Đầu tư chứng khoán - Phân tích ngành

CơSởLýLuận: 1. Tạimộtthời điểmnhấtđịnh nàođó,lợi suấtthu nhậpcácngànhsẽkhácnhau,dođónếuphân tích ngànhthì bạnsẽchọnđượcngànhcólợi suấtcaođểđầutư. 2. Ngaytrong mộtngànhthì lợi suấtthu nhậpcũng khôngổnđịnh. Mộtngànhhoạtđộngtốt tại mộtthời điểm nàođóthì khôngcónghĩanó sẽhoạtđộngtốt trong tươnglai. Vìvậyphải luôn theo dõiđộngthái hoạtđộngngànhđể tìmcơhộiđầutưvàrútvốnđầutưđúnglúc

pdf49 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư chứng khoán - Phân tích ngành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân Tích Ngành I. Cơ Sở Lý Luận: 1. Tại một thời điểm nhất định nào đó, lợi suất thu nhập các ngành sẽ khác nhau, do đó nếu phân tích ngành thì bạn sẽ chọn được ngành có lợi suất cao để đầu tư. 2. Ngay trong một ngành thì lợi suất thu nhập cũng không ổn định. Một ngành hoạt động tốt tại một thời điểm nào đó thì không có nghĩa nó sẽ hoạt động tốt trong tương lai. Vì vậy phải luôn theo dõi động thái hoạt động ngành để tìm cơ hội đầu tư và rút vốn đầu tư đúng lúc. 1 Cơ Sở Lý Luận (tt) 3. Vào cùng một thời điểm, các ngành khác nhau sẽ có mức rủi ro khác nhau, do đó cần đánh giá mức độ rủi ro của ngành để xác định mức lợi suất đầu tư tương xứng cần phải có. 4. Rủi ro của mỗi ngành có sự biến động không nhiều theo thời gian, do vậy có thể phân tích mức rủi ro từng ngành trong quá khứ để dự đoán rủi ro của nó trong tương lai. 2 II. Qui trình phân tích ngành 1. Xác định hệ số rủi ro ß của ngành E(R) = Rf + B[Erm – Rf] 2. Phân tích chỉ số P/E của ngành đối với công ty 3. Ước tính EPS thông qua phân tích cuối kỳ kinh doanh, đầu vào, đầu ra 4. Tính giá trị cuối kỳ của chỉ số ngành = P/E x EPS r = giá trị chỉ số cuối kỳ – giá trị đầu kỳ + cổ tức nhận trong kỳ/ giá trị đầu kỳ 3 II. Qui trình phân tích ngành (tt) Phương trình Dupont: Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được công ty Dupont áp dụng nên thường gọi là phương trình Dupont. ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân nợ là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. 4 II. Qui trình phân tích ngành (tt) Tổng tài sản Đòn bẩy tài chính = --------------------------- Vốn chủ sở hữu Như vậy, phương trình Dupont sẽ được viết lại như sau: Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản ROE = ------------- x --------------- x ------------------ Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu 5 III.Phân tích công ty (tt) A. Phân tích tài chính công ty Phân tích báo cáo tài chính công ty - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo thu nhập B. Phân tích rủi ro 1. Rủi ro kinh doanh: - Doanh thu - Chi phí sản xuất Độ lệch chuẩn của thu nhập hoạt động Rủi ro KD = ---------------------------------------------------- Thu nhập hoạt động bình quân 6 III.Phân tích công ty (tt) C. Phân tích hoạt động và khả năng tăng trưởng của công ty Nhân tố quyết định sự tăng trưởng g = % thu nhập giữ lại x lợi nhuận trên vốn cổ phần = RR x ROE RR = Tỷ lệ thu nhập giữ lại = 1- Tỷ lệ chia cổ tức Cổ tức đã công bố chia cho mỗi cổ phần = ----------------------------------------------------- EPS 7 PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN I. Mục tiêu: Phân tích chứng khoán lựa chọn đối tượng đầu tư đem lại hiệu quả cao nhất II. Nội dung: Phân tích kinh tế Phân tích ngành Phân tích tài chính của công ty ( Phân tích cơ bản ) Phân tích chỉ số bình quân ( Phân tích kỹ thuật ) Theo học thuyết Biểu đồ, mô hình 8 PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ 1. Thông tin tài chính - Tiến hành điều chỉnh - Phân tích các xu hướng - Dự kiến lợi nhuận - Dự kiến lưu kim 2. Dữ liệu so sánh - Phân tích công nghiệp - Phân tích cạnh tranh - Điều kiện kinh tế - Các lĩnh vực điều chỉnh 9 PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ (tt) 3. Phân tích thị trường - Dạng thức giá cổ phiếu - Xu hướng thị trường - Các yếu tố kích thích nâng giá trị - Mô hình thị trường 10 VÀI KHÁI NIỆM VỀ CÁC KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH  Diễn giải các thông tin tài chính: Bao gồm phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đánh giá và dự báo năng lực kinh doanh cũng như giá trị của doanh nghiệp 11 VÀI KHÁI NIỆM VỀ CÁC KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 2. Phân tích xu hướng: Phân tích ra những biến thiên về kích thước, tầm cỡ và mối quan hệ của các tỉ lệ qua thời gian, suy ra các dạng thức biến thiên và sự báo được xu thế của hoạt động doanh nghiệp. 3. So sánh dữ liệu: Nó giúp nhận định tiềm năng của một doanh nghiệp 4. Phân tích cạnh tranh: Đưa ra so sánh khả năng kinh doanh trong ngành hàng hay thị trường có các đối thủ cạnh tranh cùng ngành 12 VÀI KHÁI NIỆM VỀ CÁC KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1. Phân tích thị trường: Là việc nghiên cứu và dự đoán dạng thức cổ phiếu của những công ty đối thủ cùng ngành 2. Phân tích hàng ngang: Cho phép phán đoán và tìm thấy ý nghĩa và thể hiện triết lý, chính sách và xu hướng của các nhà quản lý doanh nghiệp. 3. Phân tích hàng dọc: Phát hiện cách phối hợp tài sản và nguồn tài chính vào các khía cạnh của nghiệp vụ quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. 13 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP Phân tích kinh doanh  Phân tích báo cáo tài chính  Phân tích lợi ích kinh tế dự án 14 MỤC TIÊU TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH / KINH TẾ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1. Quyết định lợi nhuận ◦ Công nhận doanh thu ◦ Công nhận chi phí ◦ Phân bổ chi phí ◦ Xác định lợi nhuận 2. Quyết định giá trị ◦ Chi phí quá khứ ◦ Các số liệu bảo thủ ◦ Vốn cổ đông là bộ phận có giá trị nội tại ◦ Công nhận các tình huống tuỳ thuộc (dự trữ 15 MỤC TIÊU TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH / KINH TẾ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3. Quyết định thuế ◦ Các yêu cầu dữ liệu pháp lý ◦ Tính thời gian thu nhập thanh toán ◦ Các vấn đề quản lý thuế ◦ Điều chỉnh báo cáo 16 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUẢN TRỊ  Phân tích điều hành  Định mức lãi gộp  Định mức lãi  Phân tích chi phí điều hành  Phân tích vốn góp  Đòn bẫy nợ  Phân tích so sánh 17 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUẢN TRỊ (tt)  Quản trị nguồn vốn  Tổng thu tài sản  Quản trị vốn lưu động  Tổng kết tồn kho  Dạng thức công nợ phải thu  Hiệu quả sử dụng nhân lực  Lợi nhuận  Thu hồi tính trên tài sản  Thu hồi tính thuế và thu lãi  Thu hồi tính theo giá trị ( hiện hành ) lưu động  Thu hồi của lưu kim đầu tư 18 QUẢN LÝ KINH TẾ 1. Hoạt động kinh tế  Phân tích nhiệm vụ  Phân bổ kinh tế  Phân tích sự đóng góp  Quyết định hoán mãi nguồn vốn 2. Hiệu quả  Cơ sở đầu tư  Đầu tư vốn  Giảm đầu tư vốn  Nhân lực 19 QUẢN LÝ KINH TẾ (tt) 3. Giá trị của vốn cổ đông  Dạng thức lưu kim  Chi phí vốn  Mong đợi của nhà đầu tư  Hoán mãi giữa rủi ro/ lợi nhuận 20 CHỦ SỞ HỮU 1. Thu hồi tính theo tài sản ròng  