1987, luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực, Việt Nam đạt kết quả khả quan trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Giai đoạn từ 1991 – 1995, được xem như là giai đoạn “bùng nổ” FDI, với 1397 dự án được cấp phép, tổng vốn đăng ký là 16,2 tỷ USD, năm 1996 có 372 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 8,8 tỷ USD. Đến năm 1997, do cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực đã ảnh hưởng không nhỏ đến ĐTNN vào Việt Nam. Suốt 3 năm, từ 1997 – 1999 chỉ có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 13,11 tỷ USD. Cũng trong thời gian này, có nhiều dự án ĐTNN được cấp phép từ những năm trước đã phải tạm dừng triển khai do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Phải đến năm 2000 thì dòng vốn ĐTNN vào nước ta mới bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Vốn đăng ký năm 2000 đạt 2,7 tỷ USD, tăng 21% so với năm 1999.
6 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đầu tư nước ngoài phân theo đối tác đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Đầu tư nước ngoài phân theo đối tác đầu tư
1987, luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực, Việt Nam đạt kết quả khả quan trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Giai đoạn từ 1991 – 1995, được xem như là giai đoạn “bùng nổ” FDI, với 1397 dự án được cấp phép, tổng vốn đăng ký là 16,2 tỷ USD, năm 1996 có 372 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 8,8 tỷ USD. Đến năm 1997, do cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực đã ảnh hưởng không nhỏ đến ĐTNN vào Việt Nam. Suốt 3 năm, từ 1997 – 1999 chỉ có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 13,11 tỷ USD. Cũng trong thời gian này, có nhiều dự án ĐTNN được cấp phép từ những năm trước đã phải tạm dừng triển khai do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Phải đến năm 2000 thì dòng vốn ĐTNN vào nước ta mới bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Vốn đăng ký năm 2000 đạt 2,7 tỷ USD, tăng 21% so với năm 1999.
Trong những năm đầu của thập kỷ 1990, qui mô FDI vào Việt Nam ở quanh mức 2 tỉ USD/năm, thấp hơn lượng vốn đăng ký FDI của những năm 1999-2003, sau khủng hoảng tài chính châu Á. Khủng hoảng khu vực năm 1997 ngay lập tức tấn công vào hệ thống tín dụng-ngân hàng và tạo thành làn sóng rút vốn đầu tư ra khỏi châu Á. Những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam đến từ các quốc gia láng giềng trong khu vực cũng tức thì lâm vào trạng thái thiếu tiền mặt. Một vài nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn xuất hiện và đã vận hành khá tốt tại Việt Nam. Tuy nhiên, những rào cản hạn chế khả năng chuyển đổi từ tiền đồng sang ngoại tệ và cơ chế hành chính cồng kềnh tại Việt Nam đã tạo lợi thế cạnh tranh cho các nền kinh tế Thái Lan và Hàn Quốc. Số lượng dự án đăng ký mới giảm sút từ 349 năm 1997 xuống còn 285 và 327 trong các năm 1998 và 1999. Nhưng quy mô vốn đầu tư mới thực sự là yếu tố suy giảm mạnh. Năm 1997 có 5,6 tỉ USD FDI đăng ký vào Việt Nam. Con số này chỉ còn 5 tỉ USD trong năm 1998. Và trong hai năm tiếp theo, lượng vốn đăng ký chỉ còn khoảng 50% của năm 1997. Số vốn thực hiện trong ba năm liên tiếp từ 1998 - 2000 dừng ở mức trên 2,3 tỉ USD mỗi năm. Khủng hoảng tài chính-tiền tệ Đông Á năm 1997 là nguyên nhân trực tiếp khiến các đối tác đến từ những quốc gia trong khu vực từ bỏ hoặc tạm dừng triển khai hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Mất đi nguồn lực đóng góp 5% - 10% GDP, nền kinh tế khó tránh khỏi tình trạng suy thoái.
