Tóm tắt. Dạy học tích hợp là xu hướng tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Dạy học tích
hợp nhằm hình thành ở học sinh năng lực nhận thức, năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề hay năng lực khoa học. Dạy học tích hợp khoa học tự nhiên ở môn Hóa học theo định
hướng phát triển năng lực khoa học là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã
hội, hướng tới giáo dục vì sự phát triển bền vững. Trong bài báo này một ví dụ về tích hợp
giữa Hóa học, Sinh học với Vật lí và Địa lí thông qua chủ đề dạy học về hiệu ứng nhà kính
được thực hiện tại trường Trung học phổ thông Huế Star, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên
Huế sẽ được giới thiệu.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học tích hợp khoa học tự nhiên cho học sinh Trung học Phổ thông thông qua chủ đề Hiệu ứng nhà kính theo định hướng phát triển năng lực khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 92-100
This paper is available online at
DẠY HỌC TÍCH HỢP KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA CHỦ ĐỀ HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC
Đặng Thị Thuận An1, Trần Trung Ninh2
1Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế;
2Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Dạy học tích hợp là xu hướng tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Dạy học tích
hợp nhằm hình thành ở học sinh năng lực nhận thức, năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề hay năng lực khoa học. Dạy học tích hợp khoa học tự nhiên ở môn Hóa học theo định
hướng phát triển năng lực khoa học là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã
hội, hướng tới giáo dục vì sự phát triển bền vững. Trong bài báo này một ví dụ về tích hợp
giữa Hóa học, Sinh học với Vật lí và Địa lí thông qua chủ đề dạy học về hiệu ứng nhà kính
được thực hiện tại trường Trung học phổ thông Huế Star, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên
Huế sẽ được giới thiệu.
Từ khóa: Dạy học tích hợp, năng lực khoa học, hiệu ứng nhà kính, dạy học Hóa học.
1. Mở đầu
Thế giới tự nhiên là một thể thống nhất, không thể chỉ nghiên cứu một cách tách biệt. Do
đó, đã xuất hiện những khoa học liên ngành, hình thành những lĩnh vực tri thức tích hợp. Để thích
ứng, đòi hỏi con người hiện đại phải có tư duy năng động, giải quyết các vấn đề theo hướng tổng
thể trên nhiều góc độ tư duy của những tri thức khoa học khác nhau, không giới hạn trong khuôn
khổ của một lĩnh vực hay khoa học cụ thể nào. Trong lĩnh vực giáo dục hiện nay có hai hướng tiếp
cận dạy học, đó là tiếp cận nội dung hay cung cấp thông tin đầu vào và tiếp cận năng lực hay còn
gọi là tiếp cận đầu ra. Hướng thứ hai đang ngày càng trở nên phổ biến do những ưu điểm và lợi ích
đem lại. Bởi vì trong tiếp cận nội dung, giáo viên truyền đạt kiến thức của các môn khoa học riêng
rẽ, tách biệt, như Vật lí, Hoá học, Sinh học,... khó có thể phát huy được hiệu quả, hạn chế khả năng
vận dụng kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Thay vào đó, giáo viên phải biết dạy tích hợp các khoa
học tự nhiên, hướng dẫn học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng kiến
thức, học cách xử lí các tình huống của đời sống thực tế.
Theo Nguyễn Hồng Liên [5]: “Việc dạy tích hợp góp phần hình thành và phát triển kĩ năng
quyết định, giao tiếp và làm việc nhóm. Nội dung được giảm tải nhằm tăng thời gian và không
gian cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học sáng tạo và tương tác, học sinh phát huy tốt
hơn quyền chủ động học tập của mình. Việc dạy học không chỉ chú trọng vào việc dạy kiến thức
Ngày nhận bài: 27/02/2014. Ngày nhận đăng: .
Liên hệ: Đặng Thị Thuận An, e-mail: dangthithuanan@yahoo.com.
92
Dạy học tích hợp khoa học tự nhiên cho học sinh Trung học phổ thông...
mà còn nhấn mạnh vào việc hình thành cho học sinh phương pháp và kĩ năng tư duy trong học tập,
đòi hỏi giáo viên phải có những sáng tạo trong phương pháp dạy học”.
