Dạy học môn kinh tế chính trị Mác - Lênin bằng phương pháp đàm thoại tìm tòi ở các trường đại học

Tóm tắt Bài viết nghiên cứu sự vận dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi trong dạy học môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các trường đại học, cao đẳng. Trong bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu: Sự cần thiết, quy trình và nội dung vận dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi trong dạy học môn học. Hy vọng, kết quả của bài viết sẽ là những gợi mở góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học ở các trường đại học, cao đẳng.

pdf14 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học môn kinh tế chính trị Mác - Lênin bằng phương pháp đàm thoại tìm tòi ở các trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 591| DẠY HỌC MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TÌM TÒI Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TS. Đoàn Sỹ Tuấn CN. Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt Bài viết nghiên cứu sự vận dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi trong dạy học môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các trường đại học, cao đẳng. Trong bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu: Sự cần thiết, quy trình và nội dung vận dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi trong dạy học môn học. Hy vọng, kết quả của bài viết sẽ là những gợi mở góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học ở các trường đại học, cao đẳng. Từ khóa: Phương pháp, phương pháp đàm thoại tìm tòi, môn Kinh tế chính trị Mác- Lênin, trường đại học, cao đẳng. I. MỞ ĐẦU Môn học Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong 5 môn học chính trong cấu trúc chƣơng trình các môn Lý luận chính trị. Đổi mới phƣơng pháp, nâng cao chất lƣợng dạy học các môn Lý luận chính trị nói chung, môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác đào tạo ở các trƣờng đại học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực. Trong hệ thống các phƣơng pháp dạy học tích cực, đàm thoại tìm tòi giá trị tích cực mà các phƣơng pháp khác không thể thay thế. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu sự vận dụng phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi trong dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các trƣờng đại học. II. NỘI DUNG 2.1. Phương pháp đàm thoại, phương pháp đàm thoại tìm tòi 2.1.1. Khái niệm và hình thức của phương pháp đàm thoại Phƣơng pháp đàm thoại là phƣơng pháp trong đó ngƣời dạy đặt ra hệ thống câu hỏi để ngƣời học trả lời, hoặc ngƣời học có thể tranh luận với nhau và với cả ngƣời dạy; qua đó ngƣời học lĩnh hội đƣợc nội dung bài học [3; tr.49-50]. Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |592 Phƣơng pháp đàm thoại có nhiều hình thức. Căn cứ vào mục đích sƣ phạm của phƣơng pháp đàm thoại, ngƣời ta phân biệt: Đàm thoại gợi mở, đàm thoại tổng kết, đàm thoại củng cố, đàm thoại kiểm tra. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, ngƣời ta phân biệt: Đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích - minh họa, đàm thoại tìm tòi - phát hiện (đàm thoại Ơrixtic). 2.1.2. Phương pháp đàm thoại tìm tòi Phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi là một hình thức của phƣơng pháp đàm thoại còn đƣợc gọi là đàm thoại phát hiện, giải quyết vấn đề hay đàm thoại Ơrixtic. Phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi là phƣơng pháp tổ chức đối thoại, trao đổi ý kiến tranh luận giữa ngƣời dạy với cả lớp hoặc giữa ngƣời học với nhau, nhằm giải quyết một vấn đề xác định, thông qua đó ngƣời học đƣợc củng cố, mở rộng, bổ sung kiến thức, có đƣợc tri thức mới, cách nhận thức mới, cách giải quyết vấn đề mới. Trong đó, giảng viên dùng hệ thống câu hỏi đƣợc sắp xếp một cách hợp lý để hƣớng ngƣời học từng bƣớc phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tƣợng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi đƣợc vận dụng rộng rãi trong dạy học nhất là đối với những nội dung học tập phức tạp, đòi hỏi phải nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, phát