Ở Mỹ, kinh doanh trong ngày -"lướt sóng" được coi là một nghề,
mà đã là nghề nhất lại là nghề kinh doanh tiền thì đầu tiên là phải
được đào tạo bài bản.
Đầu tư “lướt sóng” ở Việt Nam và Mỹ có khác nhau? Dưới đây là
góc nhìn của một nhà đầu tư từng tham gia giao dịch trên cả thị
trường Mỹ và Việt Nam.
Ở Việt Nam, khái niệm đầu tư “lướt sóng” được nhiều người
dùng để miêu tả những tay đầu cơ, những người ăn sổi hay
những người đi tìm canh bạc trên sàn chứng khoán Nhưng tại
Mỹ, đầu tư “lướt sóng” là một loại hình đầu tư ưa thích của nhiều
nhà đầu tư cá nhân, nhiều tổ chức và cũng là một nghề làm thuê
“đắt khách”.
Quan niệm về “lướt sóng”?
Ở Mỹ, việc mua bán cổ phiếu, vàng trong ngày trên sàn giao
dịch chứng khoán, sàn giao dịch hàng hóa, buôn bán chỉ số - hợp
đồng tương lai được gọi là day-trading (giao dịch trong ngày).
Giao dịch trong ngày có nghĩa là quá trình mua bán sẽ kết thúc
ngay trong ngày, bất kể lãi hay lỗ, nói cách khác, nhà đầu tư sẽ
phải bán cổ phiếu nếu đã mua trước đó và mua trả lại cổ phiếu
nếu đi vay để bán khống trước đó trước khi thị trường đóng cửa
ngày giao dịch (16 giờ ở Mỹ).
13 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đầu tư "lướt sóng” ở Mỹ có khác ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu tư “lướt sóng” ở Mỹ
có khác ở Việt Nam?
Ở Mỹ, kinh doanh trong ngày -"lướt sóng" được coi là một nghề,
mà đã là nghề nhất lại là nghề kinh doanh tiền thì đầu tiên là phải
được đào tạo bài bản.
Đầu tư “lướt sóng” ở Việt Nam và Mỹ có khác nhau? Dưới đây là
góc nhìn của một nhà đầu tư từng tham gia giao dịch trên cả thị
trường Mỹ và Việt Nam.
Ở Việt Nam, khái niệm đầu tư “lướt sóng” được nhiều người
dùng để miêu tả những tay đầu cơ, những người ăn sổi hay
những người đi tìm canh bạc trên sàn chứng khoán… Nhưng tại
Mỹ, đầu tư “lướt sóng” là một loại hình đầu tư ưa thích của nhiều
nhà đầu tư cá nhân, nhiều tổ chức và cũng là một nghề làm thuê
“đắt khách”.
Quan niệm về “lướt sóng”?
Ở Mỹ, việc mua bán cổ phiếu, vàng… trong ngày trên sàn giao
dịch chứng khoán, sàn giao dịch hàng hóa, buôn bán chỉ số - hợp
đồng tương lai… được gọi là day-trading (giao dịch trong ngày).
Giao dịch trong ngày có nghĩa là quá trình mua bán sẽ kết thúc
ngay trong ngày, bất kể lãi hay lỗ, nói cách khác, nhà đầu tư sẽ
phải bán cổ phiếu nếu đã mua trước đó và mua trả lại cổ phiếu
nếu đi vay để bán khống trước đó trước khi thị trường đóng cửa
ngày giao dịch (16 giờ ở Mỹ).
Hoạt động giao dịch này thu hút một lượng lớn nhà đầu tư tham
gia và đây là sân chơi hấp dẫn đối với nhiều tổ chức, cá nhân vì
nó có thể kiếm tiền rất nhanh, nhưng ngược lại cũng phải chấp
nhận rủi ro rất lớn.
Do đặc thù thời hạn thanh toán ở Mỹ là T+0 hay nói ngắn gọn là
mua xong có thể bán ngay, nên ở thị trường Mỹ, nhà đầu tư
thường hoàn tất một chu trình mua bán - bán mua nếu đã đạt lãi
kỳ vọng hoặc bị lỗ quá nhiều.
