ cơ sở (the underlying)2. Các hợp đồng quyền lựa chọn hay các quyền chọn ( Options ).*Hợp đồng quyền lựa chọn là một kiểu hợp đồng giữa hai bên, trong đó một bên cho bên kia được quyền mua hoặc bán một loại hàng hóa cụ thể hoặc một lượng chứng khoán nào đó với một giá xác định trong một thời hạn nhất định. * Một hợp đồng quyền lựa chọn bất kỳ đều bao gồm 4 đặc điểm cơ bản sau :Loại quyền (quyền chọn bán hoặc chọn mua)Tên hàng hóa cơ sở và khối lượng được mua hoặc bán theo quyềnNgày hết hạnGiá thực hiện*Người bán quyền, trao quyền cho người mua để đổi lấy một khoản tiền được gọi là giá quyền hoặc phí quyền.Mức giá mà tại đó công cụ này có thể được mua hoặc được bán gọi là mức giá thực hiện quyền.Ngày mà sau đó quyền hết giá trị gọi là ngày hết hạn.* Những mức giá liên quan tới một quyền lựa chọn là :Giá thị trường hiện hành của loại hàng hóa cơ sởGiá hàng hóa cơ sở thực hiện theo quyềnGiá của bản thân quyền lựa chọn*Các dạng hợp đồng quyền chọn:Hợp đồng quyền lựa chọn có hai loại: quyền chọn mua (call options) và quyền chọn bán (put options). Hợp đồng quyền lựa chọn cung cấp cho người chủ quyền mua hoặc bán chứ không phải nghĩa vụ mua hoặc bán.*Ví dụ 1:NĐT A mua 1 hợp đồng call option 100 cổ phần XXX với giá 100USD/CP bất cứ lúc nào trong vòng 3 tháng tới. Phí mua call option là 2% hay 200USD/hợp đồng. Nếu giá CK XXX tăng 120USD/CP trong 2 tháng, NĐT A có thể thực hiện hợp đồng là mua 100 CP với giá 100USD/CP sau đó đem ra thị trường bán với giá 120USD/CP. Như vậy NĐT A sẽ được hưởng lợi nhuận do chênh lệch giá (sau khi đã trừ phí mua call option). Trong trường hợp này NĐT A đã lời: (120USD X 100) – (100USD X 100) = 2000USD 2000USD – 200USD = 1800USDNgược lại, nếu giá CK XXX trên thị trường sụt giá dưới 100USD và đứng giá trong 3 tháng. Đến thời hạn, NĐT A sẽ không thực hiện hợp đồng vì sẽ lỗ thêm, nên cuối cùng NĐT chỉ chịu mất 200USD phí mua call option*Ví dụ 2:NĐT B nghĩ rằng giá CP YYY sẽ hạ, nên mua hợp đồng put option (100 CP) thời hạn 3 tháng với giá 100USD/CP. Phí mua put option là 2% hay 200USD/hợp đồng.Nếu CK YYY rớt giá xuống còn 90USD/CP, NĐT B có thể thực hiện hợp đồng là bán 100 CP với giá 100USD/CP. Người bán hợp đồng put option trước đó sẽ phải mua CK YYY trên thị trường với giá 100USD của người mua hợp đồng put option (NĐT B). Như vậy, NĐT B lời 10USD/CP trừ đi 2USD/CP (phí mua put option) thì sẽ lời 8USD/CP hay 800USD/hợp đồng.3. Các hợp đồng tương lai (Future contracts)*Là các hợp đồng đáp ứng cho việc giao một khoản tiền xác định của một loại hàng hoá nhất định trong một thời hạn xác định trong tương lai. Trong hợp đồng tương lai có quy định hợp đồng có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào và có thể thực hiện vào cuối hạn định; để tránh mọi thiệt hại khi hợp đồng không được thực hiện, cả hai bên mua và bán phải ký quỹ vào lúc ký hợp đồng.*Cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai :Là thỏa thuận pháp lý chắc chắn giữa một người mua (hoặc người bán) và một sở giao dịch có uy tín hoặc trung tâm thanh toán của sở giao dịch đó. Tại đó người mua (bán) đồng ý sẽ nhận (hoặc giao) một mặt hàng nào đó tại một mức giá cụ thể vào lúc kết thúc của một thời kỳ được xác định.*Mức giá theo đó các bên thỏa thuận giao dịch trong tương lai được gọi là giá hợp đồng tương lai.Thời hạn được ấn định theo đó các bên phải tiến hành giao dịch được gọi là thời hạn thanh toán hay thời hạn giao nhận.*VD : Giả sử có 1 hợp đồng tương lai được giao dịch trên sở giao dịch và mặt hàng được mua hay bán là tài sản X, thời hạn thanh toán là 3 tháng. Giả sử A là người mua và B là người bán, mức giá mà họ đồng ý giao dịch trong tương lai là 1.000.000 VNĐ. Vậy 1.000.000 VNĐ là giá hợp đồng tương lai. Tới hạn thanh toán B sẽ giao tài sản X cho A và A giao cho B 1.000.000 VNĐ là giá của hợp đồng tương lai.4. Hợp đồng kỳ hạn (Forward)*Là một thoả thuận trong đó người mua và người bán chấp thuận thực hiện giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn định vào ngày hôm nay. *Các hợp đồng kỳ hạn xác định một ngày thanh toán cụ thể hoặc một thời điểm tiến hành giao dịch trên thực tế.Khi ngày thanh toán tới, người mua trả tiền để mua hàng hóa tại mức giá thỏa thuận ban đầu và người bán chuyển giao hàng với số lượng ấn định ban đầu.