Thị trường tiền tệ (money market) là thị
trường phát hành và mua bán các công cụ
tài chính ngắn hạn có thời hạn không quá
một năm.
. Chủ yếu thu hút các nhà đầu tư tổ chức
như ngân hàng thương mại, các công ty tài
chính, các tập đoàn tài chính,
. Các bộ phận của thị trường tiền tệ: ngân
hàng trung ương, thị trường liên ngân hàng,
thị trường hối phiếu kho bạc, thị trường
chứng chỉ tiền gửi,
33 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư chứng khoán - Thị trường tiền tệ và định chế tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỊ TRƯỜNG TiỀN TỆ
& ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
Lê Văn Lâm
1
Nội dung
· Khái niệm thị trường tiền tệ
. Vai trò của thị trường tiền tệ
. Các công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ
. Ngân hàng
. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
2
. Thị trường tiền tệ (money market) là thị
trường phát hành và mua bán các công cụ
tài chính ngắn hạn có thời hạn không quá
một năm.
. Chủ yếu thu hút các nhà đầu tư tổ chức
như ngân hàng thương mại, các công ty tài
chính, các tập đoàn tài chính,
. Các bộ phận của thị trường tiền tệ: ngân
hàng trung ương, thị trường liên ngân hàng,
thị trường hối phiếu kho bạc, thị trường
chứng chỉ tiền gửi,
1.Khái niệm thị trường tiền tệ
3
. Sử dụng thị trường tiền tệ để quản lý hệ
thống lưu thông tiền tệ và thực thi chính sách
tiền tệ.
. Chính sách tiền tệ: Hành động của ngân
hàng trung ương nhằm quản lý lượng tiền tệ
trong lưu thông, thường là tác động đến lãi
suất nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế
vĩ mô, chẳng hạn kiềm chế lạm phát.
Ngân hàng trung ương
4
. Lạm phát là gì? Nguồn gốc? Tỷ lệ lạm phát và CPI?
. Phân biệt lạm phát, giảm phát và giảm lạm phát?
. Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp?
. Ngoài lãi suất, có thể sử dụng công cụ nào để thực
thi chính sách tiền tệ?
. Điểm khác biệt giữa chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa?
Ngân hàng trung ương
5
. Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của các
hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế qua một
khoảng thời gian nhất định.
. Khi giá tăng, mỗi đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hơn
số lượng hàng hóa, dịch vụ.
. Theo quan điểm của Keynesian, thường có 3
nguyên nhân chính: cầu kéo (demand-pull); chi phí
đẩy (cost-push) và built-in.
. Tỷ lệ lạm phát: sự thay đổi của chỉ số giá (thường là
CPI) trong kỳ.
Lạm phát & chính sách tiền tệ
6
. Giảm phát: sự suy giảm mức giá chung; giảm lạm
phát: sự suy giảm tỷ lệ lạm phát.
. Lạm phát & thất nghiệp: đường cong Phillips
. Ngoài lãi suất, có thể thực thi chính sách tiền tệ
thông qua thị trường mở và dự trữ bắt buộc tại ngân
hàng trung ương
. Chính sách tài khóa: tác động đến nền kinh tế bằng
thuế và chi tiêu
Lạm phát & chính sách tiền tệ
7
. Là hoạt động ngân hàng trung ương mua vào
hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ
trên thị trường.
. Tác động đến lãi suất ngắn hạn và lượng tiền cơ
sở (base money), từ đó tác động đến tổng cung
tiền của nền kinh tế.
. Tiền cơ sở: Là tiền có mức độ thanh khoản cao
nhất, thường gồm tiền giấy, tiền đồng trong lưu
thông và dự trữ bắt buộc của NHTM tại NHTW.
Nghiệp vụ thị trường mở
(Open market operation)
8
Thị trường liên ngân hàng
9
. Là thị trường cho vay qua lại lẫn nhau những
khoản vốn ngắn hạn giữa các ngân hàng
thương mại.
. Nguyên nhân ra đời: đòi hỏi về quản lý rủi ro
thanh khoản của ngân hàng.