Đối với thị trường Mỹ, hoạt động kinh doanh này đóng một vai trò
quan trọng trong việc tạo ra tính thanh khoản của thị trường và
mang lại một kênh đầu tư hấp dẫn cũng như mang nhiều lợi ích
cho các bên liên quan.
Tại Việt Nam, việc hoàn tất chu trình mua - bán cổ phiếu theo thời
hạn thanh toán T+4 hay mua ngay - bán ngay USD, cổ phiếu
OTC, vàng… thì được gọi chung là “lướt sóng”. Đây thường
được xem là một hoạt động đầu cơ.
Thậm chí, “lướt sóng” còn bị lên án nhưng là một hình thức “đánh
bạc” trá hình.
Nhưng thực tế, đầu cơ luôn xuất hiện ở những nơi “có vấn đề” và
là yếu tố không thể không xuất hiện trong một nền kinh tế thị
trường, hay nói cách khác, dù không muốn nhưng tình trạng đầu
cơ sẽ luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường, bất chấp việc nó bị
lên án, dẹp bỏ…
Về bản chất, quan niệm “lướt sóng” giữa hai thị trường Mỹ và
Việt Nam đã xuất hiện cách hiểu khác nhau và nhận diện vai trò
khác nhau. Vậy trên thực tế, cách “lướt sóng” giữa nhà đầu tư Mỹ
và Việt Nam có gì khác nhau?
Đầu tư “lướt sóng” ở Mỹ có khác ở Việt Nam?
Ở Mỹ, kinh doanh trong ngày được coi là một nghề, và phải được
đào tạo bài bản. Người viết bài từng phải trải qua 6 tháng đào tạo
những kỹ năng cơ bản nhất như tìm kiếm thông tin, phân tích
thông tin, phân tích kỹ thuật… và quan trọng hơn là phải rèn
luyện tính kiên nhẫn và không được phép cay cú khi thua cũng
như tự đắc khi thắng.
Trong nghề này, sự kiên nhẫn chờ đợi thời cơ có lẽ là vô cùng
quan trọng. Trước khi quyết định mua hay bán, cơ hội thắng phải
được nhìn nhận ít nhất là 60% trở lên, thông qua phân tích cơ
bản, kỹ thuật và sự nhạy cảm cần có của nhà đầu tư tài chính.
Nếu cơ hội chỉ là 50 -50 thì đã có thể xem là "liều mạng".
Nhưng tại Việt Nam, sự rủi ro trong hoạt động lướt sóng là khá
cao, khi các nhà đầu tư cá nhân dường như chưa có nhiều công
cụ để phân tích, từ nguồn tin nhanh, đầy đủ và đáng tin cậy đến
nền tảng vững chắc trong phân tích kỹ thuật. Nhiều quyết định
đầu tư khá cảm tính, nhà đầu tư thường hay nhìn nhau và tạo
nên phản ứng dây chuyền dẫn đến sự mất cân xứng của thị
trường - có lúc tăng liên tục, có lúc giảm không ngừng.
Thậm chí, nhiều khi cơ hội của các tay lướt sóng không được 50
- 50 vì tính thanh khoản của thị trường đôi lúc là rất thấp. Tăng
không ai bán, giảm không ai mua nên dù chấp nhận lỗ, dù thấy
mình nhận định sai nhưng cũng khó có cơ hội sửa sai. Nhưng ở
Mỹ thì ngược lại, mua bán lúc nào cũng diễn ra sôi động, miễn là
“giá nào”.
Hơn nữa, ở thị trường Mỹ nhà đầu tư phải thuộc làu làu quy tắc
cơ bản “Be water” (Hãy là nước)! Quan điểm này cho rằng thị
trường luôn luôn đúng, nên nếu bạn thua, bạn không được phép
cay cú và đổ lỗi cho thị trường, vì sai lầm thì mới mất tiền còn thị
trường không hề có lỗi (trừ khi do lỗi đường truyền gửi lệnh có
vấn đề nhưng rất hãn hữu).
“Là nước” thì dù ở trong cái cốc hay cái chậu, thì nó vẫn là nước
hay nói cách khác, khi biết mắc phải sai lầm thì phải tự trấn tĩnh
và tự tìm hiểu quy luật của thị trường.