Xavier Rogiers [8] cho rằng: Nếu nhà trường chỉ quan tâm dạy cho học sinh các khái niệm
một cách rời rạc thì nguy cơ sẽ hình thành ở học sinh các suy luận theo kiểu khép kín, sẽ hình
thành những con người “mù chức năng”, nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức nhưng không
có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày. Vì vậy, nhà trường cần phải tập trung dạy học
sinh sử dụng kiến thức của mình vào những tình huống có ý nghĩa, tức là quan tâm phát triển các
năng lực ở học sinh. Nói một cách khác, nhà trường phổ thông phải thực hành dạy học tích hợp.
Từ vấn đề thực tiễn đòi hỏi không phải chỉ là kiến thức của một môn học mà là kiến thức
tổng hợp, vì vậy việc lựa chọn các chủ đề dạy học liên môn là một vấn đề rất cần thiết cho dạy học
các môn học khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở trường phổ thông nói chung và trung học phổ
thông nói riêng.
Ở nước ta đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng tích hợp vào quá trình
dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Thực tế như việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số
môn học: Ngữ văn, Sinh học, Hoá học, Vật lí, Giáo dục công dân... dạy học tích hợp cũng đã được
nghiên cứu vận dụng. Tác giả Nguyễn Văn Biên và Nguyễn Thị Thu Thủy [2] đã công bố nghiên
cứu về dạy học theo trạm một số kiến thức về hiệu ứng nhà kính. Kết quả thực nghiệm cho thấy
hiệu quả của việc dạy học theo trạm nhằm góp phần nâng cao hứng thú, chất lượng kiến thức cho
học sinh và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Dạy học theo trạm phù hợp với hình thức khóa
học tự chọn cho học sinh trung học phổ thông. Tác giả Dương Tiến Sỹ [11] đã đề xuất các phương
thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Trong các nghiên cứu trên các tác giả đã đi sâu vào từng khía cạnh của quá trình giáo dục:
Đổi mới phương pháp, phối hợp các hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, chủ
động sáng tạo của học sinh trong quá trình nhận thức. Nhưng chưa có tác giả nào đề cập tới vấn đề
dạy học tích hợp khoa học tự nhiên ở môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực khoa học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Năng lực khoa học
Khái niệm năng lực khoa học
Chương trình đánh giá học sinh Quốc tế (PISA: Programme for International Student
Assessment) do tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD: Organisation for Economic
Co-Operation and Development) thực hiện đã định nghĩa năng lực khoa học (sciencific literacy)
như sau: “Năng lực khoa học là khả năng sử dụng kiến thức khoa học, khả năng nhận dạng vấn đề
và khả năng rút ra kết luận dựa trên các chứng cứ khoa học, từ đó có thể hiểu và đưa ra các kết luận
về thế giới tự nhiên và sự thay đổi thế giới tự nhiên thông qua các hoạt động của con người” [12].
- Có kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức để xác định, chiếm lĩnh kiến thức mới, nhận
ra được các vấn đề khoa học, giải thích hiện tượng khoa học và rút ra kết luận trên cơ sở chứng cứ
về các vấn đề liên quan tới khoa học.
- Hiểu những đặc tính của khoa học như là một dạng tri thức của loài người và là hoạt động
tìm tòi khám phá của con người.
- Nhận thức được vai trò của khoa học và công nghệ đối với việc hình thành môi trường văn
hóa, tinh thần, vật chất.
93
Đặng Thị Thuận An, Trần Trung Ninh
- Sẵn sàng tham gia như một công dân tích cực, vận dụng hiểu biết khoa học vào giải quyết
các vấn đề liên quan.
Các mức độ đánh giá năng lực khoa học
- Nhận biết các vấn đề khoa học: Đòi hỏi học sinh nhận biết các vấn đề mà có thể được
khám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trưng chủ yếu của nghiên cứu khoa học.