Thu hồi tính trên vốn cổ đông  Thu nhập từng cổ phiếu  Lưu kim từng cổ phiếu  Mức tăng giá cổ phiếu  Phân tích giá trị của từng cổ đông 21 CHỦ SỞ HỮU 2. Phân bổ lợi nhuận  Cổ tức của từng cổ phiếu  Mức lợi nhuận cổ tức  Tỷ lệ thanh toán/ thu nhập giữ lại  Năng lực chi trả cổ tức  Cổ tức tính theo tài sản 3. Tín hiệu thị trường  Tỉ lệ giá / thu nhập  Các tích số lưu kim  Thư giá – thị giá  Di chuyển giá tương ứng 22 CHỦ NỢ 1. Tính thanh khoản  Tỉ lệ lưu động  Thử (axit) độ nhạy  Giá trị bán nhanh  Dạng thức lưu kim 23 CHỦ NỢ 1. Đòn bẩy tài chính  Tỉ lệ nợ / tài sản  Tỉ lệ nợ / vốn huy động  Tỉ lệ nợ / vốn cổ đông  Hoán mãi rủi ro / thu nhập 2. Dịch vụ nợ  Khả năng trả lãi và vốn vay  Phân tích lưu kim  Khả năng trả lãi định kỳ 24 PHÂN TÍCH CƠ BẢN  Phân tích bảng tổng kết tài sản  Bảng tổng kết tài sản thể hiện toàn bộ tình hình tài chính của công ty vào một ngày nhất định. Nó gồm ba phần chính: ◦ Phần tài sản (Assets) ◦ Phần nợ (Liabilities) ◦ Phần vốn của cổ đông ( Stockhoder’s equity)  TÀI SẢN NỢ  VỐN CỔ ĐÔNG 25 PHÂN TÍCH CƠ BẢN  Phần tài sản  Tài sản lưu động (TSLĐ)  TSLĐ là các khoản có thể được chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn, thường là 1 năm, Bao gồm: ◦ Tiền: tiền mặt, chi phiếu và các khoản ký thác khác tại ngân hàng. ◦ Chứng khoán khả mại: Là số chứng khoán do công ty sở hữu ( Như trái phiếu kho bạc ngắn hạn, cổ phiếu và trái phiếu) ◦ Các khoản phải thu: là tiền khách hàng nợ công ty khi mua hàng và chưa thanh toán. ◦ Hàng tồn kho: Là giá trị nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm của công ty chuẩn bị bán cho khách hàng. 26 PHÂN TÍCH CƠ BẢN  Tài sản lưu động  - Tiền 43000  - Chứng khoán khả mại 62000  - Các khoản phải thu 270.000  - Hàng tồn kho 330.000  Tổng số tài sản lưu động 705.000 27 PHÂN TÍCH CƠ BẢN  Tài sản cố định (TSCĐ)  Tài sản cố định là khoản mục mà công ty sử dụng trong hoạt động hàng ngày của nó để tạo ra sản phẩm. Các tài sản này không có ý định bán hay chuyển thành tiền. 28 PHÂN TÍCH CƠ BẢN  Tài sản cố định  - Đất đai 64.000  - Nhà xưởng và thiết bị 630.000  - Vật dụng cố định 280.000  Trừ:  - Khấu hao tích lũy (220.000)  Tổng tài sản cố định 754.000 29 PHÂN TÍCH CƠ BẢN  Tài sản vô hình (TSVH)  Tài sản vô hình khác như uy tín, biểu hiện số tiền thanh toán lơn hơn giá trị tài sản đòi hỏi của công ty. Năng lực tiềm tàng này của Công ty nhờ vào danh tiếng trên thị trường, quan hệ với khách hàng và kỹ năng của nhân viên. Những yếu tố này góp phần làm tăng uy tín của Công ty.  Tài sản vô hình  Uy tín $30.000 30 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt)  Phần nợ  Nợ ngắn hạn  Nợ ngắn hạn là những khoản nợ dưới 1 năm. Chúng được xác định bởi từ “phải trả” thường được dùng dưới đây: ◦ Các khoản phải trả: Số tiền một công ty mua chịu hàng hoá và dịch vụ đang còn nợ. ◦ Các khoản vay ngắn hạn phải trả: Khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính ◦ Cổ tức phải trả: Tiền cổ tức đã được tuyên bố nhưng chưa trả ◦ Các khoản thuế phải nộp: Số tiền thuế công ty còn nợ chính phủ. ◦ Lãi phải trả: Số tiền lãi công ty còn nợ đối với khoản vay dài hạn. 31 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt)  Nợ ngắn hạn  Các khoản phải trả $188.000  Lãi phải trả $27.000  Vay ngắn hạn phải trả $40.000  Các khoản thuế phải nộp $72.000  Tổng số nợ ngắn hạn: $327.000 32 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt)  Nợ dài hạn  Nợ dài hạn là khoản nợ có thời hạn từ 1 năm trở lên mà công ty phải trả. Ví dụ trái phiếu và các khoản vay nợ dài hạn của ngân hàng.  