Dạy học sưu tầm, điễn dã qua môn Văn học dân gian ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

Tóm tắt. Trong bài báo này, tác giả giới thiệu một số khái niệm công cụ, định nghĩa liên quan và các đặc điểm về dạy học sưu tầm, điền dã; những thủ tục cần thiết để khảo sát văn học dân gian, phương pháp sưu tầm và văn bản hóa nghiên cứu thực địa. Ba bước trong dạy học sưu tầm, điền dã văn học dân gian gồm chuẩn bị, tiến hành và tổng kết. Sưu tầm, điền dã là hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học thông qua khả năng tự khám các điều mới lạ từ thực tiễn và có được từ chính văn bản sưu tầm.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học sưu tầm, điễn dã qua môn Văn học dân gian ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00010 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 57-62 This paper is available online at DẠY HỌC SƯU TẦM, ĐIỄN DÃ QUAMÔN VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LẠNG SƠN Đặng Thế Anh Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn Tóm tắt. Trong bài báo này, tác giả giới thiệu một số khái niệm công cụ, định nghĩa liên quan và các đặc điểm về dạy học sưu tầm, điền dã; những thủ tục cần thiết để khảo sát văn học dân gian, phương pháp sưu tầm và văn bản hóa nghiên cứu thực địa. Ba bước trong dạy học sưu tầm, điền dã văn học dân gian gồm chuẩn bị, tiến hành và tổng kết. Sưu tầm, điền dã là hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học thông qua khả năng tự khám các điều mới lạ từ thực tiễn và có được từ chính văn bản sưu tầm. Từ khóa: Văn học dân gian, dạy học sưu tầm, điền dã. 1. Mở đầu Hoạt động nghiên cứu, kiếm tìm các con đường, cách thức, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trong các trường đại học, cao đẳng, đặc biệt với khối trường sư phạm ngày càng trở nên cấp bách hơn. Các hoạt động tổ chức dạy học đều tiến đến gắn với thực tiễn giúp sinh viên có cơ hội tự nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm theo khả năng của từng cá nhân để phục vụ hiệu quả trong môi trường giáo dục thời kì đổi mới, đáp ứng xu thế hội nhập [1, 2]. Dưới đây là kết quả mà trong thời gian qua, chúng tôi đã nghiên cứu, vận dụng dạy học sưu tầm, điền dã (DHST, ĐD) và bước đầu thu được một số kết quả trong hoạt động tổ chức DH môn văn học dân gian (VHDG) cho sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn và Việt Nam học ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dạy học sưu tầm, điền dã DHST, ĐD là hình thức tổ chức dạy học (DH) thông qua việc giảng viên (GV) hướng dẫn sinh viên (SV) phát hiện, thu thập, cung cấp tài liệu cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy sau làm việc ở môi trường thực địa. Đối với học phần VHDG nói riêng, DHST, ĐD là một hoạt động chuyên môn có vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên “thế kiềng ba chân” vững chắc cho khoa nghiên cứu, giảng dạy VHDG (Nghiên cứu lí thuyết - nghiên cứu lịch sử VHDG - điều tra, sưu tầm VHDG). Ngày nhận bài: 1/10/2014 Ngày nhận đăng: 01/4/2015 Liên hệ: Đặng Thế Anh, e-mail: anhdangls@gmail.com 57 Đặng Thế Anh Hoàng Tiến Tựu cho rằng: “Trong các trường sư phạm có đào tạo giáo viên VHDG, sưu tầm VHDG là một hoạt động chuyên môn cần thiết và có nhiều tác dụng ích lợi đối với việc học tập môn VHDG nói riêng cũng như việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nói chung cho SV... Đặc biệt qua những buổi sinh hoạt VHDG của nhân dân ở tổ chức trong đợt sưu tầm, người SV sẽ được cảm nhận trực tiếp nhiều đặc trưng, thuộc tính của VHDG mà khi nghe giảng và đọc sách họ chỉ mới nắm được những khái niệm trừu tượng, lờ mờ, thậm chí còn lẫn lộn” [4]. Do đó, dù thời gian ngắn hay dài thì DHST, ĐD được xem là đợt thực hành khá toàn diện, giúp củng cố, mở rộng và đào sâu những kiến thức