- Giải thích hiện tượng một cách có khoa học: Học sinh có thể áp dụng kiến thức khoa học
vào tình huống đã cho, mô tả giải thích hiện tượng một cách khoa học và dự đoán.
- Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận.
2.2. Dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp các khoa học, được UNESCO định nghĩa là "một cách trình bày các khái
niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh
nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau" (Hội nghị phối
hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972).
Theo Trần Bá Hoành [4]: "Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến
thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các
mối quan hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó". Dạy học tích hợp các khoa
học với mục đích:
- Làm cho quá trình học tập thực sự có ý nghĩa “học đi đôi với hành” bằng cách gắn học tập
với cuộc sống hàng ngày, giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ với các tình huống cụ thể mà
học sinh sẽ gặp sau này, hoà nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần
cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở
không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể,thay vì nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến
thức hàn lâm. Dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng
học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống, có năng lực sống tự lập.
- Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần
lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng quan trọng
là học sinh phải biểu đạt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi
từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính
hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và vận dụng
được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
Dạy học tích hợp là một định hướng chiến lược ở tầm vĩ mô của nền giáo dục hiện đại hướng
tới mục tiêu hình thành ở học sinh nội dung tri thức tích hợp, năng lực tích hợp khi nhận thức, khi
giải quyết một vấn đề khoa học hay vấn đề thực tiễn trong đời sống. Tri thức của con người là kết
quả tích hợp các lĩnh vực khoa học và kinh nghiệm thực tiễn thuộc các lĩnh vực khác nhau. Tri
thức nhân loại phát triển theo xu hướng phân hóa càng sâu thì tích hợp càng chặt chẽ, hữu cơ. Dạy
học tích hợp với bản chất không phải là phép cộng các kiến thức khác nhau mà là tạo thành cấu
trúc vốn có của năng lực nhận thức của con người về thế giới khách quan.
Giáo dục tích hợp được quán triệt ở tất cả các yếu tố cấu thành quá trình giáo dục với các
mức độ khác nhau dựa trên logic phát triển ở học sinh năng lực xuyên suốt, cốt lõi [1].
94
Dạy học tích hợp khoa học tự nhiên cho học sinh Trung học phổ thông...
2.3. Quy trình dạy học tích hợp khoa học tự nhiên
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song với tích hợp
liên môn, liên ngành ngày càng rộng, sự giao thoa giữa các ngành khoa học ngày càng lan tỏa. Vậy
sử dụng những qui trình nào cho dạy học tích hợp khoa học tự nhiên?
Tổ chức dạy học tích hợp ở cấp trung học phổ thông được thực hiện thông qua các chủ đề
liên môn. Quy trình tổ chức dạy học hóa học các chủ đề liên môn được tổ chức:
Thứ nhất, phân tích nội dung, chương trình và sách giáo khoa, từ đó xác định chủ đề dạy
học. Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức: Liên hệ dọc giữa các kiến thức hóa học. Liên hệ
ngang: kiến thức hóa học với các kiến thức khác (như Sinh học, Vật lí hay Địa lí...).
Thứ hai, xây dựng các chủ đề dạy học liên môn. Nội dung dạy học được thiết kế thành một
chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức kĩ năng của
những môn học khác nhau. "Nội dung dạy học hướng vào phát triển những kĩ năng, năng lực cơ
bản mà học sinh có thể sử dụng vào tất cả các môn học, trong việc giải quyết những tình huống
khác nhau. Ví dụ: Việc chống ô nhiễm nguồn nước không chỉ liên quan tới kiến thức Sinh học mà
cần tích hợp cả Vật lí, Hóa học và Địa lí. Trong bài sản xuất gang thép chọn nội dung tích hợp kiến
thức về hiệu ứng nhà kính.
Như vậy, việc thực hiện tích hợp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và trình độ tay nghề
của giáo viên. Vì vậy, giáo viên cần phải có các kĩ năng xác lập được mối liên hệ giữa mục tiêu,
nội dung môn học chuyên ngành với mục tiêu, nội dung môn học khác trong chương trình, xác
định mục tiêu tích hợp, kĩ năng xây dựng bộ câu hỏi, bài tập tích hợp, quản lí. Để phát triển năng
lực chuyên môn của giáo viên nên đổi mới sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học.