Sau 4 lần sửa đổi bổ sung luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ( 1990, 1992, 1996, 2000 ) cơ bản đã khắc phục được những hạn chế của pháp luật hiện hành và đưa ra được nhiều quy định của pháp luật mới nhằm tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư lành mạnh, có sức cạnh tranh ngày càng cao. Những luồng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Quan hệ với Châu Âu: Châu Âu đầu tư FDI vào Việt Nam từ khi quan hệ Việt Nam và cộng đồng Châu Âu bình thường hóa ngày 20/10/1990, quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EU không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam – EU ( 15/12/1992) và sau đó là hiệp định khung được ký giữa Việt Nam – EU (17/7/1995), mối quan hệ này đã có sự phát triển mới. Thực to cho thấy Việt Nam và EU đã trở thành những người bạn hàng không thể thiếu của nhau, cùng bổ sung cho nhau, hợp tác hai bên cùng có lợi. Đến năm 2000 tổng số vốn đăng ký đầu tư của EU vào Việt Nam đạt tới 5380 triệu USD với 322 dự án được cấp giấy phép . Tuy vậy, 71 dự án đã hết hạn, giải thể hoặc chuyển nhượng vốn. EU còn 251 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4380 triệu USD, chiếm 10% vốn dự án và 12.2% vốn đăng ký của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam. Đặc biệt năm 2000, vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu là từ châu Âu, chiếm 36,6% tổng vốn FDI vào Việt Nam.
Các nước EU đầu tư lớn vào Việt Nam gồm Pháp ( 104 dự án, vốn đăng ký 1789 triệu USD ), Anh ( 29 dự án, vốn đăng ký là 1047 triệu USD ) và Hà Lan ( 36 dự án, vốn đăng ký 578 triệu USD ), Đức (29 dự án), Thụy Điển ( 8 dự án )... .Đầu tư của EU chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp như dầu khí, điện, nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, chế biến nông sản thực phẩm, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng... Các dự án đầu tư của EU nhìn chung hoạt động đều có hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đạt mức doanh thu 2.3 tỷ USD, thu hút hơn 23000 lao động Việt Nam. Tuy vậy, so với tiềm năng và vốn đầu tư ra nước ngoài của EU, thì số vốn họ đầu tư vào Việt Nam còn quá nhỏ bé. Vì thế trong giai đoạn đó các nhà hoạch định chính sách và giới doanh nghiệp của Việt Nam phải suy nghĩ sao cho thu hút thêm được nhiều đầu tư của các nước EU.
Quan hệ Việt Nam – ASEAN
Quan hệ Việt Nam – ASEAN từ sau năm 1989 được cải thiện mạnh mẽ, quy mô thị trường hấp dẫn cộng với lợi thế về nguồn lao động rẻ và nguồn tài nguyên phong phú đã là những yếu tố thuận lợi khơi mạnh dòng chảy vốn quốc tế vào Việt Nam, trong đó nguồn vốn từ khu vực ASEAN chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Các nước ASEAN tuy xuất hiện muộn hơn trên thị trường đầu tư Việt Nam nhưng đã có bước tiến triển khá dài. Từ một số ít dự án mang tính thăm dò thị trường của các quốc gia đi tiên phong là Singapore, Thái Lan, Indonexia vào những năm 1990, dòng vốn này thực sự khởi sắc vào năm 1995 với tổng số 230 dự án và trên 3 tỷ USD đăng ký đầu tư tại Việt Nam.
Đặc biệt, ngay sau khi Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFFTA), tháng 1/1996, tốc độ thu hút FDI từ khu vực đã tăng nhanh chóng, đạt tới trên 7,8 tỷ USD vào thời điểm giữa năm 1997
Đầu tư của toàn ASEAN giai đoạn này đã chiếm khoảng 30% tổng mức đầu tư của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ vào Việt Nam. Ba quốc gia Singapore, Malaysia và Thái Lan lần lượt chiếm các vị trí thứ 1, thứ 7, thứ 8 trong số các quốc gia đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác động tư cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 đã khiến dòng vốn này chững lại và sụt giảm mạnh. Số dự án cấp phép mới hầu như không tăng, các dự án đang thực hiện cũng bị giãn tiến độ, chỉ còn Singapore vẫn giữ được “phong độ”, hầu hết các quốc gia còn lại đều giảm. Tính đến năm 1995 Singapore đã có 116 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 1.5 tỷ USD, chiếm tới một nửa tổng số vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam ( đến năm 1995 ASEAN có 244 dự án với tổng số vốn đầu tư là 3.265 tỷ USD. Xếp thứ nhất trong tổng số các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam. Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính-tiền tệ, giai đoạn 1997-1998 đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam bị giảm sút thì Singapore vẫn giữ tốc độ dẫn đầu các nước ASEAN về đầu tư vào Việt Nam, nhất là năm 1998 “Việt Nam chỉ có 47 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN với số vốn đăng ký là 925 triệu USD chiếm 22,8 % vốn đăng ký của năm đó (trong đó Singapore vốn đăng ký đạt 893 triệu USD chiếm 22 %còn lại tất cả các nước ASEAN khác chỉ chiếm 0,8 %)”- Phạm Thị Tuý - Tình hình thu hút vốn FDI ở Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế châu Á: Vấn đề và giải pháp. Tạp chí Kinh tế CA- TBD.- 1999.- Số 2(23).- Tr.9- 13
Như vậy, đến hết tháng 12 năm 2000, Singapore đầu tư vào Việt Nam 255 dự án, với tổng vốn đầu tư là 6.839 triệu USD. Cuối thập niên của thế kỷ XX, các công ty của các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc thường xuyên có mặt trong nhóm 5 nước có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất ở Việt Nam. Năm 2000, vốn FDI từ các nước ASEAN vẫn tiếp tục giảm sút, chiếm 2,4% tổng vốn đăng ký. Tuy nhiên vốn từ các nước Đông Á vào Việt Nam lại tăng lên rõ rệt, chiếm tới 22,4% tổng vốn đăng ký.