của SV về VHDG. Thêm vào đó, VHDG tại địa phương được hiểu là vốn văn học truyền thống của các dân tộc hình thành, phát triển ở địa phương. Với những nét riêng, VHDG địa phương sẽ góp phần làm giàu thêm vốn kiến thức và tính ích dụng cho người học sau khi tốt nghiệp. Những SV mà sau này trở thành giáo viên Ngữ văn hay cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa... có thể vừa tiến hành song song hoạt động thực hành môn VHDG tại địa phương với hoạt động sưu tầm, điền dã nhằm thu thập nguồn VHDG sở tại, góp phần “xóa dần những vùng trắng trên bản đồ sưu tầm VHDG dân tộc” và trở thành tư liệu “sống” cho những tiết học, công trình nghiên cứu về VHDG địa phương. Như vậy, DHST, ĐD chính là việc tổ chức các hoạt động DH gắn với môi trường thực tế qua việc SV tự giải quyết nhiệm vụ học tập bằng các hoạt động tích cực cụ thể: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, kiểm chứng, phản hồi, tổng kết... dưới sự hướng dẫn của GV, nhằm nâng cao hiệu quả DH theo hướng phát triển năng lực và rèn kĩ năng tự học cho SV. 2.2. Đặc điểm và các bước trong dạy học sưu tầm, điền dã 2.2.1. Đặc điểm dạy học sưu tầm, điền dã Theo chúng tôi, DHST, ĐD có một số đặc điểm sau: - Tính thực hành và liên hệ thực tiễn: Bài học được thực hiện ngay tại môi trường thực địa. SV được tri giác trực tiếp và ghi nhận những hiện tượng VHDG, tư duy, nhận xét và rút ra tổng kết theo hướng dẫn của GV. Hoạt động tiếp xúc, trao đổi ý kiến, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc... tại địa bàn sưu tầm, điền dã đã đem lại những kiến thức thực tiễn sinh động, đa dạng nên SV có cơ hội, có điều kiện để củng cố và hiểu sâu hơn kiến thức lí luận về VHDG. Mặt khác, DHST, ĐD tại địa phương cũng có tác động tích cực tới nhận thức và tình cảm của nhân dân sở tại trong việc khôi phục, phát huy những giá trị “đẹp” và loại dần những yếu tố “cản trở” sinh hoạt văn hóa của họ. - Tính liên ngành: GV định hướng cho SV vận dụng kiến thức và phương pháp nghiên cứu của các ngành khác vào hoạt động sưu tầm, điền dã VHDG. Bởi, khoa học về VHDG luôn phải đặt trong quan hệ đối với các ngành KHXH khác như dân tộc học, sử học, ngôn ngữ học, văn hóa học (đặc biệt là văn hóa dân gian)... - Phối hợp nhiều phương pháp dạy học (PPDH) khác nhau: GV chủ động lựa chọn các PPDH phù hợp nhằm tổ chức các hoạt động học tập cho SV một cách hiệu quả như hoạt động nhóm, theo dự án, dựa trên vấn đề... DHST, ĐD hiệu quả với cách thức làm việc nhóm (ít người). SV phải được trang bị đầy đủ kiến thức, phương pháp, cách thức, kĩ năng và có sự hướng dẫn của GV tiến hành sưu tầm, điền dã tại địa phương. GV sẽ “khoanh vùng” và định hướng “đối tác” phù hợp nhằm đem lại kết quả cho quá trình học tập cho SV. 58 Dạy học sưu tầm, điễn dã qua môn Văn học dân gian cho sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn... 2.2.2. Các bước trong dạy học sưu tầm, điền dã Để tổ chức DHST, ĐD, cả GV lẫn SV cần trả lời được những câu hỏi như Vì sao phải sưu tầm?; Sưu tầm cái gì?; Chuẩn bị sưu tầm; Cách sưu tầm tại thực địa; Nhật kí điền dã; Xử lí tư liệu, báo cáo kết quả; Những điều cấm kỵ trong sưu tầm..., tức là cần thực hiện tốt tiến trình gồm 3 bước: chuẩn bị - triển khai - tổng kết. - Bước 1. Chuẩn bị: + Lựa chọn địa bàn sưu tầm, điền dã là một việc làm cần thiết trước khi sưu tầm VHDG ở bất cứ đâu. Tùy vào mục đích, thời gian và lực lượng mà xây dựng tiêu chí chọn địa bàn để sưu tầm, điễn dã VHDG. Đối tượng chính của hình thức DHST, ĐD là SV, do đó GV nên chọn địa bàn quen thuộc như thị trấn, xã... nơi mà gia đình SV đang cư trú. + Tiền trạm sưu tầm, điền dã là công việc tiếp xúc với chính quyền địa phương và điều tra ban đầu về tình hình VHDG tại đó. Tiền trạm quyết định khoảng 50% thành công của hoạt động sưu tầm, điền dã. Thông thường, việc