Hoạt động nghiên cứu bài học nên bắt đầu từ quá trình đào tạo giáo viên ở trường sư phạm và tiếp
diễn liên tục ở các tổ/nhóm chuyên môn ở trường phổ thông.
2.3.1. Tổ chức dạy học tích hợp qua chủ đề Hiệu ứng nhà kính và những tác động tới môi
trường sống trong bài Sản xuất gang Hoá học 12 - Bài 4
- Lựa chọn nội dung: Nội dung tích hợp là hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính khí quyển là hiệu ứng giúp bảo vệ sự sinh tồn của sinh vật trên Trái đất.
Tuy nhiên, những hoạt động của con người đã làm sản sinh quá mức những chất khí ô nhiễm gây
nên hiệu ứng nhà kính, tác động xấu đến môi trường. Hiệu ứng nhà kính là nội dung tích hợp của
các môn Hóa học, Vật lí, Sinh học và Địa lí.
Đã thực hiện dạy tích hợp nội dung tại lớp 12.1 Trường trung học phổ thông Huế Star, thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, với 4 nhóm học sinh. Thời gian thực hiện nội dung tích hợp trên
lớp từ 7- 10 phút.
- Chuẩn bị: Sơ đồ lò cao, các phiếu học tập và tờ rời liên quan đến hiệu ứng nhà kính
- Nội dung kiến thức tích hợp và tổ chức hoạt động theo nhóm
Sau khi giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp nghiên cứu quá trình sản xuất gang trong
công nghiệp về nguyên liệu, nguyên tắc sản xuất và những phản ứng xảy ra trong quá trình sản
xuất gang. Học sinh làm việc theo nhóm thông qua các tờ rời được cung cấp trả lời các nội dung
của các nhóm.
Nhóm 1: Tìm hiểu về sản phẩm tạo thành trong khí lò cao? Các phương trình hóa học, tính
chất của sản phẩm tạo thành. Hoàn thành phiếu học tập số 1.
95
Đặng Thị Thuận An, Trần Trung Ninh
Hình 1. Sơ đồ quá trình sản xuất gang trong công nghiệp
Phiếu học tập số 1
1. Khí tạo thành trong lò cao thoát ra môi trường là những khí gì?
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
2. Các phương trình hóa học, tính chất của sản phẩm tạo thành?
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Nhóm 2: Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính. Học sinh cần xác định khái niệm khoa học đó là
kiến thức cần thiết để hiểu hiện tượng của thế giới tự nhiên và những thay đổi được thực hiện thông
qua hoạt động của con người. Trong đó khái niệm thế nào là hiệu ứng nhà kính? Dựa vào nội dung
được cung cấp ở tờ rời cùng với kiến thức sẵn có, học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2.
Để hoàn thành được nhiệm vụ này, học sinh cần có kiến thức sâu về Vật lí và Hóa học, ngoài
ra cần có những hiểu biết chung về xã hội để có thể đưa ra những kết quả chính xác theo yêu cầu
của phiếu học tập.
Hình 2. Khí thải từ các nhà máy dày đặc là một
trong các nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
96
Dạy học tích hợp khoa học tự nhiên cho học sinh Trung học phổ thông...
Tờ rời 1: Hiệu ứng nhà kính
Có thể hiểu một cách ngắn gọn: Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất được quyết định bởi cân
bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống Trái Đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức
xạ nhiệt của mặt trời dễ dàng xuyên qua khí quyển để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ Trái Đất
vào vũ trụ có bước sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí nhà kính như H2O;CO2 dày và bị
CO2 và hơi nước trong khí quyển hấp thụ. Lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh
Trái Đất tăng lên. Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của
Trái Đất trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà
kính như NOx, metan, CFC...Những hoạt động của con người đã làm sản sinh thêm những chất khí mới
vào thành phần các chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Tất cả các loại khí này đều có đặc tính hấp thụ tia
bức xạ hồng ngoại từ bề mặt Trái Đất lên không gian.