Việt Nam – Châu Mỹ
Với APEC: Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), đánh dấu bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Việc Việt Nam tham gia Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) là một trong những lợi thế cơ bản có thể tranh thủ để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nước ngoài từ APEC. Trong số 11 thành viên ASEAN, có tới 8 quốc gia là thành viên của APEC, các nước này đã đầu tư vào Việt Nam trên 23 tỷ USD, chiếm 42% tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam. Một số nước thành viên trong APEC có tỉ lệ đầu tư FDI vào Việt Nam khá cao.
Với Nhật
Sau năm 1995, nguồn FDI của Nhật Bản đổ vào Việt nam đã tăng lên nhanh chóng với sự có mặt của các nhà sản xuất Nhật Bản lớn trong các lĩnh vực như xi măng, linh kiện điện tử, ô tô, máy tính và các linh kiện của chúng. Đồng Yên lên giá thúc đẩy các công ty này chuyển dịch việc sản xuất của mình ra nước ngoài và cải thiện cơ sở hạ tầng với việc mở rộng nguồn chảy ODA vào Việt nam. Năm 1996, với việc mất giá của đồng Yên và sự đình trệ của nền kinh tế Nhật Bản đã làm các dự án quy mô lớn tụt lùi, thay vào đó là việc triển khai các dự án đầu tư quy mô nhỏ và vừa như sản phẩm kim loại/ máy móc, dệt may và các sản phẩm lặt vặt khác ( chủ yếu trong các khu công nghiệp và khu chế xuất). Từ năm 1998, nguồn FDI từ Nhật Bản đổ vào Việt nam đã giảm nhanh chóng với việc xuất hiện ngày càng ít các dự án đầu tư mới. Nhật Bản là nước đứng thứ 3 về vốn đầu tư (4,4 tỷ USD) và đứng đầu về vốn đầu tư thực hiện (3,7 tỷ USD) . Vốn đầu tư Nhật Bản tăng liên tục trong những năm 1992-1997 nhưng lại giảm mạnh từ năm 1997.
Singapore : Singapore hiện có cơ sở hạ tầng vào bậc nhất châu Á và là trung tâm tài chính, chế xuất và thương mại quan trọng của khu vực, thu hút được nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới, với hơn 1.600 TNCs đặt trụ sở tại đây. Mặt khác, Singapore rất khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Singapore luôn là nước dẫn đầu trong tỉ lệ vốn FDI tại Việt Nam. Những lĩnh vực mà Việt Nam kêu gọi FDI đều là những ngành mà Singapore có thế mạnh như điện tử, tin học, công nghệ thông tin, khách sạn, du lịch, bất động sản, chế biến nông, thủy sản... Vì vậy, Singapore vừa là "cầu nối" quan trọng giữa Việt Nam với các nước khác và các TNCs, vừa là đối tác tiềm năng trong khu vực mà Việt Nam luôn chú trọng thu hút FDI.
Từ góc độ này, có thể thấy rằng, Sáng kiến chung Việt Nam - Singapore đã đưa ra một cách xúc tiến đầu tư mới. Theo đó, hai nước phối hợp lựa chọn các dự án đem lại lợi ích cho cả hai bên và tích cực thu hút, hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước thứ ba thành lập dự án đầu tư tại Việt Nam và Singapore, đẩy nhanh việc chấp thuận dự án và đưa ra các quyết định kịp thời về các vấn đề thuộc thẩm quyền. Đặc biệt, khi kết hợp với nhau, lợi thế so sánh riêng biệt của từng nước sẽ bổ sung cho nhau và được nhân lên, tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư trên thế giới hơn là từng nước riêng biệt.