tiền trạm do GV bộ môn đảm nhiệm, vì song song với việc lựa chọn địa bàn cho SV thực hành GV đã đồng thời tìm hiểu, nắm bắt một cách cơ bản những thông tin đảm bảo tính khả thi cho công việc. + Chuẩn bị lực lượng sưu tầm, điền dã tức là trang bị kiến thức chuyên môn (VHDG, lịch sử, văn hóa, dân tộc, ngôn ngữ,...) và trang bị phương tiện vật chất (máy ảnh, máy ghi âm các loại, giấy bút cần thiết...). - Bước 2. Tiến hành: Trên thực tế, tư liệu VHDG tồn tại ở ba dạng: “ẩn” trong kí ức của nhân dân, “hiện” trong sinh hoạt diễn xướng, “cố định” trong hình thức văn bản. Ba dạng này có mối quan hệ mật thiết với nhau, song để có hiệu quả, đối với mỗi dạng SV phải sử dụng phương pháp cho thích hợp, chẳng hạn như quan sát, phỏng vấn đối với dạng “ẩn”; ghi chép, quay phim, chụp ảnh đối với dạng “hiện”... PHIẾU SƯU TẦM VĂN HỌC DÂN GIAN (trang 1) Thông tin đối tượng thực hiện Thông tin đối tượng cung cấp A: Sinh viên 1. Họ và tên:............................. 1. Họ và tên:.............................. 2. Lớp:...................................... 2. Tuổi:............................... 3. Khoa:.................................... 3. Nghề nghiệp:.................. 4. Trường:................................. 4. Quê quán:........................ 5. Ngành học:............................ 5. Chỗ ở hiện tại:................ 6. Khóa học:.............................. 6. Liên hệ:........................... Ảnh của đối tượng cung cấp (nếu có) B: Giảng viên 1. Họ và tên:....................... Thời gian và địa điểm sưu tầm: 2. Đơn vị công tác:.................... - Thời gian: từ...giờ...ngày .../.../...đến...giờ...ngày.../.../... 3. Học hàm, học vị:.................... - Địa điểm:.......................... 4. Chuyên ngành GD&NC:........ 5. Liên hệ:.................................. + Phương pháp quan sát: giữ vai trò bổ trợ cho các phương pháp khác. Bằng cách tri giác trực tiếp, SV ghi chép lại những nhân tố có liên quan đến đối tượng sưu tầm (gồm cả người cung 59 Đặng Thế Anh cấp lẫn tác phẩm VHDG), có ý nghĩa đối với mục đích sưu tầm, như: những biến đổi, những ẩn dấu, những nguyên nhân sâu xa... lí giải cho hiện tượng VHDG trong đời sống. Tuy nhiên, SV phải đảm bảo tính hệ thống, tính mục đích và tính kế hoạch khi thực hiện phương pháp này. + Phương pháp phỏng vấn: thu thập thông tin trực tiếp bằng lời nói qua hỏi-đáp. Khi sử dụng phương pháp này, SV cần thiết lập hệ thống câu hỏi gợi mở, điều tra (hai loại: câu hỏi tổng quát và câu hỏi chi tiết) và lưu ý một cuộc phỏng vấn tốt, thành công là cuộc phỏng vấn không khiên cưỡng, là cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo nhưng hiệu quả thông tin thu lượm lại cao. + Phương pháp ghi chép: yêu cầu cơ bản nhất là đảm bảo tính chính xác và SV không được “can thiệp” vào tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào. Cách thức ghi chép gồm có ghi tốc kí, ghi ngắt quãng, ghi phối hợp. Dù lựa chọn cách thức nào, SV đều phải thể hiện cụ thể, cẩn thận trong sổ nhật kí (sổ tay), sau đó biên tập và chép lại vào phiếu sưu tầm chính thức. THÔNG TIN TÁC PHẨM SƯU TẦM (trang tiếp theo) 1. Tên sản phẩm:........................................................................................... 2. Nội dung tác phẩm:.................................................................................... 3. Xuất sứ, lai lịch tác phẩm:........................................................................... - Đối tượng cung cấp biết từ bao giờ?............................................................. - Biết đến tác phẩm ở đâu?.............................................................................. - Biết đến trong hoàn cảnh nào?...................................................................... - Tác phẩm do ai sáng tác hoặc lưu truyền lại?............................................... - Có câu chuyện nào khác về sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc con người nào đó liên quan đến tác phẩm không? (Nếu có cần ghi lại rõ ràng)............. 