. Lãi suất liên ngân hàng: federal funds rate
(US), LIBOR (UK), Euribor (Eurozone)
. Tại Việt Nam: www.sbv.gov.vn
Thị trường liên ngân hàng
10
Chức năng
. Giúp ngân hàng giảm rủi ro thanh khoản
. Là một trong những cơ sở của lãi suất cho vay
ngắn hạn
. Một trong những công cụ của chính sách tiền tệ
2. Vai trò của thị trường tiền tệ
11
. Giao dịch các nguồn vốn ngắn hạn
. Giúp chính phủ huy động vốn ngắn hạn
. Giúp thực thi chính sách tiền tệ
. Giúp xác định lãi suất ngắn hạn
3. Công cụ tài chính trên TTTT
12
Tín phiếu kho bạc (treasury bills)
. Là giấy nợ ngắn hạn của chính phủ, được phát
hành với kỳ hạn dưới 1 năm.
. Mục đích: bù đắp thâm hụt ngân sách và điều
hành chính sách tiền tệ.
. Tại Việt Nam: Bộ tài chính phát hành
. Được quan niệm là tài sản phi rủi ro
3. Công cụ tài chính trên TTTT
13
Các giấy tờ thương mại/ thương phiếu
(commercial papers)
. Hối phiếu (Bill of exchange): Hối phiếu là tờ
mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người
ký phát cho người khác, yêu cầu người này
ngay khi nhìn thấy tờ phiếu, hoặc đến một
ngày nhất định trong tương lai, phải trả một số
tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc trả
cho người cầm phiếu
3. Công cụ tài chính trên TTTT
14
3. Công cụ tài chính trên TTTT
15
Các giấy tờ thương mại/ thương phiếu
(commercial papers)
. Lệnh phiếu (Promissory note): Lệnh phiếu là
một công cụ tài chính trong đó người ký phát
hứa sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ
hưởng tại một thời gian xác định trong tương
lai hoặc theo yêu cầu của người thụ hưởng
3. Công cụ tài chính trên TTTT
16
3. Công cụ tài chính trên TTTT
Là một loại công cụ nợ ngắn hạn được một
người ký phát dưới sự đảm bảo của ngân
hàng dựa trên một khoản tiền gửi ở ngân
hàng, cam kết thanh toán một khoản tiền cố
định tại một thời điểm nhất định trong tương
lai cho một người khác. Sau khi được chấp
thuận, tờ phiếu này trở thành một nghĩa vụ
trả nợ vô điều kiện của ngân hàng.
17
Thuận nhận ngân hàng (Banker’s acceptance):
3. Công cụ tài chính trên TTTT
Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit): là một
công cụ tài chính ngắn – trung hạn được phát hành
bởi ngân hàng nhằm chứng nhận một số tiền xác định
đã được gửi vào ngân hàng. Chứng chỉ tiền gửi có
ngày đáo hạn và một mức lãi suất xác định.
18
4. Ngân hàng
19
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng.
Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại
hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại,
ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
nhằm mục tiêu lợi nhuận. (Luật các tổ chức tín
dụng)
Ngân hàng thương mại
20
. Hoạt động ngân hàng: kinh doanh tiền tệ & cung
cấp dịch vụ thanh toán.
. Kinh doanh tiền tệ: nhận tiền gửi và cấp tín
dụng.
. Cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng,
. Nhận tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có
kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ
tiền gửi,
Ngân hàng thương mại
21
Theo Luật TCTD:
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho
vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong
một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên
tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán
hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có
bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các
khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ.
Ngân hàng thương mại
22
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo
đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về
việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết;
khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín
dụng theo thỏa thuận.
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo
lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy
tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến
hạn thanh toán.
Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước
khi đến hạn thanh toán.
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng
23
. Tài sản (Assets): Các khoản cho vay cá nhân;
cho vay doanh nghiệp; đầu tư dài hạn; các công
cụ tài chính, .