hiện. Giá trị tích cực của phƣơng pháp này là: Trong đàm thoại tìm tòi, ngƣời dạy là ngƣời tổ chức sự tìm tòi, ngƣời học là ngƣời tự phát hiện kiến thức mới. Ngƣời học đƣợc giảng viên đặt vào vị trí tự lực tìm tòi chân lý. Kết thúc quá trình đàm thoại tìm tòi, giảng viên khéo léo bổ sung, phát triển, hoàn thiện vấn đề trên cơ sở, nền tảng ý kiến trao đổi, tranh luận của ngƣời học. Từ đó, ngƣời học không những nắm đƣợc nội dung chủ yếu của bài học mà còn học đƣợc cả phƣơng pháp nhận thức, cách giải quyết vấn đề nhận thức và cách diễn đạt tƣ tƣởng bằng ngôn ngữ nói. Đồng thời, ngƣời học hứng thú, tự tin, có niềm vui của sự nhận thức và khám phá, sự phát triển về tƣ duy, vì thấy kết luận mà giảng viên vừa nêu có đóng góp quan trọng của chính mình. Nhƣ vậy, phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi có tác dụng kích thích, bồi dƣỡng tính tích cực, độc lập, sáng tạo, tinh thần tự học, tự nghiên cứu khám phá, năng lực tìm tòi, phát hiện các vấn đề khoa học cho ngƣời học; giúp ngƣời học tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân và ngƣời dạy thu nhận đƣợc những tín hiệu ngƣợc từ kết quả học tập của ngƣời học để kịp thời điều chỉnh giúp nâng cao chất lƣợng dạy học. Những yêu cầu sƣ phạm cơ bản khi sử dụng phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi Sinh viên phải có ý thức về mục đích của toàn bộ hay một phần lớn của cuộc đàm thoại. Hệ “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 593| thống câu hỏi của giảng viên giữ vai trò chỉ đạo có tính chất quyết định đối với chất lƣợng lĩnh hội của cả lớp. Hệ thống câu hỏi đó hƣớng tƣ duy sinh viên theo một logic hợp lý, kích thích cả tính tích cực tìm tòi, trí tò mò khoa học và cả sự ham muốn giải đáp. Hệ thống câu hỏi - vấn đề phải đƣợc lựa chọn và sắp xếp hợp lý. Câu hỏi đƣợc phân chia thành câu phức tạp và câu đơn giản. Câu phức tạp lại đƣợc chia ra thành những vấn đề nhỏ hơn cho phù hợp với trình độ của sinh viên, nhƣng không nên chia quá nhỏ và rời rạc. Số lƣợng và tính phức tạp của câu hỏi cũng nhƣ mức độ phân chia câu hỏi đó thành những câu hỏi nhỏ phụ thuộc chủ yếu vào: Tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu; trình độ phát triển của học sinh, kỹ năng, kỹ xảo của chúng tham gia các bài học đàm thoại. Khi giải quyết xong mỗi câu hỏi - vấn đề, giảng viên cần tổng kết lại kết quả của việc giải quyết vấn đề nêu ra. Giảng viên cần khéo léo kết luận vấn đề dựa vào ngôn ngữ, ý kiến và nhận xét của chính sinh viên, có thêm những kiến thức chính xác và cấu tạo lại kết luận cho chặt chẽ, hợp lý và xúc tích. Làm nhƣ vậy sinh viên càng hứng thú và tự tin. Khi đặt câu hỏi phải đặt câu hỏi cho cả lớp và để cho sinh viên đủ thời giờ suy nghĩ, sau đó chỉ định một sinh viên trả lời và yêu cầu các sinh viên khác chú ý theo dõi để sau đó có thể bổ sung. Giảng viên phải luôn chủ động dẫn dắt lớp theo mình mà không bị động “theo đuôi” lớp. Phải chủ động, sáng tạo, bám sát kế hoạch đã vạch ra từ trƣớc. Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề - phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi, giảng viên sử dụng trong quá trình định hƣớng, gợi ý, dẫn dắt sinh viên ở giai đoạn phát hiện vấn đề, xây dựng tình huống có vấn đề, đề ra giả thuyết khoa học và giải quyết vấn đề. 2.2. Vận dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi trong dạy học môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2.2.1. Sự cần thiết vận dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi Trong xu thế đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới dạy học các môn Lí luận chính trị nói chung, môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu khách quan. Trong chƣơng trình, giáo trình, nội dung môn học có nhiều vấn đề, nội dung phức tạp, trừu tƣợng sinh viên không thể tiếp cận ngay đƣợc, đòi hỏi phải có quá trình tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện, giải quyết vấn đề mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ học tập. Vì vậy, cần vận dụng phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi để khai thác những giá trị tích cực của nó, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn học. Mặt khác, sinh viên ở các trƣờng đại học là những ngƣời có năng lực trí tuệ, khả năng tƣ duy độc lập, sáng tạo và rộng mở, có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |594 tuệ ngày một khó khăn, có nhu cầu khám phá, hiểu biết và học tập. Tuy nhiên, trong học tập môn học hiện nay, còn một bộ phận chƣa thực sự tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá môn học. Nhƣ vậy, xuất phát từ giá trị tích cực của phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi đƣợc đề cập trong phần (2.1.2.); yêu cầu về chƣơng trình, giáo trình, nội dung môn học; về đổi mới phƣơng pháp dạy học và đặc điểm của sinh viên trong học tập môn học ở các trƣờng đại học đòi hỏi phải vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực, trong đó có phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn học trong điều kiện các trƣờng đại học, cao đẳng đang triển khai thực hiện chuyển đổi phƣơng thức đào tạo. 2.2.2. Vận dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi trong dạy học Ví dụ 1: Vận dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi trong dạy học tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa [1; tr.27-28]. Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học cần vận dụng phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi. Đó là tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Đây vừa là nội dung quan trọng, vừa là nội dung khá trừu tƣợng, phức tạp trong chƣơng trình môn học phần Học thuyết giá trị của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Bước 2: Thiết kế trong đề cƣơng bài giảng vận dụng phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi vào dạy học những nội dung đã đƣợc lựa chọn. Bám sát giáo trình, giảng viên đặt ra hoặc định hƣớng để sinh viên tự đặt ra và trả lời hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung nghiên cứu: Ai là ngƣời đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa? Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là gì? Cho ví dụ minh họa? Tại sao nói, phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là “chìa khóa” giải thích hàng hóa có hai thuộc tính? Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa thế nào? Bước 3: Tổ chức thực hiện đề cƣơng bài giảng trong thực tiễn dạy học môn học. Bám sát đề cƣơng bài giảng, giảng viên tổ chức đàm thoại. Thông qua trả lời của sinh viên và sự “neo chốt” của giảng viên, sinh viên sẽ nắm nội dung và kỹ năng tiếp cận nội dung. - Ngƣời đầu tiên phát hiện tính chất là ai? C. Mác là ngƣời đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 595| - Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là gì? Cho ví dụ minh họa? Lao động cụ thể là lao động có ích dƣới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định, mỗi lao động cụ thể có mục đích, phƣơng pháp, đối tƣợng lao động, công cụ lao động và kết quả lao động riêng. Ví dụ: Lao động của ngƣời thợ may, thợ mộc, để sản xuất hàng hóa. Lao động trừu tƣợng là lao động xã hội của ngƣời sản xuất hàng hóa chỉ xét là sự hao phí sức lao động nói chung (hao phí trí tuệ, cơ bắp) không kể hình thức cụ thể nhất định. Ví dụ: Lao động của ngƣời thợ may, thợ mộc, để sản xuất hàng hóa đều có sự tiêu hao sức lao động trong quá trình sản xuất. - Tại sao nói, phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là “chìa khóa” giải thích hàng hóa có hai thuộc tính? Lao động cụ thể tạo ra Giá trị sử dụng của hàng hóa Lao động trừu tƣợng tạo ra Giá trị của hàng hóa Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Hai thuộc tính của hàng hóa Quyết định Kết luận: - Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định tính hai thuộc tính của hàng hóa. - Hàng hóa có hai thuộc tính vì lao động sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt, trong đó lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng, lao động trừu tƣợng tạo ra giá trị hàng hóa. - Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa khoa học thế nào? - Phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là “chìa khóa” để giải thích vì sao hàng hóa có hai thuộc tính. - Phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học, là cơ sở nghiên cứu những vấn đề kinh tế phức tạp nhƣ sự vận động trái ngƣợc khi khối lƣợng của cải vật chất ngày Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |596 tăng lên, đi liền với khối lƣợng giá trị ngày càng giảm xuống; mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa; nguy cơ khủng hoảng; hàng hóa sức lao động - Phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đã giúp C. Mác tìm ra chiếc “chìa khóa” để xác định sự khác nhau giữa tƣ bản bất biến và tƣ bản khả biến”. Trên cơ sở đó, góp phần vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tƣ bản. Nhƣ vậy, với việc đặt ra và sắp xếp logic hệ thống câu hỏi, từng bƣớc hƣớng sinh viên vào tìm tòi, giải quyết những nội dung liên quan đến tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa sẽ giúp sinh viên chủ động, tích cực hơn trong học tập. Ví dụ 2: Vận dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi trong dạy học nội dung - Công thức chung của tư bản [1; tr 53-54]. Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học cần vận dụng phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi công thức chung của tƣ bản. Đó là về vấn đề quan trọng của kinh tế chính trị Mác-Lênin. Bước 2: Thiết kế trong đề cƣơng bài giảng vận dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi vào dạy học những nội dung đã đƣợc lựa chọn. Bám sát nội dung, quan điểm, giảng viên đặt ra hoặc có những gợi mở để sinh viên tự đặt ra và trả lời hệ thống câu hỏi: - Công thức chung của tƣ bản là gì? - Việc nghiên cứu công thức chung của tƣ bản trong giáo trình đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp nào?; nêu điểm giống và khác nhau của hai công thức - công thức chung của tƣ bản và công thức lƣu thông hàng hóa giản đơn? - Tại sao C. Mác gọi công thức T - H - T’ là công thức chung của tƣ bản? Bước 3: Tổ chức thực hiện đề cƣơng bài giảng trong thực tiễn dạy học môn học. Bám sát hệ thống câu hỏi đã đƣợc thiết kế trong đề cƣơng bài giảng, giảng viên tổ chức đàm thoại. Thông qua trả lời của sinh viên và sự “neo chốt” của giảng viên, sinh viên sẽ nắm nội dung và có kỹ năng tiếp cận nội dung nghiên cứu. - Căn cứ vào giáo trình cho biết: Công thức chung của tƣ bản là gì? Công thức chung của tƣ bản là: T - H - T’, trong đó T’ = T + . - Việc nghiên cứu công thức chung của tƣ bản trong giáo trình đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp nào? (phƣơng pháp so sánh công thức lƣu thông hàng hóa giản đơn H - T - H và công thức lƣu thông của tƣ bản T - H - T’). T “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 597| So sánh Công thức lưu thông hàng hóa giản đơn H - T - H Công thức lưu thông của tư bản T - H - T’ Giống nhau Hai công thức giống nhau ở chỗ chúng đều do hai giai đoạn đối lập là mua và bán hợp thành. Trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, cũng nhƣ có hai ngƣời đối diện nhau là ngƣời mua và ngƣời bán. Nhƣng đó chỉ là sự giống nhau về hình thức. Khác nhau Lƣu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng việc bán (H - T) và kết thúc bằng việc mua (T - H). Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình đều là hàng hoá, còn tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Ngƣợc lại, lƣu thông của tƣ bản bắt đầu bằng việc mua (T - H) và kết thúc bằng việc bán (H - T’). Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của quá trình, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian; tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng ra rồi thu về. Mục đích của lƣu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu, nên các hàng hóa trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau. Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai, khi những ngƣời trao đổi có đƣợc giá trị sử dụng mà ngƣời đó cần đến. Còn mục đích của lƣu thông tƣ bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tƣ bản là T - H - T’, trong đó T’ = T + Số tiền trội hơn so với số tiền đã ứng ra ( ), C. Mác gọi là giá trị thặng dƣ. Số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hóa thành tƣ bản. Vậy tƣ bản là giá trị mang lại giá trị thặng dƣ. Mục đích lƣu thông tƣ bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dƣ, nên sự vận động của tƣ bản là không có giới hạn. - Tại sao C. Mác gọi công thức T - H - T’ là công thức chung của tƣ bản? C. Mác gọi công thức T - H - T’ là công thức chung của tƣ bản, vì sự vận động của mọi tƣ bản đều biểu hiện trong lƣu thông dƣới dạng khái quát đó, dù đó là tƣ bản thƣơng nghiệp, T T Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin |598 tƣ bản công nghiệp hay tƣ bản cho vay. Điều này rất dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn, bởi vì hình thức vận động của tƣ bản thƣơng nghiệp là mua vào để bán ra đắt hơn, rất thích hợp với công thức trên. Tƣ bản công nghiệp vận động phức tạp hơn, nhƣng dù sao cũng không thể tránh khỏi những giai đoạn T - H và H - T’. Còn sự vận động của tƣ bản cho vay để lấy lãi chẳng qua chỉ là công thức trên đƣợc rút ngắn lại T - T’. C. Mác chỉ rõ: “Vậy T - H -T' thực sự là công thức chung của tƣ bản, đúng nhƣ nó trực tiếp thể hiện ra trong lĩnh vực lƣu thông”1. Nhƣ vậy, với việc đặt ra và sắp xếp logic hệ thống câu hỏi, từng bƣớc hƣớng sinh viên vào tìm tòi, giải quyết sinh viên sẽ chủ động, tích cực hơn trong học tập. Ví dụ 3: Vận dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi trong dạy học nội dung - Tư bản bất biến và tư bản khả biến [1; tr.58-59]. Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học cần vận dụng phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi trong dạy học: tƣ bản bất biến và tƣ bản khả biến. Đó là về vấn đề quan trọng của kinh tế chính trị Mác-Lênin. Bước 2: Thiết kế trong đề cƣơng bài giảng vận dụng phƣơng pháp đàm thoại tìm tòi vào dạy học những nội dung đã đƣợc lựa chọn. Bám sát nội dung, giảng viên đặt ra hoặc gợi mở để sinh viên tự đặt ra và trả lời hệ thống câu hỏi: Căn cứ vào giáo trình cho biết: Tƣ bản bất biến và tƣ bản khả biến là gì?. Căn cứ phân chia tƣ bản thành tƣ bản bất biến và tƣ bản khả biến? Việc phân chia tƣ bản thành tƣ bản bất biến và tƣ bản khả biến có ý nghĩa nhƣ thế nào? Nghiên cứu về quá trình sản xuất giá trị thặng dƣ, C. Mác dùng hình ảnh “vai trò của bình cổ cong trong phản ứng hóa học”, để diễn tả điều gì trong việc tạo ra giá trị thặng dƣ? Phân tích nội dung cách nói hình ảnh trên của C. Mác. Bước 3: Thực hiện đề cƣơng bài giảng trong thực tiễn dạy học môn học. Bám sát hệ thống câu hỏi đã đƣợc thiết kế trong đề cƣơng bài giảng, giảng viên tổ chức đàm thoại. Thông qua trả lời của sinh viên và sự “neo chốt” của giảng viên, sinh viên sẽ nắm nội dung và có kỹ năng tiếp cận nội dung nghiên cứu. - Căn cứ vào giáo trình cho biết: Bản chất của tƣ bản bất biến và tƣ bản khả biến là gì? + Bộ phận tƣ bản biến thành tƣ liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, nguyên liệu, nhiên liệu) mà giá trị đƣợc bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lƣợng giá trị của nó, đƣợc C. Mác gọi là tƣ bản bất biến và ký hiệu là C. 1 C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.234. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 599| + Bộ phận tƣ bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhƣng thông qua lao động trừu tƣợng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lƣợng, đƣợc C. Mác gọi là tƣ bản khả biến và ký hiệu là V. - Căn cứ vào giáo trình cho biết: Căn cứ phân chia tƣ bản thành tƣ bản bất biến và tƣ bản khả biến? Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đã giúp C. Mác tìm ra chiếc chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa tƣ bản bất biến và tƣ bản khả biến. C. Mác là ngƣời đầu tiên chia tƣ bản thành tƣ bản bất biến và tƣ bản khả biến. Căn cứ cho sự phân chia đó là dựa vào vai trò khác nhau của các bộ phận của tƣ bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dƣ. Tƣ bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu đƣợc để sản xuất ra giá trị thặng dƣ, còn tƣ bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tƣ bản đã lớn lên. - Căn cứ vào giáo trình cho biết: Ý nghĩa của phân chia tƣ bản thành tƣ bản bất b