4. Chú thích, giải nghĩa những từ ngữ hoặc chi tiết khó hiểu:........................ BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN 1. Họ và tên:................................................................................................... 2. Nhóm:........................................................................................................ 3. Kết quả làm việc:....................................................................................... - Những việc đã làm:..................................................................................... - Kết quả cụ thể:............................................................................................ 4. Những thu hoạch chính (viết cảm nhận về VHDG địa phương; ý nghĩa của hoạt động sưu tầm, điền dã; Đề xuất của cá nhân):............................... BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỢT SƯU TẦM, ĐIỀN DÃ NHÓM 1. Tình hình tổng quát - Thời gian, địa điểm:..................................................................................... - Phân công nhiệm vụ và vị trí thực hiện:....................................................... - Khó khăn và thuận lợi:................................................................................. 2. Kết quả - Những việc đã làm:....................................................................................... - Kết quả cụ thể:.............................................................................................. 3. Kết luận - Đánh giá chung:............................................................................................ - Ưu điểm và hạn chế:..................................................................................... - Đề nghị cá nhân xuất sắc:............................................................................. 60 Dạy học sưu tầm, điễn dã qua môn Văn học dân gian cho sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn... - Bước 3. Tổng kết: + Cấp độ cá nhân: SV mỗi nhóm viết thu hoạch. Nội dung bài thu hoạch theo mẫu. + Cấp độ nhóm: trong thời gian sưu tầm, điễn dã SV các nhóm thường xuyên trao đổi, hội ý nhưng đến cuối đợt thực hành cả nhóm rút ra những ưu - nhược điểm, đề xuất những ý kiến để tiến hành tổ chức những đợt sưu tầm, điền dã sau hiệu quả hơn. + Cấp lớp: trên cơ sở bản thu hoạch cá nhân, báo cáo tổng kết của các nhóm, GV bộ môn tiến hành nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của SV. 2.3. Một số kết quả thực hiện Dưới đây, chúng tôi xin dẫn ra một số kết quả thực hiện tiêu biểu của SV để làm minh chứng về tính hiệu quả của việc tổ chức hoạt động DHST, ĐD qua môn VHDG cho sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn và Việt Nam học ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. - Tác phẩm: Lược khươi (kén rể) - truyện kể dân gian Nùng do SV Hoàng Thị Mới (K5VH-DL) sưu tầm. Người kể: Triệu Thị Kham (dân tộc Nùng); 62 tuổi; sống tại thôn Nà Chuông, xã Tri Lễ, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. + Tiếng Nùng: Pửa cón tú ké mì mè lục nhình nương thương pi au khươi giá tọ bàu mì cừn khảu ham. mì vằn nâng mí hong ò khẩu ham tò sáy, pú ké bó chắc pá cần này đảy, pú ké lẻ hẹn slong ò mừa hết mọi cần mọi mạc thay, cần tầu hết đảy đay thi pú ké pá lục nhình hử cần tỉ, đúng theo cằm chảng cúa pú ké mọi ò hết mọi mạc thay. Ò nâng táng hất dú chang lườn mí cần nầu hăn táng cặm cụi đục đẽo hết. Ò tài nhì hết dú cần tàng, tàng luông, tàng cải, hăn cần nầu cùng tham cùng khắm hết pần rứ đảy đảy mgiặc? Đúng theo lời hẹn cúa ông pú ké hoong