Hàn Quốc: vào tháng 10 năm 1990, Việt Nam đã cử một đoàn công tác sang Hàn Quốc để góp phần khai thông quan hệ hợp tác giữa hai nước .
Với Mỹ
Trong khi đầu tư trực tiếp (FDI) của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ 1988 đến 1993 (khi lệnh cấm vận chưa bị dỡ bỏ), chỉ đạt 3,3 triệu USD , thì chỉ sau năm đầu tiên (1994) bỏ lệnh cấm vận, con số này đạt trên 266 triệu USD (tức trên 80 lần của toàn bộ 6 năm trước). Như vậy, sau hơn một năm bỏ cấm vận, Hoa Kỳ đã chuyển từ vị trí thứ 11 (năm 1994) lên vị trí thứ 8 trong tổng số trên 50 nước có vốn đầu tư vào Việt Nam và nếu chỉ tính riêng năm 1995 thì Hoa Kỳ đã chuyển lên vị trí thứ 6, chỉ sau Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Xin-ga-po và Thụy Điển. Điều đáng quan tâm là những công ty tầm cỡ thế giới của Hoa Kỳ đã tham gia chính với những dự án, quy mô lớn. Chẳng hạn như Mobil Oil với dự án khí (Mỏ Thanh Long) 55 triệu USD; dự án khu du lịch Non Nước của tập đoàn BBI China Beach Ltd 243 triệu USD...
Tuy nhiên lợi thế cạnh tranh về thu hút FDI của nước ta kém hơn so với một số nước trong khu vực (các nước có Hiệp định tự do thương mại - FTA với Hoa Kỳ), nhất là so với Trung Quốc.
2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào các vùng, các ngành
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ năm 1988 đến năm 2006
Số dự án
Vốn đăng ký (triệu USD)
Tổng số vốn thực hiện (triệu USD)
Tổng số
Trong đó: Vốn pháp định
Tổng số
Chia ra
Nước ngoài góp
Việt Nam góp
Tổng số
7279
66244
30271
25285
4985
33315
1988 - 1990
211
1602.2
1279.7
1087.3
192.4
1988
37
341.7
258.7
219
39.7
1989
67
525.5
300.9
245
55.9
1990
107
735
720.1
623.3
96.8
1991- 1995
1409
17663
10759
8605.5
2153.5
6517.8
1991
152
1291.5
1072.4
883.4
189
328.8
1992
196
2208.5
1599.3
1343.7
255.6
574.9
1993
274
3037.4
1842.5
1491.1
351.4
1017.5
1994
372
4188.4
2539.7
2030.3
509.4
2040.6
1995
415
6937.2
3705.1
2857
848.1
2556
1996-2000
1724
26259
10921.8
8714.5
2207.3
12944.8
1996
372
10164.1
3511.4
2906.3
605.1
2714
1997
349
5590.7
2649.1
2046
603.1
3115
1998
285
5099.9
2474.2
1939.9
534.3
2367.4
1999
327
2565.4
975.1
870.5
104.6
2334.9
2000
391
2838.9
1312
951.8
360.2
2413.5
2001-2005
3935
20720.2
7310.1
6878.1
432
13852.8
2001
555
3142.8
1708.6
1643
65.6
2450.5
2002
808
2998.8
1272
1191.4
80.6
2591
2003
791
3191.2
1138.9
1055.6
83.3
2650
2004
811
4547.6
1217.2
1112.6
104.6
2852.5
2005
970
6839.8
1973.4
1875.5
97.9
3308.8
2006
833
10201.3
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư
Hoa kỳ Năm 2000: 196 triệu USD
Đầu tư nước ngoài vào ngành nông - lâm nghiệp nước ta tập trung vào lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông sản, tiếp đến là lĩnh vực chăn nuôi, thức ăn gia súc và các sản phẩm liên quan, chiếm tỷ trọng thấp nhất là các dự án trồng rừng và chế biến gỗ.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), so với các lĩnh vực khác, đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn trong tổng nguồn vốn ĐTNN đăng ký vào Việt Nam đã liên tục giảm, từ 21,6% trong giai đoạn 1988 - 1990, xuống còn 8,3% trong thời kỳ 1991 - 1995. Từ năm 1996 - 2000, tỷ trọng này chỉ đạt 4,7%
Kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp - Nông thôn gần đây chỉ ra, có 8 yếu tố đang trực tiếp tác động đến việc thu hút vốn đầu tư FDI trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Cụ thể: thủ tục hành chính; mặt bằng sản xuất; thị trường sản phẩm; nhân lực; chính sách của địa phương; nguyên liệu; môi trường xã hội và cơ sở hạ tầng.