. Nợ (Liabilities): Các tín phiếu, trái phiếu do ngân
hàng phát hành; các tài khoản thanh toán; các tài
khoản tiết kiệm của khách hàng; các khoản kí gửi
của các tổ chức & ngân hàng khác;
. Vốn chủ sở hữu (Equity): Cổ phần thường; cổ
phần ưu đãi; lợi nhuận giữ lại
Rủi ro và quản lý rủi ro
24
Các ngân hàng tạo ra lợi nhuận từ:
. Cung cấp dịch vụ (thu phí)
. Chấp nhận rủi ro:
- Cấp tín dụng (rủi ro tín dụng)
- Kinh doanh trên thị trường tài chính (rủi ro thị
trường)
- Nhận tiền gửi ngắn hạn, cấp tín dụng dài hạn
(chênh lệch thời hạn – duration mismatch)
Rủi ro và quản lý rủi ro
25
Vai trò của quản lý rủi ro:
. Sơ cấp: đảm bảo nguồn vốn có khả năng bù đắp thua
lỗ (capital adequacy)
. Thứ cấp: tìm kiếm cơ hội sinh lời hiệu quả
. Quản lý rủi ro không phải là triệt tiêu rủi ro!
Rủi ro và quản lý rủi ro
26
Nhà quản lý rủi ro trả lời các câu hỏi sau:
. Có thể thua lỗ bao nhiêu?
. Nguồn vốn có khả năng chịu đựng và bù đắp thua lỗ
hay không?
. Lợi nhuận có đủ cao để chấp nhận rủi ro?
. Có thể tối thiểu hóa rủi ro mà không làm giảm đáng kể
lợi nhuận?
Rủi ro và quản lý rủi ro
27
Quy định về quản lý rủi ro đối với ngân hàng:
. Thế giới: Hiệp ước Basel (I, II, III)
. Việt Nam: tham khảo các quy định, thông tư của Ngân
hàng Nhà nước về quản lý hoạt động của các Ngân
hàng thương mại.
Rủi ro và quản lý rủi ro
28
Các rủi ro chính:
. Rủi ro thị trường (market risk)
. Rủi ro tín dụng (credit risk)
. Rủi ro cấu trúc lãi suất (structural interest rate risk)
. Rủi ro hoạt động (operating risk)
Rủi ro và quản lý rủi ro
29
Rủi ro thị trường
Là khả năng thua lỗ khi thị trường biến động không
mong muốn.
Rủi ro và quản lý rủi ro
30
Rủi ro tín dụng:
Là rủi ro khi không thu hồi được khoản nợ đến hạn, có
thể do một bên giao dịch phá sản (default risk) hoặc
không thực hiện nghĩa vụ (settlement risk)
Rủi ro cấu trúc lãi suất:
Là rủi ro xảy ra do sự chênh lệch về cấu trúc lãi suất (cố
định hay thả nổi, ngắn hạn hay dài hạn) giữa tài sản và
các khoản nợ của ngân hàng. Khi lãi suất thay đổi đột
ngột có thể ảnh hưởng đến giá trị của tài sản và nợ.
Rủi ro và quản lý rủi ro
31
Rủi ro hoạt động
Là rủi ro xảy ra khi có những khoản thua lỗ trực tiếp
hay gián tiếp do sự thất bại của quy trình nội tại, do
con người, hệ thống hoặc các biến cố bên ngoài (Ủy
ban Basel).
Những nguyên nhân trên có thể là cố ý (gian lận)
hoặc không cố ý (sai lầm).
5. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ
chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số
hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt
động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các
dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách
hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm
công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và
các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. (Luật
các TCTD)
32
5. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
. Cung cấp một số loại hình dịch vụ ngân hàng
như nhận đại lý, môi giới, ủy thác
. Không tham gia vào quá trình tạo tiền.
. Các khoản đầu tư của Ngân hàng thương mại
chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại và
công nghiệp còn các tổ chức tài chính phi ngân
hàng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chứng
khoán, cho vay tiêu dùng và thế chấp.
33