ò hết đảy mạc thay au mà tó ông pú ké cùng vằn nâng, tú ké hăn ò tài nhi hết đảy mạc thay vừa đảy vừa mgiặc pú ké liền pá lục nhình hứ ò tài nhì. + Dịch sang tiếng phổ thông (tiếng Kinh): Ngày xưa, có một ông già, ông có một cô con gái đến tuổi lấy chồng rồi mà không ai đến hỏi. Một ngày nọ, có hai anh đến hỏi cưới, ông không biết chọn anh nào, liền ra hẹn với hai anh: mỗi anh phải làm một cái cày, anh nào làm được cày tốt và đẹp thì ta gả con gái cho. Hai anh nghe theo lời ông và về nhà để làm cày. Một anh thì cặm cụi làm ở trong nhà không ai biết và cũng không ai hỏi. Người thứ hai thì làm ở gần đường cái, thấy ai qua cũng hỏi: làm thế nào được cày tốt, cày đẹp? Đến ngày hẹn, hai anh mang cày sang nhà ông, ông nhìn thấy cài cày của anh thứ hai vừa đẹp, vừa tốt liền gả con gái cho anh thứ hai. - Tác phẩm: Truyện ăn hai (Truyện mặt trăng) - Dân ca Nùng do SV Lương Thị Mai Lan (K5VH-DL) sưu tầm. Người kể: La Thị Com (dân tộc Nùng); 80 tuổi; sống tại thôn Khòm Tẩu, xã Văn Mộng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. + Tiếng Nùng: So ét thíp hả au chỉ hai Té hăn quan luông dú tài Quan luông quan lai pây óc phiếu Pây tèo mà lườn mí kin ngài Pây tèo mà lườn mí kin pầu Căm phú liền khoan bác mạy hai 61 Đặng Thế Anh Bác vằn tài ét mần mí cọt Bác vằn tài nhì khảu pượng lai Ăn hai pây hâư liền pây đuổi Pây thâng hâư tì dà đay ngòi lai + Dịch sang tiếng phổ thông (tiếng Kinh): Mùng một, mười lăm thấy mặt trăng Nhìn thấy quan lớn ở đó Nhiều quan lớn đi giao phiếu Đi quay về nhà không ăn cơm trưa Đi quay về nhà không ăn cơm tối Cầm luôn búa chặt cây trăng Chặt ngày thứ nhất nó không cụt Chặt ngày thứ hai vào nửa nhiều Mặt trăng đi đâu cũng đi theo Đi đến khắp mọi nơi ai cũng thích ngắm nhìn 3. Kết luận DHST, ĐD là phương pháp giáo dục thông qua hoạt động quan sát, nghiên cứu và khai thác thực tế. Nó vừa phát huy tính tích cực của SV, vừa đổi mới tư duy và thực hành nghề nghiệp trong đào tạo giáo viên. Nhờ vào DHST, ĐD mà nhiều phẩm chất giáo dục quan trọng mới có cơ hội rèn luyện như khơi dậy óc tò mò, ham biểu biết ở SV; phát triển hứng thú học tập, nghiên cứu, phát huy lòng yêu nghề; tạo cho SV hội nhập với công tác nghiên cứu khoa học, với sự say mê và thích thú được tự khám phá các bí ẩn của thực tiễn; đồng thời phát triển ở SV được nhiều kĩ năng quan trọng (quan sát, điều tra, khảo sát, thực nghiệm, chụp ảnh, quay camera, phương pháp làm việc nhóm...) từ đó hình thành nhiều thao tác tư duy cho SV. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phùng Quý Sơn - Nguyễn Ngọc Thanh, 2009. Văn hóa, văn học, ngôn ngữ địa phương. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. [2] Trần Xuân Toàn, 2011. Một số phương pháp điền dã sưu tầm Văn học dân gian. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [3] Đỗ Bình Trị, 1991. Văn học dân gian Việt Nam - tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Hoàng Tiến Tựu, 1998. Văn học dân gian Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội. ABSTRACT Teaching in the form collecting and fieldwork throught Folk Literature at Lang Son College of Education In this paper, the author introduces some definitions about tools and relevant definitions and their characteristics, for exampre, the teaching in the form collecting and fieldwork direction; the necessary procedures in the investigation of Folklore Literature, methods of collection and documentation of fieldwork. Three steps were collected of folklore literature in fieldwork: preparation, expansion and sum up. The merit of teaching in the form collecting and fieldwork towards student’s capacity development presented in both exotic discoveries and the fresh knowledge which derive from it. Keywords: Folklore Literature, teaching collecting, fieldwork direction. 62