Ngược lại, nếu bạn thành công mà đắc ý thì có thể bạn sẽ nghĩ
mình luôn luôn đúng và bạn có thể điều khiển thị trường, đó là
cách suy nghĩ tai hại đối với một nhà đầu tư bởi “thị trường luôn
luôn đúng”!
Còn ở Việt Nam, do đặc thù trong một số giai đoạn thị trường
chứng khoán lên thẳng hoặc xuống dốc nên nhiều người tham
gia lướt sóng suy nghĩ theo một chiều hoặc quá lạc quan hoặc
quá bi quan.
Người viết bài từng chứng kiến, nhiều nhà đầu tư cá nhân cùng
lập “hội” để lướt sóng, khi thắng thì rất thăng hoa, còn khi thua thì
thường động viên nhau, cổ vũ nhau “chơi tiếp” bằng các lý luận
mang tính lạc quan. Khi có quan điểm ngược ý số đông thì quan
điểm đó thường bị loại bỏ, bởi vậy các ý kiến phản biện và tinh
thần cầu thị không được phát huy.
Một minh chứng cụ thể để thấy được cách lướt sóng ở hai thị
trường Mỹ và Việt Nam:
Với nhiều nhà đầu tư cá nhân ở Mỹ, khi thị trường có biến động
mạnh, giá cổ phiếu mà họ nhắm tới cũng đang có sự biến động
mạnh. Thay vì ngay lập tức đặt lệnh mua hoặc bán khống thì họ
sẽ chờ thời cơ tốt nhất.
Ví dụ, khi thị trường đi xuống, họ nhận thấy điểm hỗ trợ của một
cổ phiếu ABC là 36,36 USD, sau khi thị trường nhiều lần không
thể xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ này, thì khi tăng vài cent ví dụ lên
36,38 USD hoặc hơn, lúc đó họ mới đặt lệnh mua vào.
Những nhà đầu tư lướt sóng ở Mỹ chỉ cần ăn chênh lệch 5 -10
cent/cổ phiếu thì đã có một khoản lợi nhuận kha khá. Nếu mua
50.000 cổ phiếu với giá 36,38 USD/cổ phiếu thì tổng giá trị vốn
hóa là 1,819 triệu USD. Nếu mỗi cổ phiếu lãi 5 cent thì tổng số lãi
của giao dịch đó là 2.500 USD.
Nhưng theo quy định ở Mỹ chỉ cần ký quỹ tối thiểu 25.000 USD là
có thể tham gia thị trường. Nếu số lỗ bằng hoặc vượt quá 25.000
USD thì nhà đầu tư phải bơm tiền thêm hoặc bán bớt cổ phiếu để
cân bằng với tài khoản ký quỹ. Như vậy với một lần giao dịch, số
lãi có có thể lên đến 10%/ vốn đầu tư (2.500 USD/25.000 USD),
tất nhiên lợi nhuận cao hơn cũng gắn liền với rủi ro lớn hơn.
Trong khi đó, ở Việt Nam quy tắc mua bao nhiêu trả tiền bấy
nhiêu khiến việc lướt sóng trở nên tốn kém và tính rủi ro thậm chí
còn cao hơn cơ hội thắng. Minh chứng là trong giai đoạn từ đầu
năm đến nay, hàng loạt “đáy” 700 điểm, … 500 điểm đều là kỳ
vọng lớn lao rồi biến thành sự thất vọng, kèm theo là “nỗi đau”
nhìn giá cổ phiếu của mình giảm đều, trước nỗ lực bán bằng mọi
giá nhưng bất thành.
Một điểm quan trọng khác, thường với thời điểm thị trường đảo
chiều đi lên thì giới đầu tư luôn ngóng chờ ngày T+4 xem diễn
biến ra sao. Điều này nói lên sự bất cập của tư duy đầu tư đối với
nhiều nhà đầu tư cá nhân, vì thị trường bỗng nhiên lại xuất hiện
một “rào cản tâm lý hay điểm kháng cự tâm lý”.
Những rào cản tâm lý này vô hình chung lại tạo ra một lực cản
cho sự trưởng thành của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Và việc coi trọng ngày T+4 chính là biểu hiện của việc thị trường
đang bị chi phối bởi tư duy đầu tư ngắn hạn, chứ không hẳn do
thị trường có quá nhiều nhà đầu tư ngắn hạn, thích lướt sóng!