*Đặc điểm :Chỉ có 2 bên tham gia vào việc ký kếtGiá cả do 2 bên tự thỏa thuận với nhauKhi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong 2 bên không thực hiện hợp đồng.Giá cả đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác.5. Nghiệp vụ hoán đổi (Swaps)*Là một hợp đồng trong đó hai bên thoả thuận trao đổi nghĩa vụ thanh toán. Thông thường giao dịch này bao gồm các thanh toán lãi, và trong một số trường hợp là thanh toán nợ gốc.6. Chứng quyền (Warrants)*Là loại chứng khoán được phát hành kèm theo TP hoặc CP ưu đãi cho phép người nắm giữ CK đó được quyền mua một khối lượng CP phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định.Quyền này được phát hành khi tổ chức lại các Cty hoặc khi Cty nhằm mục tiêu khuyến khích các NĐT mua những TP hoặc CP ưu đãi có những điều kiện kém thuận lợi.*Đặc điểm:Chứng quyền được phát hành nhằm tăng tính hấp dẫn của các CK khác, cụ thể là TP và CP ưu đãi. Với tư cách là người sở hữu chứng quyền, NĐT không có quyền cổ đông trong Cty, không được nhận cổ tức và không có quyền biểu quyết.Chứng quyền là công cụ dài hạn và có thể chuyển nhượng được. Phần lớn các chứng quyền có thời hạn từ 5 đến 10 năm, tuy nhiên có một vài dạng chứng quyền có thời hạn vĩnh viễn.Tại thời điểm phát hành chứng quyền, giá mua CP ghi trong chứng quyền thường cao hơn thị giá của CP và giá đó có thể cố định, có thể được tăng lên định kỳ.*Giá trị của chứng quyền: Xác định bởi hai yếu tố:Giá trị nội tại: là khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường của CK và giá mua CK xác định trên chứng quyền.Thời hạn của chứng quyền: thời gian cho đến khi hết hạn càng dài, thì giá trị của chứng quyền càng cao.7. Quyền mua cổ phần/ Quyền tiên mãi (Priority Rights)*Là loại CK ghi nhận dành cho các cổ đông hiện tại của một CtyCP được mua trước một số lượng cp trong đợt phát hành cp phổ thông mới tương ứng với tỷ lệ cp hiện có của họ trong Cty.Mục tiêu:*Đối với cổ đông hiện hữu:Bảo vệ quyền kiểm soát của cổ đông.Bảo vệ cổ đông tránh sự mất giá cổ phần.Đối với Cty:Mức giá đăng ký trong quyền mua cổ phần thấp hơn mức giá hiện hành của cổ phiếu trên thị trường nhằm giảm rủi ro có thể xảy ra do giá thị trường giảm trong thời gian phát hành quyền dẫn đến đợt phát hành không thành công.Mức chênh lệch đáng kể này làm tăng tính hấp dẫn của đợt phát hành cổ phiếu mới.Đặc điểm:*Được phát hành kèm theo một đợt phát hành CP thường (dành cho cổ đông hiện hữu)Là một công cụ ngắn hạn (30-45 ngày)Mức giá xác định là giá ưu đãi thấp hơn giá thị trường hiện hành.Số phiếu tiên mãi để mua 1 CP mới:**Ví dụ:Công ty A đã phát hành 100.000 cp cũ đang lưu hành. Để tăng thêm vốn đầu tư mở rộng sx, Cty phát hành thêm 25.000 cp mới thông qua việc phát hành quyền tiên mãi. Để mua 1 cp mới phát hành, số phiếu tiên mãi cần là:100000 : 25000 = 4 phiếu tiên mãi Do vậy cổ đông hiện hữu có 4 cp cũ sẽ được mua 1 cp mới. Nếu cổ đông không muốn thực hiện quyền, họ có thể bán chúng trên thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá quyền có thể lên xuống trong thời gian chào bán do giá thị trường của cp tăng hoặc giảm.Giá trị lý thuyết của quyền tiên mãi*Giá trị lý thuyết của quyền tiên mãi cho phép mua cp với giá thấp hơn thị giá.Cách xác định:Gọi:Q là giá trị của quyền tiên mãi.G là giá thị trường hay giá phỏng định của 1 cp cũ.g là giá phát hành của 1 cp mới.n là số cp cũ.m là số cp mới phát hành.*Giá trị lý thuyết của 1 quyền tiên mãi là:*Ví dụ: Một CtyCP có vốn 12 tỷ (1.200.000 cp; mệnh giá 1 cp là 10.000đ; đơn giá thị trường 22.000đ/cp).Cty đã tăng thêm vốn 8 tỷ đ bằng cách phát hành 800.000 cp mới, mệnh giá mỗi cp như cũ (10.000 đ) với giá bán mỗi cp mới là 12.000 đ, dự tính dành cho các cổ đông cũ. Tính giá trị lý thuyết của một quyền tiên mãi:*Hay: Số phiếu tiên mãi:1.200.0000 / 800.000 = 3/2 Cứ 3 cp cũ được mua 2 cp mới Giá trị lý thuyết của một quyền tiên mãi:*Trường hợp đặc biệt: quyền cấp phát số cp mới được phát không cho các cổ đông cũ, có nghĩa là trong trường hợp g = 0*Ví dụ: Một Cty có vốn 50 tỷ đ gồm 5 triệu cp mệnh giá 10.000 đ. Thị giá 42.000 đ. Cty đã tăng thêm vốn 75 tỷ bằng cách sát nhập các dự trữ và cấp cho không các cổ đông cũ 1 cp mới ứng với 2 cp cũ.Giá trị lý thuyết của quyền cấp phát là: