Dạy học Ngữ văn theo hình thức chuyên đề
1. Đặt vấn đề Trong Chương trình giáo dục (CTGD) phổ thông [2] đã nêu rõ mục tiêu “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp, góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thế, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh" do Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội quy định; đã mở ra cho quá trình dạy học sau năm 2020 những thay đổi hết sức căn bản không chỉ về nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá mà còn cả về hoạt động và hình thức dạy học. Theo định hướng chung, nguyên tắc “tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dân ở các lớp học trên” đã trở thành quan điểm xuyên Suốt nhằm đảm bảo quá trình dạy học tuân thủ định hướng phát triển năng lực học sinh (HS); và để thể hiện được nguyên tắc tích hợp -phần hoá đó, quá trình dạy học sẽ không tổ chức dựa trên những bài học đơn lẻ, chủ yếu nhằm cung cấp kiến thức đơn thuần như CTGD hiện hành (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo) mà dựa trên các đơn vị mới như chủ đề học tập, chủ đề tích hợp, chủ đề liên môn, và cao nhất là chuyên để học tập. Chỉ trong những hình thức mới này, việc dạy học mới có thể có không gian căn thiết, tạo điều kiện để HS chủ động giải quyết một vấn đề nhiệm vụ học tập tương đối hoàn chỉnh, từ việc hình thành hệ thống kiến thức, kĩ năng mới đến khả năng vận dụng chúng vào giải quyết những vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống, học tập và phù hợp với nguyện vọng của bản thân HS. Từ những vấn đề nêu trên và qua kết quả nghiên của bản thân, trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin trao đổi việc dạy học Ngữ văn theo hình thức chuyên đề và đề xuất một số phương pháp cụ thể