Nợ dài hạn  Giấy nợ 9% hạn 2015 $300.000 33 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt)  Vốn của cổ đông - Cổ phiếu ưu đãi được phản ánh trong bảng TKTS dựa trên mệnh giá.  Cổ phiếu thường được phản ánh trong bảng TKTS dựa trên mệnh giá của các cổ phiếu thường của công ty. Mệnh giá của cổ phiếu chỉ để sử dụng cho mục đích ghi sổ sách. Mệnh giá của cổ phiếu thường không ảnh hưởng đến giá thị trường của cổ phiếu.  Thặng dư vốn là số vốn chênh lệch cao hơn mệnh giá mà các cổ đông đã trả khi mua cổ phiếu của công ty. Nó không bao gồm các khoản lợi nhuận kinh doanh của công ty. 34 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt)  Thu nhập để lại thể hiện lợi nhuận ròng để lại sử dụng cho tương lai. Cổ tức thường được trả từ thu nhập để lại.  6% cổ phiếu ưu đãi mệnh giá $100 của 500 cổ phiếu $50.000  Cổ phiếu thường mệnh giá $3 của 200.000 cổ phiếu $600.000  Số dư vốn $52.000  Thu nhập để lại $160.000  Tổng số vốn cổ phần $862.000 35 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt)  Phân tích báo cáo thu nhập  Chỉ ra những khoản thu chi của công ty  Chỉ rõ lợi nhuận mà công ty tạo ra ( hoặc lỗ)  Thành phần của báo thu nhập  Doanh số thể hiện tổng số tiền nhận được từ các hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty  Chi phí hoạt động phản ánh cho hoạt động kinh doanh hàng ngày, nó bao gồm cả tiền chi phí khấu hao.  Thu nhập kinh doanh được phân biệt cho các thu nhập khác ( hoặc chi phí )không được tạo ra từ các hoạt kinh doanh cơ bản 36 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt)  Doanh số $ 660.000  Trừ đi:  Chi phí hoạt động  Chi phí hàng bán ra $240.000  Chi phí quản lý và tiêu thụ $120.000  Chi phí khấu hao $ 80.000  Thu nhập kinh doanh $220.000 37 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt)  Thu nhập khác thường thể hiện thu nhập được tạo ra bởi sự đầu tư ( cổ tức và tiền lãi). Tuy nhiên dòng này có thể cũng phản ánh các mục như: thu nhập từ việc bán tài sản.  Thu nhập kinh doanh $220.000  Cộng:  Thu nhập khác $ 30.000  Thu nhập trước khi trả lãi và thuế $250.000 38 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt)  Lãi trái phiếu phải được trả từ lợi nhuận tạo ra  Thuế:  Thu nhập trước khi trả lãi và thuế $250.000  Trừ đi:  Chi phí về lãi trái phiếu $ 27.000  Thu nhập trước khi đóng thuế $223.000  Trừ đi:  Thuế ( tỷ lệ 34% ) $ 75.820  Lợi nhuận ròng hoặc (lỗ) $147.180 39 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt)  Phân tích báo cáo tài chính * Chỉ số thanh khoản: Nó chỉ ra khả năng của công ty đáp ứng nợ ngắn hạn cũng như chuyển tài sản hiện thời thành tiền. ◦ Xác định vốn lưu động thuần ( Net working capital)  Vốn lưu động thuần = Tổng tài sản lưu động – Tổng nợ ngắn hạn ◦ Chỉ số tài sản lưu động ( Current Ratio )  Tổng tài sản lưu động  Chỉ số tài sản lưu động = ------------------------------  Tổng nợ ngắn hạn 40 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt) ◦ Chỉ số tài sản nhạy cảm (thử nhanh) ( Quich Asset Ratio )  Tổng tài sản lưu động – giá trị hàng tồn kho  Chỉ số tài sản nhạy cảm = ------------------------------------------------  Tổng nợ ngắn hạn ◦ Chỉ số tiền mặt ( Cash Asset Ratio )  Tiền mặt + Chứng khoán khả mại  Chỉ số tiền mặt = ------------------------------------------------------  Tổng nợ ngắn hạn ◦ Lưu lượng tiền mặt ( Cash Flow )  Lưu lượng tiền mặt = Lợi nhuận ròng ( hay lỗ ) + Khấu hao hàng năm 41 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt) * Cơ cấu vốn: Những nhà phân tích sử dụng chỉ số này đánh giá mức độ rủi ro phá sản của công ty.  