Phiếu học tập số 2
1. Những khí nào gây ra hiệu ứng nhà kính?
..............................................................................................................................................
2. Các nguồn tạo ra những khí trên?
..............................................................................................................................................
Nhóm 3: Tác hại của các chất khí đó đối với môi trường?
Học sinh cần hiểu quá trình khoa học, được tập trung vào khả năng tiếp thu, giải thích và
hành động theo bằng chứng. Giáo viên cần biết cách hướng dẫn học sinh: Đặt các câu hỏi khoa
học, xác định các bằng chứng, thông tin cần thiết để kết luận về các tác hại của việc gia tăng quá
mức các chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính với môi trường.
Tờ rời 2: Những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính
Các nhà khoa học giả thuyết rằng việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra, hiệu ứng
nhà kính nhân tạo, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và như vậy sẽ
làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kĩ nghệ và cho các
máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của
các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn.
- Sức khỏe: Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay
đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.Nhiệt độ tăng lên làm tăng các quá
trình chuyển hóa sinh học cũng như hóa học trong cơ thể sống, gây nên sự mất cân bằng.
- Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.
- Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có
ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi
số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông.
- Những khối băng ở Bắc cực và Nam cực đang tan nhanh trong những năm gần đây và do đó mực nước
biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.
97
Đặng Thị Thuận An, Trần Trung Ninh
Học sinh huy động hầu như tất cả kiến thức, hiểu biết ở nhiều môn kết hợp lại, ngoài kiến
thức sâu về Địa lí, Vật lí, Hóa học còn kiến thức môn Sinh học và kiến thức về sức khỏe để hoàn
thành nhiệm vụ của nhóm. Rõ ràng kiến thức tích hợp, kiến thức liên môn rất cần thiết để giải
quyết các vấn đề tương tự.
Hình 3. Băng tan và mực nước biển
dâng cao khiến nhiều khu vực trên
thế giới chìm xuống biển
Hình 4. Hoạt động nhóm
Nhóm 4: Nêu 2 giải pháp em cho là khả thi để hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu do hiệu
ứng nhà kính?
Đây là tình huống khoa học, học sinh lựa chọn chủ yếu từ cuộc sống hàng ngày của các em,
từ thực tiễn của khoa học. Từ những kiến thức và quá trình khoa học trên cùng với những thông tin
do giáo viên cung cấp, học sinh sẽ chọn 2 biện pháp phù hợp để giảm hiệu ứng nhà kính, kết quả
thu được thật bất ngờ, học sinh khác nhau chọn những giải pháp khác nhau, cụ thể là trồng thêm
cây xanh, là tiết kiệm năng lượng, có em chọn phân loại rác thải từ nguồn, em khác lại chọn chế
biến phân hữu cơ từ rác thải, giải pháp sử dụng nước mưa để tiết kiệm nước máy,... Từ đó cho thấy
học sinh có nhiều ý kiến đa dạng và rất sáng tạo.
Tờ rời 3: Các nỗ lực hiện tại để giảm trừ hiệu ứng nhà kính nhân tạo
- Một trong những cố gắng đầu tiên của nhân loại để giảm mức độ ấm dần do khí thải kĩ nghệ là việc
các quốc gia đã tham gia bàn thảo và tìm cách kí kết một văn kiện có tên là Nghị định thư Kyoto. Tuy
nhiên, văn kiện này không được một số nước công nhận, trong đó quan trọng nhất là Mĩ với lí do là nghị
định này có khả năng gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế của họ.
- Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp) nhằm làm
giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.
- Sử dụng tiết kiệm năng lượng, tăng tỉ trọng của năng lượng sạch, tái tạo được như sức gió, nắng mặt
trời, thủy triều,...
98
Dạy học tích hợp khoa học tự nhiên cho học sinh Trung học phổ thông...
2.3.2. Đánh giá hoạt động
Qua nhận xét của giáo viên trong tổ, phiếu tự đánh giá của học sinh và kết quả hoàn thành
nội dung học tập rút ra một số nhận định sau:
- Học sinh rất tích cực tham gia thảo luận nhóm, những ý k