Tổng mệnh giá của các trái phiếu  Chỉ số trái phiếu = --------------------------------------------------------  Tổng số vốn dài hạn   Tổng mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi  Chỉ số cổ phiếu ưu đãi = ------------------------------------------------  Tổng số vốn dài hạn 42 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt)   Chỉ số CP thường =  Tổng Mệnh giá của CP thường + thặng dư vốn + thu nhập để lại  -----------------------------------------------------------------------------  Tổng số vốn dài hạn  Chỉ số nợ trên vốn cổ phần =  Tổng MG ( Các trái phiếu + cổ phiếu ưu đãi )  ------------------------------------------------------------------  Mệnh giá CP thường + thặng dư vốn + thu nhập để lại 43 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt) *Các chỉ số biểu hiện khả năng sinh lời của công ty  Xác định doanh số bán thực (Net sales). Đây là tổng số tiền mà công ty thu được do bán hàng hóa.  Xác định chỉ số lợi nhuận ( Operating Profit Margin ) để thấy rõ trong doanh số bán được thực thu là bao nhiêu lợi nhuận   Thu nhập hoạt động  Chỉ số lợi nhuận = ---------------------------------------  gop Doanh số bán thực 44 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt)  Xác định chỉ số lợi nhuận ròng (Net Profit Margin ) để thấy được trong 1 doanh số bán thực có bao nhiêu lợi nhuận ròng sau khi đã khấu trừ khỏi doanh số bán thực những phí tổn trong sản xuất kinh doanh và sau khi trừ thuế.  Lãi ròng  Chỉ số lợi nhuận ròng = --------------------------------  Doanh số bán thực 45 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt)  Xác định tiền lãi cho một cổ phần ( Earning Per Share – EPS) để phản ánh mức thu nhập mà cổ đông giữ cổ phiếu thường có được:  Lãi ròng – Cổ tức của các cổ phiếu ưu đãi  EPS = ---------------------------------------------  Tổng CP thừơng đang lưu hành 46 PHÂN TÍCH CƠ BẢN (tt)  Các chỉ số phản ánh chính sách chia lời của công ty  Thông thường khi đã xác định được thu nhập cho mỗi cổ phiếu thường (EPS) xong, công ty sẽ quyết định trích một tỷ lệ nhất định để chia cổ tức cho cổ đông, phần còn lại sẽ dùng vào mục đích phát triển kinh doanh cho công ty  Cổ tức tt hàng năm  Tỷ số thanh toán cổ tức =------------------------------  (Dividen payout ratio) Tiền lời mỗi cổ phần Cổ tức thanh toán hàng năm  Curent Yield = ------------------------------ Thị giá 47  Dự đoán triển vọng của công ty:  PE còn gọi là bội số thu nhập của công ty. Nếu PE cao nó phản ánh người đầu tư đang thanh toán thị giá cao cho thu nhập hôm nay và mong đợi thu nhập cao trong tương lai.  Ngoài ra cũng nhằm tăng thêm dữ liệu cho việc quyết định nên mua cổ phiếu hay không, nhà phân tích còn tính tỷ số giá thị trường với giá kế toán của cổ phần (Price Book Value), trong đó giá kế toán của cổ phiếu được tính như sau: 48  Xác định chính sách chia lãi của công ty  Xác định tình hình cổ phiếu tăng giảm của công ty  Thị giá  PE = ------------------------------------------  Thu nhập mỗi cổ phần  Tính thư giá (Price Book Value)  Tổng tài sản – Nợ ngắn hạn - Nợ dài hạn – CP ưu đãi  Giá kế toán của CP = ------------------------------------------------------------  Tổng số CP thường đang lưu hành 49
Tài liệu liên quan